BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI NGUYỄN VĂN TUẤN ĐỘ TIN CẬY CỦA GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG BẤC THẤM CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 20[.]
Trang 1NGUYEN VAN TUAN
DO TIN CAY CUA GIAI PHAP XU LY NEN DAT YEU
BANG BAC THAM CHO NHA MAY XU LY KHI CA MAU
LUAN VAN THAC SI
Ha Noi — 2015
Trang 2NGUYEN VAN TUAN
DO TIN CAY CUA GIAI PHAP XU LY NEN DAT YEU
BANG BAC THAM CHO NHA MAY XU LY KHI CA MAU CHUYEN NGANH: DIA KY THUAT XAY DUNG
Mã số: 60-58-02-04 LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: HD1: TS PHAM QUANG TÚ
HD2: GS.TS TRINH MINH THU
Ha Noi — 2015
Trang 3giải pháp xử lý nên đất yếu bằng bắc thấm cho nhà máy xử lý khí Cà Mau” Là
sản phẩm của tôi sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Công trình, Trường Đại
học Thủy lợi Hà Nội Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới hai thầy TS Phạm Quang Tú và GS.TS Trịnh Minh Thụ là người định hướng, hướng dẫn và
chỉ bảo tận tình tôi trong suốt thời gian làm luận văn Hai thầy không chỉ hướng dẫn
tôi hoàn thành luận văn mà còn cho tôi tiếp cận với lĩnh vực khoa học mới mà trước
đây tôi chưa có cơ hội tiếp cận Các thầy là tấm gương sáng của tôi về niềm say mê
nghiên cứu khoa học, tính thần trách nhiệm, tận tụy, quan tâm tới mọi người, Tôi chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, các cán bộ Phòng Đại học và Sau Đại học, Khoa Công trình Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường
Tôi chân thành cảm ơn tới các thầy cô giảng dạy lớp Cao học 22ÐKT-I1 đã truyền dạy kiến thức cho chúng tôi trong quá trình học tập
Nhân đây tôi cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, các bạn đồng nghiệp nơi tôi công tác đã động
viên, tạo điều kiện cho tôi học tập nghiên cứu Đặc biệt cảm ơn sâu sắc tới gia đình
của tôi đã luôn luôn động viên tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi bước
vào con đường học vẫn
Bac Ninh, thang 11 năm 2015 Tac gia luan van
Nguyễn Văn Tuan
Trang 4CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập — Tw do — Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
- Phong Dao tao DH và Sau ĐH — Trường Đại học Thủy lợi
Tên tôi là: Nguyễn Văn Tuấn
Học viên cao học lớp: 22ÐKT
Chuyên ngành: ĐỊa kỹ thuật xây dựng Ma hoc vién: 1481580204005
Theo Quyết định số 1321/QĐ-ĐHTL ngày 10/8/2015 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thủy lợi, về việc giao dé tai luan van va người hướng dan cho hoc
viên cao học đợt 3 nam 2015 va Quyét dinh sé 2248/QD-DHTL ngay 16/11/2015
của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, về việc vai trò người hướng dan cho hoc viên cao học Nguyễn Văn Tuấn, tôi đã được nhận đề tài “Độ fin cậy của giải pháp xử lý nên đất yếu bằng bắc thấm cho nhà máy xử lý khí Cà Mau” dưới sự hướng
dẫn của thầy TS Phạm Quang Tú và GS.TS Trịnh Minh Thụ
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, không sao chép của
ai Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tải liệu, thông tin được đăng tải trên các tài liệu và các trang website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn
Bắc Ninh, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Tuấn
Trang 5MỤC LỤC
MỞ Đ U 5< HH R0E0E00E8089091020102010204020800p 1 1 Tính cấp thiết €ủa dé tai cccccscscssssssssssssscssssssssssssscesssssssssssssssssessssssssesssssecers 1 „N00 00 1 1: 8 2
3 Nội dung nghiÊn CỨU c co 2 9 9 999.96 668999 98999099490999499660666666888666666 2 4 Đối tượng và phạm Vi nghiên €Ứt .-<-<- << << s< se se sseseseseseseseseseseee 3 5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . < << sssesesesesesesese«e 3 6 Cấu trúc của luận Văn << << s << << E93 5 3 5 xxx ss4E 3
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VÉ VẤN ĐÉ NGHIÊN CỨU .-<<- 5
1.1 Tổng quan về nền đất yẾu «<< << se 3x s9 esesesese 5 1.1.1 Khái niệm về đất yếu và các tính chất của đất VỄM . e-c<cecececscscscs 3
1.1.2 Các loại đất yeu thWONG ĐẶ) -c- cư Eveveeeeeeeeeeeeeeeesee 6
1.1.3 Những vẫn đề kỹ thuật khi xây dựng công trình trên đất yếu 6 1.2 Các phương pháp xử lý nền đất yếu phố biến .- 5-5 << ssesesesese 7
1.2.1 Giải pháp thay thhẾ HHỄNH 5 5 5 5 tư cư cư hưu 9 6v v6 eeeeeeeeersre 7
Trang 61.2.5.3 Phương pháp bắc thấm kết hợp hút chân không - -c+cscscereesrsrerees 18 1.3 Tổng quan phương pháp tính toán thiết kế dùng trong xứ lý nền đất yếu
bằng bắc thấm kết hợp hút chân không -5 << << << se e«s«sesssesese 20
1.3.1 Tính toán thiết kế xử lý nên bằng bac tham theo phương pháp truyền thông
(phương pháp ẤT (ÑTLÏI) - << << Sư 9 ve chưng gu 20 1.3.2 Phương pháp tính toán thiết kế ngẫu 'HÄÊH o- 5-5-5 <5 seseseeeeeeseses 20
1.4 Giới thiệu một số công eụ trong tính toán thiết kế ngẫu nhiên 21
TẾ SN xT-.Ÿ ”2.:/) Ta 21 1.4.1.1 Giới thiệu phẩn IỄNM - - - tk kEE#ESESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkro 21
1.4.1.2 Sử dụng pHẨN HHÊN St SE EEEEEEEESESEEEEEEEETT TT T111 1111111111111 11x 21
1.4.2 Phin mém BestFit s.sssssssssssesssescsesssescsescsescsesesseeseecsecseesssesneesssesnsesseeseessees 21 1.4.2.1 Giới thiéu PAN MEM veccccccecececcsssssvsssvsssssssessessscsvsvsvevenessssasavavevavavavsvevsvseseeee 21
1.4.2.2 Sử dụng phan mêm trong thiết kế bắc thm - - se +e+tsesrsrererees 22
1.4.3 Phân mm IMafL qb s<cs<+ee+ke+keetktrktrktrkrkerkrkrkrrksrrkeiii 22 1.4.3.1 Giới thiệu phẩn IÊNM - + - kkSkEE#ESESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrrkro 22
1.4.3.2 Sử dụng MatLab trong thiết kế bác tHiẩM - - - s+s+k+E+k‡E+keteEsrsrerrees 22 1.5 Kết luận Chương Í << s55 s93 e9 59952 5eseseseseses 23 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CÁ Y -e5s5s5ssscsesssessessssesessssssese 24
2.1 Lý thuyết xác suất thống kê . 5-s-<< << << eSSeSeSesesesesesesessee 24 2.1.1 Các khái niệm cơ bẩn VỀ XẮC SHIẤT c5 5-5 sex vveveveeeeeesescscscsessee 24
2.1.1.1 Định nghĩa xác suất theo lẲN SHẤT «+ ctEEteEEeEEEEEEEEEkrkrkrkrkeerree 25
2.1.1.3 Công thức xác suất đây đủ và công thức PqWes - -c-ccccccsesesesesescee 25 2.1.1.4 Các tính chất Của XÁC SHẤTF - -c- +52 SeSESk‡ESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrees 26
2.1.2 Các đại lượng ngẫu nhiên và hàm phân phối củA HÓ 5-5-s-s<sese 27
2.1.2.1 Biến ngẫu 'hhiÊN + + + SkSkSkSkSEEEEEEEEEEEEEEEEEEET TT TT 11111111111 re 27 2.1.2.2 Hàm mật độ xác suất và hàm phân phối tích lũy của biễn ngẫu nhiên 27 2.1.2.3 Các đặc trưng của biến ngẫu HhiÊH + cscskkESEeEEEkEErkrkrkekrkrkeerree 29
2.1.2.4 Hàm phân phỔI - - + + + SEkSk SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEETTT TT T111 1111111 re 31
Trang 7/11/1/82/7737/1-2EEP007Ẽ577Aeee ố ằằ .ố 34 2.2 Phân tích rủi ro và phân tích tối tru .-<-<<- sec se sesesesesesesesesessee 36 2.2.1 Định nghĩa phân tích rủi ro và phân tÍCH tỖi II 5-5555 =s=s=sesese 36 2.2.1.1 Định nghĩa DháH KÍCH THÍ PO c0 ng 111 1kg 3ó 2.2.1.2 Định nghĩa phân tÍCH HỖI ƯAH -c- - kkESEEEEEEEEESESEEEEEEEEEEEEEEEkEkrkrkrkeerree 3ó 2.2.2 Các bước trong phân tích rủi ro và phân tÍch ti WM -. <-s-s<s=s=sese 36 2.2.3 Các loại bất định trong địa kỹ fÏHậTt - s5 sseveeeeeeeesesescscsescee 38 2.2.4 Khái niệm và phân loại hệ thỐng co 5s se sveveveeeeeeeesescscscsescee 40
2.2.4.1 Khái niệm hệ thỐng - + + +k+kSkSkEkEEEEEEEEEEEEEEEEETT TT TT 1111111111111 xe 40
VN 0/) 51 0</1/1///7/1.,.720000nnnua 4I 2.2.6 Hàm tỉn cậy và các cấp độ tÍHH! fOÁIH . o-s-s-s<s<ssveveeeeeeeesesescscsescee 4I 22.0.1, FHI CIA COY ố 4]
2.2.6.2 Các cấp độ tính IOÁI + + SkSkEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEETEEESEEEEETETEEEEEEErkrerrei 43
2.3 Kết luận Chương 22 < << << sư 9905 55 55 xxx s40 44
CHƯƠNG 3: ĐỘ TIN CAY CUA GIAI PHAP XU LY NEN DAT YEU BANG BAC THAM KET HOP HUT CHAN KHONG CHO NHA MAY XU LY KHi
Trang 83.2.2 D6 CO ket ctia én gia CO BAC NAM rcscscscsscscscssssssssssssssssssssssssssscscscssssseseeees 53 3.2.2.1 Độ cố kết theo phurong AUNg Uyeecccccscsssscscscsvevescssssverssssvevevevsvscsvsvevenenenees 53 3.2.2.2 Độ cố kết theo phirong NGang Uppevcscscscesesesveveverersvssssersssssevevevsvscsvsvsenenenees 53
3.2.3 Độ lún cỗ kết theo thời Gidnccccccccscscscscsssssssscscsssssssssssssscssscscssssssssssssssssssseees 55
3.2.4 Độ lún còn lại sqH fHHỜI ĐỈ(H Í co 9.9.9.0 09496 6 5ø 35
3.3 Tính toán thiết kế xứ lý nền đất yếu bằng bắc thấm kết hợp hút chân
không theo phương pháp truyền thống (TCVN 9355-2013) .- 55 3.3.1 Các thông số đầu vào theo phương pháp truyền thống . 5-<- 56 3.3.1.1 Các thông số CAO AO ceccecececcccccevsvsvsssssssecscscsvsvevesescssssavsvevsvsvstsvevsnsestsevenenenees 56 3.3.1.2 Địa tâng và các chỉ tiêu cơ lý của đất nỄH 5+ + ctsketsEeEerererereeered 56 3.3.1.3 Tải trọng tính toán khi xử ỦỦ HÊN - St EESk+EEEEEEEEESESEsrerrrerrrkekred 56 3.3.1.4 Phạm vì HH HƯỚNG ỦÚH - G900 0100911111 111111110 1100 51 1kg 56 3.3.1.5 Các thông số của bắc thấm và các thông số thoái HưỚC -cc5csessa 56 3.3.2 Tính độ lún sau thời gian xử lý theo phương pháp truyền thống 61 3.3.2.1 D6 hin giai doan thi cOng CGM bác thMm - + + ctetsesrererererereeered 61 3.3.2.2 DO lun sau giai Aoan hut CHAN KHONG wirceccccccccccccccccccsssrssccccccceeesseeeeessssssssaes 61 3.3.3 Lựa chọn khoảng cách giữa tìm các bắc thấm theo tiêu chuẩn 62
3.3.3.1 Tĩnh độ lún ôn định với tải trọng khai thác . cccss + etssesssssss 62 3.3.3.2 Độ cô kết của nên với tải trọng khai thác sau thời gian xứ lý và lựa chọn
khoảng cách bắc tHiH - - + + ctskxkESSS S111 11111111111111111111111E.ye 64 3.3.4 Thời gian xử lý nên theo phương pháp truyền thống . s-s-s-s-se 64
3.3.5 Kết luận tính toán thiết kế xử lý nên đất yếu bằng bắc thấm kết hợp hút
chân không theo phương pháp truyền thông (TCVN 9355-20)13) 65
3.3.6 Uu điểm và nhược điểm của phương pháp thiết kế tất định - 66
3.3.6.1 Uu diém cua phương pháp thiết kế tất định + scscsrerkkererererreeered 66 3.3.6.2 Nhược điểm của phương pháp thiết kế tất định «c5 sesesesersezesed 66 3.4 Độ tin cậy của giải pháp xử lý nền đất yếu bằng bắc thấm kết hợp hút chân
không tại nhà máy xử lý khí Cà Mau (phương pháp tính toán thiết kế ngẫu
Trang 93.4.1 Phân tích các số liệu đầu vào theo phương pháp ngẫu nhiên 67 3.4.1.1 Địa tâng và các chỉ tiêu cơ lý của đất nỄH - - + + ctstetsrererererereeered 67 3.4.1.2 Tải trọng tính toán khi xử I) HÊN - St EESk+EEEEEEEEEEESEererrrerrerkekred 72 3.4.1.3 Phạm vì qHÌ HƯỚNG ÏÚH - c1 10111111 11111 00 11 1kg 72 3.4.1.4 Các thông số của bắc thấm và các thông số thoát nước theo phương pháp /18.77727RBRBRRRRRRRRRERERERRR 72 3.4.2 Tính độ lún sau thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên 74 3.4.2.1 Độ lún giai đoạn thì công cắm bác thMm - +5 ctetsesrererererereeeeed 74 3.4.2.2 Độ lún sau giai đoqH lút CháH KhÔH -c c cv 11111 1x2 74 3.4.3 Tính độ cỗ kết của nên sau thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhién78 3.4.3.1 Quan hệ giữa độ cô kết và thời gian Xử Ïý - ca ccerereretsrererererreeered 78 3.4.3.2 Xdc sudt G6 c6 ket trung binh >90% uccccccccccccscevsssssssessssvecssevevesscscsesvsenenenees 78 3.4.3.3 Tính thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên + + + csc+e+ssesed 60 3.4.4 Phân tích rủi ro và phÂH tich tỐi HiH 5-5 cv veveeeeeeeesescscscsescee 84
3.4.4.1, M6 ta NE tNONG coecceccccccccscscssevsvsvsvssevevevevsvscscssvescscssasavavavavavavevevsnsesvsnevenenenees 84
3.4.4.2 Cay sur c6 (Fault tree) coecccecccccccsscsssesssssecscscscsvsvecscssassvavevevsvscsvstscsesvsvevenenenees 65 3.4.4.3 FAM UI CẬT ĂĂĂQ Gv 5S 3.4.4.4 PháH IÍCH UL VO cccccccccecsccccceesestcceeeeesnnseeeeeeeeensaaeeeeeeeensaeeeceeeeesssaaeeeeeesnssaaees 88 3.4.4.5, PREM tC is na 90
3.4.4.6 Kết Qua vet Dink Sidi coeecececececescssscsesssssssscscscscsveesescusssavavevevsestsvevsnsestsevenenenees 92
3.4.5 Kết luận tính toán thiết kế xử lý nên đất yếu bang bắc thấm kết hợp hút chân không theo phương pháp ngẫu HHiÏÊH -5 55 5 s55 sseveeeeeeeeeesesee 98
3.4.6 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiên 98
3.4.6.1 Ưu điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiÊH csSeseskseserresered 96 3.4.6.2 Nhược điểm của phương pháp thiết kế ngẫu nhiên + + se se+e+xssd 99 3.5 So sánh giữa phương pháp tính tất định (tiêu chuẩn) và phương pháp tính 01.81718117) 00112127277 ¬¬¬ Ô 99
3.5.1 Lựa chọn khoảng cách bắc thẩm, tính toán độ cỗ kết và độ lún dự báo 99 3.5.2 Thời gian CÂN Xử |ƒ << hư cưng ve gu gegegec cuc geo 100
Trang 103.5.3 Ảnh hướng của hệ số cô kết C, tới thời gian xử Ïý -.- << -s-s<s<sese 100
3.6 Kết luận Chương Ẳ << << sư 29 5 5 5xx xe s se 103
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, . << < << S4 4 xe s sesesee 105 1 Kết luận và kiẾn nngh| «<< << sư 959599555 sssesex 105
2 Một số điểm còn tỒn tại << << << << << v99 ng 2g 2s sesee 106 3 Hướng nghiên cứu tiẾp tÌeO 5-5-<< << << se EEeEeSeSeSesesesesesesessee 107
TÀI LIỆU THAM IKKHÁOO .2 5-5-5 2 2 2 << s95 3 seseseseSeSeEs e2 108
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU
Bảng 2.1: Bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc . - 29 Bang 2.2: Kiếm định Chi bình phương của phân phối chuẩn và phân phối Logarit,
Bảng 3.1: Tông hợp thông số kỹ thuật của các hạng mục thuộc nhà máy 48
Bang 3.2: Yêu cầu kỹ thuật của công tác xử lý nên - + 2+2 s+s+k+x+zsrsrezed 51
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất tính toán theo TCVN 9355-2013
Bang 3.5: Bang tong hop tai trọng tính toán giai đoạn thi công bắc thấm 58 Bang 3.6: Bang tong hop tai trọng tính toán giai đoạn gia tải chân không 58
Bang 3.7: Các thông 86 bac tham e.c ccc csesscsseesesscscssscscsscscsvetsesssscscaseretssseas 59
Bang 3.8: Cac théng s6 thoat nuéc theo phuong phap truyén thong 60 Bang 3.9: Độ lún của nên sau 30 ngày thi công bắc thắm theo phương pháp truyền
Bang 3.10: Độ lún của nền sau 150 ngày thi công bắc thấm và hút chân không theo
phương pháp truyền thống . ¿- - 2S SESx+EE 9E EEE 11151311 1111111515111 111k 62 Bang 3.11: Bảng tổng hợp tải trọng tính toán giai đoạn khai thác - 63
Bang 3.12: Độ lún ôn định của nên với tải trọng khai thác . - 2 55552 63 Bang 3.13: Độ cỗ kết của nền dưới tải trọng khai thác sau thời gian xử lý 64
Bảng 3.14: Thời gian xử lý nền và độ cố kết theo phương pháp truyền thống 65 Bang 3.15: Kết luận kết quả tính toán theo phuong phap truyén thong uu 66 Bảng 3.16: Bang tong hợp các chỉ tiêu cơ lý đất nên trong tính toán theo phương pháp ngẫu nhiên . - - E6 Sẻ SE E5 5515151111515 5151515151111 111111111 Tk 71 Bang 3.17: Các thông số thoát nước theo phương pháp ngẫu nhiên 73
Trang 12phương pháp ngẫu nhiên - - + =+sEE SE SE E313 9 11813 511111131 111k rrree 75
Bảng 3.20: Độ cô kết trung bình và xác suất đạt và không đạt độ cỗ kết 90% 79
Bang 3.21: Độ cỗ kết sau các giai đoạn xử lý + 2 2+ +e+k+x+EeEeErkekererrered S0 Bảng 3.22: Kết quả tính thời gian xử lý theo phương pháp ngẫu nhiên với các
khoảng cách bắc thẫm - + S21 +E+ 9E ESEEEEE5E311E111115115111111515111 111k ck 81
Bang 3.23: Bang tong hop kết quả tính toán các chi phí với các khoảng cách bắc Bảng 3.24: Bảng tổng hợp kết quả tính toán chỉ phí với các độ lún dự báo 94 Bảng 3.25: Bảng so sánh khoảng cách bắc thâm, độ cô kết, độ lún dự báo theo
phương pháp tính toán tất định và ngẫu nhiên . 2-2 + +k+E+EeEeEE+EeEeEsrerered 99
Bảng 3.26: Bảng so sánh thời gian xử lý theo phương pháp truyền thống và ngẫu
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 0.1: Cấu trúc Luận văn -:-5+t22tt2 t2 t2 t2 tre 4
Hình 1.1: Thay thế nền bằng cát . - +2 +52 +E£EEEEE£E#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrrrred 8 Hình 1.2: Lam chat dat trén mat bang dm roi ec eccccscccsccecsccecsseseserereeeeseseeee 9 Hinh 1.3: Lam chat dat trén mat bang phương pháp đầm lăn - + ss«: 10 Hinh 1.4: Lam chat dat bang phương pháp đầm rung - - 2 2s s+x+s+£s£erezxd 11 Hinh 1.5: Céng nghệ thi công cọc đất-xi măng theo phương pháp MG 13 Hình 1.6: Dây truyền công nghệ thi công trụ dat-xi măng đơn pha 14 Hình 1.7: Giếng cát gia cô nền đất yếu - + 22k k+k+E+ESEEEEEEEEEEEEEEErkrkerererkred 15
Hình 1.8: Thi công căm bắc thấm ¿+ - + EE+E+E+E#EEEEEEEEEESEEEEEEEErErkrrererkred l6 Hình 1.9: Sơ đỗ nguyên lý phương pháp M V 2 2S6+k+k+E+EsEeErkrkererererkd 18 Hình 2.1: Biểu đồ Venn của hệ xác suất đầy đủ ¿- - ss+x*E£E+EeEsEersrererees 26 Hình 2.2: Hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên X ¿2-5 +s+cscsrezx2 28
Hình 2.3: Hàm phân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên X - 25-5: 28
Hình 2.4: Các hàm mật độ xác suất với các giá trị H, ø khác nhau 31 Hình 2.5: Các hàm phân phối tích lũy với các giá trị u, ø khác nhau 32 Hình 2.6: Các bước trong quản lý rủi ro và phân tích tối ưu - 25s: 37
Hình 2.7: Lựa chọn khoảng cách bắc thấm tối ưu ¿+2 +s+c+E+eseEeEeEeEreseseree 38
Hình 2.8: Các loại bất định trong địa kỹ thuật, theo Van Gelder [1§] 39 Hình 2.9: Hệ thông các bóng đèn mắc nối tiếp và song song -. - - 55-52 40 Hình 2.10: Các cây sự cố với hệ thống nối tiếp và song song . - 55-52 4] Hinh 2.11: Hàm trạng thái giới hạn trong mặt phăng R-L 2-5-5 2 s+s+s2 42
Hình 3.1: Mặt cắt địa chất điển hình trong khu vực, [8]| - -«xs<ss++-«es 49
Hình 3.2: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất nền theo độ sâu, [8] - 50
Hình 3.3: Phân phối của khối lượng thể tích ướt Vùng L 2-2- +csc+e+s2 68
Hình 3.4: Phân phối của hệ số rỗng tự nhiên eạ Vùng l 5- <2 s+cscexezx2 68
Trang 14Hình 3.5: Phân phối của hệ số cô kết theo phương đứng C, Vùng I 69
Hình 3.6: Phân phối của áp lực tiền cỗ kết p„ Vùng I 2 + s+s+cscscsee 69 Hình 3.7: Phân phối của tỉ số A = Cj/C(, + 2S 2E 223215 1212111211121 2 xe, 69
Hình 3.8: Phân phối của khối lượng thể tích ướt Vùng 2 2-2-s+s+cscerezx2 70 Hình 3.9: Phân phối của hệ số rỗng tự nhiên eạ Vùng 2 2-5- +c+s+zsrsrezxd 70
Hình 3.10: Phân phối của tỉ số Ki/Kc - 22 +52 SE£ESEEEE£E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkee 72
Hình 3.11: Biểu đỗ tần số của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các bắc thấm d=,im - 2 - 5226 E9 E319 5 121915232115 11111 1111111111111 11111111 cX00 75 Hình 3.12: Biểu đỗ tần số của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các bắc thấm d=Í, Ím - 2E 52 SE2E9EEE£E9 E119 12111523115 11111 1111511111111 T1 11111 cX00 76 Hình 3.13: Biểu đỗ tần số của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các bắc thấm d=Í,2im - - 2E S2 SE2E9 5 EEE9 5 115152111511 7115 1111511111111 T1 115 111111 X00 76 Hình 3.14: Biểu đỗ tần số của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các bắc thấm d=,3im 2E 526 E9 E319 5212191511115 11111 1111111111111 11111011 cX00 71 Hình 3.15: Biểu đỗ tần số của độ lún sau 150 ngày xử lý với khoảng cách các bắc thấm d=,4im - 2E 52+ E9 5 EEE9 5 11911131111 7111 1111111111111 115111011 cX00 71 Hình 3.16: Độ cố kết trung bình với thời gian xử lý khác nhau . 5-s- 78 Hình 3.17: Xác suất tích lũy của độ cô kết trung bình 2 2s +s+s+zs£erezx2 79 Hình 3.18: Biểu đồ tần số của thời gian xử lý với d=l,0m 2-5 +csc+szx2 82 Hình 3.19: Biểu đồ tần số của thời gian xử lý với d=l,Ím - ¿25s csc+szx2 82 Hình 3.20: Biểu đồ tần số của thời gian xử lý với d=l,2m ¿-ss+cscexezx2 83 Hình 3.21: Biểu đồ tần số của thời gian xử lý với d=l,3m 2s +cscecezx2 83 Hình 3.22: Biểu đồ tần số của thời gian xử lý với d=l,4m 2-ss+csc+szx2 84
Hình 3.23: Cây sự có thời gian xử lý vượt quá thời gian dự báo - SỐ
Hình 3.24: Cây sự cô độ lún sau thời gian xử lý vượt quá độ lún dự báo S7
Hình 3.25: Quan hệ giữa khoảng cách bắc thắm và các chi phí . 5-s¿ 93
Trang 15Hình 3.26: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 1,5 lần cát bơm hit ban dau) . ¿+ + - + SE +E+k+E#ESEEEEEEEESEEEEEErkrkrkerererkred 95
Hình 3.27: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
bằng 2,0 lần cát bơm hit ban dau) .- - ¿+ - + SE +E+k+E#ESEEEEEEEESEEEEEErkrkrkrrerererkd 96
Hình 3.28: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
Hình 3.29: Quan hệ giữa độ lún dự báo và chi phí (trường hợp giá cát mua thêm
Hình 3.30: Ảnh hưởng hệ số biến đổi của hệ số cô kết C, tới thời gian xử lý 102
Trang 16Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay, hàng loạt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi được xây dựng Nhiều
công trình không có khả năng lựa chọn linh hoạt địa điểm xây dựng, các công trình
bắt buộc phải xây dựng trên nền đất yếu Khi xây dựng công trình trên nền đất yếu
thì hàng loạt các van dé phát sinh như: độ lún lớn và kéo dài, chênh lệch lún lớn quá giới hạn cho phép, mat 6n dinh, Do vậy, trước khi xây dung bắt buộc phải cải
tạo, gia có nền đất yếu (gọi chung là xử lý nền đất yếu) Hiện nay, có nhiều phương
pháp như: thay thế nền, làm chặt đất bang cơ học, trộn các chất kết dính vào trong đất, cọc cát, giếng cát, bắc thấm, hút chân khong, Trong số các phương pháp thì
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bắc thấm kết hợp hút chân không là phương pháp có nhiều ưu điểm như: thời gian thi công nhanh do thời gian gia tải ngăn; giảm khối lượng cát đáng kế do không cần cát chất tải, giảm chỉ phí cho thi công đắp và
đỡ tải, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường: hiệu quả xử lý nên cao,
kiểm soát chất lượng thi công tốt; đã được áp dụng khá nhiều trong các dự án; giá
thành ưu việt đặc biệt là khi diện tích xử lý rộng
Việc tính toán xử lý nền bằng bắc thấm thoát nước kết hợp gia tải và hút chân không được áp dụng theo {{{ (phuong pháp tất định) Theo phương pháp này
các gia tri thiết kế của tải trọng, các thông số đất nên, bắc thấm được xem là hang
số, có thể là giá trị trung bình hoặc giá trị lẫy theo xác suất thống kê (theo trạng thái giới hạn I và II) Thực tế, các thông số đầu vào có thể biến đôi ngẫu nhiên, chăng hạn như các chỉ tiêu cơ lý của đất nền Do vậy, mà thiết kế theo phương pháp tất
định có thể dẫn đến việc dự báo độ lún cuối cùng, thời gian cố kết sai lệch Rủi ro
trong việc chậm tiễn độ lún dư kéo dài và nhiều hơn dự báo có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ của dự án và gây thiệt hại lớn về kinh tế Theo đó, việc tìm ra
được phương pháp tính toán thiết kế khắc phục được những nhược điểm của
Trang 17kê hoặc bất định) là phương pháp tính toán thiết kế dựa trên sự biến thiên của các tham số đầu vảo (tải trọng và sức kháng), từ đó tìm ra được xác suất xảy ra hiện
tượng Đây là phương pháp thiết kế theo xu hướng hiện đại và được nhiều nước tiên
tiễn trên thế giới áp dụng (Hà Lan, Đức, Anh, Na Uy ), ï‡?].Theo phương pháp này, các thông số đầu vào được mô phỏng băng quy luật phân phối của chúng và các biến đầu ra cũng có quy luật biến đổi nhất định Ngoài ra, tính toán rủi ro dựa trên các hàm tin cậy có thể được thiết lập cho từng phương án thiết kế Trên cơ sở
đó người thiết kế sẽ lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu
Từ những ưu điểm của phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Độ ứin cậy của giải pháp xử lý nên đất yếu bằng bắc thấm cho nhà máy xử lý khí Cà Mau” đ so sánh với giải pháp thiết kế truyền thống và các rủi ro có thể gặp phải
2 Mục đích của đề tài
Mục đích nghiên cứu này là tính toán thiết kế bắc thắm theo tiêu chuẩn hiện hành (phương pháp truyền thống) và theo lý thuyết độ tin cậy (phương pháp ngẫu nhiên), từ đó chỉ ra được những ưu điểm vượt trội của phương pháp ngẫu nhiên so với phương pháp truyền thống như: xác định được các rủi ro của từng phương án
thiết kế, lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu
3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bắc thấm theo các tiêu chuẩn hiện hành, ưu nhược điểm của phương pháp;
- Sử dụng lý thuyết độ tin cậy và các phần mềm ứng dụng hiện có để tính
toán, phân tích lựa chọn khoảng cách bắc thấm tối ưu, dự báo độ lún tối ưu cho
công tác xử lý nên tại Dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau.
Trang 18- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đi nghiên cứu phương pháp tính toán trong thiết kế xử lý nền đất yếu cho nhà máy xử lý khí Cà Mau mà không đi vào công tác thi công
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu thực tế của dự án nhà máy xử lý khí
Cà Mau;
- Kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước về ứng dụng của lý thuyết độ tin cậy;
- Phương pháp mô hình toán, xác suất, thống kê, tối ưu để phân tích độ tin
cậy của giải pháp xử lý nên băng bắc thấm 6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được tổ chức thành: Phần mo dau, 3 chương, phần Kết luận và kiến
nghị, các phân này được sơ họa qua Hình 01
Chương I: Tổng quan vẻ vẫn đề nghiên cứu Mục 1.1: tổng quan về nên đất yếu Mục 1.2: Các phương pháp xử lý nên đất yếu phố biến Mục 1.3: Tổng quan phương pháp tính toán thiết kế dùng trong xử lý nên đất yếu bằng bắc thấm kết hợp hút chân không Mục 1.4: Một số công cụ trong tính toán thiết kế ngẫu nhiên Mục
1.5: Kết luận Chương 1
Chương 2: Lý thuyết độ tin cậy Mục 2.1: Lý thuyết về xác suất thống kê
Mục 2.2: Phân tích rủi ro và phân tích tối ưu Mục 2.3: Kết luận Chương 2
Chương 3: Độ tin cậy của giải pháp xử lý nền đất yếu băng bắc thắm kết hợp hút chân không cho nhà máy xử lý khí Cà Mau Mục 3.1: Giới thiệu về nhà máy xử lý khí Cà Mau Mục 3.2: Cơ sở lý thuyết của hai bài toán cơ bản trong xử lý nền đất yếu bang bac thấm kết hợp hút chân không Mục 3.3: Tính toán thiết kế xử lý nền
Trang 19tất định và phương pháp tính toán ngẫu nhiên Mục 3.6: Kết luận Chương 3
Trang 20Mục 1.3 là tổng quan phương pháp tính toán thiết kế dùng trong xử lý nền đất yếu bang bắc thấm kết hợp hút chân không Mục 1.4 là một số công cụ trong tính toán
thiết kế ngẫu nhiên Mục I.5 là kết luận Chương 1
1.1 Tổng quan về nền dat yếu
1.1.1 Khái niệm về đất yếu và các tính chất của đất yêu
Có nhiều quan niệm khác nhau về đất yếu, nhìn từ góc độ xây dựng, nếu sức chịu tải của nền đất không đáp ứng được yêu cầu của tải trọng, phải xử lý mới có thể thi công và vận hành công trình bình thường thì gọi là đất yếu
Theo tiêu chuẩn 22TCN 262-2000, ï3† và tiêu chuẩn TCVN 9355-2013, ‡ï]
đất yếu là đất ở trạng thái tự nhiên, độ âm của đất gân bang hoặc cao hơn giới hạn chảy, hệ số rỗng lớn (đất sét: e>l,5; đất pha sét: e>l), lực dính C theo thí nghiệm
cắt nhanh không thoát nước nhỏ hơn 0,15 daN/cmŸ (tương đương kG/cm'), góc nội ma sát @<10, hoặc lực dính từ kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường Cu<0,35 daN/cm, có sức chống mũi xuyên theo kết quả xuyên tĩnh q, <0,1MPa, có chỉ số xuyên tiêu chuẩn SPT là N <5
Theo quan điểm xây dựng của một số nước, ‡?ì đất yếu được xác định theo
tiêu chuẩn về sức kháng cắt không thoát nước S„và hệ số xuyên tiêu chuẩn N như sau:
- Đất rất yếu: Su <12.5 kPa hoặc N <2;
- Đất yếu: S„ <25 kPa hoặc N <4
Nhìn chung các loại đất yếu thường có những đặc điểm sau:
- Đất sét có lẫn hữu cơ hoặc nhiều hoặc ít;
- Hàm lượng nước cao và trọng lượng đơn vị thể tích nhỏ;
- Tính thâm nước rât nhỏ;
Trang 21toàn công trình
1.1.2 Các loại đất yếu thường gặp
Theo [6], một số loại đất yếu thường gặp như:
- Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc pha sét, ở trạng thái bão hòa nước,
có cường độ thấp;
- Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phan hat rat
mịn Ở trạng thái bão hòa nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực;
- Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết qua phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy (hàm lượng hữu cơ từ 20 - S0%);
- Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết câu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc
pha loãng đáng kế Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy;
- Đất bazan: Là loại đất yêu có độ rỗng lớn, khối lượng riêng khô bé, khả
năng thấm nước cao, dé bị lún sụt
1.1.3 Những vẫn đê kỹ thuật khi xây dựng công trình trên đất yếu
Chi phí xử lý nền móng khi xây dựng công trình trên nên đất yếu thường chiếm một ty trọng lớn trong toàn bộ giá thành xây dựng công trình
Bài toán cần đặt ra để giải quyết khi xây dựng công trình trên nền đất yếu là:
- Độ lún cuối cùng và chênh lệch lún: Độ lún cuối cùng có giá trỊ lớn và kéo
dài, nhưng chênh lệch lún giữa các bộ phận của kết câu mới là vấn để quan trọng Nhiều trường hợp do chênh lệch lún đã làm phá hủy kết cấu, gây nứt, vỡ ;
- Ôn định tổng thể: Do cường độ đất nền không đủ khả năng chịu tải dẫn đến phá hoại Bài toán phải giải quyết là tính toán tính sức chịu tải của móng, ồn định
Trang 22trọng, bao gồm: phương pháp khảo sát, phương pháp thí nghiệm và thiết bị thí
nghiệm, lựa chọn thông số đầu vào ứng với các trạng thái làm việc, lựa chọn mô hình tính
1.2 Các phương pháp xử lý nền đất yếu phố biến * Mục đích của xử lý nên:
- Làm tăng sức chịu tải của nên đất;
- Cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng,
giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng tri số mô đun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất :
- Đối với công trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu còn làm giảm tính thấm
của đất, đảm bảo Ổn định cho khối đất đắp
Bất kỳ biện pháp xử lý nào nếu làm tăng được cường độ liên kết giữa các hạt
đất và làm tăng được độ chặt của đất nền thì đều thoả mãn được ba mục đích trên
Hiện nay có rất nhiều phương xử lý nền đất yếu, tuy nhiên tác giả chỉ đề cập tới một số phương pháp được áp dụng phô biến Nhìn chung có thể xếp các phương pháp xử lý nền đất yếu vào một số nhóm phương pháp sau (dựa theo nguyên lý), [6] 1.2.1 Giải pháp thay thế nên
1.2.1.1 N6i dung phuong phap
Dé tan dụng khả năng các lớp dưới của đất nền, người ta thường đào bỏ lớp đất yếu ở phía trên giáp với móng và thay thế bằng đất, đá có cường độ chống cắt
lớn hơn, dễ thi công và là vật liệu địa phương
Các loại vật liệu thay thế:
- Vật liệu thay thế là cát: Thuận lợi cho thi công bang bơm cát, thời gian cố
kêt rút ngăn;
Trang 23
Hình 1.1: Thay thế nên bằng cát
1.2.1.2 Pham vi ap dung
- Phương pháp thay thế đất thường được sử dụng cho những trường hợp lớp đất thay thế nằm trên mực nước ngầm Khi dưới mực nước ngầm phải sử dụng vật
liệu rời hoặc đá;
- Khi thời hạn đưa công trình vào sử dụng là rất ngăn thì đây là một giải pháp
tốt dé tăng nhanh quá trình có kết;
- Khi các đặc trưng cơ học của đất yếu nhỏ mà việc cải thiện nó băng cách cố
kết sẽ không có hiệu quả để đạt được chiều cao thiết kế của nên dap;
- Bề dày lớp đất yếu từ 3m trở xuống (trường hợp này thường đảo toàn bộ đất yêu đề đáy nền đường tiếp xúc hăn với tầng đất không yếu);
- Đất yếu là than bùn hoặc loại sét, á sét dẻo mềm, dẻo chảy Trường hợp
này, nếu chiều dày đất yếu vượt quá 4-5m thì có thể đào một phần sao cho đất yếu còn lại có bề dày nhiều nhất chỉ bằng 1/2 ~ 1/3 chiều cao đắp (kế cả phần đắp chìm trong đất yếu) Trường hợp đất yếu có bể dày dưới 3 m và có cường độ quá thấp đào
ra không kịp dap nhu than bun, bun sét (dé sét B >1) hoac bun cat min thi có thé ap
dụng giải pháp bỏ đá chim đến đáy lớp đất yếu hoặc bỏ đá kết hợp với đắp quá tải để nền tự lún đến đáy lớp đất yếu;
- Tận dụng khả năng phân cách của vải địa kỹ thuật có thể lót một lớp vải
vào hỗ đào để vừa ngăn chặn được hiện tượng lún chìm đồng thời vải còn có tác
dung phan bé lại tải trọng của công trình phía trên xuống.
Trang 24lại chia ra các phương pháp làm chặt đất trên mặt và các phương pháp làm chặt đất dưới sâu Sau đây tác giả chỉ nêu một số phương pháp làm chặt đất trên mặt
1.2.2.1 Làm chặt đất trên mặt bằng đâm rơi
a) Nội dung phương pháp
Dùng đầm là vật nặng rơi làm chặt đất, vật làm đầm thường làm bằng bê
tông cốt thép hoặc bằng gang, với khối lượng từ 2 đến 4 tấn, cho rơi từ độ cao 4 đến
Phương pháp được sử dụng rộng rãi khi xây dựng công trình trên nền đắp
mới Chiều dày nén chặt của đất phụ thuộc vào đường kính, khối lượng và chiều cao
rơi của vật đầm cũng như tính chất của đất Đạt hiệu quả kinh tế đối với cát có lẫn
nhiều hạt bụi và đất hạt bùn.Thông thường, độ chặt của đất tăng lên ở những lớp đất phía trên và giảm đi ở những lớp đất phía dưới.
Trang 251.2.2.2 Làm chặt đất trên mặt bằng phương pháp đâm lăn a) Nội dung phương pháp
Dùng đầm lăn, xe lu để làm chặt đất Phương pháp này thường được sử dụng khi làm đường giao thông Tuỳ thuộc vào trọng lượng xe lu và số lần đầm mà chiều
sâu làm chặt đất có thé dat (0,5+0,6)m Khi dùng đầm lăn có mặt nhẫn, do chiều dày
lớp đất được đầm nhỏ nên hiệu suất đầm thường thấp, chất lượng đầm không đều
Hình 1.3: Làm chặt đất trên mặt bằng phương pháp đầm lăn b) Pham vi ap dung
Phương pháp được sử dụng rộng rãi khi xây dựng công trình trên nên đắp
mới, tận dụng được toàn bộ đất nền thiên nhiên Đối với các công trình dap bang dat
có quy mô lớn dùng đầm lăn mặt nhăn là không hiệu quả Đối với các loại đất dính
dạng cục thì dùng đầm lăn chân dê mang lại hiệu quả cao hơn, chất lượng đầm đều
hơn và tạo ra mặt nháp liên kết tốt giữa các lớp đất đầm với nhau Hiện nay, người
ta còn dùng đầm lăn bánh hơi để đầm chặt cả đất dính và đất rời Mức độ đầm chặt
phụ thuộc vào số lượt đầm, chiều dày lớp đất đầm, áp suất bánh xe, tải trọng đặt trên xe, tốc độ di chuyến của xe cũng như độ âm và câu tạo của đất Muốn đất được
đầm chặt như nhau ở mọi nơi thì yêu cầu tải trọng đầm phải phân bố đều lên các
bánh xe, không phụ thuộc vào độ 26 ghé của mặt đất và sức chịu tải của đất tại các vị trí đâm.
Trang 261.2.2.3 Làm chặt đất trên mặt bằng phương pháp đâm rung a) Nội dung phương pháp
Dùng các chân động tạo ra các dao động liên tục có tần số cao và biên độ
nhỏ, làm cho tính toàn khối của đất bị phá hoại, các hạt cát di chuyển đến lấp những chỗ trồng giữa các hạt có kích thước lớn hơn Tác dụng của đầm rung lớn nhất khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng khi mà tần số dao động của máy trùng với tần số dao động của đất đầm
Hình 1.4: Lam chat dat bang phwong phap dam rung b) Pham vi ap dung
Phương pháp làm chặt đất bằng đầm rung chủ yếu dùng để nén chặt đất cát Nếu hàm lượng hạt sét trong đất nhỏ hơn 6% thì hiệu quả nén chặt thường gấp từ 4 đến 5 lần so với các phương pháp đầm nén khác Chiều dày lớp đất được làm chặt
bang đầm rung thường thay đổi từ 0,3 đến 1,5m đôi khi đến 2,0m
1.2.3 Nhóm giải pháp hóa hoc
Đó là các phương pháp bơm hóa chất hoặc trộn , chất kết dính vào trong đất
để làm tăng cường độ của đất Vật liệu bơm vào có thể là xi măng, nước thủy tĩnh,
Sau đây tác giả sẽ trình bày các phương pháp được dùng phố biến trong nhóm `
này.
Trang 271.2.3.1 Gia cô nên bằng phương pháp trộn vôi a) Nội dung phương pháp
Khi trộn vôi vào đất, vôi có tác dụng hút âm, làm giảm độ âm của đất và
đóng vai trò là chất kết dính liên kết các hạt đất Khi tác dụng với nước, vôi chưa tôi
có khả năng ngưng kết và đông cứng nhanh trong vòng (5+10) phút Khi hydrat
hoá, vôi chưa tôi có khả năng hấp phụ một khối lượng nước lớn (từ 32% đến 100%
khối lượng ban đâu) nên nhanh chóng làm nên đất khô ráo, dẫn đến đất nền được
nén chặt
b) Pham vi ap dung
Đề gia cố nền đất yếu ở dưới sâu, người ta sử dụng cọc vôi hoặc cọc đất-vôi
Vôi tác dụng với nước sẽ tăng thể tích nên tiết diện các cọc vôi sẽ tăng lên làm đất
xung quanh cọc nén chặt lại Cọc đất-vôi, ngoài tác dụng làm tăng độ chặt của nền còn có độ bền nén, lực dính và góc ma sát trong khá lớn dẫn đến sức chịu tải tong
hợp của khói đất gia có tăng lên
1.2.3.2 Gia cô nên bằng phương pháp trộn xi măng (cọc đất -xi măng) a) Nguyên lý phương pháp
Khi trộn xi măng vào đất sẽ xảy ra quá trình kiểm và sau đó là quá trình thứ sinh Quá trình kiềm là quá trình thuỷ phân và hydrat hoá xi măng, được coi là quá
trình chủ yếu hình thành nên độ bền của đất gia cô Quá trình kiềm sẽ tạo ra một
lượng lớn hydroxyt canxi, làm tăng độ pH của nước lỗ rỗng trong đất, tạo điều kiện thúc đây quá trình thứ sinh
b) Mô tả công nghệ
Công nghệ trộn sâu (Deep mixing method - DM) la céng nghệ trộn chất kết
dính với đất tại chỗ dưới sâu để tăng khả năng chịu tải của nền đất yếu Tùy thuộc
vào vật liệu kết dính và phương pháp trộn mà nó được phân thành các loại khác
nhau.
Trang 28Theo thiết bị trộn, có 2 kiểu là phương pháp trộn kiểu tia (JG) và phương pháp trộn cơ khí (MG) Theo vật liệu trộn, có kiểu trộn ướt (vữa) và kiểu trộn khô
(phun xI măng khô)
Trong phương pháp trộn khô, dùng dòng không khí dùng để dẫn xi măng bột vào đất (độ âm của đất cần phải không nhỏ hơn 20%) Trong phương pháp trộn ướt, vữa xi măng là chất kết dính được bơm qua cần khoan Trộn khô chủ yếu dùng cải thiện tính chất của đất dính, trộn ướt thường dùng trong đất rời lẫn đất dính
Quy trình công nghệ thi công trộn cơ (MG) gồm các bước sau: Định vị thiết
bị trộn; xuyên đầu trộn xuống độ sâu thiết kế đồng thời phá tơi đất; rút đầu trộn lên,
đồng thời phun chất kết dính vào đất; đầu trộn quay và trộn đều xi măng với đất; kết thúc thi công (xem Hình 1.5)
1 Positioning 2, Penetration 3 Completion of 4, Withdrawing 5, Completion of Penetration (Feeding Agent} Withdrawing
Hình 1.5: Công nghệ thi công cọc đất-xi măng theo phương pháp MG
Công nghệ thi công trộn tia (JG): Là công nghệ trộn ximăng với đất tại chỗ
dưới sâu Trước tiên đưa cần khoan đến đáy cọc dự kiến thì dùng lại và bắt đầu vữa
bơm vữa ximăng phụt ra thành tia ở đầu mũi khoan, vừa bơm vữa vừa xoay cần khoan rút lên Tia nước và phun vữa ra với áp suất cao (200 - 400 atm), vận tốc lớn (>100m/s) làm cho các phan tử đất xung quanh lỗ khoan bị xói tơi ra, hòa trộn với vữa phụt, sau đó đông cứng tạo thành một cọc (cột) đồng nhất Theo lịch sử phát
triển, đã có 3 công nghệ S, D và T ra đời nhằm đạt được mục tiêu tạo cọc có đường
kính lớn hơn và chất lượng trộn đồng đều hơn.
Trang 291.2.3.3 Phương pháp gia cô nên bằng phương pháp phut vita xi mang a) Nội dung phương pháp
Phun vào các lỗ rỗng của đất đá một lượng vữa xi măng cân thiết để sau khi đông cứng có tác dụng làm giảm tính thấm và tăng sức chịu tải của nên
b) Pham vi ap dung
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi đối với công trình thuỷ lợi, thích
hợp với các loại cát, đất sỏi và các nền đá nứt nẻ, đặc biệt hiệu quả khi kích thước
khe nứt lớn hơn 0,15mm, tốc độ thấm lớn hơn 0,lem/s nhưng không vượt quá
0,22cm/s
1.2.4 Nhóm các phương pháp vật lý gia cô nên đất yếu
Trong nhóm này gém có các phương pháp gia cố nền băng phương pháp điện thấm, phương pháp điện hóa học, phương pháp nhiệt Do tại Việt Nam các phương pháp này ít được sử dụng nên tác giả sẽ không trình bày trong luận văn này.
Trang 301.2.5 Nhóm giải pháp thủy luc hoc
Đối với các nên đất sét yếu, do hệ số thẫm của đất sét nhỏ nên quá trình cố
kết của nền ở điều kiện bình thường cần rất nhiều thời gian, trong khi đó, các công
trình xây dựng lại đòi hỏi phải thi công nhanh, đảm bảo tiến độ yêu câu Do vậy,
người ta thường dùng các thiết bị tiêu nước thăng đứng kết hợp với biện pháp gia tải trước để làm tăng nhanh quá trình có kết của đất nên
1.2.5.1 Phương pháp gia cố bằng giếng cát a) Nội dung phương pháp
Nguyên lý làm việc của giếng cát là, dưới tác dụng của tải trọng ngoài, trong đất sẽ xuất hiện gradient thuỷ lực làm cho nước lỗ rỗng thoát ra theo phương ngang về phía các thiết bị tiêu nước, sau đó chảy tự do theo phương đứng dọc theo thiết bị về phía các lớp đất dễ thắm nước Như vậy, việc đặt các giếng cát có tác dụng làm tăng tốc độ thoát nước của đất và dẫn đến giảm thời gian hoàn thành có kết
Giếng cát đóng vai trò thoát nước là chính nên gia cố nền bằng giếng cát thường phải đi kèm với biện pháp gia tải để nước thoát ra nhanh
b) Pham vi ap dung
Giéng cát được sử dụng rộng rãi để tăng nhanh quá trình cố kết của đất nên, làm cho nền có khả năng biến dạng đều và nhanh chóng đạt đến giới hạn ôn định về lún, rút ngắn thời gian chờ, thời gian thi công
Hình 1.7: Giễng cát gia cô nên đất yếu
Trang 311.2.5.2 Phương pháp gia cô bằng bắc thấm (PVD) a) Nội dung phương pháp
Bắc thấm là thiết bị tiêu nước thăng đứng chế tạo sẵn, gồm nhiều loại, có
chiều rộng thường từ (100-:200)mm, dày từ (3+5)mm Lõi của bắc là một băng chất
dẻo được bọc bởi lớp vải địa kỹ thuật không dệt Đề căm bắc thấm vào nên đất,
người ta dùng một máy chuyên dụng tự hành Sau khi thi công bắc thấm, người ta cũng tiễn hành gia tải nén trước giống như đối với giếng cát Để nước thoát ra dễ dàng từ đầu bắc thấm người ta thường phủ lên phía trên mặt lớp đất yếu một lớp vải địa kỹ thuật và trên lớp vải này đắp một lớp cát hạt to là lớp thấm nước
b) Ưu điểm của phương pháp
- Tốc độ lắp dat bac thấm (căm bắc thấm vào đất yếu) đạt trung bình
5000m/ngày/máy Vì tốc độ lắp đặt nhanh làm giảm giá thành công trình Đây là
ưu điểm vượt trội nhất so với các phương pháp tiêu thoát nước khác;
- Trong quá trình lắp đặt bắc thắm, không được để xảy ra hiện tượng đứt bắc thấm Trong thực tế có thể bị đứt đoạn nếu như tốc độ rút ống quá nhanh;
- Bắc thấm đặt trong nên đất yếu sẽ không xảy ra hiện tượng bị cắt trượt do lún cô kêt gây ra;
Trang 32- Sự vây bân mặt băng thi công ít hơn nhiều so với việc thi công cọc cát,
c) Nhược điểm của phương pháp
- Trong quá trình thi công bắc thấm dễ bị gẫy ở đoạn lân cận trên và dưới mặt đất tự nhiên Khi bị gẫy bắc thấm gần như không có tác dụng thoát nước;
- Vải lọc dễ bị tắc khi đất xung quanh là loại đất mịn, do đó thường đặt ở giữa lớp đất cần thoát nước và lớp đất dưới đó thì mới hạn chế được hiện tượng này
Tuy nhiên bắc thâm lại được căm xuyên qua các lớp đất khác nhau và chủ yếu là dùng trong vùng đất yếu thành phần hạt mịn lớn nên nếu không thí nghiệm đây đủ sẽ rất dé bi tắc trong quá trình hoạt động
đ) Phạm vị áp dụng
Biện pháp này được sử dụng khá rộng rãi cho các nền đường cao tốc xây dựng trên đất yếu có yêu cầu tăng nhanh tốc độ có kết để đảm bảo ốn định nền khối dap
Khi sử dụng biện pháp nay can phải có đủ các điều kiện sau: (1) Nền đắp phải đủ cao và phải đắp kết hợp gia tải trước để có tải trọng đủ gây ra áp lực (ứng suất) nén trong phạm vi cố kết của đất yếu lớn hơn hoặc băng 1,2 lần áp lực tiền cố kết vốn tồn tại tương ứng ở độ sâu đó: (2) Đất yếu phải là loại bùn có độ sệt B>0,75 mới nên xử lý băng bâc thâm.
Trang 331.2.5.3 Phương pháp bắc thắm kết hợp hút chân không
a4) Nội dung phương pháp
Xử lý nền bằng bắc thắm kết hợp hút chân không (HCK) là phương pháp xử lý nên bằng cách bơm hút nước ra khỏi đất nền kết hợp với gia tải để cô kết đất; nhờ đó mà giảm được độ lún và tăng khả năng chịu tải của đất nên Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty xây dựng triển khai công nghệ HCK, mỗi một công ty lại có những cải tiễn riêng, những thiết bị riêng để phù hợp với các công trình xây dựng mà công ty đó thực hiện Vì vậy trong thực tế có nhiều biện pháp thi công HCK khác nhau Tuy nhiên các phương pháp này đều dùng gia tải để hỗ trợ quá trình rút
nước khỏi nền Về cơ bản có thể phân thành hai loại chính là thi công HCK có
màng kín khí và không có màng kín khí
Màng kín khí thông thường là màng địa kỹ thuật (geo-membrane) bao kín toàn bộ khu vực thi công Trong quá trình bơm hút, mực nước ngâm hạ xuống và không khí cũng được rút ra, tạo một vùng áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyền trong lớp đất gia tải năm dưới màng, từ đó hình thành một gia tải phụ do sự chênh
lệch về áp suất không khí ở trên và dưới màng kín khí (Hình 1.9) Đại diện của
nhóm phương pháp thi công HCK có màng kín khí là phương phap MCV
(Menard Vacuum Consolidation)
Khu vực cố kết đẳng hướng Bắc đứng
Trang 34Nguyên tặc của nhóm phương pháp thi công không có màng kin khi (VCM) dựa trên việc đơn giản hóa phương pháp MVC băng cách bỏ đi màng kín khí, cũng là bỏ đi sự trợ giúp của áp suất khí quyền Thay vào đó, nhóm phương pháp này yêu cầu đắp lớp gia tải cao hơn để bù đắp sự thiếu hụt về áp lực gia tải Nhìn chung nhóm phương pháp này thi công đơn giản, nhưng khối lượng gia tải lại tương đối lớn Đại diện cho nhóm thi công HCK không có màng kín khí là phương pháp Beaudrain (hệ thống Ống tập trung nước được thi công lắp đặt ngầm dưới mặt đất) và phương pháp Beaudrain-S (hệ thống ống tập trung nước được thi công lắp đặt nôi trên mặt đất, sau đó đắp lớp gia tải phủ lên trên)
b) Ưu điểm của phương pháp
Khi sử dụng bắc thâm để truyền áp lực chân không vào trong đất, vùng đất xung quanh có xu hướng chuyên dịch vào bên trong khu vực hút chân không, trong khi với biện pháp gia tải truyền thống sẽ làm cho đất có xu hướng đây trôi ra ngoài Chính sự hút vào bên trong này sẽ làm giảm độ dịch chuyển đất ra ngoài khi kết hợp với gia tải thường làm giảm thiểu nguy cơ mất ôn định mái dốc trong quá trình thi công nền đắp Bên cạnh đó, thời gian để tạo ra áp lực chân không đạt ỗn định 60kPa-70kPa (tương đương 4m nền đắp) chỉ trong 6-8 ngày, nhanh hơn rất nhiều khi phải gia tải để tạo ra áp lực tương đương
c) Trinh tw thi công cơ bản đối với hút chân không s* Vét hữu cơ, tạo mặt bằng thi công:
s* Lớp đệm cát thoát nước, căm PVD (chiều cao khoảng 0.5m); s* Rãnh, đường ống, bắc thắm ngang và tâm bảo vệ (vải địa kỹ thuật);
* Lắp màng và xử lý bờ bao; s* Lắp đặt bơm và máy phát điện;
Bơm hút chân không đến cấp áp lực khoảng 30 kPa (khoảng 7-14 ngày); * Kiếm tra, xử lý vùng kín, xử lý đất nên;
* Đắp nên và lắp đặt thiết bị quan trắc theo thiết kế:
Trang 35s* Bơm hút chân không theo áp lực thiết kế (70kPa) và quan trắc
* Đối với VCM loại không có màng thì bước 3 sẽ được thi công thêm các
ống dẫn (tube) liên kết với đầu PVD và bước 4 không thi công màng
1.3 Tổng quan phương pháp tính toán thiết kế dùng trong xử lý nên đất yếu bang bac thấm kết hợp hút chân không
Hai nguyên lý tính toán xử lý nền đất yếu bằng bắc thấm kết hợp hút chân không hiện nay là phương pháp tính toán thiết kế tất định và tính toán thiết kế ngẫu nhiên Ở mục này tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về hai phương pháp, nội dung cụ thể của từng phương pháp sẽ được trình bày trong Chương 3 của Luận văn
1.3.1 Tính toán thiết kế xử lý nên bằng bắc thấm theo phương pháp truyền thống (phương pháp tất định)
Theo các tiêu chuẩn thiết kế bắc thắm hiện hành TCVN 9355-2013, {‡ và 22TCN 262-2000, ‡3] thì việc tính toán được tiễn hành với các giá trị thiết kế của
tải trọng, các thông số đất nên, bắc thâm, được xem là hang số, có thể là gia tri
trung bình hoặc giá trị lấy theo xác suất thông kê (trạng thái giới hạn I hoặc II) Thực tế, các thông số đầu vào có thể biến đối ngẫu nhiên, chăng hạn như các chỉ tiêu cơ lý của đất nền Do vậy, mà thiết kế theo phương pháp tất định có thể dẫn đến
việc dự báo độ lún cuối cùng, thời gian cố kết sai lệch Rủi ro trong việc chậm tiến
độ, lún dư kéo dài và nhiều hơn dự báo có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả, tiễn độ của dự án và gây thiệt hại lớn về kinh tế
1.3.2 Phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên
Phương pháp tính toán thiết kế ngẫu nhiên (hay theo lý thuyết xác suất thông kê hoặc bất định) là phương pháp tính toán thiết kế dựa trên sự biến thiên của các tham số đầu vảo (tải trọng và sức kháng), từ đó tìm ra được xác suất xảy ra hiện
tượng Đây là phương pháp thiết kế theo xu hướng hiện đại và được nhiều nước tiên tiễn trên thế giới áp dụng (Hà Lan, Đức, Anh, Na Uy, ), (17)
Theo phương pháp này, các thông số đầu vào được mô phỏng bằng quy luật phân phôi của chúng và các biên đầu ra cũng có quy luật biên đôi nhât định Ngoài
Trang 36ra, tính toán rủi ro dựa trên các hàm tin cậy có thể được thiết lập cho từng phương
án thiết kế Trên cơ sở đó người thiết kế sẽ lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu
Trong Luận văn này tác giả sẽ đi tính toán theo hai phương pháp, chỉ ra những ưu nhược điểm của từng phương pháp và đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhờ phương pháp ngẫu nhiên
1.4 Giới thiệu một số công cụ trong tính toán thiết kế ngẫu nhiên 1.4.1 Phan mém OpenFTA
1.4.1.1 Giới thiệu phan mém
Theo [20], phần mềm OpenFTA là phần mềm dùng để vẽ và phân tích các cây sự cô do công ty Formal Software Construction Ltd cua Anh phát triển
phân trong hệ thống thì người ta cần phải vẽ được các cây sự cố với sự trợ giúp của OpenFTA
1.4.2 Phan mém BestFit
1.4.2.1 Giới thiệu phan mém
Theo [21], BestFit là phần mềm ứng dung dé tim phân phối phù hợp nhất cho tập dữ liệu do công ty Palisade của Mỹ thiết kế BestFit cung cấp một môi trường
linh hoạt, dễ sử dụng bang cách chỉ cần nhập dữ liệu vào BestFit, kích nút chạy
BestFits sẽ tiến hành kiểm tra trên 28 loại phân phối để tìm được phân phối phù hop nhất cho tập dữ liệu Ngoài ra người dùng có thể xem kết quả như các biểu đỗ, các phân tích thống kê.
Trang 371.4.2.2 Sử dụng phân mêm trong thiết kế bắc thấm
Thiết kế bằng phương pháp ngẫu nhiên thì công việc đầu tiên là phải tìm được quy luật phân phối và các đặc trưng phân phối của các dữ liệu đầu vào Ví dụ như trong thiết kế bắc thấm các thông số đầu vào ở đây là hệ số cô kết, tỷ số hệ số
cô kết đứng và ngang, tỷ số hệ số thâm, hệ số rỗng các chỉ số nén của đất, áp lực
tiền có kết, BestFits sẽ tiến hành kiểm tra trên 28 loại phân phối đề tìm được phân phối phù hợp nhất và các đặc trưng phân phối cho tập dữ liệu
1.4.3 Phan mém MatLab
1.4.3.1 Giới thiệu phan mém
Theo [19], MatLab là phần mềm cung cấp môi trường tính toán số và lập trình, do công ty MathWorks thiết kế MatLab cho phép tính toán số với ma trận,
vẽ đồ thị hàm số hay biéu dé thông tin, thực hiện thuật toán, tạo cac giao dién nguoi
dùng và liên kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác
Với thư viện Toolbox, MatLab cho phép mô phỏng tính toán, thực nghiệm nhiều mô hình trong thực tế và kỹ thuật
1.4.3.2 Sử dụng MatLab trong thiết kế bắc thắm
Trong thiết kế bắc thấm sử dụng MatLab đề:
s* Lập các mã code tính toán thời gian cố kết, độ lún cỗ kết, xác suất của các phá hủy của các hàm trạng thái giới hạn, tính toán rủi ro;
s* Vẽ các biểu đồ của thời gian cố kết và độ lún cô kết như biểu đồ histogram,
biểu đồ mật độ xác suất, biểu đồ xác suất tích lũy, biểu đồ rủi ro, biểu đồ giá
thành của phương án thiết ké,
Tóm lại, với MatLab việc tính toán cũng như vẽ các biêu đồ rất thuận tiện và
nhanh chóng Người dùng có thể xây dựng được nhiều phương án thiết kế khác nhau, đánh giá chi phí thực hiện cũng như rủi ro của từng phương phương án, lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu Trong luận văn tác giả dùng phần mềm nay dé tính toán và phân tích.
Trang 381.5 Kết luận Chương 1
Qua Chương I tác giả đã rút ra một số kết luận sau:
s* Các quan điểm khác nhau về nền đất yếu và khi xây dựng công trình cần phải có giải pháp gia cô mới có thê thi công và vận hành được;
s* Có nhiều phương pháp xử lý nên đất yếu, mỗi phương pháp có những ưu điểm, nhược điểm, phạm vi áp dụng khác nhau Để lựa chọn được phương pháp hợp lý thì phải dựa vào điều kiện địa chất công trình khu vực xây dựng, loại công trình xây dựng, yêu cầu tiến độ xây dựng
lv *» Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bắc thấm có hai phương pháp là lv
phương pháp truyên thống theo tiêu chuẩn hiện hành (phương pháp tất định) và phương pháp ngẫu nhiên (phương pháp bất định) Tính toán thiết kế ngẫu
nhiên có nhiều ưu điểm vượt trội là khắc phục được những nhược điểm của
phương pháp tất định, cho phép người thiết kế có thể lựa chọn được phương
án thiết kế tối ưu (là phương án mà có tổng chỉ phí là nhỏ nhất);
OpenFTA, BestFit, Matlab Các công cụ này sẽ được dùng trong Luận văn của tác giả với bài toán xử lý nền đất yếu bằng bắc thấm kết hợp hút chân không.
Trang 39CHUONG 2: LY THUYET DO TIN CAY
Chương này được trình bày làm 3 mục Mục 2.1 Lý thuyết xác suất thống kê, đó là nên tảng của lý thuyết độ tin cậy Mục 2.2 Phân tích rủi ro và phân tích tối ưu Mục 2.3 là kết luận của chương
2.1 Lý thuyết xác suất thông kê
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về xác suất
Xác suất của một sự kiện (hay tình huống giả định) là khả năng xảy ra sự
kiện (hay tình huống giả định) đó, được đánh giá dưới dạng một số thực nằm giữa 0
và l
Khi một sự kiện không thể xảy ra thì xác suất của nó bằng 0 Ví dụ như xác
suất của sự kiện “có người sống trên sao Thổ” bằng 0, nếu dựa theo hiểu biết hiện nay
Khi một sự kiện chắc chắn đã hoặc sẽ xảy ra thì xác suất của nó băng I (hay còn viết là 100%) Ví dụ như sự kiện “tôi được sinh ra từ trong bụng mẹ” có xác
suat bang 1
Khi một sự kiện có thé xảy ra và cũng có thể không xảy ra, và chúng ta không biết nó có chắn chắn xảy ra hay không, thì chúng ta có thể coi xác suất của
nó lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 Sự kiện nào được coi là càng dễ xảy ra thì có xác suất
càng lớn (càng gần I), và ngược lại nếu càng khó xảy ra thì xác suất càng nhỏ (càng gân 0)
Lịch sử phát triển của định nghĩa xác suất qua nhiều giai đoạn, bắt đầu từ định nghĩa theo quan niệm đồng khả năng, theo tần suất rồi đến định nghĩa theo
hình học Định nghĩa hiện đại nhất cho tới nay là định nghĩa xác suất của
Konmogorov (nhà toán học Nga vĩ đại của thế kỷ 19) dựa trên lý thuyết độ đo, † ìS\
Tuy nhiên, trong hầu hết các lĩnh vực ứng dụng, định nghĩa xác suất theo tần suất tỏ
ra phù hợp nhất.
Trang 402.1.1.1 Định nghĩa xác suất theo tân suất
Tân suất của sự kiện: Giả sử ta tiễn hành NÑ phép thử với cùng một hệ điều kiện thấy có N(A) lần xuất hiện sự kiện A Số N(A) được gọi là tần số xuất hiện sự kiện A và tỉ số:
gọi là tần suất xuất hiện sự kiện A Ta nhận thấy rang khi N thay doi N(A) thay đổi vì thế f„(A) cũng thay đổi Ngay cả khi tiến hành dãy N phép thử khác với
cùng một điều kiện thì tần số và tần suất của N lần thử này cũng có thể khác tần số
và tần suất của N lần thử trước Tuy nhiên, tần suất có tính ôn định nghĩa là khi số
phép thử N khá lớn tần suất biến đồi rất nhỏ xung quanh một giá trị xác định
Định nghĩa xác suất theo tân suất: Xác suất của một sự kiện là trị số ỗn định
của tân suất khi số phép thử tăng lên vô hạn
_ N(A)
2.1.1.2 Xác suất có điều kiện
Xét hai sự kiện A và B trong một phép thử được tiễn hành ứng với một bộ
điều kiện nào đó Việc xuất hiện sự kiện này đôi khi ảnh hưởng đến xác suất xuất
hiện của sự kiện kia và ngược lại
Định nghĩa: Xác suất của sự kiện A với giả thiết sự kiện B đã xảy ra là xác suất có điều kiện của A với điều kiện B Ta kí hiệu xác suất này là P(A/B)
P(AB) P(B)
2.1.1.3 Công thức xác suất đây đủ và công thức Bayes a) Công thức xác suất day du (Total Probability Theorem)
Một hệ gồm n biến cố: ®¡, ®¿, ®„ lập thành một hệ đầy đủ các biến cô
nếu: là các biến cố không giao nhau và hợp của của chúng là một biến cố chắc chắn xay ra.