1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo giấy phép môi trường Dự án thủy điện Bản Hồ, xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

77 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Giấy Phép Môi Trường Dự Án Thủy Điện Bản Hồ
Tác giả Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Việt Long
Thể loại báo cáo
Thành phố Sa Pa
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,85 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (6)
    • 1. Tên chủ dự án đầu tư (6)
    • 2. Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN THỦY ĐIỆN BẢN HỒ (6)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (7)
      • 3.1. Công suất của dự án đầu tư (7)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của dự án (7)
      • 3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (11)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (11)
      • 4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án (11)
      • 4.2. Nhu cầu điện (12)
      • 4.3. Nhu cầu nước (12)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (13)
      • 5.1. Vốn đầu tư của dự án (13)
      • 5.2. Vị trí dự án (13)
      • 5.3. Giải pháp thiết kế dự án (14)
      • 5.4. Công nghệ sản xuất, vận hành (19)
      • 5.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án (20)
      • 5.6. Thời điểm khởi công, thời điểm đưa đập, hồ chứa vào khai thác, sử dụng (21)
  • CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (22)
    • 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (22)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường (23)
      • 2.1. Điều kiện về khí tượng - thủy văn (23)
      • 2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên (33)
  • CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (39)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (39)
    • 2. Công trình xử lý bụi, khí thải (46)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (46)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (49)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn độ rung (51)
    • 6. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (51)
    • 7. Công trình duy trì dòng chảy tối thiểu (64)
  • CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (65)
    • A. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (65)
      • 1. Nguồn phát sinh nước thải (65)
      • 2. Lưu lượng xả thải lớn nhất: 06 m 3 /ngày.đêm (bao gồm cả nước mặt), cụ thể (65)
      • 3. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải (65)
    • B. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (67)
    • C. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (67)
      • 1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (67)
      • 2. Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung cụ thể như sau (67)
  • CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (69)
    • 1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (69)
    • 2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước mặt (70)
  • CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (72)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (72)
    • 2. Giám sát môi trường nước thải (72)
    • 3. Giám sát môi trường khí thải (72)
    • 4. Giám sát khác (72)
  • CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (74)
    • 1. Các tồn tại, vi phạm (74)
    • 2. Kết quả khắc phục (74)
  • CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (75)
    • 1. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường (75)
    • 2. Cam kết thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường (75)

Nội dung

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Tên chủ dự án đầu tư Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG Địa chỉ văn phòng: Số 3381 phố Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: + Ông: Phạm Hải Hà Chức danh: Tổng Giám đốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số 5100172957, đăng ký lần đầu ngày 2842008 và đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày 15122021 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. 2. Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN THỦY ĐIỆN BẢN HỒ Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình: Sở Công thương tỉnh Lào Cai. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thủy điện Bản Hồ đã đi vào vận hành chính thức từ ngày 2722021, được quy định cụ thể tại văn bản số 1230EVNNPCKD ngày 17 tháng 03 năm 2021 “về việc xác nhận ngày vận hành thương mại cho nhà máy thủy điện Bản Hồ”. Dự án có tổng số vốn đầu tư là 384.143.820.000 đồng, theo Luật Đầu tư công nên dự án thuộc nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng (Dự án Nhà máy thủy điện từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng) theo quy định tại mục I Phần B Phụ lục I kèm theo Nghị định số 402020NĐCP ngày 0642020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công.

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VIỆT LONG

- Địa chỉ văn phòng: Số 33/81 phố Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

+ Ông: Phạm Hải Hà Chức danh: Tổng Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số 5100172957, đăng ký lần đầu ngày 28/4/2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 17 ngày 15/12/2021 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN THỦY ĐIỆN BẢN HỒ

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình: Sở Công thương tỉnh Lào Cai.

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Dự án thủy điện Bản Hồ đã đi vào vận hành chính thức từ ngày 27/2/2021, được quy định cụ thể tại văn bản số 1230/EVNNPC-KD ngày 17 tháng 03 năm 2021 “về việc xác nhận ngày vận hành thương mại cho nhà máy thủy điện Bản Hồ” Dự án có tổng số vốn đầu tư là 384.143.820.000 đồng, theo Luật Đầu tư công nên dự án thuộc nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng (Dự án Nhà máy thủy điện từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng) theo quy định tại mục I Phần

B Phụ lục I kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công.

Bên cạnh đó, dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) Không có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Căn cứ Mục 2 Phần I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì

Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II.

Theo điểm c, khoản 3 điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày17/11/2020 dự án thuộc đối tượng phải có Giấp phép môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép do dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2178/QĐ-UBND do UBND tỉnh Lào Cai cấp ngày 13/7/2018.

Các văn bản pháp lý khác liên quan đến dự án:

+ Dự án đã được UBND tỉnh Lào Cai cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 715/QĐ- UBND ngày 07/3/2018 và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại các Quyết định số 2395/QĐ- UBND ngày 07/8/2018, số 1254/QĐ-UBND ngày 11/5/2020, số 4140/QĐ-UBND ngày 20/11/2020.

+ Quyết định số 2178/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ngày 13/7/2018 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án thuỷ điện Bản Hồ, xã Bản

Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai của Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long.

+ Văn bản số 1196/SCT-NL của Sở Công thương tỉnh Lào Cai ngày 13/8/2020 về việc thông báo kết quả thầm định hồ sơ điều chỉnh thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ điện Bản Hồ, thị xã Sa Pa.

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 1887/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 25/7/2019.

+ Quyết định số 4758/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ngày 21/12/2020 về việc phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Bản Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

+ Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ngày 24/08/2021 về việc phê duyệt Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước công trình thuỷ điện Bản Hồ, thị xã Sa Pa.

+ Quyết định số 599/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ngày 03/3/2021 về việc phê duyệt Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước và chỉ giới bảo vệ đập của công trình thuỷ điện Bản Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 33/TD-PCCC của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Lào Cai cấp ngày 24/01/2019.

+ Thông báo số 825/TB-SCT ngày 31/5/2021 của Sở Công thương về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình thuỷ điện Bản Hồ, thị xã Sa Pa.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

Dự án thủy điện Bản Hồ thuộc công trình cấp III theo quy định tại TCXD VN 285:2002 Gồm 01 tổ máy phát điện với công suất lắp máy là 9 MW, điện lượng trung bình năm (Eo) là 30,88 x10 6 kWh, lưu lượng lớn nhất qua nhà máy là 58,95 m 3 /s.

Tần suất bảo đảm phát điện P(%) = 85%, tần suất lưu lượng lớn nhất kiểm tra P 0,2% ứng với lưu lượng 4130 m 3 /s, lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P = 1% (Q000 m 3 /s).

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án

3.2.1 Công nghệ và nguyên lý hoạt động của nhà máy

Căn cứ theo phạm vi dao động cột nước, lưu lượng qua nhà máy, công suất lắp máy của trạm thuỷ điện, qua tính toán lựa chọn so sánh, nhà máy sử dụng công nghệ Tuabin Francis trục đứng, là loại Tuabin cấu tạo đơn giản, vận hành ổn định, hiệu suất cao Ưu điểm của loại tua bin này là nhỏ gọn, phương án đưa nước vào tua bin và tháo ra bể xả đơn giản nên phần xây dựng công trình giảm được giá thành cũng như thời gian xây dựng rất nhiều.

3.2.2 Nguyên lý hoạt động nhà máy thủy điện

* Nguyên lý hoạt động nhà máy thủy điện:

- Nhà máy thủy điện nhận nước từ hồ chứa nước trên suối Mường Hoa và suối Nậm Toóng (dung tích hữu ích Vh = 0,59x10 6 m 3 ) thông qua cửa lấy nước Dòng nước sau đó được dẫn bằng hầm dẫn nước, đường ống áp lực đổ về Tuabin máy phát điện đặt trong nhà máy

- Khi dòng nước chảy từ trên cao xuống thấp với áp lực lớn sẽ làm quay Tuabin của máy phát điện và tạo ra điện năng.

- Dòng điện tạo ra từ nhà máy sẽ được hòa vào điện lưới Quốc gia thông qua lưới điện 110Kv

- Sau khi qua Tuabin để phát điện, dòng nước không bị thay đổi về tính chất và được xả trở lại suối Mường Hoa thông qua kênh xả nằm ngay sau nhà máy.Các thông số kỹ thuật chính của dự án thủy điện Bản Hồ được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.1 Các thông số chính của dự án thuỷ điện Bản Hồ

T Thông số Đơn vị Giá trị

1 Diện tích lưu vực Flv km 2 290,00

2 Lượng mưa trung bình nhiều năm X0, mm 2710

3 Lưu lượng bình quân năm Q0 m 3 /s 19,60

5 Lưu lượng lũ ứng với tần suất P = 0,2% m 3 /s 4130,00

6 Lưu lượng lũ ứng với tần suất P = 1,0% m 3 /s 3000,00

II Thông số hồ chứa

1 Mực nước dâng bình thường m 406,00

6 Mực nước lũ thiết kế (P=1%) m 406,00

7 Mực nước lũ kiểm tra (P=0,2%) m 408,65

T Thông số Đơn vị Giá trị

III Thông số thủy năng

1 Lưu lượng lớn nhất qua tuabin Qmax m 3 /s 59,81

2 Cột nước lớn nhất Hmax m 22,56

3 Cột nước nhỏ nhất Hmin m 16,97

4 Cột nước tính toán Htt m 19,00

5 Công suất lắp máy Nlm MW 10,00

6 Công suất đảm bảo Nđb MW 1,62

8 Điện lượng bình quân nhiều năm 10 6 kWh 32,993

9 Số giờ sử dụng công suất lắp máy giờ 3299

IV Các thông số chính của công trình

- Loại đập dâng: Đập BTTL kết hợp đập đất

Cao trình đỉnh đập dâng m 410,00

- Tổng chiều dài đập dâng m 80,85

- Chiều dài đập dâng - phần đập bê tông m 22,75

- Chiều dài đập dâng - phần đập đất m 58,10

- Chiều rộng đỉnh đập - phần đập bê tông m 9,5

- Chiều rộng đỉnh đập - phần đập đất m 7,00

- Chiều cao đập lớn nhất - phần đập bê tông m 30,00

- Chiều cao đập lớn nhất - phần đập đất m 29,00

- Hệ số mái đắp phía thượng lưu 1:2,25

Hệ số mái đắp phía hạ lưu 1:2,0

Cao trình đỉnh lăng trụ thoát nước 393,00

2 Đập dâng bờ trái (Đập BTTL)

- Cao trình đỉnh đập dâng m 410-413,5

- Chiều dài đập dâng BT (chưa kể CNN) m 85,10

- Chiều rộng đỉnh đập - phần đập bê tông m 7,0& 8,65

Chiều cao lớn nhất phần đập BT m 4,00

- Cao trình đỉnh đập dâng m 410-413,5

T Thông số Đơn vị Giá trị

- Chiều dài đập dâng BT (chưa kể CNN) m 85,10

- Chiều rộng đỉnh đập - phần đập bê tông m 7,0& 8,65

- Chiều cao lớn nhất phần đập BT m 4,00

- Loại đập tràn Tràn cửa van phẳng

- Hình thức tiêu năng Bậc thụt

- Kết cấu đập tràn: BT M150, BTCT M200, BTCT M250

- Cao trình ngưỡng đập tràn m 394,00

- Tổng chiều rộng phần đập tràn m 43,00

- Cao trình đáy sân tiêu năng m 375,50

- Chiều cao đập lớn nhất m 36,00

- Loại đập tràn Tràn cửa van phẳng

- Hình thức tiêu năng Bể tiêu năng

- Kết cấu đập tràn: BT M150, BTCT M200, BTCT M250

- Cao trình ngưỡng đập tràn m 386,00

- Cao trình đáy sân tiêu năng m 381,00

- Chiều cao đập lớn nhất m 27,00

- Kích thước cửa vào, BxH m 2x4,0x11,0

- Kích thước thông thủy, bxh m 2x4,0x5,2

T Thông số Đơn vị Giá trị

- Lưu lượng thiết kế mỗi cửa m 3 /s 29,905

- Cao trình sàn lắp ráp m 399,00

- Mực nước hạ lưu lớn nhất m 395,00

- Mực nước hạ lưu nhỏ thất m 385,00

- Kích thước mặt bằng nhà máy m 30,65 x 24,75

- Loại tuabin Kaplan trục đứng

- Cao độ đáy đầu kênh m 374.1

- Cao độ đáy cuối kênh m 382,00

- Chiều dài đường dây km 1,00

10 Đường thi công và vận hành

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm đầu ra của Dự án là điện năng phát điện với công suất 10MW và điện lượng điện bình quân năm: E0= 32,99x10 6 kWh.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án Đối với nhà máy thủy điện, nguồn năng lượng chính cho sản xuất là thủy năng, khai thác và sử dụng nguồn nước từ suối Mường Hoa.

Vị trí khai thác sử dụng nước tại xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai Khai thác hoạt động theo chế độ điều tiết ngày đêm, công trình thủy điện kiểu đường dẫn, nước sau khi phát điện xả ra suối Mường Hoa ở vị trí cách tuyến đập 20m về phía hạ lưu.

Ngoài ra, cũng sử sụng các loại dầu nhớt, dầu DO, dầu bôi trơn, để phục vụ cho các hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy.

4.2 Nhu cầu điện Điện năng sử dụng của dự án bao gồm điện tiêu thụ các máy móc hoạt động và điện cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân vận hành dự án với tổng công suất khoảng P = 150 kWh Trong thời gian chạy máy sẽ lấy nguồn điện trực tiếp từ nhà máy thủy điện Bản Hồ, thời điểm không chạy máy nguồn điện sẽ được lấy từ lưới điện quốc gia để sử dụng.

4.3.1 Nhu cầu nước sinh hoạt

Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt khu vực nhà điều hành, nhà ở cán bộ và khu vực nhà máy chủ yếu lấy từ nguồn nước ăn của người dân thôn La Ve tích trong các bồn nước đặt trên mái; nguồn nước dùng cho việc sinh hoạt của nhân viên (không dùng để ăn uống) nhà quản lý khu vực tuyến đập được lưu chứa trong bồn nước lấy từ trên núi, các khe tụ thủy phía đông cạnh đó Nước được phân phối đến khu sinh hoạt bằng hệ thống đường ống nhựa có van khóa và vòi hoàn chỉnh

Trong quá trình hoạt động của nhà máy, tổng số cán bộ nhân viên của nhà máy thủy điện Bản Hồ dự kiến là 15 người Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt như sau:

Bảng 1.2 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt

TT Định mức Số công nhân Khối lượng (m 3 /ngày)

4.3.2 Nhu cầu nước sản xuất

Theo tính toán, để đảm bảo cho quá trình sản xuất điện, lưu lượng nước phải đạt mức như sau:

Lưu lượng phát điện lớn nhất: 58,95 m 3 /s.

Lưu lượng phát điện đảm bảo: 18 m 3 /s.

Tần suất bảo đảm phát điện: 85%

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1 Vốn đầu tư của dự án

Tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án là: 389.611.000.000 đồng (Ba trăm tám mươi chín tỷ sáu trăm mười một triệu đồng)

- Chi phí xây dựng : 154.257.000.000 đồng

- Chi phí thiết bị : 140.317.000.000 đồng

- Chi phí quản lý dự án: : 6.531.000.000 đồng

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng : 16.237.000.000 đồng

- Chi phi bồi thường, GPMB : 7.826.000.000 đồng

- Chi phí giải phóng mặt bằng : 9.256.217.597 đồng

- Chi phí dự phòng : 33.682.000.000 đồng

Nguồn vốn được lấy từ vốn tự có của Công ty và các nguồn vốn huy động hợp pháp. Kinh phí riêng trong việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình về bảo vệ môi trường là 700.000.000 đồng (Bảy trăm triệu đồng) chưa bao gồm các chi phí môi trường phát sinh khác.

Dự án thủy điện Bản Hồ nằm trên suối Mường Hoa đoạn thượng nguồn của Ngòi Bo thuộc địa phận xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai với tọa độ địa lý tuyến công trình như sau: 103058'32'' kinh độ Đông, 22015'40'' vĩ độ Bắc Tổng diện tích chiếm đất của dự án là 29,8 ha trong đó diện tích lòng hồ là 25,3 ha, diện tích xây dựng công trình đầu mối và nhà máy là 4,5 ha.

Tọa độ (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 104 o 45’, múi chiếu 3 o ) các hạng mục công trình được thể hiện trong bảng sau:

- Phía Bắc Dự án tiếp giáp với tỉnh lộ 152

- Phía Nam dự án tiếp giáp với sườn núi, có canh tác hoa màu

- Phía Đông dự án tiếp giáp với tỉnh lộ 152

- Phía Tây dự án tiếp giáp với khu dân cư Bản Dền

Khu vực xây dựng công trình nằm cạnh đường tỉnh lộ 152 từ Sa Pa đi Mường Bo, cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 22km Thủy điện Bản Hồ là công trình bậc trên của thủy điện Nậm Củn thuộc hệ thống bậc thang thủy điện Ngòi Bo Trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án không có tài nguyên khoáng sản, công trình tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ cần bảo vệ

5.3 Giải pháp thiết kế dự án a Công trình đầu mối

Căn cứ điều kiện địa hình, địa chất tại vị trí đập, kiểu đập tương đối thích hợp là: Đập bê tông trọng lực kết hợp đập đất.

Tại vị trí đập, mặt cắt lòng suối hình chữ U, cao trình lòng suối 383m, rộng 45m, lòng suối tồn tích đá tảng (đá hộc) và cuội sỏi, độ dốc 2 bờ khoảng 250 Công trình đầu mối bao gồm các hạng mục: đập dâng, đập tràn.

- Cao trình đỉnh đập là 410,00m. b Đập dâng

+ Thay đổi kết cấu phần đập dâng bê tông trọng lực bằng kết cấu đập tường ô (đập xenkop) để giảm ứng suất nền và giảm khối lượng bê tông.

+ Đập dâng vai phải được hiệu chỉnh thành kết cấu tường ô nên không thể bố trí kho van tràn bên vai phải Do đó, kho van đập tràn phải hiệu chỉnh chuyển từ vai phải sang vai trái.

+ Bổ sung gia cố hạ lưu sân tiêu năng để một mặt chống xói cho khu vực chân tường chắn T2, một mặt chống đỡ một phần lực xô ngang do áp lực đất lưng tường T2 truyền sang.

+ Thay đổi kích thước mặt cắt tường T1, T2 để đảm bảo điều kiện ổn định.

+ Cao độ đáy tường T1 từ 380,5÷382m, phần phía dưới đáy tường (dưới cao độ 380,5m) sẽ được đào đến đá và đổ bù bằng BT M150 Theo tính toán ổn định trượt lật cho tường chắn T1, nền tường được gia cố bằng biện pháp khoan phun gia cố để tăng sức chịu tải của nền, đồng thời đáy tường được neo thép vào nền đá.

+ Cao độ đáy tường T2 là 379,5m, tường được thiết kế đặt trên hệ thống cọc khoan nhồi BTCT đường kính D800mm, chiều sâu cọc được cắm sâu vào nền đá tối thiểu 1,5m để đảm bảo ổn định.

- Đập dâng bờ trái c Đập tràn

+ Đập tràn là loại đập trọng lực, có cửa van, bố trí ở lòng suối kết cấu bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá IB và IIA Đập tràn được chia thành 3 khoang, chiều rộng mỗi khoang là 11m, chiều rộng các trụ pin và trụ biên là 2,5m Trên tràn có bố trí cầu giao thông để nối liền giao thông giữa hai bờ

*Tràn xả mặt Đập tràn có các thông số chính sau:

- Mặt cắt tràn dạng tràn thực dụng kiểu WES

- Lưu lượng xả lũ thiết kế (Q (P=1%) ) 3000m 3 /s

- Lưu lượng xả lũ kiểm tra (Q (P=0,2%) ) 4130m 3 /s

- Mực nước thượng lưu khi xả lũ thiết kế 1,0% 406m

- Mực nước thượng lưu khi xả lũ kiểm tra 0,2% 408,65m

- Kết cấu đập: Lõi bằng bê tông M150; bản đáy, tường thượng lưu, tường hạ lưu bê tông M200 và mặt tràn bằng bê tông cốt thép M250.

- Mặt tràn có dạng WES.

- Tiêu năng sau tràn dạng bậc thụt, chiều dài sân tiêu năng 35m trong đó phần gia cố BTCT dài 15m, chiều rộng 41,5m, chiều dày bản đáy gia cố BTCT 1,0m Toàn bộ phạm vi sân tiêu năng được bóc phủ cuội sỏi và đá mồ côi, bề mặt sân tiêu năng được đặt trên nền đá cứng IIA.

* Cống xả sâu, kết hợp xả cát

- Cống xả sâu kết hợp xả cát với kích thước BxH = 6x6m, cao trình ngưỡng 386m, kết cấu bằng bê tông cốt thép M250, tổng chiều dài L = 19,75m Để vận hành bố trí 1 cửa van phẳng bánh xe kích thước 6x6m phía hạ lưu nâng hạ bằng xi lanh, kết hợp 1 cửa van phẳng thượng lưu để sửa chữa có kích thước tương đương được nâng hạ bằng cầu trục chân dê chung với đập tràn và cửa lấy nước Lưu lượng xả lớn nhất Q (P=0,2%)T0m 3 /s

- Tiêu năng sau tràn dạng bể, chiều dài bể tiêu năng 38m, chiều rộng 8m, chiều dày bản đáy 1,0m Toàn bộ phạm vi sân tiêu năng được bóc phủ cuội sỏi và đá mồ côi, bề mặt sân tiêu năng được đặt trên nền đá cứng IIA. d Tuyến năng lượng

Cửa lấy nước có nhiệm vụ nhận nước vào đường ống để cung cấp cho tuabin thủy lực đặt tại nhà máy thủy điện Cửa lấy nước độc lập nằm bên bờ trái, tim tuyến năng lượng cách tuyến đập tràn xả mặt khoảng 47,15m Cửa nhận nước được chia thành 2 khoang để giảm kích thước cửa van, lưới chắn rác, đoạn đường ống nối tiếp từ cửa nhận nước đến nhà máy khi đến gần buồng xoắn thì kết hợp lại thành 01 ống cấp nước cho 01 tổ máy.

Cao trình ngưỡng cửa vào Cửa nhận nước 390,00m, cao trình tim là 396,00m Chiều rộng cửa vào là 4,0m, cao 11,0m, đoạn cửa vào bố trí 01 Lưới chắn rác 01 khoang, kích thước Lưới chắn rác được xác định theo lưu tốc chảy qua lưới là không lớn hơn 0,68m/s, kích thước khoang Lưới chắn rác là 4,0x 11,0m, Lưới chắn rác bố trí các thanh dọc Tại cao trình 410m thiết kế sàn kiểm tra, sửa chữa lưới chắn rác

Cửa van sửa chữa có kích thước 4,0x11,0m, sử dụng chung khe van với khe lưới chắn rác Khi cần hạ cửa van sửa chữa sẽ nâng lưới chắn rác lên và hạ cửa van sửa chữa vào

Tim khe van vận hành được đặt cách khe lưới chắn rác 6,625m, kích thước cửa van vận hành 4,0m x 6,0m Sau cửa van vận hành thiết kế lỗ thông hơi.

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 4/2023), Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Do đó báo cáo không đề cập đến nội dung này.

Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới ở Tây bắc của nước ta, diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 8057km 2 Với nhu cầu phụ tải tăng nhanh, trong khi ở hệ thống điện Quốc gia thì Lào Cai lại nằm ở cuối mạng nên tỉnh vẫn thiếu điện nghiêm trọng.

Toàn bộ lưu vực sông Hồng và sông Chảy chảy từ phía Tây Bắc về phía Đông Nam nằm trong địa phận tỉnh Lào Cai Khu vực lưu vực có địa hình phức tạp, hầu hết lãnh thổ là đồi núi, độ dốc địa hình lớn nên các chi lưu của 2 sông chính có độ dốc lớn tạo tiềm năng thuỷ điện dồi dào và phong phú Theo các tài liệu nghiên cứu thì trên lưu vực có trữ năng lý thuyết vào khoảng 1668MW, tương đương 14,6.10 9 kWh.

Nguồn điện của hệ thống điện miền Bắc cấp điện cho tỉnh Lào Cai chưa thật sự dồi dào nên vẫn còn tình trạng hạn chế công suất tối đa ở cao điểm Trong thời điểm hiện tại và

1 vài năm tới khi vào mùa khô tình trạng thiếu điện ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam rất căng thẳng nhất là miền Bắc nên việc phân phối truyền tải điện từ hệ thống điện miền Bắc cho tỉnh là khó khăn Thực tế chúng ta phải mua điện của Trung Quốc để cung cấp điện cho các tỉnh vùng biên giới như Lào Cai…

Từ những lý do trên cho thấy việc xây dựng dự án Thủy điện Bản Hồ cấp cho nhu cầu phụ tải của địa phương và các tỉnh lân cận là hợp lý và cần thiết.

Dự án phù hợp với quy hoạch thủy điện và phát triển điện lực của tỉnh như sau:

Dự án thuỷ điện Bản Hồ nằm trên suối Mường Hoa thượng lưu của ngòi Bo, Ngòi Bo là nhánh cấp I của sông Thao - bắt nguồn ở vùng núi cao trên 2300m bên sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn Dòng chính Ngòi Bo dài khoảng 30 km, từ nguồn về sông chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam khoảng 24 km đoạn này gọi là suối Mường Hoa, đến đoạn hợp lưu giữa hai suối Mường Hoa và Nậm Cang gọi là Ngòi Bo và sông đổi hướng chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và nhập vào sông Thao tại địa phận xã Gia Phú huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

Theo Quyết định số 4319/QĐ-BCT ngày 16/11/2017 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai.

Công trình thuỷ điện Bản Hồ được xây dựng trên suối Mường Hoa đoạn thượng nguồn của Ngòi Bo thuộc địa phận xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Về quy hoạch sử dụng đất:

Dự án có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT07745 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai cấp ngày 08/4/2020 với diện tích sử dụng là 12.763,6 m 2 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT09098 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai cấp ngày 08/6/2021 với diện tích sử dụng là 194.532 m 2 Đất có mục đích sử dụng là đất công trình năng lượng, thời hạn sử dụng đến hết ngày 07/3/2068

Dự án đã được thuê đất với diện tích 20.73 ha, Công ty Cổ phần công nghiệp ViệtLong đã thực hiện đầu tư nhà máy thủy điện Bản Hồ theo đúng quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường

2.1 Điều kiện về khí tượng - thủy văn

2.1.1 Khái quát về lưu vực

Suối Mường Hoa thượng lưu của ngòi Bo, Ngòi Bo là nhánh cấp I của sông Thao - bắt nguồn ở vùng núi cao trên 2300m bên sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn Dòng chính Ngòi Bo dài khoảng 30 km, từ nguồn về sông chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam khoảng 24 km đoạn này gọi là suối Mường Hoa, đến đoạn hợp lưu giữa hai suối Mường Hoa và Nậm Cang gọi là Ngòi Bo và sông đổi hướng chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và nhập vào sông Thao tại địa phận xã Gia Phú huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

Lưu vực thuộc loại địa hình miền núi cao với độ dốc sườn núi và độ dốc lòng suối khá lớn, điạ hình bị chia cắt mạnh Lưu vực có dạng cành cây, đường phân lưu ở thượng nguồn đi qua các đỉnh có cao độ 1500m đến 2500m, độ cao thấp dần về hạ du Địa hình núi cao, bị chia cắt, cộng với lượng mưa dồi dào đã tạo nên mạng lưới sông, suối dày đặc trên lưu vực.

Tuyến công trình F(km 2 ) Ls(km) Htb(m) Js( 0 /00)

F – Diện tích lưu vực Ls – Chiều dài suối chính

Htb - Độ cao bình quân lưu vực Js – Độ dốc lòng suối chính

Jlv – Độ dốc lưu vực

2.1.2 Khí tượng và điều kiện thủy văn

Lưu vực Ngòi Bo nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng Đông Bắc sang vùng Tây Bắc.Trên khu vực này, vùng núi cao trên 1000m ở thượng nguồn có khí hậu núi cao nhiệt đới, ôn hoà như vùng ôn đới, còn ở hạ lưu địa hình thấp, khí hậu mang đậm nét đặc điểm của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới với những đặc trưng cơ bản

Trong phạm vi Dự án không có trạm đo khí tượng, do vậy trong quá trình nghiên cứu đã chọn Trạm khí tượng thủy văn Sa Pa ở gần khu vực để phân tích đặc điểm khí hậu cho Dự án Theo số liệu của Trạm khí tượng thủy văn Sa Pa trong các năm gần đây, điều kiện khí tượng, thủy văn khu vực Dự án như sau: a Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,4 0 C, nhiệt độ trung bình từ 18 - 20 0 C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 12 0 C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 33 0 C vào tháng 4, ở các vùng thấp Nhiệt độ xuống thấp nhất từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 0 0 C (cá biệt có những năm xuống tới -3,2 0 C) Tổng tích ôn trong năm từ 7,50 0 – 7,80 0 C Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.

Nhiệt độ không khí trên lưu vực thay đổi theo mùa Mùa nóng từ tháng IV đến tháng IX, trong đó các tháng VI và VII có nhiệt độ trung bình cao hơn so với các tháng còn lại Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm tại trạm SaPa là -3,5 o C Nhiệt độ cao nhất nhiều năm là 29,8 o C Đặc trưng nhiệt độ trạm SaPa từ năm 2014 đến 2016 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ( o C)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

TB 8,7 10,2 14,0 17,2 19,2 19,8 20,1 19,1 18,2 15,7 12,3 9,4 15,4 (Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn Sa Pa)

Sự biến đổi của chế độ nhiệt theo mùa và theo vùng địa hình được thể hiện qua số liệu thống kê của hai trạm khí tượng tiêu biểu SaPa và Lào Cai xem bảng sau.

Bảng 2.2 Đặc trưng nhiệt độ trung bình nhiều năm các trạm lân cận lưu vực nghiên cứu ( 0 C)

Trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hình 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm trạm khí tượng Sa Pa b Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều nhất vào tháng

4 hàng năm, số giờ nắng ít nhất vào tháng 06 và 10 Đặc trưng cường độ bức xạ mặt trời được lấy từ số liệu của trạm khí tượng Sa Pa từ năm 2016 được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 2.3 Tổng số giờ nắng trung bình tháng

TT Các tháng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

(Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn Sa Pa) c Độ ẩm Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác Đặc trưng độ ẩm được lấy từ số liệu của trạm khí tượng SaPa năm 2016 theo quy chuẩn QCVN 02:2009/BXD được trình bày tại bảng dưới:

Bảng 2.4 Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng và năm (%)

TT Các tháng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

(Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn Sa Pa) Độ ẩm trung bình tháng trong năm của không khí thay đổi không lớn, từ 85÷ 90% và cao nhất là 100% Độ ẩm trung bình các trạm lân cận lưu vực trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.5 Độ ẩm không khí trung bình và nhỏ nhất các trạm lân cận lưu vực (%)

I II III IV V VI VII VII

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hình 2.2 Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm trạm khí tượng Sa Pa d Lượng mưa, giông, sương

Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X Tháng có lượng mưa lớn nhất thường là tháng VII hàng năm, vào những tháng này thường xảy ra lũ lớn Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm từ 70 - 80% tổng lượng mưa năm

Giông hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.

Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.

Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

Trong quá trình vận hành dự án, các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân vận hành nhà máy thuỷ điện, chủ yếu chứa cặn bã, các chất hữu cơ bị phân huỷ, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật và nước thải từ hoạt động bảo dưỡng máy móc, cụ thể:

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Khu vực dự án được bê tông hóa bề mặt và thường xuyên được dọn dẹp vệ sinh nên so với nước thải, chất lượng nước mưa tương đối sạch, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường như sau: 0,5 – 1,5 mg Nitơ/L; 0,004 – 0,03 mgP/L; 10 –

Tuy nhiên, nước mưa có lưu lượng lớn và không ổn định (phụ thuộc vào lượng mưa) vì vậy để giảm thiểu các tác động do nước mưa chảy tràn gây ra như: xói lở bề mặt, ngập úng khu vực dự án, giảm mĩ quan,… Chủ đầu tư đã thực hiện biện pháp xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải. a) Tại vị trí nhà máy

Hiện nay, dự án đã hoàn thành xây dựng hệ thống thoát nước mưa xung quanh nhà máy:

- Nước mưa từ mái nhà được thu gom bằng việc sử dụng các ống PVC-D90 cao H 15 m dẫn xuống dưới chảy tràn trên sân đường nội bộ sau đó chảy vào rãnh thoát nước xung quanh nhà máy Rãnh có kết cấu BTCT kích thước LxBxH = 35x0,6x0,3m, đấu nối về hệ thống thoát nước của Nhà máy.

- Nước mưa chảy tràn được thu theo đường rãnh thu nước hình chữ nhật được xây dựng xung quanh nhà máy, kết cấu bê tông cốt thép với kích thước 0,4x0,5m, chiều dài120m Rãnh được bố trí các song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1cm cuốn theo nước mưa Toàn bộ nước mưa sau khi thu theo mương thoát nước quanh nhà máy được dẫn về 1 hố thu lắng kích thước 1,5x1,0x1,5m Tại đây, các loại đất cát, bụi bẩn cuốn theo nước mưa được lắng xuống đáy hố thu Nạo vét định kỳ hố lắng trước mùa mưa và sau mỗi trận mưa lớn, kéo dài, ngoài ra hàng năm tiến hành khơi thông nạo vét hệ thống rãnh thoát nước bề mặt Nước mưa sau đó được dẫn theo đường ống cống D500 chiều dài khoảng 13m chảy ra nguồn tiếp nhận là suối Mường Hoa qua 01 điểm xả.

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa tại nhà máy thủy điện Bản Hồ

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy thủy điện được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3 1 Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy thủy điện

T Hạng mục Số lượng Thông số kỹ thuật

1 Ống thu nước mái 14 ống

Vật liệu: Nhựa PVC Kích thước: D90 Chiều cao: 15,00m

2 Hố thu lắng 01 hố Kết cấu: BTCT

Vật liệu: BTCT Kích thước: D500

5 Điểm xả nước mưa 01 điểm Phương thức xả: Tự chảy

Vị trí điểm thoát nước mưa tại khu vực nhà máy như sau:

Bảng 3 2 Vị trí thoát nước mưa của Khu vực nhà máy

T Hạng mục Vị trí thoát nước mưa ra suối Mường Hoa Tọa độ VN-2000

1 Nhà máy 2462760.022 420073.38 b Tại vị trí nhà điều hành, nhà ở ở cán bộ công nhân

Nước mưa thu trên mái Nước mưa chảy tràn suối Mường Hoa

Nước mưa từ mái nhà được thu gom bằng việc sử dụng các ống PVC-D110 cao H 15m dẫn xuống dưới chảy tràn trên sân đường nội bộ đã được bê tông hóa và thoát ra suối Mường Hoa c Tại vị trí tuyến đập

- Nước mưa từ mái nhà của nhà quản lý tuyến đập được thoát xuống dưới đất (cách 3m) bằng 01 ống nhựa ỉ21.

- Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng đập được thu vào rãnh thu nước hình chữ nhật B300, bố trí dọc theo chiều dài đập với tổng chiều dài khoảng 280m rồi chảy ra nguồn tiếp nhận là suối Mường Hoa qua 01 điểm xả.

1.2 Thu gom và xử lý nước thải

Nước thải trong quá trình hoạt động của nhà máy thủy điện chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân vận hành dự án.

Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy thủy điện Bản Hồ là 15 người Tiêu chuẩn nước cấp cho mục đích sinh hoạt của một người trong một ngày là 120 lít/người/ngày Lượng nước thải ra được tính trung bình bằng 80% lượng nước cấp Như vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt trong một ngày ước tính là 1440 lít/ngày (1,44 m 3 /ngày)

- Nước từ các hoạt động tắm rửa, giặt, chậu rửa mặt, thoát sàn, được thoát bằng các đường ống, qua song, lưới chắn rác chảy về hố ga để lắng cặn, trước khi thoát ra môi trường.

- Nước thải từ nhà vệ sinh (bồn cầu): chiếm khoảng 30% tổng lượng nước thải phát sinh, được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn (thiết kế chìm dưới mặt đất), sau đó thoát ra môi trường Nước thải nhà bếp cũng được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại cho đến khi đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 14:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt) trước khi thải ra ngoài môi trường. a Công trình thu gom nước thải sinh hoạt

Công nhân vận hành chỉ thực hiện ăn uống tại vị trí nhà điều hành, nhà ở cán bộ nhân viên Trong nước thải nấu ăn có chứa một lượng dầu mỡ động thực vật, nếu không sử dụng các biện pháp xử lý thích hợp sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật thực hiện khiến quá trình xử lý nước thải gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo được hiệu quả Mỡ trong dòng chảy thường là các loại dầu ăn và vụn mỡ trong thức ăn, nước rửa dụng cụ nhà bếp,… Toàn bộ nước thải nhà bếp được thu gom về bể tách mỡ của dự án với thể tích 3m 3 , kích thước(1,5x2x1) đặt nằm phía dưới khu nhà bếp Bể tách mỡ có vai trò tách phần mỡ lẫn trong nước thải nhà bếp bằng phương pháp tuyển nổi tự nhiên để giảm tình trạng tắc nghẽn đường ống, ô nhiễm môi trường Do mỡ nhẹ hơn nước nên khi cho nước thải chảy chậm qua bể, mỡ dẫn trong nước nổi lên phía trên, phần mỡ nổi được tách ra sẽ được vớt ra khỏi bể hàng ngày.

Kết cấu bể tách mỡ: Nền bê tông cốt thép trát vữa xi măng mác 200, dưới nền được lót lớp đệm cát Thành được xây bằng gạch đặc, xây vữa xi măng mác 75, trát vữa xi măng mác 100, dày 15 mm Hiệu quả tách mỡ của bể là 65% Bể được chia làm ba vùng: vùng chứa mỡ nổi, vùng chứa nước trong và vùng chứa nước cạn Ông dẫn nước thải vào bể có hình chữ T để ngăn không cho mỡ nổi theo nước trong ra khỏi bể Nước sau khi qua bể tách dầu mỡ được thoát ra ngoài.

Dự án xây dựng 03 bể tự hoại 3 ngăn với dung tích như sau: Bể 6m 3 (BxLxH) (1,2x3,3x1,5)m tại các khu vực nhà máy; Bể 15m 3 (BxLxH) = (2x3x2,5)m tại nhà điều hành, nhà ở cán bộ công nhân; Bể 3m 3 (BxLxH) = (1x1x1)m tại nhà quản lý khu vực tuyến đập

Nước thải từ hệ thống bồn cầu và chậu tiểu của cơ sở được thu vào các ống thoát xí đứng trong các hộp kỹ thuật dẫn đến bể tự hoại để xử lý sơ bộ sau đó được thu gom chảy vào đường ống HDPE kích thước D110 để xả ra suối La Ve, suối Mường Hoa.

Kết cấu xây dựng bể tự hoại: Nền bê tông cốt thép trát vữa xi măng mác 200, dưới nền được lót lớp đệm cát, thành được xây bằng gạch đặc, xây vữa xi măng mác 75, trát vữa xi măng mác 100, dày 15mm.

Sơ đồ bể tự hoại sử dụng cho nhà máy được miêu tả như hình dưới đây.

Hình 3.2 Sơ đồ bể tự hoại sử dụng tại nhà máy

Công trình xử lý bụi, khí thải

Trong giai đoạn vận hành, dự án chỉ phát sinh bụi và khí thải từ phương tiện giao thông của cán bộ, nhân viên làm việc tại nhà máy, khách tham quan và xe tải vận chuyển vật tư nên lượng khí thải phát sinh không đáng kể.

Tại khu vực dự án, thảm thực vật, cây xanh xung quanh khu vực dự án tương đối nhiều đảm bảo khả năng giảm thiểu các tác động do khí thải của phương tiện giao thông gây ra Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động xấu của bụi và khí thải của phương tiện giao thông đến môi trường và sức khỏe con người một cách tốt nhất, chủ đầu tư đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau:

- Nhà để xe được bố trí gần cổng ra vào Nhà máy, các vị trí để xe của CBCNV và khách được bố trí riêng để tạo thuận lợi cho việc gửi xe được nhanh chóng Bãi đỗ xe được bố trí thông thoáng.

- Toàn bộ tuyến đường nội bộ trong Nhà máy được bê tông hóa, đổ nhựa nhằm hạn chế bụi khuếch tán từ mặt đường.

- Thường xuyên vệ sinh đường giao thông trong và xung quanh khu vực Nhà máy để giảm thiểu bụi phát tán vào môi trường không khí.

- Thường xuyên dọn đất cát trên mặt đường và tưới ẩm tuyến đường dẫn vào khu vực nhà máy, qua các khu dân cư (đặc biệt là vào những ngày khô, hanh).

- Lắp đặt biển báo kiểm soát tốc độ và gờ giảm tốc để kiểm soát tốc độ và khoảng cách ra giữa các xe ra vào khu vực Nhà máy.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

a) Chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn phát sinh, thành phần:

Trong giai đoạn vận hành nhà máy có 15 công nhân viên vận hành, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực văn phòng, nhà ăn…

Theo tính toán thì trung bình một ngày một người thải ra khoảng 0,3 kg chất thải rắn sinh hoạt Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh của nhà máy là 4,5kg/ngày.

Thành phần của rác thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ phân hủy như rau, củ, quả và các thành phần có thể tái chế như bao bì, đồ hộp chất hữu cơ khi phân hủy sinh ra mùi hôi, thối; gây ô nhiễm đất, có khả năng thu hút các loại côn trùng như ruồi, muỗi; tăng nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân Nếu không thu gom và xử lý, rác thải sẽ bị cuốn theo nước mưa chảy tràn, chảy xuống nguồn tiếp nhận làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh và sức khỏe của công nhân tại nhà máy.

Hình 3.4 Sơ đồ xử lý chất thải rắn của nhà máy

Công ty sẽ thực hiện đúng theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường Cụ thể như sau:

Công tác lưu giữ: Để thu gom chất thải, dự án sẽ bố trí các thùng thu gom rác ngay tại mỗi khu vực, bao gồm khu vực nhà máy, khu vực nhà điều hành, nhà ở cán bộ, công nhân, khu vực nhà quản lý đập Do lượng chất thải tại mỗi khu vực không nhiều và được thu dọn hàng ngày nên chỉ cần bố trí loại thùng đựng rác có dung tích nhỏ (loại 50 ÷ 60 lit) để chứa rác thải

Chất thải không tái chế

Thu gom, vận chuyển chất thải

Chất thải tái chế được

Tái chế, tái sử dụng, bán

Riêng đối với khu vực nhà bếp, chất thải rắn tại khu vực nhà bếp chủ yếu là các loại chất thải hữu cơ như rau, củ, quả, thức ăn thừa, các loại bao bì đựng thực phẩm, các loại chai, lọ, vỏ đồ hộp đựng thực phẩm… Đối với khu vực này, dự án cũng sẽ bố trí các thùng đựng rác có thể bằng nhựa hoặc bằng kim loại Dung tích của mỗi thùng có thể từ 120 ÷ 160 lit.

Chất thải rắn có thể tái sử dụng: Bao gồm các chai nhựa, bao bì, hộp giấy… được tách riêng tái chế, tái sử dụng hoặc bán cho các cơ sở thu mua.

Chất thải không có khả năng tái sử dụng: Gồm thực phẩm thừa, vỏ trái cây, túi ni lông… được thu gom vào các thùng chứa rác Tổ vệ sinh nhà máy có trách nhiệm thu gom tập kết nguồn thải này theo đúng nội quy, quy định về phân loại thu gom và xử lý rác thải do công ty ban hành Thực hiện tái sử dụng các loại rác hữu cơ cho chăn nuôi, đốt các chất thải vô cơ ko tái sử dụng được trong khuôn viên dự án. b) Các bãi thải đã được sử dụng trong quá trình xây dựng

Trong quá trình thi công công trình trước đây, dự án đã bố trí 01 bãi đổ thải tại thượng lưu và dọc bờ phải lòng hồ, diện tích khoảng 10.000m 2 , khối lượng đổ thải 100.000m 3 , cao trình đổ thải +410m Sau khi thực hiện đổ thải đã hình thành bờ hồ thủy điện và làm mặt bằng khu tái định cư cho một số hộ dân thôn La Ve, một phần diện tích được làm nền khu vực nhà điều hành, nhà ở cán bộ công nhân cho cả 2 dự án thủy điện Nậm Sài và Bản Hồ. c) Phương án quản lý bùn thải phát sinh trong quá trình nạo vét định kỳ lòng hồ

Tổng lượng bùn nạo vét phát sinh dự kiến khoảng là 12,00 x10 3 m 3 /năm Lượng bùn thải từ hoạt động nạo vét lòng hồ được thu gom ngay sau khi đưa lên mặt đất, phương án vận chuyển, xử lý được cụ thể hóa tại Phương án nạo vét lòng hồ trước khi thực hiện Ưu tiên việc tái sử dụng và tái chế theo mục đích sử dụng có lợi như làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, áp trúc bờ kênh, mái đê, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, sản xuất biogar, sản xuất phân bón với điều kiện bùn phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất và quy định của pháp luật có liên quan, lưu ý một số nguyên tắc như sau:

 Xử lý bùn nạo vét

Tùy theo chất lượng bùn nạo vét từ hồ lắng, lượng bùn này có thể được xử lý theo các phương pháp sau:

1- Xử lý sơ bộ: Tách/Khử nước: Tách/khử nước trong bùn nạo vét bằng phương pháp lọc ép cơ giới hoặc sử dụng sân phơi bùn Phân tách (loại bỏ rác/phân tách cấp hạt): Loại bỏ rác, phân tách cấp hạt theo mục đích sử dụng bằng phương pháp sàng, lọc.

2- Xử lý hóa – lý: Theo dự thảo, xử lý hóa lý bằng các biện pháp ổn định bùn, cứng hóa bùn, xử lý bùn nhiễm mặn, chua phèn, chôn lấp.

Cụ thể, ổn định bùn: Ổn định bùn nạo vét bằng phương pháp phân hủy hiếu khí, kỵ khí hoặc dùng vôi, xử lý nhiệt Ổn định bùn nhằm phân hủy thành phần hữu cơ, làm giảm khối lượng và tạo ra sản phẩm ít có mùi hôi.

Cứng hóa bùn: Cứng hóa bùn bằng phương pháp phối trộn các phụ gia Bùn sau khi được xử lý có thể dùng làm vật liệu san lấp.

Xử lý bùn nhiễm mặn: Bùn nhiễm mặn (EC > 4dS/m) có thể được xử lý bằng vôi hoặc rửa mặn bằng hệ thống thủy lợi theo TCVN 9167:2012.

Xử lý bùn nhiễm chua (phèn): Bùn nhiễm chua (pH < 5,5) có thể được xử lý bằng vôi, phân lân nung chảy hoặc sử dụng nước ngọt để rửa chua.

Chôn lấp: áp dụng đối với bùn nạo vét có các thông số ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép không đạt yêu cầu tái sử dụng.

Chủ đầu tư sẽ đề xuất phương án xử lý bùn thải cụ thể và phù hợp với chất lượng bùn nạo vét khi xây dựng kế hoạch và thực hiện nạo vét lòng hồ.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị trong nhà máy thủy điện và hoạt động của máy biến áp như dầu thải, giẻ lau dính dầu Ngoài ra, hoạt động khác như sử dụng bóng đèn huỳnh quang thắp sáng, sử dụng các thiết bị điện tử cũng có khả năng phát sinh ra chất thải nguy hại như bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy chì thải, linh kiện điện tử,…

- Dầu rò rỉ từ máy máy biến áp (bên ngoài nhà máy): Nước từ công đoạn hoạt động của máy biến áp thường lẫn 1 lượng dầu nhỏ Lượng nước rò rỉ lẫn dầu ước tính: 0,01 m 3 /ng.đ.

Dầu từ quá trình sửa chữa hoặc thay dầu máy biến áp sẽ được tháo xuống bể thu trên móng máy biến áp, sau đó chảy vào bể chứa nước + dầu (ngăn 1) có kích thước (BxLxH)

=1,8x2,5x2m để tích trữ Khi dầu dâng đến cao trình thấp hơn đỉnh ống thép 15cm cần phải hút dầu để xử lý, đảm bảo không cho dầu chảy vào ngăn 2

Dự báo thành phần và số lượng các loại chất thải nguy hại được thể hiện chi tiết ở bảng sau:

Bảng 3 5 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành

T Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Khối lượng phát sinh (kg/năm)

1 Giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt Rắn 18 02 01 12

2 Bao bì cứng thải bằng nhựa Rắn 18 01 02 45

3 Dầu thủy lực tổng hợp thải Lỏng 17 01 06 130

4 Hộp mực in thải có thành phần nguy hại Rắn 08 02 04 10

5 Bình ắc quy thải Rắn 19 06 01 20

6 Nước lẫn dầu thải từ hoạt động thay thế tua bin Lỏng 17 05 05 10

Tổng khối lượng CTNH phát sinh trong nhà máy thủy điện khoảng 227 kg/năm là không quá lớn Tuy nhiên, nếu không được thu gom, xử lý sẽ tác động xấu đến môi trường xung quanh.

* Biện pháp thu gom, xử lý:

- Công ty bố trí 01 khu vực lưu chứa chất thải nguy hại, có diện tích 06 m 2 , có kích thước chiều dài 3,0m, chiều rộng 2,0m Kho được thiết kế kiểu kho kín, có mái che, nền cao được lát bê tông và đặt tại nơi có cao trình đảm bảo, xa khu dân cư, khu lán trại để tránh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ và đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên; bố trí biển cảnh báo cháy tại khu vực lưu chứa

- CTNH được thu gom, phân loại và cho vào từng thùng chứa có dán nhãn mã chất thải nguy hại khác nhau và có dán nhãn dấu hiệu cảnh báo với từng mã CTNH lưu chứa theo quy định

- Bố trí 5 thùng chứa CTNH có dung tích 200l đựng giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, dầu nhớt thải tại kho chứa CTNH Các thùng chứa được dán nhãn tên của từng loại chất thải nguy hại.

- Cuối ngày, sẽ thu gom các CTNH phát sinh về lưu giữ trong các thùng chứa lớn bố trí trong kho chứa CTNH (các loại CTNH khác nhau sẽ được lưu giữ trong các thùng chứa riêng biệt) Định kỳ 1 năm 1 lần sẽ chuyển giao cho đơn vị có giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại.

Hình 3.5 Khu vực lưu chứa CTNH

Thực hiện quản lý theo quy định về quản lý CTNH theo quy định của Thông tư02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 củaChính phủ.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn độ rung

Hoạt động quay của các turbine, máy nén khí, quạt thông gió sẽ gây tiếng ồn lớn Để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung tại các khu vực này cần thực hiện các biện pháp sau:

- Bố trí khoảng cách giữa các máy móc, thiết bị có độ ồn lớn hợp lý.

- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ các máy móc, thiết bị để đảm bảo máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt.

- Tổ chức làm việc theo 3 ca, 5 kíp để giảm tác động của tiếng ồn, độ rung đối với cán bộ, công nhân viên vận hành trạm.

- Trồng cây xanh tại khu vực nhà điều hành, khu Nhà máy và các khu vực đất trống thích hợp để hạn chế tiếng ồn phát tán, làm đẹp cảnh quan môi trường.

- Kiểm tra thường xuyên và siết lại các ốc, vít bị lỏng, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, phương tiện máy móc của nhà máy, nhằm hạn chế các nguồn phát sinh tiếng ồn

- Bề mặt trong của các bức tường tại cơ sở sửa chữa bảo dưỡng và khu vực hoạt động của tuabin được thiết kế với bề mặt sần sùi nhằm cách âm với môi trường ngoài, hạn chế tác động của tiếng ồn đến môi trường xung quanh

- Lắp đặt các tấm đệm làm bằng cao su hoặc xốp cho các thiết bị nhằm làm giảm chấn động do thiết bị gây nên.

- Trang bị thiết bị tránh tiếng ồn cho công nhân làm việc

- Các quạt, bơm đều nằm ở bệ bê tông riêng biệt dưới tầng trệt, không liên kết vào khung, sàn nhà nên tránh rung động phát ra tiếng ồn.

Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

6.1 Sự cố cháy nổ Để đảm bảo an toàn về PCCC cho công trình, Chủ đầu tư thực hiện xây dựng và thực tập phương án PCCC, cứu hộ cứu nạn, bố trí các phương tiện phòng chống cháy, nổ tập trung tại các khu của dự án Bên cạnh đó bố trí hợp lý các biển hiệu cấm lửa tại các khu vực nhạy cảm Thường xuyên cảnh báo và tập huấn cán bộ về công tác phòng và chống cháy nổ, đảm bảo các yêu cầu và nội dung cụ thể sau:

+ Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

+ Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.

+ Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

+ Đặt các biển cấm hút thuốc lá tại các khu vực dễ cháy

+ Kiểm tra việc bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc, các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy Tổ chức tổ chức thực tập định kỳ mồi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.

+ Phương án PCCC cho dự án được lập và trình các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo các quy định hiện hành.

+ Nguồn nước dùng chữa cháy của nhà máy thủy điện này được lấy từ bể nước phòng cháy được đặt ở cao trình 210m gần Giếng điều áp, bể nước phòng cháy được lấy từ khe suối bản Hành sau khi lọc qua thiết bị lọc và tăng áp qua thiết bị cấp nước chữa cháy thì sẽ cấp nước cho mạng lưới ống chữa cháy.

Nội quy tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, nội quy PCCC niêm yết đầy đủ: 10 bộ

Hệ thống giao thông, lối thoát nạn: Các hạng mục giao thông; kiến trúc xây dựng nhà máy; lối thoát nạn; hệ thống chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn; hệ thống chống sét, nối đất an toàn; hệ thống báo cháy tự động; hệ thống chữa cháy vách tường; hệ thống chữa cháy tự (phun sương) cho máy biến áp và phương tiện chữa cháy tại chỗ theo đúng nghiệm thu, không có thay đổi.

Hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động gồm: 01 tủ trung tâm báo cháy 05 kênh được lắp đặt tại phòng điều khiển trung tâm; các kênh báo cháy tại các cao trình lắp đặt theo thiết kế (10 đầu báo cháy khói quang, 05 đầu báo cháy nhiệt; 04 tổ hợp nút ấn chuông đèn báo cháy) Các thiết bị của hệ thống báo cháy đề của Đài Loan sản xuất Hiện tại các đầu báo nhiệt, báo khói và các nút ấn báo cháy hoạt động tốt

Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố

Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn lối thoát nạn lắp đặt tại các cao trình và cầu thang thoát nạn (09 đèn chỉ dẫn thoát nạn, 24 đèn chiếu sáng sự cố) hoạt động tốt.

Hệ thống chữa cháy bằng nước gồm: 02 máy bơm chữa cháy động cơ Windy

KP(R)50-250/15 (Q'÷78m3/h, Hp.8÷50.5m.c.n, 05 họng nước chữa cháy vách tường (có lăng, vòi cùng chủng loại kèm theo); 04 trụ nước chữa cháy ngoài nhà kèm theo lăng, vòi chữa cháy (02 trụ tại nhà máy và 02 trụ tại trạm biến áp) 01 máy phát Diezel dự phòng, 28 đầu phun hở (Spray) trên 02 giàn phun bao quanh máy biến áp T1 tại trạm biến áp ngoài trời và 01 van tay các thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, làm việc tốt.

Phương tiện chữa cháy ban đầu

- Bình chữa cháy xe đẩy MT35: đầy đủ 05 bình theo thiết kế;

- Bình chữa cháy xách tay MT5: đầy đủ 20 bình theo thiết kế;

- Bình chữa cháy xách tay MFZ4: đầy đủ 20 bình theo thiết kế;

- Máy bơm nước di động.

- Nội quy, tiêu lệnh chữa cháy: 05 bộ đầy đủ;

- Vệ sinh công nghiệp toàn bộ khu vực nhà máy đảm bảo an toàn PCCC, thoát nạn.

Hệ thống nối đất chống sét a Hệ thống chống sét

Nhà máy được thiết kế trạm phân phối kiểu mở ngoài trời, việc bảo vệ chống sét đánh thẳng chủ yếu được thực hiện nhờ dây chống sét và cột thu lôi Trạm phân phối có tổng cộng có 2 mạch ra 110kV và đều được mắc dây chống sét trên toàn đường dây Dây chống sét được mắc liền đến giá dây ra trong nhà máy Từ giá dây vào trong nhà máy đến nóc nhà máy phụ cũng mắc dây chống sét, cả MBA chính đặt trên nóc nhà máy phụ và các thiết bị phân phối điện cao áp khác đều nằm trong vòng bảo vệ của các dây chống sét này

Việc bảo vệ sóng sét xâm nhập chủ yếu được thực hiện bởi chống sét van Chống sét van thép tròn mạ đồng được lắp đặt trên dây ra trạm phân phối Ngoài ra, theo yêu cầu quy phạm, tại phía cao áp của mỗi MBA chính trên nóc nhà máy phụ có lắp đặt 1 cụm chống sét van thép tròn mạ đồng Ở giữa máy cắt đầu ra máy phát và máy phát có lắp đặt chống sét van thép tròn mạ đồng kiểu động cơ điện để có thể bảo vệ một cách hiệu quả việc cách điện cho máy phát Tại phía hạ áp MBA chính cũng lắp các chống sét van ô thép tròn mạ đồng của toàn nhà máy để phòng tránh một cách hiệu quả những ảnh hưởng có hại do quá điện áp ngẫu hợp gây ra đối với cách điện cuộn dây hạ áp MBA chính.

Nhà máy đều có kết cấu bê tông cốt thép, có thể tận dụng cốt thép trong bê tông hàn nối thành lưới và liên kết với lưới nối đất chính thực hiện việc chống sét Mái nhà máy chính tận dụng kết cấu giá thép làm thành bộ đón chớp dạng mắt lưới dùng để chống sét. b Phối hợp cách điện Điểm lắp đặt các thiết bị điện của nhà máy có cao độ so với mặt nước biển không quá 1000m, cấp ô nhiễm của môi trường cách điện ngoài thiết bị là cấp II, tỉ lệ khoảng cách điện áp bước là 20mm/kV.

Mức cách điện của thiết bị 110kV được xác định bởi điện áp chịu xung sét, lấy điện áp tàn dư 10kA xung sét của chống sét van làm chuẩn, hệ số phối hợp lấy giá trị không dưới 1,4. Mức cách điện của thiết bị điện 10kV và điểm trung tính MBA chính được lấy theo “Phối hợp cách điện và quá điện áp của thiết bị phân phối điện xoay chiều” số DL/T620-1997.

Cách điện trạm phân phối dùng sứ cách điện, khoảng cách điện áp bước của thiết bị và số tấm cách điện được chọn theo điện áp vận hành cao nhất, khoảng cách rò điện áp đơn vị 110kV lấy bằng 20mm/kV, khoảng cách điện áp bước của mỗi tấm cách điện là 300mm.

Chuỗi cách điện chịu kéo 110kV lấy 9 tấm, chuỗi cách điện treo đều lấy 8 tấm Cường độ tấm cách điện được chọn theo độ lớn nhỏ của tải trọng dây dẫn, chọn loại XP-70. c Hệ thống nối đất

Công trình duy trì dòng chảy tối thiểu

Dự án thủy điện Bản Hồ là công trình sau đập, phía hạ lưu là hồ chứa Nậm Củn, mực nước dâng hồ Nậm Củn là 385m, ngập chân nhà máy Bản Hồ vì vậy Nhà máy Bản Hồ không phải tính toán xả nước môi trường.

Biện pháp giám sát vận hành:

Các công trình thủy điện hầu như chỉ chú trọng đến hiệu quả phát điện, còn nhiệm vụ chống lũ chỉ là nhiệm vụ kết hợp, tuy nhiên đối với hồ Bản Hồ với dung tích hữu ích nhỏ không có khả năng phòng lũ, thì vào những mùa mưa, lượng nước về nhiều sẽ cần phải điều chỉnh mực nước trước lũ để khả năng điều tiết dòng chảy một cách điều hòa trong mùa lũ là cao nhất Hiệu quả phát điện có thể giảm sút, nhưng hiệu quả môi trường và an toàn công trình chắc chắn được đặt lên hàng đầu

Bảo đảm chất lượng nước hồ, ngăn ngừa phú dưỡng hoá: Biện pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước hồ chứa khi tiến hành tích nước vào hồ là thu dọn lòng hồ đạt yêu cầu trước khi tiến hành ngăn dòng.

Dự án đã lắp đặt Camera giám sát hoạt động xả nước duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lưu lượng xả hoàn toàn đúng theo quyết định số 45/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày12/01/2023 về việc công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện.

8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Không có.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1 Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ khu vực nhà máy

- Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt từ khu vực nhà điều hành, nhà ở cán bộ, công nhân - Nguồn số 03: Nước thải sinh hoạt từ nhà quản lý đập thủy điện

Lượng nước cấp sinh hoạt cho 15 cán bộ công nhân viên nhà máy là 1,8 m 3 /ngày đêm, nguồn nước thải định mức bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt nên có lưu lượng là 1,44 m 3 /ngày đêm.

2 Lưu lượng xả thải lớn nhất: 06 m 3 /ngày.đêm (bao gồm cả nước mặt), cụ thể:

+ Khu vực nhà máy thủy điện: 2 m 3 /ngày.đêm.

+ Khu nhà điều hành, nhà ở cán bộ, công nhân: 3,5 m 3 /ngày.đêm.

+ Khu vực tuyến đập: 0,5 m 3 /ngày.đêm.

3 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

Cơ sở có 03 nguồn nước thải riêng biệt là nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B); Toàn bộ nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đạt Quy chuẩn chảy ra nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là suối Chăn.

Do vậy, chủ cơ sở đề nghị cấp phép 03 dòng nước thải bao gồm:

+ 01 dòng nước thải sinh hoạt khu vực nhà máy sau xử lý đạt cột B, QCVN 14:2008/ BTNMT trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là suối Mường Hoa

+ 01 dòng nước thải sinh hoạt khu vực nhà nhà điều hành sau xử lý đạt cột B, QCVN 14:2008/BTNMT trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là suối La Ve

+ 01 dòng nước thải sinh hoạt khu vực tuyến đập sau xử lý đạt cột B, QCVN 14:2008/BTNMT trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là suối Mường Hoa.

3.2 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

Chủ cơ sở đề nghị cấp phép cho 03 điểm xả nước thải bao gồm:

- Tọa độ vị trí xả nước thải:

Vị trí điểm xả nước thải

STT Tên điểm xả Vị trí Tọa độ

1 ĐXNT1 Khu vực nhà máy thủy điện 2462770.72 420066.50

2 ĐXNT2 Khu vực nhà điều hành, nhà ở cán bộ, công nhân 2462967.88 419402.44

3 ĐXNT3 Khu vực sau nhà quản lý đập 2462783.61 420040.23

- Phương thức xả thải: Tự chảy.

- Chế độ xả thải: gián đoạn.

- Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối La Ve, suối Mường Hoa.

3.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 15 cán bộ, công nhân viên với thành phần đặc trưng gồm hợp chất hữu cơ (BOD, COD), dầu mỡ động thực vật, Coliform

- Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành:

+ Nước rò rỉ có lẫn dầu chủ yếu chứa dầu mỡ rò rỉ từ các máy móc thiết bị trong nhà máy, các cặn bẩn từ quá trình vệ sinh thiết bị, không chứa các chất hữu cơ hay các chất độc hại.

Nước thải của Cơ sở bao gồm nước thải sinh hoạt đã được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B) và nước thải phát sinh trong quá trình vận hành đã được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B) thoát ra nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là La Ve, Mường Hoa.

Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải không vượt quá QCVN14:2008/BTNMT, cột B với hệ số K=1 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải của Cơ sở được trình bày chi tiết tại bảng sau:

Thông số phân tích Đơn vị

Giới hạn của các chất ô nhiễm

Tần suất quan trắc định kỳ

1 pH - 5-9 5,5-9 Không thuộc đối tượng phải

4 Chất rắn lơ lửng mg/l 100 100

(TSS) giám sát môi trường định kỳ (theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ -CP)

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

Quá trình hoạt động của cơ sở không phát sinh tiếng ồn và rung động lớn như những đơn vị sản xuất hoặc loại hình công nghiệp khác Tiếng ồn, độ rung tại cơ sở phát sinh chủ yếu từ hoạt động quay của các turbine, máy nén khí, quạt thông gió và hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy.

+ Từ các phương tiện giao thông ra vào nhà máy: Nguồn phát sinh không liên tục, thông thường thời điểm phát sinh tiếng ồn từ các phương tiện đi lại của cán bộ, công nhân viên tại nhà máy.

 Từ các máy móc, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất như các động cơ của máy móc, tuabin… Các nguồn này thường mang tính cục bộ, ở những khoảng cách khác nhau mức độ ồn và rung sẽ khác nhau Công nhân viên được bố trí lịch làm việc theo ca, được trang bị quần áo bảo hộ lao động và thực hiện đúng các chế độ về an toàn lao động, không để người lao động có thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian liên tục quá 8 tiếng, văn phòng làm việc được bố trí cách ly với gian máy

2 Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung cụ thể như sau

Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn: Áp dụng QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Bảng 4 1 Giá trị giới hạn về tiếng ồn

Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA) Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA) Ghi chú

Giá trị giới hạn đối với độ rung: Áp dụng QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA) Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA) Ghi chú

D Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

Dự án không thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, tuy nhiên theo quy định về quản lý chất thải nguy hại, Chủ đầu tư đăng ký các loại chất thải nguy hại phát sinh như sau:

Bảng 4 2 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh

T Tên chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH Khối lượng phát sinh (kg/năm)

1 Giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt Rắn 18 02 01 12

2 Bao bì cứng thải bằng nhựa Rắn 18 01 02 45

3 Dầu thủy lực tổng hợp thải Lỏng 17 01 06 130

4 Hộp mực in thải có thành phần nguy hại Rắn 08 02 04 10

5 Bình ắc quy thải Rắn 19 06 01 20

6 Nước lẫn dầu thải từ hoạt động thay thế tua bin Lỏng 17 05 05 10

- Vị trí khu tập kết chất thải nguy hại:

- Diện tích: Khu vực lưu chứa chất thải nguy hại của nhà máy thủy điện Bản Hồ có diện tích 6m 2 (kích thước 2x3m), bên trong bố trí 05 thùng chứa chất thải nguy hại có dung tích 200l đựng dầu thủy lực thải, dẻ lau, gang tay dính dầu mỡ thải, , có dán nhãn, đánh mã CTNH để chứa chất thải nguy hại phát sinh, có phân lô, dán biển cảnh báo và trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy.

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

Chương trình quan trắc môi trường của dự án thủy điện Bản Hồ thực hiện theo nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 2178/QĐ-UBND ngày 13/7/2018 của UBND tỉnh Lào Cai:

Về giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt:

- Thông số giám sát: pH; TSS; COD; BOD5, NO3 -; PO4 3-, Tổng dầu mỡ; Coliform.

- Vị trí giám sát: Nước thải sinh hoạt tại hệ thống thoát nước chung của Nhà máy.

- Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14/2008/BTNMT (cột B) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Trong 2 nằm liền kề trước thời điểm lập báo cáo đề xuất, cơ sở đã thực hiện giám sát môi trường định kỳ đối với nước thải sinh hoạt tại điểm thải ra môi trường năm 2021 thông qua việc lấy mẫu phân tích chất lượng nước thải như sau:

STT Thông số Đơn vị

Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt QCVN

Kết quả quan trắc nước thải năm 2022 như sau:

STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt QCVN

2 Chất rắn lơ lửng (TSS)

3 Nhu cầu oxy sinh hóa

4 Nhu cầu oxi hóa học

7 Dầu, mỡ động thực vật mg/l 0,67 3,6 20

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước mặt

Kết quả quan trắc nước mặt định kỳ trong năm 2021 được thể hiện dưới đây.

- Thông số giám sát: pH * , TSS, (DO) * , COD * , (BOD5) * , NH4 +, Cl - , SO4 2-, NO2 - , NO3 -; PO4 3-, Cu, Pb, Zn, Fe, Tổng N, Tổng P, Tổng dầu mỡ, Coliform

- Vị trí giám sát: Nước tại hồ chứa cách đập 100m

- Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT(Cột B1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích nước mặt QCVN 08-

Kết quả quan trắc nước mặt năm 2022 như sau:

STT Thông số Đơn vị

Kết quả phân tích nước mặt QCVN 08-

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Do dự án thủy điện Bản Hồ không phát sinh nước thải sản xuất nên không phải xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung (chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống bể tự hoại), không phát sinh khí thải công nghiệp nên không phải xây dựng công trình xử lý khí thải, do vậy dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

Giám sát môi trường nước thải

Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và điểm a khoản 1 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: Hoạt động của cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc môi trường nước thải Do đó, Chủ cơ sở không đề xuất chương trình giám sát môi trường nước thải ở chương này.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Chủ cơ sở sẽ thực hiện việc quan trắc nước thải khi cần thiết để tự theo dõi, giám sát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép đối với nước thải trước khi thải ra môi trường (theo quy định tại khoản 6 Điều 111 Luật Bảo vệ Môi trường 2020).

Giám sát môi trường khí thải

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 112 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và điểm a, b khoản 1 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: Hoạt động của cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc môi trường khí thải Do đó, Chủ cơ sở không đề xuất chương trình giám sát đối với dự án này.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Chủ cơ sở sẽ thực hiện việc quan trắc khí thải khi cần thiết để tự theo dõi, giám sát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo khí thải được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép (theo quy định tại khoản 6 Điều 112Luật Bảo vệ Môi trường 2020).

Giám sát khác

Để đảm bảo trong quá trình hoạt động dự án không gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, sức khoẻ cộng đồng và đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống, hạn chế ô nhiễm thì công tác giám sát môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng.

4.1 Giám sát chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

- Giám sát khối lượng và chủng loại phát sinh và công tác quản lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn.

- Quy định giám sát chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại: Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2022/TT - BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

4.2 Giám sát xói lở bờ suối, hồ, và sạt lở tuyến năng lượng

Nhiệm vụ: Trong thời gian vận hành, hàng năm tổ chức các đợt khảo sát nhằm phát hiện các hiện tượng xói lở bờ hồ, bờ suối, xác định quy mô và mức độ xói lở nhằm kịp thời có các biện pháp xử lý thích hợp.

Tần suất: 6 tháng/lần trong những năm đầu tích nước (5 năm); 1 lần/năm trong 10 năm vận hành tiếp theo.

Vị trí giám sát: xung quanh khu vực bờ hồ; trên tuyến năng lượng, khu vực từ nhà máy về phía hạ lưu 1 km.

4.3 Giám sát bồi lắng lòng hồ

Nhiệm vụ: Mục đích là giám sát tốc độ bồi lắng lòng hồ, phát hiện và kịp thời xử lý các biến cố bất thường

Thời gian quan trắc: trong thời gian vận hành của công trình.

4.4 Giám sát an toàn đập

Nhiệm vụ: Trong suốt quá trình vận hành, Chủ đầu tư thực hiện chương trình giám sát, quản lý an toàn đập bằng hệ thống quan trắc tự động bằng các thiết bị chuyên dụng. Đối tượng quan trắc: độ thấm nước qua đập, độ biến dạng đập.

Khi có biểu hiện biến động bất thường, Chủ đầu tư sẽ kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục.

* Giám sát các vấn đề môi trường khác

- Giám sát an toàn PCCC: Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Giám sát sự trượt, sụt, lở: Cử cán bộ theo dõi nguy cơ xảy ra các sự cố trượt, sụt, lở đất đá Quá trình này được ghi trong sổ nhật ký theo dõi của bộ phận quản lý dự án để theo dõi sự biến động theo không gian và thời gian để chủ đầu tư có biện pháp, khắc phục các tác động do sự cố gây ra Tần suất thực hiện: hàng ngày

- Giám sát các hệ thống cấp thoát nước Tần suất thực hiện: 1 tháng/lần.

- Giám sát dòng chảy môi trường: bằng camera giám sát

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Các tồn tại, vi phạm

- Không duy trì dòng chảy sau đập đối với Công trình thủy điện Bản Hồ trong thời gian từ 01/3/2021 đến 29/9/2022.

- Làm sai lệch số liệu quan trắc, giám sát tài nguyên nước tại trông trình thủy điện Bản Hồ từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2022.

- Công ty đã khai thác với lưu lượng lớn nhất là 3.95m 3 /s trong 81 giờ của 33 ngày vào các tháng 2,3,5,6,7,8,9 năm 2022 để phát điện với công suất lắp máy từ 1.000 Kw đến dưới 2.000 Kw tại công trình thủy điện Bản Hồ, tương ứng với sản lượng điện phát vượt của công trình thủy điện Bản Hồ trong thời gian nêu trên là 121.500 kWh.

Kết quả khắc phục

Công ty CP Công nghiệp Việt Long đã thực hiện nộp phạt hành chính theo Quyết định số 01/QĐ-XPHC ngày 10/01/2023 của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc

Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với Công trình thủy điện Bản Hồ. Đồng thời chỉ đạo cán bộ, công nhân nghiêm túc thực hiện vận hành nhà máy thuỷ điện Bản Hồ theo đúng công suất được phê duyệt, duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định,không can thiệp số liệu quan trắc, giám sát tài nguyên nước.

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

- Về nước thải: Chủ dự án cam kết sẽ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) về nước thải sinh hoạt, QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) về nước thải công nghiệp như đã trình bày trong báo cáo

- Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình vận hành Dự án phải có các biện pháp giảm thiểu, đảm bảo tuân thủ quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- Tiếng ồn trong quá trình vận hành dự án phải có biện pháp giảm thiểu, đảm bảo tuân thủ quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

- Về chất thải rắn thông thường: được thu gom và quản lý đúng quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Chất thải rắn thông thường phát sinh hàng ngày tại tòa nhà sẽ được đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển, xử lý hàng ngày

- Về chất thải nguy hại: được thu gom vào nơi quy định và ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng được phép thu gom và xử lý chất thải theo quy định của quản lý chất thải nguy hại Chủ dự án sẽ bố trí kho lưu trữ chất thải nguy hại cùng quá trình thu gom/lưu giữ, vận chuyển CTNH của cơ sở theo đúng quy chế quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại.

- Đảm bảo vận hành liên tục, đúng quy trình và hiệu quả các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

- Chủ dự án cam kết duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định của pháp luật.

- Giấy phép vệ môi trường này chỉ phục vụ cho công tác quản lý môi trường của dự án, không sử dụng cho các mục đích khác.

Cam kết thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

Trong quá trình thực hiện dự án, chủ dự án cam kết thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường:

- Cam kết thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 01/07/2020 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

- Cam kết các công trình xử lý được xây dựng và hoàn thành đồng thời với việc xây dựng dự án.

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.

Chúng tôi gửi kèm theo đây các văn bản có liên quan đến dự án (tại phần Phụ lục).Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường, kể cả các tài liệu đính kèm Nếu có sai phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Ngày đăng: 19/06/2023, 18:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w