Đánh giá tác động môi trường mỏ

104 820 7
Đánh giá tác động môi trường mỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KÍ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG TrangLỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC THAN VIỆT NAM2I.1. Tình hình hoạt động của ngành khai thác than trong nước……………....….2I.1.1. Tài nguyên than Việt Nam2I.1.2. Tình hình khai thác than hiện nay4 I.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên ngành than6I.2.1. Môi trường không khí6I.2.2. Môi trường nước7I.2.3. Môi trường đất9I.2.4. Rừng và hệ sinh thái10I.3. Hiện trạng sản xuất ngành than10I.4. Môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp10I.5. Hiện trạng bảo vệ môi trường ngành than12I.6. Định hướng phát triển của ngành khai thác than14I.6.1. Về công tác thăm dò, khai thác than ở trong nước14I.6.2. Về công nghệ khai thác than15I.6.3. Về sàng tuyển và chế biến than16I.6.4. Về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành than16I.6.5. Về công tác an toàn và bảo vệ môi trường16CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC CỦA MỎ THAN NÔNG SƠN18II.1. Điều kiện tự nhiên18II.1.1. Vị trí địa lý18II.1.2. Địa chất20II.1.3. Đặc điểm vỉa than21II.1.4. Đặc điểm thuỷ văn22II.1.5. Đặc điểm khí hậu23II.2. Điều kiện kinh tế - xã hội24II.2.1. Dân cư lao động24II.2.2. Điều kiện kinh tế 24II.2.3. Điều kiện xã hội25II.3. Hiện trạng môi trường tự nhiên26II.3.1. Hiện trạng môi trường không khí26II.3.2. Hiện trạng môi trường nước30II.3.3. Chất lượng đất34II.3.4. Hiện trạng hệ sinh thái36II.4. Hàm lượng chất lượng phóng xạ ở mỏ than Nông Sơn37II.4.1. Các mẫu than được phân tích 37III.4.2. Đánh giá hàm lượng chất phóng xạ37II.5. Tình hình khai thác của mỏ than Nông Sơn38II.5.1. Khái quát chung về hệ thống khai thác than38II.5.2. Quy trình công nghệ khai thác than40CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG46III.1. Quá trình khai thác và dòng thải phát sinh46III.2. Các nguồn phát sinh tác động48III.2.1. Các nguồn phát sinh tác động trực tiếp48III.2.2. Các nguồn phát sinh tác động gián tiếp50III.3. Tải lượng chất thải và quy mô tác động51III.3.1. Lượng nước thải51III.3.2. Tải lượng bụi 56III.3.3. Tải lượng khí thải57III.3.4. Tiếng ồn, độ rung60III.3.5. Lượng chất thải rắn62III.4. Đánh giá tác động63III.4.1. Tác động môi trường không khí63III.4.2. Tác động của nước thải69III.4.3. Tác động đến nước ngầm71III.4.4 Tác động của chất thải rắn72III.4.5 Tác động đến môi trường đất73III.4.6. Tác động đến hệ sinh thái74III.4.7. Tác động đến kinh tế_văn hoá_xã hội78III.5. Dự báo những sự cố, rủi ro môi trường79III.5.1 Các rủi ro sự cố môi trường79III.5.2. Quá trình xoà mòn và rửa trôi bề mặt khu vực80III.5.3. Rủi ro về trượt lở đất đá, sứt đất80III.5.4. Sự cố về cháy nổ81III.5.5. Tai nạn lao động81III.5.6. An toàn giao thông, vận tải82III.5.7. Sự cố ngập úng82III.5.8. An ninh xã hội 82CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU, PHÒNG NGỪA NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU85IV.1. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung85IV.1.1. Trong công tác khoan nổ mìn85IV.1.2. Trong quá trình khoan85IV.1.3. Đối với các phương tiện vận tải, máy móc85IV.2. Biện pháp giảm thiểu, xử lý khí thải, bụi mỏ86IV.2.1. Công tác khoan nổ86IV.2.2. Tại khu sàng tuyển87IV.2.3. Theo tuyến đường vận chuyển87IV.2.4. Các phương tiện vận chuyển88IV.3. Biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm của chất thải rắn88IV.3.1 Chất thải sản xuất88IV.3.2. Chất thải nguy hại89IV.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt90IV.4. Biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm của nguồn nước90IV.4.1. Đối với nước thải sản xuất90IV.4.2. Đối với nước thải sinh hoạt95IV.5. Biện pháp giảm thiểu tác động địa hình96IV.5.1. Giảm chiếm dụng đất đai96IV.5.2. Đảm bảo ổn định nền móng bãi thải, bờ mỏ96IV.5.3. Phục hồi môi trừơng, cảnh quan khu vực 96IV.5.4. Phòng ngừa những rủi ro, sự cố môi trường99KẾT LUẬN102TÀI KIỆU THAM KHẢO103

Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN LỜI MỞ ĐẦU Than ở nước ta là một trong các loại tài nguyên có trữ lượng lớn. Công tác thăm dò, khai thác, kinh doanh sản xuất đã được tiến hành từ rất lâu. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội nhu cầu tiêu thụ than cho sinh hoạt và sản xuất tăng cao. Quá trình khai thác và chế biến cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Kèm theo đó là những hệ quả nặng nề để lại cho môi trường. Khai thác than là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường khá lớn về nhiều mặt: tiếng ồn, rung chấn, bụi, khí thải, nước thải Ngoài ra, khai thác than còn là hình thức sản xuất tồn tại khá nhiều những sự cố, rủi ro nghiêm trọng. Đó là những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng môi trường, đòi hỏi công tác quản lý bảo vệ môi trường cần có giải pháp thiết thực. Để hạn chế những tác động của công tác khai khoáng đến con người và môi trường. Việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đưa ra biện pháp để giảm thiểu những tác động đó là một việc làm cần thiết và cấp bách. Vì vậy luận văn tốt nghiệp em đã chọn đề tài “Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường”. Nội dung đồ án của em gồm những phần sau: • Tổng quan về ngành khai thác than Việt Nam. • Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường và tình hình khai thác của mỏ than Nông Sơn. • Đánh giá dự báo các tác động môi trường. • Đề xuất các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 1 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC THAN VIỆT NAM Than là loại khoáng sản được sử dụng là nguyên liệu đốt cho hầu hết các ngành công nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nhu cầu sử dụng than ngày càng nhiều. Đồng nghĩa với việc tốc độ khai thác than ngày càng tăng. Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Chất lượng môi trường nước, đất, không khí ở những khu vực khai thác than đã và đang bị huỷ hoại nặng nề. Điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khoẻ, đời sống của công nhân mỏ và dân cư khu vực. Than đóng vai trò quan trọng với ngành sản xuất nhiệt - điện và vai trò này sẽ còn được duy trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì cho đến năm 2030. Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0,9% đến 1,5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1,5%/năm, trong khi đó than non được sử dụng trong sản xuất điện tăng với mức 1%/ năm. Nhu cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0,9%. I.1. Tình hình hoạt động của ngành khai thác than trong nước I.1.1. Tài nguyên than Việt Nam Bể than Antraxit Quảng Ninh: Nằm về phía Đông Bắc Việt Nam, kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông Dương - Cái Bầu - Vạn Hoa dài khoảng 130 km, rộng từ 10 - 30 km, có tổng trữ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn. Trong đó: tính ở độ sâu -300m là 3,5 tỉ tấn đã được tìm kiếm thăm dò tương đối chi tiết, là đối tượng cho thiết kế và khai thác hiện nay. Tính ở độ sâu -1.000m có trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn đang được đầu tư tìm kiếm thăm dò. Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxit, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Bảng I.1: Trữ lượng than ở Quảng Ninh [1] Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 2 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN Tổng trữ lượng (ngàn tấn) Trữ lượng khai thác lộ thiên (ngàn tấn) Trữ lượng khai thác lò bằng (ngàn tấn) Trữ lượng khai thác giếng đứng (ngàn tấn) Trữ lượng đã thăm dò 215.476 470.356 2.837.808 Trữ lượng mỏ đang khai thác 1.422.362 192.442 150.793 1.079.127 Trữ lượng các mỏ chuẩn bị khai thác 333.563 12.410 113.746 207.407 (Nguồn: Công ty khảo sát thiết kế mỏ) Bể than đồng bằng sông Hồng (ĐBSH): nằm trọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng, thuộc các tỉnh thành phố: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội,…và dự kiến còn kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt Nam. Với diện tích khoảng 3500 km 2 , với tổng trữ lượng dự báo khoảng 210 tỷ tấn. Khu vực Khoái Châu với diện tích 80 km 2 đã được tìm kiếm thăm dò với trữ lượng khoảng 1,5 tỷ tấn. Trong đó khu vực Bình Minh với diện tích 25 km 2 đã được thăm dò sơ bộ với trữ lượng 500 triệu tấn hiện đang được tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác để mở mỏ đầu tiên. Các vỉa than thường được phân bố ở độ sâu -100 đến -3500m và có khả năng còn sâu hơn nữa. Than thuộc loại Asbitum B rất thích hợp với công nghệ nhiệt điện, xi măng, luyện thép và hoá chất. Các mỏ than vùng Nội địa: Có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bố ở nhiều tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: Than nâu - lửa dài (mỏ than Na Dương, mỏ than Đồng Giao); than bán Antraxit (mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Nông Sơn); than mỡ (mỏ than Làng Cẩm, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khe Bố) , và còn nhiều mỏ than hiện đang được khai thác. Các mỏ than Bùn: Phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam. Đây là loại than có độ tro cao, nhiệt lượng thấp, ở một số khu vực có thể khai thác làm nhiên liệu, còn lại chủ yếu sẽ được sử dụng làm phân bón phục vụ nông nghiệp. Tổng trữ lượng than bùn trong cả nước dự kiến có khoảng 7 tỉ tấn. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 3 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN Bảng I.2: Thống kê trữ lượng than Việt Nam [1] TT Mỏ than Trữ lượng (tỷ tấn) Phần trăm (%) Loại than Mục đích sử dụng 1 Bể than Antraxit Quảng Ninh 10,5 4,6 Antraxit Nhiên liệu đốt cho nhà máy nhiệt điện. 2 Bể than đồng bằng sông Hồng 210 92 Asbitum B Nhiên liệu cho công nghệ nhiệt điện, xi măng, luyện thép và hoá chất. 3 Các mỏ than vùng Nội địa 0,4 0,17 Than nâu - lửa dài Than mỡ Than bán antraxit Chất đốt sinh hoạt (pha trộn với than antraxit. - Dùng chủ yếu cho ngành luyện kim. 4 Mỏ than Bùn 7 3,13 Than bùn Làm phân bón phục vụ nông nghiệp. Hình I.1: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm trữ lượng than Việt Nam I.1.2. Tình hình khai thác than hiện nay Theo Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng khai thác của Việt Nam năm 2007 là 49,14 triệu tấn, đứng thứ 6 trong các nước châu Á và thứ 17 trên thế giới, chiếm 0,69% sản lượng thế giới. Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 4 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN Nam (TKV) hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏ có công suất từ 1÷3 triệu tấn/năm. Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có công suất từ 1 triệu tấn trở lên: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy. I.1.2.1. Đối với mỏ than Quảng Ninh Quảng Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của TKV. Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Ðèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 60% sản lượng cho TKV. Đối với việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước đây, sản lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần sụt giảm, hiện nay còn khoảng 60%, trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng, một số mỏ có sản lượng dưới 0,5÷1 triệu tấn/năm. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò tăng, cho thấy những điều kiện khai thác được đảm bảo hơn, chi phí đầu tư xây dựng và khai thác tăng, dẫn tới giá thành sản xuất cũng sẽ tăng cao. Tuy trữ lượng địa chất của bể than Quảng Ninh là trên 3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp đưa vào quy hoạch xây dựng giai đoạn từ nay đến 2010-2020 mới ở mức 500÷600 triệu tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là -150m. Còn từ -150 ÷ -300m, cần phải tiến hành thăm dò địa chất, nếu kết quả thăm dò thuận lợi, thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, việc đầu tư cho mức dưới -150m sẽ được xem xét vào sau năm 2020. I.1.2.2. Đối với bể than đồng bằng sông Hồng Bể than ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đang trong quá trình nghiên cứu khảo sát, thăm dò địa chất để chuẩn bị cho dự án khai thác. Dự kiến sẽ thực hiện quá trình khai thác thử nghiệm trong năm 2015. Sẽ bắt đầu khai thác ở tỉnh Thái Bình, Hưng Yên nơi chiếm 90% trữ lượng. Theo TKV cho biết sẽ không áp dụng công nghệ khai thác than lộ thiên như ở Quảng Ninh hiện nay. Tại bể than ĐBSH, các vỉa than có thể khai thác chủ yếu nằm ở độ sâu -450m đến -1700m. Vì vậy, hai công nghệ chính dự kiến được lựa chọn áp dụng cho việc khai thác bể than ĐBSH là phương thức hầm lò và khí hóa than. Dự kiến từ nay đến 2015 sẽ tiến hành thử nghiệm bốn loại hình công nghệ gồm: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 5 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN - Khai thác hầm lò phần nông (-450 ÷ -600m); - Khai thác hầm lò phần dưới sâu (-600 ÷ -1200m); - Khí hóa than vỉa mỏng; vừa nằm nông (-300 ÷ -450m); vừa nằm sâu (-450 ÷ -900m). Điều đáng lo ngại lớn nhất cho việc khai thác than tại bể than ĐBSH là sự ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm và sự lún sụt đất của vùng châu thổ sông Hồng. Các dự án phát triển bể than này rất nhạy cảm về mặt môi trường, liên quan đến quy hoạch tổng thể trên các địa bàn quan trọng như Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. I.1.2.3. Đối với mỏ than Khánh Hoà Xí nghiệp Than Khánh Hoà là đơn vị khai thác than lộ thiên thuộc Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc. Năm 2009, Công ty than Khánh Hoà được giao sản xuất và tiêu thụ một sản lượng than, cao nhất so với từ trước đến nay (khai thác, sản xuất và tiêu thụ trên 700.000 tấn than, bóc 5.400.000 m 3 khối đất đá). Năm 2010, sản xuất và tiêu thụ than của khu mỏ đã gặp nhiều khó khăn, do khai thác than ngày càng xuống sâu. Mỏ than Khánh Hoà sẽ khai thác hầm lò công suất 200.000 tấn/năm và khởi công khai thác ở độ sâu - 600m. I.1.2.4. Đối với mỏ than Núi Hồng Than Núi Hồng là mỏ khai thác lộ thiên từ vài thập kỉ qua. Mỏ Núi Hồng có điều kiện khai thác khá thuận lợi. Tỷ lệ bóc đất hiện nay của Núi Hồng là 1-1. Tuy nhiên, sản lượng than của Núi Hồng không cao, chỉ vào khoảng 250 ngàn tấn/năm. Trữ lượng than ở các mỏ lộ thiên đang dần cạn kiệt. Để ứng phó trước thực trạng này, một số đơn vị đã đầu tư công nghệ mới để chuyển dần sang khai thác hầm lò. Sản lượng khai thác than ở Núi Hồng đang duy trì ở mức 300.000 tấn/năm. I.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên ngành than Tất cả các khu mỏ khai thác than hiện nay, khu vực nào cũng phát sinh nhiều những tác động gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Mức độ ô nhiễm của quá trình khai thác được thể hiện như sau. I.2.1. Môi trường không khí Theo bản báo cáo về môi trường của TKV trong tháng 6.2009, tại vùng than Quảng Ninh hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2 – 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ). Các khu vực chịu ảnh Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 6 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN hưởng nặng nề nhất do bụi là Mạo Khê, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả. Ở các vùng khai thác than khác như Quán Triều (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam), hàm lượng bụi tại các khu vực dân cư gần các công trường, xưởng sàng than cũng vượt TCCP 2,2 - 4,2 lần. Các khu vực hầm lò bị ô nhiễm nặng khí thải CO và NO 2 . Trên toàn vùng khai thác than bị ô nhiễm khí thải CO, NO 2 , SO 2 . Các hoạt động sản xuất than đã làm ô nhiễm môi trường trên toàn khu vực từ Đông Triều đến Mông Dương. Tại thị xã Uông Bí, các cảng tiêu thụ than Điền Công, Bến Cân là nguồn phát sinh lượng bụi lớn kèm theo tiếng ồn. Từ đây, bụi do quá trình vận chuyển than bằng đường sắt và ôtô ra cảng đã gây ô nhiễm khu trung tâm thành phố Hạ Long. I.2.2. Môi trường nước I.2.2.1. Nước thải: Nước thải từ các moong khai thác được bơm lên và thải trực tiếp vào các kênh mương, sông suối không qua bể lắng và đi vào nguồn nước mặt. Nước này có độ axít tương đối cao, ở một số mỏ như Núi Béo, Hà Tu, Cao Sơn, Đèo Nai… có thể gặp loại nước có độ pH 2,2 - 3,6. Hàm lượng ion sunfat, cặn lơ lửng, ion kim loại cao. Tại vùng than Quảng Ninh, có khoảng 25 – 30 triệu m 3 /năm. Độ pH của nước thải mỏ luôn dao động từ 3,1 – 6,5. Hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt TCCP từ 1,7 – 2,4 lần, có nơi lên tới hơn 8 lần. Nước thải ở các mỏ than đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sông, suối, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lượng nước. Do những tác động lâu dài từ các hoạt động khai thác than nhất là hoạt động khai thác than trái phép, một số hồ thuỷ lợi tại vùng Đông Triều của Quảng Ninh đã bị Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 7 Hình I.2: Xe than xả khói bụi trên đường vận chuyển Hình I.2: Khói bụi phát sinh do cháy than Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN chua hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp tại đây. Theo Cục Bảo vệ môi trường (BVMT), tổng lượng nước rửa trôi bề mặt và nước thải hầm lò trong khai thác than khoảng 20÷25 triệu m 3 /năm, hầu hết không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải từ các bãi thải tại mỏ than Hà Lầm có hàm lượng BOD vượt 5,7 lần, COD vượt 5,3 lần, TSS vượt 3,9 lần so với TCCP. Lượng nước thải ở các mỏ hầm lò khá lớn, cụ thể mỏ Thống Nhất thải trung bình 1.500 - 2.000m 3 /ngày, mỏ Mông Dương khoảng 3600 m 3 /ngày. Nước thải có độ axit cao (pH 3,6 - 5,3). Tại mỏ Mông Dương, hàm lượng Sunfua vượt 1,9 lần, lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 2,0 lần; mỏ Khe Chàm có hàm lượng Mangan (Mn) vượt 2,8 lần; mỏ Dương Huy có hàm lượng (TSS) vượt 15,6 lần TCCP. Những chất ô nhiễm này được coi là nguyên nhân tàn phá môi trường. Hơn nữa, chúng có thể xâm thực gây nhiễm độc nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và lao động của những người dân trong khu vực. I.2.2.2. Nước ngầm: Do tác động của việc khai thác than đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, kể cả nước mặt và nước dưới đất. Những tảng đá bị đập vỡ sinh ra diện tích trao đổi hóa học và sinh học mới giữa nước và khoáng vật làm thay đổi hệ thống nước tự nhiên. Theo Cục Bảo vệ môi trường, thành phần hóa học của nước mặt vùng Hòn Gai - Cẩm Phả thay đổi cơ bản: giàu ion sunfat, giảm ion bicacbonat, mang tính axít. Hàng loạt suối, khe hồ bị san lấp vô tình dẫn đến cạn kiệt nguồn nước hoặc bị nhiễm bẩn. Đặc biệt, những khu vực này đều là đầu nguồn nước khai thác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân. Kết quả điều tra tại 150 giếng khoan, mạch lộ với kết quả 64 mẫu nước cho Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 8 Hình I.3: Dòng suối bị bồi lắng và đen sịt màu than Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN thấy, nguồn nước đã bị ô nhiễm, đặc biệt là nhiễm bẩn nitơ. Sông, suối nhỏ trên địa bàn đều bị ô nhiễm dẫn đến toàn bộ hệ thống nước ngầm của địa bàn này đều bị hủy hoại. I.2.3. Môi trường đất Khai thác than làm thay đổi cơ bản địa chất địa hình khu vực. Dẫn đến sự thay đổi đời sống của hệ sinh thái. Bên cạnh đó phát sinh một khối lượng lớn đất đá, chất thải rắn…Tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường chung khu vực. Quá trình khai thác than nhất là hình thức khai thác lộ thiên sẽ phát sinh một khối lượng đất đá rất lớn. Việc sử dụng đất làm bãi thải và các công trình xây dựng của ngành than đã sử dụng một diện tích mặt bằng khá lớn. Sản lượng khai thác than nguyên khai hơn 40 triệu tấn năm, nên mỗi năm TKV ở Quảng Ninh thải ra ít nhất là 100 triệu m 3 chất thải rắn như đất, đá, xít. Dẫn đến nguy cơ sạt lở, vùi lấp sông suối, công trình, nhà cửa vùng sản xuất và tính mạng người dân. Tại các vùng khai thác theo công nghệ hầm lò, theo các tài liệu của tập đoàn TKV cho thấy, nhiều thập kỷ qua, hầu như chỉ có mở các đường lò mà không hề nghĩ tới chuyện hoàn thổ sau khi lò hết khả năng khai thác than. Theo đó, có thể thấy rằng dưới lòng đất những đường lò mới, cũ đan xen chằng chịt, xiên chéo nhau. Mức độ sử dụng đất làm bãi thải, khai trường ở một số mỏ than được thể hiện như sau: Bảng I.4: Mức độ chiếm dụng đất của các mỏ than [4] (Nguồn: Nguyễn Đức Quý, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4, 1996) I.2.4. Rừng và hệ sinh thái Ở những mỏ lộ thiên, cảnh quan bị con người thay đổi trầm trọng. Cây cối bị đốn để giải phóng địa bàn cho khai trường, một lượng lớn đất bị bốc dở và chất đống ở Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 9 TT Khu mỏ Diện tích (ha) Mức độ ô nhiễm 1 Mỏ than Quảng Ninh 750 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi thải và nước thải làm ô nhiễm đất nông nghiệp. Đổ thải làm ô nhiễm đất. 2 Mỏ than Khánh Hoà 274 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi thải và nước thải làm ô nhiễm đất nông nghiệp. 3 Mỏ than núi Hồng 100 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi thải và nước thải làm ô nhiễm đất nông nghiệp. Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN các bãi thải. Sau khi mỏ than khai thác ngừng hoạt động cảnh quan môi trường, hệ sinh thái và đời sống kinh tế xã hội địa phương sẽ hoàn toàn bị thay đổi. Môi trường sinh thái được cải thiện hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng quy hoạch khai thác mỏ và phương pháp hoàn thổ sau khi mỏ ngừng hoạt động. Hoạt động khai thác theo kiểu hầm lò với quy lớn có thể dẫn đến suy thoái rừng nghiêm trọng do phải đốn sạch rừng để lấy mặt bằng khai thác. Cơ sở hạ tầng được xây dựng cho việc khai thác tạm thời như đường xá, hầm mỏ cũng tác động đến môi trường. Trong trường hợp khai thác than sâu dưới lòng đất, một số lượng gỗ lớn còn được sử dụng để làm trụ chống hầm lò và làm nhiêu liệu để phục vụ hoạt động khai thác. I.3. Hiện trạng sản xuất ngành than Cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật, máy móc thiết bị đã hư hỏng và còn khá lạc hậu. Mức độ tổn thất còn cao và việc tận dụng các khoáng sản đi kèm còn ít. Làm giảm hiệu quả khai thác tài nguyên, làm gia tăng tác động môi trường. Hằng năm tiêu hao khối lượng vật tư rất lớn bao gồm: thuốc nổ công nghiệp, xăng dầu, điện năng…Một số loại vật tư, nhiên liệu đặc biệt là nhiều loại vật liệu nổ có độ an toàn thấp, tính năng kỹ thuật chưa tiên tiến, gây nguy hiểm đối với con người và môi trường. Chi phí vật liệu, nhiên liệu và năng lượng trong giá thành than sạch rất cao. Trong tương lai với quy sản lượng than tăng trong điều kiện khai thác ngày càng khó khăn. Khi đó khối lượng vật tư ngày càng lớn, kéo theo các chất thải và tác động môi trường do sản xuất than gây ra ngày càng trầm trọng hơn và chí phí sản xuất than càng cao. I.4. Môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp Khai thác than là một ngành công nghiệp mà người lao động phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Trong đó, nghề khai thác than hầm lò được xếp vào loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hiện nay công nghệ và kỹ thuật khai thác than hầm lò ở nước ta chưa có nhiều đổi mới, các thiết bị đa phần là cũ và không đồng bộ. Than vẫn được khai thác thủ công từ khâu khoan nổ, đào chống, xúc, vận tải Môi trường và điều kiện lao động dưới hầm lò rất khó khăn, nặng nhọc, thiếu ánh sáng, thao tác gò bó dễ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 10 [...]... Fax:(84.4)38693551 Trang 18 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN Hình II.1: Bản đồ địa lý khu vực mỏ than Nông Sơn Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 19 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Trương Thị... mỏ Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 12 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN Đặc biệt, từ năm 1999 đã thành lập quỹ môi trường than Việt Nam Đây là một trong số ít quĩ môi trường đầu tiên thành lập tại Việt Nam Nguồn vốn hình thành quĩ môi trường. .. được một số kết quả như sau: Hầu hết các mỏ và các đơn vị sản xuất kinh doanh than đã thành lập và được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, là cơ sở ban đầu cho việc quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm Năm 1998, TKV đã thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững... lao động CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC CỦA MỎ THAN NÔNG SƠN Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 17 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN II.1 Điều kiện tự nhiên II.1.1 Vị trí địa lý Mỏ. .. khắc phục và từng bước giải quyết tốt các vấn đề về môi trường trong hoạt động khai thác than, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế giới; Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551 Trang 16 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN - Kiểm... trạng môi trường tự nhiên [4] II.3.1 Hiện trạng môi trường không khí II.3.1.1 Điều kiện vi khí hậu Môi trường vi khí hậu được đặc trưng bởi yếu tố khí tượng: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất khí quyển Sự tác động tổng hợp của các yếu tố này lên cơ thể người lao động, tới khả năng phát tán các chất ô nhiễm trong môi trường không khí và là một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ tối ưu của môi trường. .. hưởng gì đến việc canh tác, trồng hoa màu của dân không II.3.3.1 Giá trị pH Thang đánh giá đất theo độ pH pH> 6 Không chua pH=5÷ 6 Chua nhẹ pH=4,5÷ 5 Chua vừa pH=4÷ 4,5 6 Chua nặng pH . 1738809,462 50 24 35, 024 3 106-3 1737611 ,58 2 50 2419,039 4 106-4 1737633 ,55 9 50 0820,181 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)3869 355 1 Trang 18 Đánh. Fax:(84.4)3869 355 1 Trang 5 Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN - Khai thác hầm lò phần nông (- 450 ÷ -600m); -. Kết quả điều tra tại 150 giếng khoan, mạch lộ với kết quả 64 mẫu nước cho Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)3869 355 1 Trang 8 Hình I.3: Dòng

Ngày đăng: 23/05/2014, 22:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TT

  • Chất ô nhiễm

  • Tải lượng ô nhiễm (g/km)

  • Lượng khí phát thải (kg/năm)

  • 1

  • Bụi

  • 0,9

  • 18.000

  • 16,2

  • 2

  • SO2

  • 4,15.S

  • 0,75

  • 3

  • NOx

  • 14,4

  • 259,2

  • 4

  • CO

  • 2,9

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan