1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi sông đáy

121 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Khai Thác Hệ Thống Công Trình Thủy Lợi Sông Đáy
Tác giả Nguyễn Chí Lâm
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết củađềtài (15)
  • 2. Mục đích nghiên cứu củađềtài (16)
  • 3. Đối tượng và phạm vinghiêncứu (16)
  • 4. Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu (16)
    • 4.1. Cáchtiếpcận (16)
    • 4.2. Phương phápnghiên cứu (17)
  • 5. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn (17)
  • 6. Kết quảđạt được (18)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNGTRÌNHTHỦYLỢI (19)
    • 1.1 Đặc điểm công trình và hệ thống công trìnhthủylợi (19)
      • 1.1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của Thuỷ lợi (TL), Công trình Thuỷ lợi(CTTL) (19)
      • 1.1.2 Đặc điểmcủa CTTL (28)
    • 1.2 Khái quát về công tác quản lý khaithácCTTL (30)
      • 1.2.1 Khái niệm về quản lý, quản lý CTTL, khaithácCTTL (30)
      • 1.2.2 Các bước quảnlý CTTL (31)
      • 1.2.3 Nội dung công tác quảnlýCTTL (32)
        • 1.2.3.1 Tổ chức bộ máy QLKTCTTL (32)
        • 1.2.3.2 Công tác quảnlýCTTL (32)
        • 1.2.3.3 Công tác quảnlýnước (33)
        • 1.2.3.4 Công tác quản lýkinhtế (34)
    • 1.3 Vai trò của công tác quản lý khaithácCTTL (34)
      • 1.3.1 Hiện trạng các hệ thống CTTL ởnướcta (34)
      • 1.3.2 Công tác quản lý và khai thác CTTL ởnước ta (37)
    • 1.4 Thực trạng công tác quản lý khai thác CTTL ởViệt Nam (38)
      • 1.4.1 Thành tựu cơ bản trong QLKT các CTTL ởnướcta (38)
      • 1.4.2 Hạn chế, tồn tại trong QLKT các CTTL ởnướcta (39)
      • 1.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác QLKT các CTTL ởnướcta (40)
    • 1.5 Đánh giá chung về hiệu quả và chất lượng công tác quản lý khai thác côngtrìnhthủylợi (44)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNGTRÌNHTHỦYLỢI (47)
    • 2.1 Các tiêu chí đánh giá quảnlýCTTL (47)
      • 2.1.1 Các tiêu chí phản ánh kết quả công tác quảnlýCTTL (47)
      • 2.1.2 Các tiêu chí phản ánh hiệu quả công tác quảnlýCTTL (47)
      • 2.1.3 Các tiêu chí phản ánh mức độ tác động của hoạt độngquảnlý (48)
    • 2.2 Nội dung và cơ sở khoa học về công tác quản lý khaithácCTTL (49)
      • 2.2.1 Tổ chức bộ máyQLKTCTTL (52)
      • 2.2.2 Công tác quảnlýCTTL (55)
      • 2.2.3 Công tác quảnlýnước (55)
      • 2.2.4 Công tác quản lýkinhtế (55)
    • 2.3 Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng công tác quản lýkhai thác công trìnhthuỷlợi (56)
      • 2.3.1 Phương phápnghiêncứu (56)
      • 2.3.1 Thực hiện phương phápnghiêncứu (56)
      • 2.3.2 Đánh giásốliệu (57)
      • 2.3.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác QLKTcác CTTL (57)
      • 2.3.4 Các tiêu chí lựa chọn để phản ánh hiệu quả công tác quảnlýCTTL (58)
      • 2.3.5 Mẫu phiếuđánh giá (60)
  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢNLÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÔNG TY TNHH MTV ĐTPTTHỦY LỢISÔNGĐÁY (64)
    • 3.1 Giới thiệu Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợiSôngĐáy (64)
      • 3.1.1 Quá trình hình thành vàpháttriển (64)
      • 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ củacôngty (64)
        • 3.1.2.1 Quyđịnhchung (65)
        • 3.1.2.2 Quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, nghiệpvụ, chi nhánh và xí nghiệp trực thuộcCôngty (65)
      • 3.1.3 Phương án sắp xếp bố trí cán bộ, công nhân thực hiện nhiệm vụ khai tháccông trìnhthủylợi (80)
    • 3.2 Thực trạng công tác quản lý khai thác, vận hành CTTL của Công ty TNHHMTV ĐTPT Thủy LợiSôngĐáy (87)
    • 3.3 Căn cứ vào những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý khai thác côngtrình thủy lợi, tác giả thực hiện điều tra theo mẫu kết quả đánh giá của các đối tượngvề công tác quản lý khai thác các CTTL tại công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy LợiSôngĐáy (89)
      • 3.3.1 Đánh giá của các đối tượng đượcđiềutra (90)
      • 3.3.2 So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng được điều tra về công tác quản lýcác công trìnhthủy lợi (93)
      • 3.3.3 Nhữngtồntại (99)
      • 3.3.4 Nguyênnhân (100)
    • 3.4 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống côngtrình thủy lợi cho Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợiSông Đáy (103)
      • 3.4.1 Định hướng, mục tiêu về hòan thiện công tác quảnlýCTTL (103)
      • 3.4.2 Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống CTTLcủa Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáyquảnlý (105)
    • 1. Kếtluận (118)
    • 2. Kiếnnghị (118)

Nội dung

Tính cấp thiết củađềtài

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) đầu tư phát triển Thuỷ lợi Sông Đáy là một đơn vị lớn trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) hoạt động công ích, làm nhiệm vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của năm huyện lớn thuộc thành phố Hà Nội (Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Mỹ Đức, LaKhê)

Hiện nay, Công ty quản lý 165 trạm bơm với, phục vụ tưới tiêu cho 80.000 ha lưu vực. Đồng thời Công ty đang quản lý 521 tuyến kênh, và 6123 cống các loại.

Bộ máy tổ chức của Công ty gồm có 5 phòng: Phòng Tổ chức hành chính, phòng Tài vụ, Phòng Kế hoạch kỹ thuật, phòng quản lý nước và công trình, phòng Cơ điện; và 4 xí nghiệp thủy nông bao gồm: Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi Đan Hoài, Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi La Khê, Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi Chương Mỹ, Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi Mỹ Đức, với 823 cán bộ công nhân viên, tham gia quản lý, vận hành công trình của hệ thống Sông Đáy Với số lượng nhân lực tương đối lớn như vậy nhưng việc thực hiện quản lý, vận hành của công ty còn chưa thực sự hiệuquả.

Nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, kinh tế thuộc địa bàn hệ thống công trình của công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy quản lý luôn là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết Nhằm bơm nước tưới cho hơn 80.000 ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản, tiêu cho diện tích hơn 120.000 ha của nhân dân trong vùng thuộc địa bàn hệ thống công trình của công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy LợiSôngĐáyquản lý để đảm bảo tưới và tiêu kịp thời nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo đời sống và môi trường sinh thái Tuy nhiên do địa bàn quản lý rộng nên việc phối hợp chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ đôi khi còn chưa được kịp thời, thống nhất Ngoài ra do chưa sát sao trong công tác quản lý và kiểm tra nên vẫn còn rất nhiều diện tích lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản chưa được tưới tiêu kịp thời, gây ratổnthấtđếnnhândân.Bêncạnhđó,cáccôngtrìnhxuốngcấpnghiêmtrọngkhông được tu sửa, cải tạo, nâng cấp kịp thời và cũng do cách quản lý, duy trì, vận hành hệ thống công trình chưa hiệu quả, gây thất thoát lãng phí nước, chi phí cao.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc chưa hoàn thành tốt chỉ tiêu là do chưa phát huy được tính năng động, nhạy bén của CBCNV khi thay đổi cơ chế, chưa khai thác được tiềm năng về lao động, về lợi thế của công ty Nguyên nhân khách quan đến từ việc thiếu kinh phí và chưa được quyền tự chủ hoàn toàn trong công tác điều hành phục vụ sản xuất, để mới có thể phát huy được tính năng động, sáng tạo và tiềm năng sẵn có về con người, đất đai, nguồn vốn để nâng cao hiệu quả phục vụ và phát triển sản xuất Các nguyên nhân do thiên tai, hạn, úng, lụt, bão bất ngờ gây ảnh hưởng rất xấu đến quá trình quản lý khai thác công trình thủylợi.

Trên cơ sở những yêu cầu cấp thiết ở trên, học viên lựa chọn và thực hiện đề tài"Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi SôngĐáy"làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với kỳ vọng được đóng góp những kiến thức đã được học tập ở trường, những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân để thực hiện giải pháp quản lý khai thác hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi tại công ty TNHH MTV ĐTPTThủy Lợi Sông Đáy.

Mục đích nghiên cứu củađềtài

Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý khai thác hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy

Đối tượng và phạm vinghiêncứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi;

- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống công trình thủy lợi do công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy quảnlý.

Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu

Cáchtiếpcận

- Tiếp cận lý thuyết các vấn đề liên quan đến quản lý tướitiêu;

- Tiếp cận các dự án công trình thực tế và các ấn phẩm phân tích, nghiên cứu đã phát hành để giải đáp các mục tiêu đề ra của đềtài.

Phương phápnghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp kế thừa những kết quả nghiên cứu đã côngbố;

- Phương pháp thống kê những kết quả diễn biến từ thực tế để tổng kết, phân tích thực tiễn;

- Phương pháp phân tích sosánh;

- Phương pháp chuyên gia: Qua tham khảo xin ý kiến của các thầy cô trong trường và một số chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn tại địaphương;

- Nghiên cứu các phương pháp khác có liênquan.

Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn

Quản lý khai thác hệ thống CTTL là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với Nhà Nước và cộng đồng Nếu các công trình thuỷ lợi được quản lý, vận hành, khai thác một cách hiệu quả thì sẽ giúp tiết kiệm ngân sách quốc gia rất nhiều và góp phần phát triển nền nông nghiệp.

Do vậy việc quản lý CTTL là vô cùng quan trọng vì nó liên quan mật thiết đến xã hội, nếu không cẩn thận có thể gây ra những hậu quả không tưởng tượng được, các CTTL có vai trò vô cùng to lớn trong vấn đề cung cấp tưới tiêu nước, phục vụ nông nghiệp, đời sống và giúp phát triển vô số ngành nghề khác…

Hiện nay việc quản lý vận hành khai thác các CTTL tại Công ty TNHH MTV ĐTPT Thuỷ lợi Sông Đáy vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả, do vậy trong luận văn này, tác giả sẽ nêu lên những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý vận hành và khai thác CTTL và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm cải thiện những vấn đề trên.Từđó,ápdụngnhữngbiệnpháptrênvàothựctiễnnhằmnângcaochấtlượngquảnlý vận hành và khai thác những CTTL trên địa bàn mà Công ty ĐTPT Thuỷ Lợi Sông Đáy đang quản lý để đạt được hiệu quảcao.

Kết quảđạt được

- Đề ra giải pháp về hoàn thiện công tác tổ chức, phân cấp quảnlý

- Đề ra giải pháp về đánh giá công tác vận hành, duy tu, sửa chữa côngtrình.

- Đề ra giải pháp về đánh giá công tác QLKT, sử dụngnước.

- Đề ra các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLKT CTTL trên địa bànCông ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy quảnlý

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNGTRÌNHTHỦYLỢI

Đặc điểm công trình và hệ thống công trìnhthủylợi

1.1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của Thuỷ lợi (TL), Công trình Thuỷ lợi(CTTL)

Thủy lợi là một khái niệm, một cách thức hay một phương pháp nghiên cứu khoa học, tìm tòi về công nghệ, khai thác, sử dụng, quan sát, bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng thiết yếu là nước và môi trường xung quanh nhằm nhiều mục đích như phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Ngoài ra thủy lợi còn tác dụng làm cho đất được cố kết chặt chẽ, cùng với hệ thống tiêu thoát nước cũng được nghiên cứu kỹ càng, có nhiệm vụ tiêu thoát nước bề mặt hoặc nước ngầm dưới đất tại một khu vực cụ thể [1],[2].

Thủy lợi hiểu một cách đơn giản là những biện pháp nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng bằng việc khai thác tài nguyên nước hợp lý Có rất nhiều biện pháp khai thác nước gồm: khai thác nước bề mặt hoặc nước ngầm bằng cách cung cấp nước tự chảy hoặc bằng các chế độ bơm Sử dụng những lợi ích mà tài nguyên mang lại một cách hợp lý và có ý thức, tận dụng tối đa khả năng sử dụng nguồn nước, cùng đó đề phòng và tránh tối đa những thiệt hại mà nước có thể gây ra đối với đời sống sản xuất Những lợi ích của nước là không thể phủ nhận được, từ phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp (nuôi trồng thủy hải sản, trồng trọt, chăn nuôi…) tới phục vụ đời sống sinh hoạt cho nhân dân Thêm nữa nước cũng được dùng cho việc tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch, tạo hệ sinh thái phong phú và đa dạng… [2]

Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm điều hoà, tích trữ, cấp, tưới, tiêu, phân phối và thoát nước phục vụ SXNN, sản xuất muối, nuôi trồng thuỷ sản; kết hợp thoát nước cho sinh hoạt, cấp, tiêu nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh cho nguồn nước [3].

Các CTTL được xây dựng nên nhằm mục đích sử dụng nguồn nước một cách tối ưu, cách thức hoạt động của nó là thay đổi trạng thái dòng chảy tự nhiên của nước để có thể tận dụng nguồn nước vào các việc có ích, mặt khác cũng bảo vệ môi trường và cảnh quan, cũng như đất đai nhà cửa khỏi tác hại của nước[2].

Hệ thống CTTL: Là tập hợp những CTTL có liên quan mật thiết đến nhau, như hỗ trợ nhau về mặt khai thác hay bảo vệ trong cùng một khu vực Một hệ thống CTTL sẽ bao gồm: Công trình đầu mối, các công trình trên kênh, và mạng lưới các kênh, mương… [2]

CTTL là những công trình hạ tầngkỹthuật thuỷ lợi, bao gồm: Hồ chứa nước, đập, trạm bơm, cống, chuyển nước, hệ thống dẫn, kè, bờ bao thuỷ lợi và các công trình khác phục vụ QLKT CTTL[3].

Hệ thống công trình thuỷ lợi: Bao gồm các CTTL có liên quan trực tiếp với nhau về mặt bảo vệ và khai thác trong một khu vực nhất định Hệ thống CTTL bao gồm: Mạng lưới kênh mương, công trình đầu mối, các công trình trên kênh… [1], [2]. a) CTTL đầu mối: là CTTL ở vị trí khởi đầu của hệ thống điều hoà, tích trữ, cấp, phân phối, điều tiết nước hoặc công trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu và thoát nước[3].

- Hồ chứa nước: giữ dòng chảy và nước mưa của sông suối trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô Hồ chứa nước thường có những hạng mục như: Đập tràn xả nước thừa, Đập ngăn nước, cống lấy nước vào kênhdẫn…

- Đập dâng: Ngăn nước của suối, sông để tạo ra mực nước cần thiết chảy trong kênh mương đến các nơi cần tưới Đập dâng kết hợp cùng với cống lấy nước đầu kênh tạo thành cụm đầu mối công trình đập dângnước.

- Cửa lấy nước không đập: Là hình thức lấy nước trực tiếp từ những khe suối vào trong kênh dẫn, dẫn đến các khu tưới mà không cần đến đậpdâng.

- Trạm bơm: Trạm bơm nước từ nguồn nước vào đường ống dẫn hoặc kênh phục vụ dân sinh, sản xuất, (bao gồm bơm điện, bơm thuỷ luân, bơmdầu…).

Hình 1.1: Hệ thống CTTL đầu mối b) Mạng lưới kênhmương

Kênh đất, kênh xây gạch đá, kênh lát mái, kênh bê tông, kênh bằng đường ống các loại… (có độ dốc đảm bảo dẫn nước tự chảy thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng hoặc nơi cần cấp nước, tiêu nước) Kênh mương tưới là kênh mương có nhiệm vụ dẫn nước từ đầu mối đến nơi cần cấp nước hoặc mặt ruộng Mạng lưới kênh mương được phân chia thành các cấp kênh: kênh chính (kênh cấp I) dẫn nước từ đầu mối cấp vào các kênh nhánh (kênh cấp II) Kênh nhánh cấp II cấp nước vào kênh nhánh cấp III.Kênh nhánh cấp III cấp nước vào kênh nhánh nội đồng Kênh mương tiêu là kênh mương là kênh mương làm nhiệm vụ tiêu thoát nước chống ngập úng, sói lở[2].

Hình 1.2: Mạng lưới kênh mương CTTL c) Các công trình trên kênh

Tràn qua kênh, cống lấy nước đầu kênh, bể lắng cát kết hợp tràn xả nước thừa khi có lũ, cầu máng, xi phông, công trình chia nước, cống tiểu câu [2].

Hình 1.3: Công trình trên kênh

Có nhiều cách phân loại những CTTL, ở luận văn này tôi xin đề cập đến một số cách chính phân loại CTTL như sau: a Căn cứ vào tính chất tác dụng lên dòngchảy

- Các công trình chuyên môn.[1]

* Công trình chứanước: Đây là những công trình mang tác dụng ngăn ngang các dòng sông để tạo thành hồ chứa, điển hình có thể kể đến như các loại đập Vật liệu thì có thể là bê tông, gỗ, đá, bê tông cốt thép, đất…

Các công trình này có nhiệm vụ là chống xói lở ở lòng sông, tác dụng để làm thay đổi các trạng thái của dòng chảy, hoặc làm thay đổi hướng của dòng chảy trong khuôn khổ của lòng sông theo một yêu cầu thiết kế nhất định, nhằm mục đích bảo vệ lòng sông chống khỏi tác hại của dòng chảy.

Khái quát về công tác quản lý khaithácCTTL

1.2.1 Khái niệm về quản lý, quản lý CTTL, khai thácCTTL

* Quản lý: Là sự hoạt động của một tổ chức, có chủ đích hướng tới một đối tượng nhất định nhằm tận dụng hiệu quả nhất có thể khả năng, nguồn lực, thời cơ của đối tượng đó, cố gắng đạt được chỉ tiêu đề ra Quản lý là một phạm trù tính chất được thực hiện quy mô lớn, là một loại lao động chunghaylao động xã hội Quản lý cũng là một loại hình lao động, sinh ra từ lao động, không tách rời lao động và bản thân quản lý cũng là một loại lao động, tất cả những hoạt động do một tổ chức bấtkỳthực hiện đều cần quản lý nhằm phối hợp giữa những hoạt động cá nhân để thực hiện những chức năng chung. Quản lý được thực hiện nhằm đảm bảo những công việc của các hoạt động lao động khác được hoàn thành[1].

* Quản lý CTTL: Là tổ chức có các hoạt động liên quan tới các CTTL, trong đó hoạt động chính là điều hành, xây dựng hệ thống CTTL, nghiên cứu, thiết kế, bảo dưỡng duy tu các CTTL Kết hợp để tổng hợp lại về nhân lực và tài nguyên một cách khép kin trong phạm vi công trình Sử dụngkỹnăng quản lý để đạt được mục đích sử dụng của công trình cũng như mục tiêu thiết kế hướng tới, đồng thời kiểm soát an toàn và phát huy công suất năng lực làm việc tốt nhất cho các CTTL[1].

Hình 1 6: CTTL quản lý theo pháp lệnh bảo vệ và khai thác riêng

Ngoài ra, các CTTL cũng được quản lý theo pháp lệnh bảo vệ và khai thác riêng Có những luật cụ thể về sử dụng và khai thác các CTTL, giúp các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các CTTL một cách phù hợp và giữ gìn bảo vệ các công trình Bên cạnh đó phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các hiện trạng của CTTL, nếu có hư hại phải lập tức lên kế hoạch du tuy và bảo dưỡng, sửa chữa cho công trình để đảm bảo cho pháttriển.

* Vận hành khai thác CTTL: là sử dụng một cách hợp lý những đối tượng để tận dụng hết khả năng và tiềm năng của chúng, phục vụ cho mục đích và lợi ích của con người. Ở đây vận hành khai thác các CTTL nhằm khai thác để sử dụng tiềm năng của các CTTL phục vụ cho việc phát triển xã hội, phát triển kinh tế và những mục đích khác [1].

Công tác quản lý CTTL sẽ bao gồm các bước như sau:

- Tạo lập kế hoạch: Là một bước chuẩn bị trong quá trình quản lý, nhằm vạch ra mục tiêu, hướng đi để đạt được mục đích chung dàihạn.

- Tổ chức: Sau khi có được mục tiêu và hướng đi dài hạn, thì tiếp tới là quá trình xác định trách nhiệm và trao quyền quản lý cho một tổ chức hay cá nhân nào để đạt hiệu quả caonhất.

- Điều hành, vận hành: là những hành động nhằm mục đích xác minh quyền hạn, xác định phạm vi ra quyết định về việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý, tăng cường sự quản lý có tham gia của cộngđồng.

- Thúc đẩy: Tìm ra những phương pháp, cách thức quản lý hiệu quả nhất, điểm ra các mặt lợi và mặt hại để thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý sử dụng phương pháp một cách hiệuquả.

- Kiểm soát và theo dõi: Theo dõi và đánh giá những kết quả đạt được, qua đó hoàn thiện công tác [1]

1.2.3 Nội dung công tác quản lýCTTL

1.2.3.1 Tổ chức bộ máy QLKTCTTL

Việc quản lý CTTL là vô cùng quan trọng vì nó liên quan mật thiết đến xã hội, nếu không cẩn thận có thể gây ra những hậu quả không tưởng tượng được, các CTTL có vai trò vô cùng to lớn trong vấn đề cung cấp tưới tiêu nước, phục vụ nông nghiệp, đời sống và giúp phát triển vô số ngành nghề khác… Vì vậy, việc tổ chức bộ máy QLKT CTTL được quy định cụ thể bởi nhà nước, theo đó thì việc tổ chức QLKT CTTL được giao cho ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm Thông thường thì UBND tỉnh sẽ giao lại việc QLKT CTTL cho Sở NN&PTNT trực tiếp quản lý và vận hành tất cả các CTTL trên địa bàn.[1]

Cần xác định chức năng và nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý CTTL bởi vì một tổ chức quản lý CTTL có gồm rất nhiều bên liên quan, việc phân tích đánh giá công tác quản lý CTTL theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể là vô cùng cần thiết.

- Đo đạc, giám sát, quan trắc, kiểm tra, đánh giá an toàn CTTL, kiểmđịnh;

- Quản lý, đầu tư nâng cấp, tổ chức bảo trì, xây dựng mới, cắm mốc chỉ giới hạn phạm vi bảo vệ CTTL, xử lý khắc phục sự cố công trình, hiện đại hóa thiết bị, máymóc

- Thực hiện phương án ứng phó với thiên tai và các phương án bảo vệ công trình thông qua việc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt.

- Tạo và lưu trữ các hồ sơ kỹ thuật về quản lýCTTL

Hình 1.7: CTTL cần đầu tư nâng cấp, tu sửa thường xuyên để phục vụ đời sống 1.2.3.3 Công tác quản lýnước

- Thu thập tổng hợp lại những thông tin về dự báo khí tượng thủy văn: quan trắc, đo đạc khí tượng thủy văn trên lưu vực; dự báo, quan trắc, cảnh báo ngập lụt, lũ úng,thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn, chất lượng, số lượng nước; phân tích nhu cầu sử dụng nước; kiểm kê nguồn nước có trong hệ thốngCTTL

- Lên kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch điều hòa, tích trữ, phân phối, chuyền, cấp, tiêu, tưới, sử dụng nước, thoát nước; xâm nhập mặn, kiểm soát chất lượng nước; thực hiện phương án ứng phó với thiêntai;

- Kiểm tra, kiểm soát việc xả nước thải, chất thải vào CTTL; bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm viCTTL;

- Tạo hồ sơ kỹ thuật lưu trữ về phân phối và quản lý nước trong hệ thống CTTL.[1]

1.2.3.4 Công tác quản lý kinhtế

- Trình lên cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền ban hành hoặc là tự tổ chức lập và ban hành nếu có đủ thẩm quyền để áp dụng các định mức về kinh tế và kỹ thuật phục vụ cho QLKT CTTL

- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thủy lợi nhằm mang lại lợi ích về kinh tế bằng cách tổ chức và xây dựng các kế hoạch cụthể.

- Thanh lý, nghiệm thu, ký kết các hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ thủylợi.

- Tổ chức khai thác và bảo vệ CTTL một cách hợp lý bằng cách xây dựng một mô hình bao gồm các nguồn nhân lực đượcgiao.

- Đánh giá thường xuyên về hiệu quả của QLKT và bảo vệ CTTL từ đó lên kế hoạch về khai thác và mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ của nhữngCTTL

- Quản lý và lưu trữ những hồ sơ về tài chính và tàisản

Vai trò của công tác quản lý khaithácCTTL

1.3.1 Hiện trạng các hệ thống CTTL ở nướcta

Hệ thống thủy lợi ở nước ta thì tương đối là phát triển, có đóng góp một phần không nhỏ đến đến việc tăng diện tích gieo trồng, đảm bảo vấn đề lương thực và xuất nhập khẩu, ngoài ra còn giúp cải tạo đất và tăng thời vụ.

Theo như số liệu thống kê từ năm 2012 thì tổng số diện tích đất trồng lúa đạt được là trên 7,3 triệu ha, trong đó vụ Đông Xuân là 2,99 triệu ha, vụ Hè Thu là 2,05 triệu ha, vụ Mùa là 2,02 triệu ha, điều đó góp phần giúp phát triển nhanh và ổn định cho vấnđề sản xuất lương thực ở nước ta Bên cạnh đó, hệ thống CTTL còn tưới cho 1,5 triệu ha cây công nghiệp, rau màu; Cung cấp lên tới gần 6 tỷ m3 nước cho sinh hoạt và công nghiệp, cải tạo chua phèn cùng tiêu nước cho khoảng trên 1,72 triệu ha Giúp một phần lớn cho việc tạo điều kiện và hỗ trợ đa dạng hóa cây trồng [5]

Hiện nay thì nước ta đã xây dựng được rất nhiều các công trình thủy lợi, khoảng 10000 trạm bơm điện cỡ lớn, 6648 hồ chứa các thể loại, 5500 cống tưới tiêu cỡ lớn, 25960 km đê các loại, 234000 km kênh mương Trong đó là có 904 hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu diện tích lớn tới rất lớn Nhiều hệ thống CTTL lớn như: Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Cấm Sơn, Núi Cốc, Sông Mực, Cửa Đạt, Tả Trạch, Kẻ Gỗ, Định Bình, Phú Ninh,SôngRay,ĐồngCam,QuảnLộ-PhụngHiệp,DầuTiếng–PhướcHòa,ÔMôn

– Xả No, Tứ Giác Long Xuyên, Nam Măng Thít… đã manglạiđược nhiều lợi ích lớn cho đất nước Đặc biệt là trong vòng 10 năm trở lại đây thì nguồn vốn vay ODA và trái phiếu chính phủ đang được sử dụng để đầu tư xây dựng nhiều CTTL có quy mô lớn như: các hồ chứa nước Bản Mồng, Cửa Đạt, Ngàn Tươi, Sông Sào, Đá Hàn, Rào Đá,

Tả Trạch, Thác Chuối, Vân Phong, Định Bình, Tân Mỹ, Nước Trong; hệ thống thủy lợi Phước Hòa, Phan Rí – Phan Thiết, Quản Lộ Phụng Hiệp, Easup Thượng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đấtnước.

Hệ thống CTTL cũng đã đóng góp phần lớn trong việc phòng chống thiên tai như: chống úng, chống lũ, chống ngập cho nông thôn đô thị, chống xâm nhập mặn, chống hạn Cả nước đã xây dựng tổng cộng khoảng 2500 km đê biển, 6150 km đê sông, hệ thống hồ chứa rộng lớn trên toàn quốc, trong đó rất nhiều hồ chứa lớn có vai trò quan trọng như (Tả Trạch, Cửa Đạt, Dầu Tiếng…) đóng vai trò quan trọng trong phòng chống lũ lưu vực sông Hệ thống trạm bơm điện và trục tiêu quy mô lớn đã được đầu tư, đảm bảo cho việc chống ngập úng khu nông thôn và khu đô thị [5]

Hệ thống thủy lợi đã góp một phần lớn nhằm đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho khu công nghiệp, khu đô thị và các khu vực nông thôn trên cả nước Ngoài ra các CTTL còn góp phần ổn định và điều hòa dòng chảy, phát triển du lịch và dịch vụ.

Hình 1.8: CTTL phục vụ nước sinh hoạt

Hình 1.9: Hệ thống kênh nội đồng

1.3.2 Công tác quản lý và khai thác CTTL ở nướcta

Vai trò của công tác quản lý và khai thác đối với một CTTL là một điều vô cùng quan trọng và mật thiết, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới tuổi thọ, độ bền, hiệu suất, sản lượng khai thác… của một CTTL.

Một CTTL khi khai thác sẽ có độ hao mòn nhất định qua năm tháng, cho nên đôi khi có sự cố hỏng hóc, gỉ sét, vỡ, sụt sạt… là điều dễ hiểu Nếu không có công tác quản lý khai thác phát hiện kịp thời để tu bổ, sửa chữa thì CTTL sẽ bị giảm tuổi thọ, độ bền và hiệu suất làm việc rõrệt.

Ngoài ra, để CTTL có thể khai thác một cách trơn tru, năng suất cao và đạt sản lượng khai thác lớn thì vai trò của công tác quản lý là vô cùng quan trọng, giúp tận dụng tối đa ưu điểm của CTTL, sử dụng những thế mạnh riêng của từng CTTL sao cho độ hữu dụng đạt được là cao nhất [1]

Ta có thể thấy tầm quan trọng của công tác quản lý và khai thác đối với một CTTL là vô cùng quan trọng và phức tạp, đòi hỏi trình độ hiểu biết kinh nghiệm và chuyên sâu. Hiện nay công tác quản lý CTTL cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư đúng mực, sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

Hình 1.10: CTTL sẽ bị hư hỏng nặng nếu không tu sửa thường xuyên, kịp thời

Thực trạng công tác quản lý khai thác CTTL ởViệt Nam

1.4.1 Thành tựu cơ bản trong QLKT các CTTL ở nướcta a) Tổ chức quản lý nhànước

Bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi từ Trung ương đến địa phương tương đối đồng bộ, thống nhất để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi Ở Trung ương, đã thành lập tổng cục thủy lợi trực thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi Ở cấp tỉnh, có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập chi cục thủy lợi (hoặc chi cục thủy lợi và phòng chống thiên tai) Ở cấp huyện, thành lập phòng NN và PTNT hoặc phòng Kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi Nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ lợi đã thực hiện và làm tốt chức năng tham mưu hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo trong điều hành, chỉ đạo, phục vụ phát triển xã hội và nền kinh tế [5] b) Tổ chức QLKTCTTL

Về quản lý các CTTL đầu mối lớn, hệ thống thủy lợi liên xã trở lên, cả nước hiện có

96 tổ chức QLKT CTTL là doanh nghiệp trực thuộc cấp tỉnh, 3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và 4 chi cục Thuỷ lợi kiêmnhiệm.

Về quản lý các CTTL nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng, cả nước có 16238 tổ chức dùng nước, bao gồm những loại hình chủ yếu như là: Hợp tác xã có làm dịch vụ thủy lợi (Hợp tác xã chuyên khâu thuỷ nông và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp) và ban quản lý thuỷ nông Trong đó, Hợp tác xã và Tổ hợp tác là hai loại hình chính, chiếm 90% Tổ chức dùng nước.

Công tác QLKT CTTL đang phục vụ rất tốt sản xuất, dân sinh, từng bước đi vào nền nếp Hoạt động của các tổ chức QLKT CTTL về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu phục vụ dân sinh, sản xuất Một phần đơn vị địa phương, trung ương đã chủ động đổi mới cơ cấu quản lý và mô hình tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của các công trình thuỷ lợi như: Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh hoá, Bình Thuận, Ninh Thuận, TP

Hồ Chí Minh, Tiền Giang, An Giang; Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Sông Đáy,v v [5]

1.4.2 Hạn chế, tồn tại trong QLKT các CTTL ở nướcta a) Hiệu quả QLKT CTTL còn yếukém

Mặc dù đã được đầu tư khá nhiều nhưng công tác quản lý khai thác hệ thống CTTL vẫn còn bộc lộ ra nhiều hạn chế, như: Bộ máy tổ chức cồng kềnh, Hiệu quả quản lý thấp; đội ngũ cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng; Chất lượng quản trị chưa được cao, năng suất lao động còn thấp; Công trình xuống cấp khá nhanh, sử dụng nước còn lãng phí; Vi phạm CTTL gia tăng chưa được giải quyết triệt để.[5]

Cơ sở hạ tầng chưa được củng cố nhanh, tỷ lệ cấp nước cho dịch vụ khác chưa được quan tâm đúng mực và phát huy hiệu quả, tỷ lệ diện tích có tưới chỉ đạt 80%; hạ tầng thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu SXNN theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi cơ cấu cây trồng thay đổi.

Cơ chế vận hành vẫn còn mang nhiều tính bao cấp, thiếu động lực để đảm bảo chất lượng, nâng cao năng suất, đổi mới hệ thống quản trị của Công ty quản lý khai thác CTTL.

Hệ thống tài chính yếu kém, phương thức cấp phát và nghiệm thu còn chưa dựa vào chất lượng dịch vụ, các dịch vụ khai thác tổng hợp không được phát huy để tăng nguồn thu.

Tổ chức thuỷ nông cơ sở thiếu tính bền vững; tài chính của tổ chức thuỷ nông cơ sở còn nhiều khó khăn, theo như báo cáo của các địa phương, trên 52% tổ chức có nguồn thu chỉ đáp ứng 65-70% yêu cầu chi, năng lực của cán bộ quản lý còn yếu về kỹ thuật và quản lý, thiếu kinh phí sửa chữa nạo vét kênh mương, duy tuy sửa chữa dẫn đến công trình xuống cấp nhanh, hư hỏng Một số địa phương có xu hướng giao công trình thủy lợi nội đồng cho công ty khai thác CTTL trực tiếp quản lý, tiếp tục làm tăng gánh nặng đến ngân sách nhà nước.

Quản lý các hồ đập còn chưa được coi trọng đúng mức, nhiều hồ đập bị xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ gây mất an toàn, tổ chức quản lý hồ đập (đặc biệt là hồ đập nhỏ) vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; năng lực dự báo sớm, cảnh báo phục vụ chỉ đạo vận hành và điều hành những hồ chứa còn yếu.

Hình 1.11: Sụt sạt nghiêm trọng do bão lũ b) Thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp đa dạng và hiệnđại

Hệ thống CTTL chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần nhiều các cây trồng cạn tưới bằng các biện pháp lạc hậu hoặc chưa có tưới, lãng phí nước Theo thống kê năm 2012, diện tích gieo trồng cà phê 622,1 nghìn ha, chè đạt 129 nghìn ha, cao su 910,5 nghìn ha, điều 235,9 nghìn ha, hồ tiêu 58,9 nghìn ha, cây ăn quả 675,9 nghìn ha, cây rau, đậu 1004,9 nghìn ha, mía 297,9 nghìn ha Tuy nhiên diện tích được áp dụng các giải pháp tưới tiết kiệm và tiên tiến còn hạnchế. Đầu tư hạ tầng thủy lợi cho phục vụ nuôi trồng thuỷ sản rất thấp, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu chăn nuôi.

1.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác QLKT các CTTL ởnướcta a) Nguyên nhân kháchquan Ảnh hưởng của BĐKH, do những tác động có hại của quá trình kinh tế - xã hội gây ra (phát triển hồ chứa nước thượng nguồn, chất lượng rừng suy giảm, khai thác cát và lún ở vùng hạ du; giao thông cản trở thoát lũ, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp) tác động bất lợi cho hệ thống CTTL, hệ thống TL đồng bằng Sông Cửu Long; đặc biệt lấy nước dọc các sông lớn trên toàn quốc.

Quátrìnhcôngnghiệphoá,đôthịhoáđòihỏiyêucầucaohơnvềthủylợi;yêucầuthoátnước, tiêunước của nhiều khu vực tăng lên khá nhiều so với trướcđây,nhu cầu nước cho công việc, sinh hoạt từ hệ thống CTTL tăng,mứcđảm bảo an toàncũngđược tăng [5]

Tố chức sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất vẫn còn thấp khiên nông dân cũng chưa quan tâm nhiều đến thủy lợi. b) Nguyên nhân chủquan

- Chậm đổi mới theo cơ chế thị trường, duy trì quá lâu cơ chế bao cấp trong quản lý khai thác CTTL

Hiện nay, trên 90% doanh nghiệp khai thác CTTL trên cả nước hoạt động theo phương thức đó là giao kế hoạch công tác quản lý khai thác CTTL Cơ chế này thì một mặt thiếu đi công cụ giám sát cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, một mặt thì lại hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp Đây cũng là nguyên nhân khiến chất lượng quản trị còn chưa tốt, năng suất lao động thấp, bộ máy cồng kềnh, số lượng công nhân viên, cán bộ có xu hướng ngày càng tăng, chất lượng cung cấp dịch vụ chưa tốt, hệ thống CTTL bị xuống cấp nhanh, vẫn thiếu cơ chế để phát huy lợi thế, tiềm năng về đất đai, cơ sở hạ tầng, nước và các nguồn lực khác của tổ chức QLKT để tăng nguồn thu Nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi có tiềm năng khai thác nước sạch để cấp cho nông thôn, đô thị, nông nghiệp, dịch vụ cũng như cho nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ cao nhưng lại chưa được tận dụng triệt để Chính vì phương thức hoạt động như vậy chưa được tối ưu, cho nên dẫn tới cơ chế tài chính thiếu bền vững, chủ yếu vẫn là dựa vào nguồn ngân sách nhà nước Bên cạnh đó cơ chế bao cấp đã hạn chế thu hút đầu tư từ nguồn lực tư nhân, hạn chế cơ chế cạnh tranh cho đầu tư xây dựng, quán lý khai thác côngtrình.

- Quản lý thuỷ nông cơ sở còn chưa phát huy tốt vai trò chủ thể và quyết định củangười dân, sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương.

Đánh giá chung về hiệu quả và chất lượng công tác quản lý khai thác côngtrìnhthủylợi

* Về nguồn nhân lực và công tác tổ chức bộ máy QLKT CTTL

Chất lượng của nguồn nhân lực và một số cán bộ tại Công ty, tổ chức, đơn vị chưa đáp ứng đủ yêu cầu Công tác tổ chức quản trị còn thiếu khoa học nên năng suất lao động còn thấp, chi phí cao, bộ máy còn cồng kềnh, tiền lương chiếm một phần khá lớn nguồn thu của doanh nghiệp Hầu hết các đơn vị QLKT CTTL là doanh nghiệp nhà nước nên cũng có một phần thiếu năng động và động lực vì còn được hưởng chế độ baocấp. Đối với bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành còn chồng chéo, nhiều bất cập do đó sẽ có khó khăn trong điều hành và chỉ đạo Ở một số địa phương thì vẫn còn nhầm lẫn khái niệm giữa chức năng quản lý sản xuất, quản lý nhà nước và chức năng quản lý dịch vụ công ích. Ở một số nơi quản lý vẫn còn mang tính hình thức không phù hợp với cơ chế mới của thị trường Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được quá chú trọng và sát sao, thủ tục hành chính còn rườm rà.

Các phương thức QLKT CTTL chưa đổi mới kịp phù hợp với thị trường.

Tại nhiều địa phương vẫn còn tư tưởng dựa dẫm, trông chờ vào nhà nước vì hiện tại quản lý đang theo phương thức giao kế hoạch, bao cấp từ nhà nước.

Phân cấp quản lý còn có chỗ chưa phù hợp, nhiều doanh nghiệp tư nhân thuộc các thành phần kinh tế khác không thể tham gia nên chưa huy động được sử dụng được sức mạnh của các tổ chức cá nhân bên ngoài nhànước.

* Về việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành vàkhai thácCTTL

Chuyển giao và nghiên cứu những tiến bộ khoa học trong khai thác, quản lý CTTL mang vai trò rất quan trọng trong công tác QLKT CTTL Việc đầu tư những trang thiết bị khoa học công nghệ cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất công trình và năng suất lao động Thời điểm hiện nay thì khoa học công nghệ được ứng dụng rất nhiều trong mọi mặt của đời sống xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài việc có thể áp dụng trong QLKT CTTL thì khoa họckỹthuật còn có thể áp dụng trong dự báo úng, hạn, xâm nhập mặn, hỗ trợ lớn trong việc phòng chống thiên tai và tác động tới công năng sản xuất cũng như tính an toàn công trình Bên canh đó công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến về việc bảo vệ CTTL tại các địa phương cũng hết sức quan trọng.

* Về cơ sở hạ tầng và tính đồng bộ của hệ thốngCTTL

Cơ sở hạ tầng và tính đồng bộ của hệ thống CTTL đóng vai trò cựckỳquan trọng trong công tác QLKT CTTL Việc chú trọng đầu tư công trình đầu mối, xây mới các CTTL, nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi sao chođầyđủ, đồng bộ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả khaithác.

* Ngoài ra các yếu tố về chiến lược sản xuất, hoạt động kinh doanh, khả năng tàichính của công ty cũng mang tới ảnh hưởnglớn.

- Diễn biến khí tượng thủy văn có chiều hướng phức tạp và bất lợi, thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt, dẫn tới việc thay đổi yêu cầu phục vụ tưới tiêu của các CTTL,nhiều hệ thống còn bị phá hủy Trong tự nhiên, mỗi một vùng thì các CTTL sẽ mang mộtđặcđiểmriêng,bởivìkhôngnơinàolàgiốngnhau.Tạinhiềunơidotàiliệuthủy văn không đầy đủ nên khi CTTL được xây dựng khả năng tháo lũ không đủ, gây ra nguy hiểm khi có lũ lớn, nhiều trạm thủy điện không chạy đủ công suất.

- Hệ thống các CTTL bị xâm hại vì sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Các vùng tưới bị xâm chiếm, nhiều hệ thống công trình thủy lợi bị thay đổi nhiệm vụ và mục tiêu Đồng thời quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng làm nhiều nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt là các nguồn nước trong hệ thốngCTTL.

Ngoài ra thì các yếu tố khác ngoài xã hội như trình độ kỹ thuật, yếu tố cộng đồng, tập quán canh tác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý khai thác CTTL.

Trong chương 1 thì tác giả đã giới thiệu một cách tổng quan về các công trình Thủy lợi cũng như hệ thống các CTTL, việc quản lý, vận hành khai thác các CTTL Cùng với đó là những đặc điểm cũng như thực trạng của công tác quản lý khai thác các CTTL và vai trò của chúng trong nền kinh tế hiện nay, bằng cách nêu và phân tích một cách trực quan các định nghĩa, dẫn chứng cụthể. Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý khai thác các CTTL, trong chương 2 tác giả sẽ nghiên cứu để đưa ra các cơ sở lý luận khoa học cùng với các tiêu chí để đánh giá hiệu quả và chất lượng của các công tác quản lý khai thác đối với các CTTL Qua đó, tìm hiểu những yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của công tác quản lý khai thácCTTL.

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNGTRÌNHTHỦYLỢI

Các tiêu chí đánh giá quảnlýCTTL

2.1.1 Cáctiêu chí phản ánh kết quả công tác quản lýCTTL Để đánh giá kết quả công tác quản lý CTTL, trong khuôn khổ luận văn này tôi sử dụng các tiêu như:

- Mức độ hoàn thành kế hoạch do công tác quản lý đề ra như kế hoạch vận hành công trình, kế hoạch tưới tiêu, kế hoạch duy tu, sửa chữa, kế hoạch phân cấp quản lý,…[1]

- Mức độ thực hiện kế hoạch đề ra theo số tương đối và số tuyệt đối Ngoài ra việc đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động quản lý có thể được thực hiện thông qua khảo sát các bên liên quan Sử dụng bảng hỏi để thu thập ý kiến của họ về việc thực hiện các nội dung cụ thể của quản lý CTTL Mức độ thực hiện thường được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ.

2.1.2 Cáctiêu chí phản ánh hiệu quả công tác quản lýCTTL Đánh giá hiệu quả là chỉ tiêu tổng hợp, đối với công tác quản lý CTTL thì thể hiện ở các tiêu chí sau:

1 Hiệu quả của tổ chức bộ máy được xác định bởi hai yếutố:

- Tổ chức bộ máy khoahọc.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức.

* Tính khoa học của tổ chức bộ máy được thể hiện qua các đặc tính:

- Khách quan: Tính pháp lý của tổ chức bộmáy;

- Hợp lý: Cơ cấu tổ chức bộmáy;

- Đồng bộ: Mối tương quan giữa chức năng, nhiệm vụ với việc bố trí laođộng;

- Hiệu quả: Đảm bảo hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được giao với chi phí tiết kiệm, không lãng phí nguồnlực. Để đạt được yêu cầu trên, một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đó là phải xác định được nhiệm vụ, chức năng của tổ chức bộ máy, xác định số biên chế và phòng ban cần thiết, để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở tiêu chuẩn hoá theo chức danh đối với cán bộ công chức Mỗi người cán bộ, công chức đều phải có trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tương ứng để có thể đảm nhận tốt công việc mà bộ máy tổ chức yêu cầu Việc xác định chức danh của công chức, cán bộ thực chất là phân công công chức, cán bộ theo vị trí lao động trong bộ máy và xác định thẩm quyền, trách nhiệm trước bộ máy và phápluật.

* Chất lượng đội ngũ công chức, cán bộ:

Trong thực tiễn, việc xây dựng đội ngũ công chức cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất tốt thì ngành đó, đơn vị đó mới hoạt động hiệu quả Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cán bộ phải tiến hành sát sao chặt chẽ: Đúng năng lực, trình độ công chức, cán bộ đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kiến thức mà cán bộ đang yếu và đangthiếu.

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả tưới, tiêu và cung cấp nước cho các lĩnh vực của xã hội. Ở đây chúng ta có thể đánh giá hiệu quả công tác quản lý qua hiệu quả kinh tế của công ty, là hiệu của kết quả sau khi trừ đi chi phí, nó chính là phần lợi nhuận hoặc thu nhập của công ty có được trong quá trình hoạtđộng.

Trong lĩnh vực thuỷ lợi, hiệu quả lớn nhất có được là hiệu quả về mặt xã hội và môi trường Hiệu quả xã hội thể hiện ở khía cạnh hoạt động công ích của công ty cung cấp nước tưới cho ngành thuỷ sản, nông nghiệp; nước phục vụ sinh hoạt xã hội và nước sản xuất dành cho ngành công nghiệp Hiệu quả môi trường như điều hoà tiểu khí hậu các vùng có thuỷ lợi, đảm bảo bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái Trong khuôn khổ đề tài, tác giả không đánh giá đến hiệu quả về môitrường.

2.1.3 Cáctiêu chí phản ánh mức độ tác động của hoạt động quảnlý

Mức độ tác động của hoạt động quản lý được đánh giá thông qua các tiêu chí về hiệu quả và kết quả đạt được.

Trong quản lý nhà nước, tác động của hoạt động quản lý được hiểu là việc xem xét theo định kỳ một cách khách quan và hệ thống kết quả đạt được của đối tượng tác động một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những tiêu chí, mục tiêu đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để điều chỉnh, cải thiện thực trạng, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạtđộng.

Như vậy, đánh giá tác động mức độ tác động không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng Vì thế, đánh giá mức độ tác động được xem là một khâu rất quan trọng, đan xen với các khâu triển khai kế hoạch Đánh giá mức độ tác động còn là xem xét tính hiệu quả, phù hợp, hiệu xuất, tính ảnh hưởng và tính bền vững của đối tượng được đánhgiá.

Mục đích của việc đánh giá mức độ tác động là để xác định mức độ hoàn thành của kết quả đạt được so với các mục tiêu, tính hiệu quả và những tác động khác của kết quả. Quá trình đánh giá cần cung cấp thông tin khách quan, trung thực và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của đối tượng quản lý và chủ thể quản lý.

Ngoài ra, mức độ tác động của hoạt động quản lý được đo lường một cách tổng hợp thông qua các mức độ đánh giá của các đối tượng có liên quan, đặc biệt các cụm quản lý thuỷ nông, các hợp tác xã, người dân hưởng lợi và các tổ dùng nước.

Nội dung và cơ sở khoa học về công tác quản lý khaithácCTTL

Phân tích hệ thống văn bản pháp quy về QLKT hệ thống CTTL

Trong những năm qua, nhà nước cùng với Bộ NN&PTNT để hỗ trợ cho công tác QLKT các hệ thống tưới tiêu đã cố gắng và hoàn thiện về khung pháp lý cùng với các văn bản hành chính như:

Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL số 32/2001/PLUBTVQH10 ngày 4/4/2001:

Việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có liên quan đến đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão, công trình thuỷ điện, công trình cấp, thoát nước cho đô thị phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định của pháp luật về đê điều,về phòng, chống lụt, bão, về công trình thuỷ điện, về cấp, thoát nước cho đô thị và pháp luật về tài nguyên nước.

Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày10/9/2012:

- Nghị định 67/2012/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủylợi.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; khung mức phí xả nước thải vào công trình thủy lợi; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Chính phủ có quy địnhriêng

Bộ NN&PTNT đã ban hành, Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 2/5/2009 về việc tăng cường công tác QLKT CTTL;

Thông tư số 5/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp QLKT CTTL;

Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ QLKT CTTL và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ QLKT CTTL đã phản ánh được hoạt động của các đơn vị QLKT CTTL thông qua quản lý nguồn nước và quản lý hạch toán tài chính làm cơ sở cấp bù thủy lợi phí.

Về quản lý hoạt động, tổ chức doanh nghiệp khai thác CTTL:

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Quyết định số 224/2006/QĐ-TTG ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho việc củng cố và ổn định tổ chức của các doanh nghiệp QLKT CTTL.

Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác QLKT và bảo vệ CTTL.

Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành các hệ thống CTTL. Đây là những văn bản quan trọng, đã và đang được áp dụng thời gian qua, tạo cơ sở pháp lý giúp các địa phương, các đơn vị QLKT CTTL triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, đồng thời tăng cường công tác QLKT CTTL.

Chính sách thủy lợi phí mới thực sự là một bước ngoặt trong công tác QLKT CTTL. Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL, Nghị định lần này đã điều chỉnh mức thu phù hợp với chi phí thực tế phát sinh của các đơn vị QLKT CTTL so với mức thu thủy lợi phí quy định tại Nghị định số 115/2008/NĐ-CP bình quân tăng lên là 1,5 lần, đồng thời thống nhất mức thu thủy lợi phí cũng là mức cấp bù đối với công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, đảm bảo 100% kinh phí miễn thủy lợi phí tăng thêm cho các đơn vị thủy nông trung ương và các địa phương nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương… Theo Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng: Với chính sách miễn thủy lợi phí mới này, đây sẽ là một trong những giải pháp tích cực đầu tư công vào nông nghiệp nông thôn, thực hiện chính sách tam nông theo Nghị quyết số 26/NQ-TW khóa 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng là một trong những nhiệm vụ thiết thực phục vụ cho chính sách an ninh xã hội, có những tác động mạnh mẽ về mặt chính sách vĩ mô nhằm khuyến khích người nông dân ở những vùng còn khó khăn, hạn chế về điều kiện sản xuất tích cực đầu tư hơn cho SXNN, chuyển dịch sản xuất từ cây lúa sang các cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả kinh tếcao.

Trong những năm 2009-2012 gần 100 tiêu chuẩn kỹ thuật thủy lợi đã được Bộ NN vàPTNT chỉ đạo rà soát, bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện, xây dựng mới và phổ biến thành các tiêu chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới cũng như đảm bảo việc thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu Bộ NN & PTNT đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành một số văn bản quy định về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ tưới tiêu, chính sách tạo cơ chế chủ động cho doanh nghiệp trong QLKT CTTL Hệ thống đánh giá định chuẩn (Benchmarking) sẽ từng bước thể chế hóa và triển khai áp dụng nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ và các hoạt động của IMCS, người sử dụng nước dựa trên bộ tiêu chí phù hợp, đảm bảo hiệu quả đầu tư và tăng hiệu ích hoạt động của hệ thống tưới tiêu theo hướng cấp nước phục vụ đa mục tiêu.

Việc quản lý CTTL là vô cùng quan trọng vì nó liên quan mật thiết đến xã hội, nếu không cẩn thận có thể gây ra những hậu quả không tưởng tượng được, các CTTL có vai trò vô cùng to lớn trong vấn đề cung cấp tưới tiêu nước, phục vụ nông nghiệp, đời sống và giúp phát triển vô số ngành nghề khác… Vì vậy, việc tổ chức bộ máy QLKT CTTL được quy định cụ thể bởi nhà nước, theo đó thì việc tổ chức QLKT CTTL được giao cho ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm Thông thường thì UBND tỉnh sẽ giao lại việc QLKT CTTL cho Sở NN&PTNT trực tiếp quản lý và vận hành tất cả các CTTL trên địabàn.

* Chi cục Thủy Lợi và Phòng, chống lụt bão – Sở NN&PTNT[4]

Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn, an toàn nông, lâm, thủy sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; phòng, chống lụt bão; các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và thực hiện một số quyền hạn, nhiệm vụ theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thủy Lợi là cơ quan trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, giúp giám đốc SNN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi và phòng chống bão lũ trên địa bàn các tỉnh Chi cục thủy lợi có trụ sở làm việc, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động.

* Công ty Thủy Nông[4] Được UBND thành phố hoặc tỉnh thành lập, và là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động công ích với nhiệm vụ: Quản lý khai thác và vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh hoặc thành phố.

* UBND huyện, thành phố, thị xã và Phòng NN&PTNT, Kinh tế huyện, thịxã[4]

UBND huyện, thành phố, thị xã thực hiện quản lý nhà nước về khai báo và bảo vệ CTTL trên địa bàn thành phố, huyện, thị xã.

Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng công tác quản lýkhai thác công trìnhthuỷlợi

* Áp dụng các phương pháp nghiên cứusau:

- Phương pháp thống kê những kết quả diễn biến từ thực tế để tổng kết, phân tích thực tiễn;

- Phương pháp phân tích sosánh;

- Phương pháp chuyên gia: Qua tham khảo xin ý kiến một số chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn tại địaphương;

2.3.1 Thực hiện phương pháp nghiêncứu

- Thực hiện khảo sát đối với 100 đối tượng được điều tra có nhiều kinh nghiệm trong công tác QLKT các CTTL để có thể đảm bảo thông tin thu thập được là chính xác và hợplý.

- Đưa ra các tiêu chí khách quan về công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi để các đối tượng được điều tra thực hiện đánh giá theo thang likert 5 mứcđộ:

+ Mức đánh giá: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý.

Xem xét khách quan: Những tiêu chí có tỷ lệ số phiếu đánh giá “không đồng ý” và

“hoàn toàn không đồng ý” ở mức cao (không đồng ý >15%; hoàn toàn không đồng ý

>5%) là những tiêu chí còn nhiều yếu kém, chưa phát huy được hiệu quả nên cần phải có các biện pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý sao cho hợp lý hơn.

2.3.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác QLKT cácCTTL

* Đặc điểm chung của các đối tượng được điều tra Đặc điểm cơ bản của 100 đối tượng được điều tra được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2.1 : Đặc điểm cơ bản của các đối tượng được điều tra (Số liệu năm 2021) [6]

TT Chỉ tiêu ĐVT CB Cty,

1 Số mẫu điều tra Phiếu 20 35 45 100

Qua bảng 2.1 cho thấy đối tượng điều tra chính là các cán bộ của công ty, cán bộ của các cụm và cán bộ của các HTX dùng nước Với đặc trưng của lĩnh vực nên chủ yếu là nam giới chiếm 89% còn nữ giới chiếm 11%, với độ tuổi trung bình là 35 Và chủ yếu là cán bộ quản lý chiếm 74% và nhân viên chiếm 26%, chủ yếu là trình độ đại học chiếm 83% và cao đẳng chiếm 17%, có nhiều kinh nghiệm trong QLKT CTTL ở các cấp quản lý, có thể đảm bảo thông tin thu thập được là chính xác và hợp lý Với những thông tin trên, ta có thể thấy phần lớn những người tham gia đều là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có kinh nghiệm công tác, vì vậy ý kiến của họ đáng tin cậy để làm cơ sở cho việc đánh giá sau này.

2.3.4 Cáctiêu chí lựa chọn để phản ánh hiệu quả công tác quản lýCTTL

* Dựa vào các cơ sở khoa học từ những phươngpháp:

- Phương pháp thống kê những kết quả diễn biến từ thực tế để tổng kết, phân tích thực tiễn;

- Phương pháp phân tích sosánh;

- Phương pháp điều tra khảo sát những cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao tại côngty;

- Kiến thức đã học được từ các thầy cô trong trường và những kinh nghiệm của bản thân tácgiả;

- Phương pháp chuyên gia: Qua tham khảo xin ý kiến một số chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn tại địaphương;

- Qua tài liệu, số liệu về các bất cập còn tồn tại trong công tác QLKT CTTL trên thực tế;

Tác giả đưa ra một số tiêu chí như sau:

I Đánh giá công tác tổ chức, phân cấp quảnlý

1 Hệ thống bộ máy tổ chức, cơ cấu ban quản lý công trình gọn nhẹ, đúng quyđịnh.

2 Cơ cấu tổ chức quản lý khoa học, phát huy hết trách nhiệm của các bộphận.

3 Công tác tổ chức QLCT hợp lý, đảm bảo thông tin kịp thời, xuyên suốt, hiệuquả.

4 Công tác phân cấp quản lý đúng quy định, chặtchẽ.

5 Công tác phân cấp quản lý khoa học, đầyđủ.

II Đánh giá quy trình vận hành côngtrình.

6 Quy trình vận hành đúng quyđịnh.

7 Thời gian vận hành đúng yêu cầu, hợplý.

8 Hệ thống tổ chức hoạt động nhịpnhàng.

9 Quan trắc khí tượng thủy văn hợp lý, chínhxác.

10 Cán bộ vận hành có trách nhiệm, nănglực.

III Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa côngtrình.

11 Kiểm tra, kiểm soát đúng quytrình.

12 Kiểm tra, phát hiện kịp thời nguycơ.

13 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡngnhanh

14 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình đúng quy định, phát huy hiệuquả

15 Thời gian sửa chữa, duy tu ngắn, kịpthời.

IV Đánh giá công tác QLKT, sử dụng nước.

16 Quản lý nước đúng quy định, phùhợp

17 Công tác lập kế hoạch khoa học, phùhợp

18 Công tác phân phối, điều hòa nước hợplý.

19 Công tác tiêu nước kịp thời, hợplý.

20 Phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị khai thác và các tổ chức doanh nghiệp chặt chẽ, phùhợp.

V Đánh giá chung công tác QLKT CTTL trên các địa bàn Công ty TNHH MTV ĐTPTThủy Lợi Sông Đáy quảnlý

21 Tổ chức, phân cấp quản lý CTTL khoa học, hợplý.

22 Công tác tổ chức vận hành hợp lý, đúng quytrình

23 Công tác sửa chữa, duy tu công trìnhtốt.

24 Công tác sử dụng, quản lý nước hợplý.

25 Đánh giá chung công tác QLKT hiệuquả

- Sau đó, tác giả sẽ sử dụng 100 phiếu đánh giá để thu thập ý kiến thực hiện nội dung của công tác quản lý CTTL Theo đó mức độ đánh giá sẽ được chia thành năm cấpđộ: + Mức đánh giá: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý;

3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý.

PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ

THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

+ Mứcđánh giá: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồngý;

3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý.

Chỉ tiêu Mức đánh giá

I Đánh giá công tác tổ chức, phân cấp quản lý

1 Hệ thống bộ máy tổ chức, cơ cấu ban quản lý công trình gọn nhẹ, đúng quy định.

2 Cơ cấu tổ chức quản lý khoa học, phát huy hết trách nhiệm của các bộ phận.

Chỉ tiêu Mức đánh giá

3 Công tác tổ chức QLCT hợp lý, đảm bảo thông tin kịp thời, xuyên suốt, hiệu quả.

4 Công tác phân cấp quản lý đúng quy định, chặt chẽ.

5 Công tác phân cấp quản lý khoa học, đầy đủ.

II Đánh giá quy trình vận hành công trình.

6 Quy trình vận hành đúng quy định.

7 Thời gian vận hành đúng yêu cầu, hợp lý.

8 Hệ thống tổ chức hoạt động nhịp nhàng.

9 Quan trắc khí tượng thủy văn hợp lý, chính xác.

10 Cán bộ vận hành có trách nhiệm, năng lực.

III Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa công trình.

11 Kiểm tra, kiểm soát đúng quy trình.

12 Kiểm tra, phát hiện kịp thời nguy cơ.

13 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng nhanh

14 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình đúng quy định, phát huy hiệu quả

15 Thời gian sửa chữa, duy tu ngắn, kịp thời.

IV Đánh giá công tác QLKT, sử dụng nước.

16 Quản lý nước đúng quy định, phù hợp

17 Công tác lập kế hoạch khoa học, phù hợp

18 Công tác phân phối, điều hòa nước hợp lý.

19 Công tác tiêu nước kịp thời, hợp lý.

20 Phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị khai thác và các tổ chức doanh nghiệp chặt chẽ, phù hợp.

V Đánh giá chung công tác QLKT CTTL trên các địabàn Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi SôngĐ á y quản lý

21 Tổ chức, phân cấp quản lý CTTL khoa học, hợp lý.

22 Công tác tổ chức vận hành hợp lý, đúng quy trình

23 Công tác sửa chữa, duy tu công trình tốt.

24 Công tác sử dụng, quản lý nước hợp lý.

25 Đánh giá chung công tác QLKT hiệu quả

Qua chương 2, tác giả đã phân tích cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của công tác quản lý khai thác và vận hành hệ thống công trình thủy lợi Qua đó tác giả đưa ra những tiêu chí khách quan về công tác quản lý khai thác công trìnhthủylợi để các đối tượng được điều tra thực hiện đánh giá theo thang likert 5 mức độ Những tiêu chí đó là:

* Đánh giá công tác tổ chức, phân cấp quảnlý

- Công tác phân cấp quản lý chưa đúng quy định, chưa chặtchẽ

- Công tác phân cấp quản lý chưa khoa học, đầyđủ

* Đánh giá quy trình vận hành côngtrình

- Quy trình vận hành chưa đúng quyđịnh

- Thời gian vận hành chưa đúng yêu cầu, chưa hợplý

* Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa công trình.

- Kiểm tra, kiểm soát chưa đúng quytrình.

- Kiểm tra, phát hiện nguy cơ không kịpthời.

- Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng chưanhanh

- Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình chưa đúng quy định, chưa phát huy hiệuquả

- Thời gian sửa chữa, duy tu lâu, chưa kịpthời.

* Đánh giá công tác QLKT, sử dụngnước

- Phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị khai thác và các tổ chức doanh nghiệp chưa chặt chẽ, chưa phùhợp

* Đánh giá chung công tác QLKT CTTL trên các địa bàn Công ty TNHH

MTVĐTPTThủy Lợi Sông Đáy quảnlý

- Công tác sửa chữa, duy tu công trình chưatốt

- Công tác tổ chức vận hành chưa hợp lý, chưa đúng quytrình

Từ đó tác giả sẽ đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý khai thác và vận hành hệ thống công trình thủy lợi một cách hiệu quả trong chương 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢNLÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÔNG TY TNHH MTV ĐTPTTHỦY LỢISÔNGĐÁY

Giới thiệu Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợiSôngĐáy

3.1.1 Quátrình hình thành và pháttriển

Thực hiện quyết định hợp nhất các công ty thủy nông của thành phố Hà Nội năm 2008, hợp nhất từ 4 công ty là : Đan Hoài, La Khê, Chương Mỹ, Mỹ Đức trở thành một công ty duy nhất, được đặt tên là Công ty thủy lợi Sông Đáy vào ngày 11/9/2008, sau đó Công ty đổi tên thành Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy.

Từ đó Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy trực thuộc sự quản lý của thành phố Hà Nội và đã thực hiện rất tốt nhiều nhiệm vụ tưới tiêu, quản lý công trình khác nhau.

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Thuỷ lợi Sông Đáy là một đơn vị lớn trong ngành NN&PTNT hoạt động công ích, làm nhiệm vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của năm huyện lớn thuộc thành phố Hà Nội (Đan Phượng, Hoài Đức, Chương

Mỹ, Mỹ Đức, La Khê)

Hiện nay, Công ty quản lý 165 trạm bơm với, phục vụ tưới tiêu cho 80.000 ha lưu vực. Đồng thời Công ty đang quản lý 521 tuyến kênh, và 6123 cống các loại.

Hiện nay, bộ máy tổ chức của Công ty gồm có 5 phòng: Phòng Tổ chức hành chính,phòng Tài vụ, Phòng Kế hoạchkỹthuật, phòng quản lý nước và công trình, phòng Cơ điện; và 4 xí nghiệp thủy nông bao gồm: Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi ĐanHoài, Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi La Khê, Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi Chương Mỹ, Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợiMỹĐức, với 823 cán bộ công nhân viên, tham gia quản lý, vận hành công trình của hệ thống Sông Đáy.[7]

- Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy ban hành kèm theo Quyết định số 3754/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.[7]

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chức năng, Giám đốc Xí nghiệp, Phó giám đốc xí nghiệp thực hiện chức năng nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc công ty tổ chức sản xuất, công tác tại đơn vị cơ sở được giao phụtrách.

- Tổ chức quản lý lao động, tài sản, tiền vốn thuộc phạm vi phụtrách.

- Thực hiện công tác báo cáo, thống kê theo quyđịnh.

- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc (hoặc người phụ trách trực tiếp) và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đượcgiao.

3.1.2.2 Quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ,chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc Công ty

1 Phòng tổ chức hành chính tổnghợp:

Giúp Tổng giám đốc công ty tổ chức quản lý lao động, tiền lương, hành chính, quản trị và tổng hợp Gồm: a Về tổ chức lao động, tiềnlương:

- Quản lý bộ máy tổ chức và số lao động định biên được duyệt của toàn Công ty, nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý của Công ty,đảmbảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt hiệu quả kinh tếcao.

- Quản lý đội ngũ CBCNV và hồ sơ CBCNV theo quy định hiệnhành.

- Xây dựng và đăng ký quy chế trả lương của Công ty với cơ quan có thẩm quyền để thựchiện.

- Phối hợp với các phòng liên quan nghiên cứu cải thiện điều kiện làm việc, công tác phòng hộ và an toàn vệ sinh laođộng.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch được duyệt về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, nâng lương, thi nâng bậc choCBCNV. b Về hành chính tổng hợp:

- Quản lý và giải quyết công tác hành chính văn thư, lưutrữ;

- Tổ chức quản trị đời sống, công tác y tế, bảo vệ sức khỏe choCBCNV;

- Tổ chức theo dõi thi đua, khen thưởng trong Côngty;

- Tổ chức bảo vệ Côngty;

- Theo dõi kỷ luật, thanh tra của Côngty.

Giúp Tổng giám đốc Công ty thực hiện công tác tài vụ của Công ty Gồm:

- Lập kế hoạch tài chính của Côngty;

- Tổ chức chỉ đạo mạng lưới kế toán của Công ty; hướng dẫn các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện chế độ kế toán và chính sách tài chính của Nhànước;

- Giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý sử dụng vốn của nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh đúng mục đích và có trách nhiệm bảo toàn vốn đượcgiao;

- Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi của Công ty, kịp thời nắm bắt tình hình để giúp Tổng giám đốc chỉ đạo các đơn vị trong Công ty thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tiết kiệm chi phí, đúng chế độ chính sách của nhànước;

- Nghiên cứu đổi mới phương thức quản lý kinh tế, tăng cường quan hệ với các ban ngành hữu quan, với các hộ dùng nước để tháo gỡ vướng mắc trong công tác hợp đồng, nghiệm thu tưới, tiêu nước, trình duyệt cấp bù tiền miễn thủy lợiphí;

- Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp do nhà nước cấp cho Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí trong sảnxuất;

- Xây dựng các mức chi phí trình cấp có thẩm quyền xét duyệt và tổ chức thực hiện theo mức đượcduyệt;

- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo tài chính theo quyđịnh.

3.Phòng quản lý nước và công trình thủylợi:

Giúp Tổng giám đốc Công ty về quản lý nước và quản lý bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi. a Về quản lýnước:

- Lập kế hoạch tưới, tiêu, tổng hợp hợp đồng, nghiệm thu tưới, tiêu nước, giúp Tổng giám đốc trình cấp trên xét duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt; tham mưu đề xuất với lãnh đạo Công ty trong chỉ đạo các đơn vị (XNTL, cụm TN) thực hiện kế hoạch đượcduyệt.

- Điều hành hệ thống tưới, tiêu nước bằng thông tin, liên lạc, đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời vụ; chủ động phòng chống lụt, bão, úng; hạn chế úng, ngập để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng thời đảm bảo an toàn công trình thủylợi.

Thực trạng công tác quản lý khai thác, vận hành CTTL của Công ty TNHHMTV ĐTPT Thủy LợiSôngĐáy

Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý khai thác, vận hành CTTL

I Đánh giá công tác tổ chức, phân cấp quảnlý

Tuy công tác tổ chức và phân cấp quản lý tại công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy đã tương đối ổn định và hợp lý, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập có thể kể đến như:

1 Hệ thống bộ máy tổ chức, cơ cấu ban quản lý côngtrình:

- Chưa thực sự gọn nhẹ, vẫn còn hơi cồng kềnh và thiếu hiệuquả.

Bộ máy cán bộ công nhân viên lớn tuy nhiên chưa phối hợp nhịp nhàng nên còn thiếu hiệu quả.

2 Cơ cấu tổ chức quản lý khoahọc:

- Chưa phát huy được tất cả nghiệp vụ của các bộphận

Một số bộ phận vẫn chưa thực hiện tốt được vai trò của mình trong công tác QLKT CTTL

- Đã hợp lý tuy nhiên thông tin nhiều lúc thiếu kịp thời, chưa xuyên suốt, chưa hiệu quả.

Thông tin đôi lúc vẫn còn bị chậm, chưa kịp thời do phối hợp chưa thực sự ăn ý giữa các bộ phận.

4 Công tác phân cấp quảnlý:

- Đúng quy định,tuynhiên thiếu tính chặtchẽ.

5 Công tác phân cấp quảnlý:

- Có tính khoa học nhưng chưa được đầy đủ.

II Đánh giá quy trình vận hành côngtrình.

- Đã đúng quy định nhưng chưa được trơn tru.

- Đúng yêu cầu, hợp lý nhưng có một vài thời điểm chậm trễ.

8 Hệ thống tổ chức hoạtđộng:

- Chưa thực sự nhịp nhàng và trơntru

9 Quan trắc khí tượng thủyvăn

- Đã hợp lý tuy nhiên đôi khi hơi thiếu chínhxác.

- Có trách nhiệm nhưng năng lực vẫn còn thiếu sót ở một vàimảng.

III Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa côngtrình.

- Đúng quy trình, quy cách nhưng đôi khi còn saisót.

12 Đôi lúc chưa kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để phát hiện kịp thời những nguycơ.

13 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng côngtrình:

- Thiếu tốc độ duy tu sửa chữa nhanh và chínhxác.

14 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng côngtrình

- Đúng quy định, phát huy hiệu quả chưacao

15 Thời gian sửa chữa, duytu

- Sửa chữa duy tu thời giandài.

IV Đánh giá công tác QLKT, sử dụng nước.

- Đúng quy định, nhưng đôi khi thiếu tính phùhợp

- Đầy đủ khoa học, phù hợp nhưng vẫn còn thiếusót

18 Công tác phân phối, điều hòa nước: Chưa hợp lý ở một số thờiđiểm.

19 Công tác tiêu nước: thiếu hợp lý ở một số thờiđiểm.

20 Phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị khai thác và các tổ chức doanhnghiệp:

- Một số thời điểm còn chưa chặt chẽ, chưa phùhợp.

V Đánh giá chung công tác QLKT CTTL trên các địa bàn Công ty TNHH MTV ĐTPTThủy Lợi Sông Đáy quảnlý

21 Tổ chức, phân cấp quản lý CTTL: một số nơi thiếu tính khoahọc.

22 Công tác tổ chức vận hành: đôi khi vẫn còn chưa hợplý

23 Công tác sửa chữa, duy tu công trình: chưa đượcnhanh.

24 Công tác sử dụng, quản lý nước: nhiều thời điểm chưa hợplý.

25 Đánh giá chung công tác QLKT thiếu hiệuquả

Căn cứ vào những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý khai thác côngtrình thủy lợi, tác giả thực hiện điều tra theo mẫu kết quả đánh giá của các đối tượngvề công tác quản lý khai thác các CTTL tại công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy LợiSôngĐáy

3.3.1 Đánh giá của các đối tượng được điềutra

Bảng 3.1: Đánh giá của 100 đối tượng được điều tra (Số liệu năm 2021)[6]

Chỉ tiêu Tỷ lệ % ý kiến đánh giá

I Đánh giá công tác tổ chức, phân cấp quản lý

1 Hệ thống bộ máy tổ chức, cơ cấu ban quản lý công trình gọn nhẹ, đúng quy định.

2 Cơ cấu tổ chức quản lý khoa học, phát huy hết trách nhiệm của các bộ phận.

3 Công tác tổ chức QLCT hợp lý, đảm bảo thông tin kịp thời, xuyên suốt, hiệu quả.

4 Công tác phân cấp quản lý đúng quy định, chặt chẽ.

5 Công tác phân cấp quản lý khoa học, đầy đủ 5 4 15 75 1 3,6

II Đánh giá quy trình vận hành công trình.

6 Quy trình vận hành đúng quy định 2 20 40 30 8 3,2

7 Thời gian vận hành đúng yêu cầu, hợp lý 0 19 27 49 5 3,4

8 Hệ thống tổ chức hoạt động nhịp nhàng 0 4 26 67 3 3,7

9 Quan trắc khí tượng thủy văn hợp lý, chính xác 0 6 25 66 3 3,7

10 Cán bộ vận hành có trách nhiệm, năng lực 0 7 30 62 1 3,6

III Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa công trình.

11 Kiểm tra, kiểm soát đúng quy trình 2 10 39 48 1 3,4

12 Kiểm tra, phát hiện kịp thời nguy cơ 2 14 30 50 4 3,3

13 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng nhanh 3 12 38 45 2 3,4

Tỷ lệ % ý kiến đánh giá

14 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình đúng quy định, phát huy hiệu quả

15 Thời gian sửa chữa, duy tu ngắn, kịp thời 2 12 53 31 2 3,1

IV Đánh giá công tác QLKT, sử dụng nước.

16 Quản lý nước đúng quy định, phù hợp 1 15 45 38 1 3,2

17 Công tác lập kế hoạch khoa học, phù hợp 2 14 44 40 0 3,3

18 Công tác phân phối, điều hòa nước hợp lý 2 15 47 32 4 3,2

19 Công tác tiêu nước kịp thời, hợp lý 1 15 52 29 3 3,1

20 Phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị khai thác và các tổ chức doanh nghiệp chặt chẽ, phù hợp.

V Đánh giá chung công tác QLKT CTTL trên cácđịa bàn Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi

21 Tổ chức, phân cấp quản lý CTTL khoa học, hợp lý.

22 Công tác tổ chức vận hành hợp lý, đúng quy trình

23 Công tác sửa chữa, duy tu công trình tốt 3 16 49 30 2 3,1

24 Công tác sử dụng, quản lý nước hợp lý 1 15 40 40 4 3,3

25 Đánh giá chung công tác QLKT hiệu quả 3 17 31 47 2 3,3 Ghi chú: Mức đánh giá: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Bình thường; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý

Kết quả đánh giá của 100 đối tượng được điều tra thể hiện tại Bảng 3.1 Số liệu tại bảng cho thấy mỗi tiêu chí khác nhau thì sẽ được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Đối với 5 tiêu chí củaĐánh giá công tác tổ chức, phân cấp quản lýta thấy tiêu chí “Cơ cấu tổ chức quản lý khoa học, phát huy hết trách nhiệm của các bộ phận” và tiêu chí

“Công tác tổ chức QLCT hợp lý, đảm bảo thông tin kịp thời, xuyên suốt, hiệu quả” có tỉ lệ ý kiến “hoàn toàn đồng ý” hoặc “đồng ý” khá cao (tương ứng là 72% và 74%), tuy nhiên tiêu chí “Công tác phân cấp quản lý đúng quy định, chặt chẽ” và tiêu chí “Công tác phân cấp quản lý khoa học, đầy đủ” cũng còn tỉ lệ ý kiến “không đồng ý” và “hoàn toàn không đồng ý” cao (tương ứng 5% và 6%) Điều này nói lên rằng cần phải có biện pháp cái thiện, nâng cao hiệu quả quản lý hợp lýhơn. Đối với 5 tiêu chí vềĐánh giá quy trình vận hành công trìnhta thấy 3 tiêu chí “Hệ thống tổ chức hoạt động nhịp nhàng”, “Quan trắc khí tượng thủy văn hợp lý, chính xác” và “Cán bộ vận hành có trách nhiệm, năng lực” có điểm trung bình từ 3,6 đến 3,7, có tỉ lệ ý kiến “hoàn toàn đồng ý” hoặc “đồng ý” khá cao (tương ứng là 62% và 67%) Hai tiêu chí còn lại là “Quy trình vận hành đúng quy định” và “Thời gian vận hành đúng yêu cầu, hợp lý” chưa được đánh giá tốt có tỉ lệ ý kiến “không đồng ý” và

“hoàn toàn không đồng ý” cao (tương ứng 19% và20%)

Thực tế cho thấy thời gian và quy trình vận hành CTTL đáp ứng các yêu cầu của quản lý và người dùng nước rất khó khăn Vì thế đòi hỏi công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy cần nghiên cứu kỹ thời gian và quy trình vận hành cho từng địa phương, từng công trình, mùa vụ cho thật hiệu quả. Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa công trìnhcho thấy hầu hết các đối tượng nghiên cứu đánh giá không cao, điểm TB chỉ đạt từ 3,1 đến 3,4, tỉ lệ ý kiến “không đồng ý” và

“hoàn toàn không đồng ý” cao (tương ứng 18%) Tiêu chí “Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình đúng quy định, phát huy hiệu quả” chiếm đến 4% đánh giá “Hoàn toàn không đồng ý” Trong thực tế ta có thể thấy đây là công tác yếu nhất trong các khâu QLKT CTTL ở nước ta.

Phần lớn các CTTL của chúng ta được xây dựng từ lâu, công nghệ còn lạc hậu, trải quathờigiannămtháng,gặpđiềukiệnthờitiếtkhíhậukhắcnghiệt,điềukiệnkinhtế lại khó khăn… đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình Nhiều công trình không được sửa chữa kịp thời rơi vào cảnh bị nguy cơ cao, gây ra hậu quả lớn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ Điều này khá đúng với thực tế ở nhiều địa phương và cả nước nói chung Đòi hỏi Công ty và địa phương cần có những biện pháp hiệu quả hơn để triển khai duy tu bảo dưỡng công trình hiệu quả và an toàn nhất có thể. Đối vớiĐánh giá công tác QLKT, sử dụng nướccũng cho thấy mức “không đồng ý” cao Trong đó tiêu chí “Phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị khai thác và các tổ chức doanh nghiệp chặt chẽ, phù hợp” cótỷlệ đánh giá “không đồng ý” lên đến 21% Đây cũng là vấn đề đặt ra hiện nay đối với công tác QLKT CTTL trên địa bàn, trong đó thì vẫn còn mang tính lợi ích riêng, chưa đề cao lợi ích chung của toàn xã hội Chính vì thế công tác quản lý công trình vẫn chưa được hiểu và thực hiện đúng, một bộ phận người dân, cơ quan còn nhận thức đó là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Vìvậycông tác phối hợp chưa cao, chưa phát huy được hiệu quả tổnghợp. Đánh giá chung công tác QLKT CTTL trên các địa bàn Công ty TNHH MTV ĐTPTThủy Lợi Sông Đáy quản lýđạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, các tiêu chí như “Đánh giá chung công tác QLKT hiệu quả”, “Tổ chức, phân cấp quản lý CTTL khoa học, hợp lý”, “Công tác sử dụng, quản lý nước hợp lý” được tỉ lệ đánh giá “đồng ý”, “hoàn toàn đồng ý” khá cao, tương ứng đạt 49%, 50% và 44% Tuy vậy các tiêu chí như “Công tác sửa chữa, duy tu công trình tốt” và “Công tác tổ chức vận hành hợp lý, đúng quy trình” vẫn còn tỉ lệ “không đồng ý” và hoàn toàn không đồng ý” cũng khá cao, tương ứng là 19% và 22% Điều đó đòi hỏi công ty và chính quyền địa phương có các biện pháp hiệu quả, hợp lý hơn trong công tác này nhằm hoàn thiện công tác QLKT CTTL trên địa bàn trong thời giantới.

3.3.2 So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng được điều tra về công tác quản lýcác công trình thủylợi

Nhằm nắm bắt các ý kiến của các đối tượng được điều tra, tác giả sẽ tiến hành so sánh giá trị trung bình ý kiến của họ thể hiện ở bảng 3.5 và 3.6

Bảng 3.2: So sánh giá trị trung bình đánh giá của cán bộ lãnh đạo Công ty với

CBlãnh đạo Xí nghiệp và CB lãnh đạo Cụm về công tác QLKT CTTL

Chỉ tiêu Công ty, Xí nghiệp

Chênh lệch giá trị TB

I Đánh giá công tác tổ chức, phân cấp quảnlý

1 Hệ thống bộ máy tổ chức, cơ cấu ban quản lý công trình gọn nhẹ, đúng quy định.

2 Cơ cấu tổ chức quản lý khoa học, phát huy hết trách nhiệm của các bộ phận.

3 Công tác tổ chức QLCT hợp lý, đảm bảo thông tin kịp thời, xuyên suốt, hiệu quả.

4 Công tác phân cấp quản lý đúng quy định, chặt chẽ.

5 Công tác phân cấp quản lý khoa học, đầy đủ.

II Đánh giá quy trình vận hành công trình.

6 Quy trình vận hành đúng quy định 3,70 3,20 0,50

7 Thời gian vận hành đúng yêu cầu, hợp lý 4,00 3,67 0,33

8 Hệ thống tổ chức hoạt động nhịp nhàng 4,00 3,67 0,33

9 Quan trắc khí tượng thủy văn hợp lý, chính xác.

10 Cán bộ vận hành có trách nhiệm, năng lực 3,90 3,67 0,23

III Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa công trình.

11 Kiểm tra, kiểm soát đúng quy trình 3,80 3,60 0,20

Chỉ tiêu Công ty, Xí nghiệp

Chênh lệch giá trị TB

12 Kiểm tra, phát hiện kịp thời nguy cơ 3,80 3,53 0,27

13 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng nhanh 3,90 3,13 0,77

14 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình đúng quy định, phát huy hiệu quả

15 Thời gian sửa chữa, duy tu ngắn, kịp thời 3,90 3,13 0,77

IV Đánh giá công tác QLKT, sử dụng nước.

16 Quản lý nước đúng quy định, phù hợp 3,80 3,47 0,33

17 Công tác lập kế hoạch khoa học, phù hợp 3,90 3,20 0,70

18 Công tác phân phối, điều hòa nước hợp lý 3,90 3,13 0,77

19 Công tác tiêu nước kịp thời, hợp lý 3,70 3,13 0,57

20 Phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị khai thác và các tổ chức doanh nghiệp chặt chẽ, phù hợp.

V Đánh giá chung công tác QLKT CTTL trên các địa bàn Công ty TNHH MTV ĐTPT

ThủyLợi Sông Đáy quản lý

21 Tổ chức, phân cấp quản lý CTTL khoa học, hợp lý.

22 Công tác tổ chức vận hành hợp lý, đúng quy trình

23 Công tác sửa chữa, duy tu công trình tốt 3,40 3,13 0,27

24 Công tác sử dụng, quản lý nước hợp lý 3,40 3,33 0,07

25 Đánh giá chung công tác QLKT hiệu quả 3,30 3,73 -0,43

(Số liệu thống kê năm 2021)

Bảng 3.3: So sánh giá trị trung bình đánh giá của cán bộ lãnh đạo Công ty và CB lãnhđạo Xí nghiệp với CB lãnh đạo HTX về công tác QLKT CTTL

Chênh lệch giá trị TB

I Đánh giá công tác tổ chức, phân cấp quản lý

1 Hệ thống bộ máy tổ chức, cơ cấu ban quản lý công trình gọn nhẹ, đúng quy định.

2 Cơ cấu tổ chức quản lý khoa học, phát huy hết trách nhiệm của các bộ phận.

3 Công tác tổ chức QLCT hợp lý, đảm bảo thông tin kịp thời, xuyên suốt, hiệu quả.

4 Công tác phân cấp quản lý đúng quy định, chặt chẽ.

5 Công tác phân cấp quản lý khoa học, đầy đủ 4,00 3,26 0,74

II Đánh giá quy trình vận hành công trình.

6 Quy trình vận hành đúng quy định 3,70 3,03 0,67

7 Thời gian vận hành đúng yêu cầu, hợp lý 4,00 3,09 0,91

8 Hệ thống tổ chức hoạt động nhịp nhàng 4,00 3,69 0,31

9 Quan trắc khí tượng thủy văn hợp lý, chính xác.

10 Cán bộ vận hành có trách nhiệm, năng lực 3,90 3,40 0,50

III Đánh giá công tác duy tu, sửa chữa công trình.

11 Kiểm tra, kiểm soát đúng quy trình 3,80 3,11 0,69

12 Kiểm tra, phát hiện kịp thời nguy cơ 3,80 3,11 0,69

Chênh lệch giá trị TB

13 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng nhanh 3,90 3,34 0,56

14 Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình đúng quy định, phát huy hiệu quả

15 Thời gian sửa chữa, duy tu ngắn, kịp thời 3,90 2,91 0,99

IV Đánh giá công tác QLKT, sử dụng nước.

16 Quản lý nước đúng quy định, phù hợp 3,80 2,89 0,91

17 Công tác lập kế hoạch khoa học, phù hợp 3,90 3,09 0,81

18 Công tác phân phối, điều hòa nước hợp lý 3,90 3,00 0,90

19 Công tác tiêu nước kịp thời, hợp lý 3,70 2,94 0,76

20 Phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị khai thác và các tổ chức doanh nghiệp chặt chẽ, phù hợp.

V Đánh giá chung công tác QLKT CTTL trêncác địa bàn Công ty TNHH MTV ĐTPT

Lợi Sông Đáy quản lý

21 Tổ chức, phân cấp quản lý CTTL khoa học, hợp lý.

22 Công tác tổ chức vận hành hợp lý, đúng quy trình

23 Công tác sửa chữa, duy tu công trình tốt 3,40 3,06 0,34

24 Công tác sử dụng, quản lý nước hợp lý 3,40 3,17 0,23

25 Đánh giá chung công tác QLKT hiệu quả 3,30 3,17 0,13

(Số liệu thống kê năm 2021)

Bảng 3.3 cho thấy, trong 25 tiêu chí, có đến 21 tiêu chí có giá trị trung bình đánh giá của Cán bộ lãnh đạo quản lý công ty, cán bộ lãnh đạo quản lý xí nghiệp đều lớn hơn giá trị trung bình đánh giá của cán bộ lãnh đạoCụm.

Trong 21 tiêu chí đó thì chỉ có 7 tiêu chí có sự khác biệt ý kiến cao, đặc biệt tiêu chí

“Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình đúng quy định, phát huy hiệu quả” và “Thời gian sửa chữa, duy tu ngắn, kịp thời” Điều này thì cũng rất đúng với trong thực tế hiện nay ở nước ta đối với các loại công trình xây dựng, và đặc biệt là công trình thủy lợi. Để bảo dưỡng duy tu, một CTTL cần rất nhiều khâu như đánh giá, khảo sát, quyết định, phê duyệt, thiết kế, cấp vốn… sau đó mới thực thi Chính sự rườm rà phức tạp này đã dẫn đến thời gian duy tu bảo dưỡng, sửa chữa CTTL trong thực tế chậm và kéo dài, gây bức xúc cho các cụm quản lý xử dụng nước Đòi hỏi trong thời gian tới, nhà nước cùng địa phương cần phải đơn giản hóa thủ tục hành chính hơn nữa, nhằm nhanh rút ngắn thời gian duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng CTTL để đưa vào sử dụng hiệu quả, kịpthời.

Bảng 3.3 phản ánh chênh lệch về giá trị trung bình ý kiến đánh giá của cán bộ lãnh đạo quản lý Công ty và Xí nghiệp so với giá trị trung bình ý kiến đánh giá của cán bộ HTX dung nước Kết quả phân tích cho thấy trong tất cả 25 tiêu chí đánh giá, giá trị trung bình ý kiến đánh giá của cán bộ lãnh đạo Công ty, lãnh đạo Xí nghiệp đều lớn hơn giá trị trung bình ý kiến đánh giá của cán bộ HTX dung nước Trong đó có đến 16 tiêu chí có sự khác biệt ý kiến cao Điều đó cho thấy 16 tiêu chí này có sự khác biệt lớn trong đánh giá của cán bộ Công ty, Xí nghiệp so với các cán bộ HTX dung nước Khác biệt lớn nhất là tiêu chí thứ 15 “Thời gian sửa chữa, duy tu ngắn, kịp thời” chênh lệch điểm giá trị đánh giá trung bình tới tận 0,91; Tiêu chí thứ 9 “Quan trắc khí tượng thủy văn hợp lý, chính xác” và tiêu chứ thứ 16 “Quản lý nước đúng quy định, phù hợp” cũng đạt chênh lệch điểm giá trị đánh giá trung bình là 0,91 Một lần nữa ta thấy các cán bộHTX dung nước phản ánh không tốt đến công tácduytu, sửa chữa, bảo dưỡng CTTL.Đây cũng là bức xúc tồn tại trong thời gian qua Bên cạnh đó, công tác quản lý và vận hành quản lý nước cũng được các HTX dung nước đánh giá không cao so với cán bộ lãnh đạo Công ty và cán bộ lãnh đạo Xí nghiệp Qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi nhậnthấyrằng,côngtácvậnhànhcácCTTLvàcôngtácquảnlýsửdụngnướccũng gặp rất nhiều khó khăn Chính vì thế lãnh đạo công ty và chính quyền địa phương cần có nhiều biện pháp, phương án hợp lý hơn trong công tác quản lý và vận hành khai thác nước, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng nước của người dân, và nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lýnước.

Thông qua những phiếu đánh giá, ta thấy tình hình công tác quản lý, vận hành và khai thác CTTL của Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, hạn chế, chưa được tối ưu hiệu quả, có thể kể đến như sau:

+ Hiệu quả quản lý thấp.

+ Bộ máy tổ chức vẫn còn cồng kềnh chưa tinh gọn.

+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên có xu hướng gia tăng.

+ Năng suất lao động còn hạn chế.

+ Chất lượng quản trị chưa cao.

+ Công trình xuống cấp nhanh và hư hỏng nhiều.

+ Vẫn còn vi phạm CTTL chưa được giải quyết.

+ Sử dụng nước lãng phí.

- Cơ chế vận hành vẫn còn tính bao cấp, thiếu động lực để tăng gia nâng cao năng suất lao động, chất lượng công tác quản lý khai thác và vận hành CTTL của Côngty.

- Năng lực của một số cán bộ quản lý chưa đáp ứng tốt về tổ chức quản lý và kỹ thuật, tài chính của cơ sở thủy nông còn rất nhiều khó khăn, thiếu kinh phí để duy tu và sửa chữa công trình, nạo vét kênh, mương dẫn đến việc công trình hư hỏng và xuống cấp nhanh Một số nơi có xu hướng giao những CTTL nội đồng tại địa phương cho Công ty quản lý làm tăng gánh nặng tới ngân sách của nhà nước Tổn thất nước còn lớn do ngấm, lòng kênh bồi lắng, sạt lở… làm cản trở dòngchảy.

- Còn nhiều công trình tiêu úng trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức, trục tiêu bị bồi lấp không được nạo vét, nhiều trạm bơm tiêu còn lạc hậu, công suấtthấp.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu SXNN theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi Dịch vụ cung cấp nước ngoài tưới tiêu ít được quan tâm và phát huy hiệu quả Nhiều công trình đã xuống cấp do được thiết kế đã lâu nên tiêu chuẩn thiết kế chưa được chỉnh sửa dẫn đến độ an toàn không cao Đầu tư hạ tầng thủy lợi cho phục vụ nuôi trồng thủy sản còn thấp và hệ thống cũng chưa đáp ứng đủ yêu cầunuôi.

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống côngtrình thủy lợi cho Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợiSông Đáy

3.4.1 Định hướng, mục tiêu về hòan thiện công tác quản lýCTTL

3.4.1.1 Định hướng về công tác QLKT CTTL của Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy LợiSôngĐáy

* Củng cố cơ sở và hệ thống công trình nhằm nâng cao hiệu quả dùng nước, đáp ứngcho việc phát triển nông nghiệp hiện đại hóa.

Với những hệ thống công trình và hệ thống công trình trên hệ thống do Công ty quản lý, cần tiếp tục đầu tư và hoàn thiệu thêm như: Nâng cấp, cải thiện hệ thống kênh mương, công trình trên kênh, đầu tư và xây dựng hệ thống kênh mương, trạm bơm mới để tăng tỉ lệ diện tích tiêu thoát nước của hệ thống Ưu tiên những hệ thống công trình thủy lợi khu vực đồng bằng và vùng trũng Vẫn đầu tư và sửa chữa các kênh cống hư hỏng, xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn công trình. Đầu tư vào những hạng mục công trình giúp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ cấp thoát nước có thu ví dụ như: Cung cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ hoặc các công tác SXNN có giá trị gia tăng cao nhằm tăng nguồn thu, từ đó giảm bớt bao cấp nhà nước. Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị nâng cao năng lực dự báo úng, ngập, hạn, xâm nhập mặn, v v trong hệ thống, nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống.

* Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức QLKT CTTL và nhận thức của ngườidân.

Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy xác định nâng cao hiệu quả quản lý,vận hành khai thác CTTL là nhiệm vụ trọng tâm và cực kỳ quan trọng trong giai đoạn sắp tới Một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành khai thác CTTL Đây cũng là công tác quan trọng nhằm nâng cao trình độ quản lý vận hành, điều tiết hệ thống công trình đảm bảo hiệu quả và bền vững cho tổ chức thủy nông.

Thực hiện giao khoán những khoản chi phí quản lý và vận hành dựa trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, nhằm tiết kiệm tối đa điện, nước, xăng, dầu, ngày công, chi phí Gia tăng cơ chế khoán trong công tác quản lý, duy tu, vận hành CTTL Đảm bảo không cho xảy ra tình trạng tưới tiêu, cấp nước kém hơn khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí.

Nâng cao năng lực quản lý cho các cấp cán bộ về lĩnh vực Thủy Lợi, cùng đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thủy lợi cơ sở Tăng cường những tổ chức quản lý khai thác CTTL, các tổ đội thủy nông, HTX dùng nước Xây dựng một mô hình bền vững và có sự đóng góp tham gia của các hộ dùng nước được hưởng lợi.

Tăng cường quản lý và xử lý sai phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL; thực hiện công tác cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ CTTL Nâng cao ý thức trách nhiệm, tuyên truyền chính quyền các cấp, cộng đồng xã hội trong việc quản lý bảo vệ CTTL.

Nâng cao nhận thức cá nhân, tổ chức khai thác sử dụng nước trong công tác QLKT và bảo vệ CTTL, đồng thời với đó là nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý để công tác đạt hiệu quả cao nhất, phát huy được năng lực tối đa của hệ thống CTTL.

Bảo đảm việc cấp, tiêu nước phục vụ SXNN hiện đại, tiên tiến đồng thời mở rộng cung cấp dịch vụ có thu như: công nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản tăng nguồn thu, bền vững tài chính, giảm bớt baocấp.

Mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ thủy lợi tới những cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiềm năng.

* Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong công tác QLKT CTTL

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng lao động thì việc áp dụng khoa học công nghệ vào việc quản lý và vận hành cũng cần đồng bộ hóa Những hoạt động khai thác, quản lý vận hành CTTL cần phải được thay đổi theo hướng hiện đại hóa; áp dụng công nghệ thông tin và một số ứng dụng phần mềm khác có ích cho việc quản lý giúp nâng cao nhân lực và giảm thiểu nhân công và các khoản chi phí khác không cần thiết.

Tập trung việc nghiên cứu và hướng dẫn thiết kế các hệ thống công trình thủy lợi nội đồng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị, cấu kiện cho xây dựng để áp dụng được công tác sản xuất nông nghiệp tiên tiến, nghiên cứu hệ thống thủy lợi để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển thủy sản bềnvững.

Nâng cao đẩy mạnh các giải pháp tiên tiến, tiết kiệm nước, SXNN công nghệ cao Xây dựng các mô hình : Cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống để phù hợp với từng vùng miền và loại cây trồng riêng.

Nghiên cứu, tăng cường khả năng dự báo, thiết bị dự báo cảnh báo mưa lũ, mặn , hạn; Nghiên cứu thêm chế độ thủy văn, dòng chảy nâng cao chất lượng và quy trình vận hành công trình trong tình huống khẩn cấp.

Tăng cường khả năng đánh giá tác động môi trường, dự báo biến đổi khí hậu và tác động của kinh tế - xã hội khu vực tới hệ thống thủy lợi, đề xuất ra các giải pháp thích ứng phù hợp.

Nâng cao hiệu quả QLKT CTTL hiện có, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững và gia tăng giá trị nhằm việc: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ thủy lợi của hệ thống, sử dụng nước tiết kiệm, phục vụ SXNN hiện đại và đa dạng, đảm bảo an toàn cho công trình, chủ động ứng phó với biến đổi khíhậu.

Góp phần nâng cao năng suất, phát triển nền SXNN theo hướng hiện đại, ưu tiên cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao, phát triển chăn nuôi thủy sản Đẩy mạnh các dịch vụ có thu khác từ CTTL Phát huy tối đa tiềm năng hiện có nhằm giảm thiểu thiệt hại và bao cấp từ ngân sách nhà nước.

3.4.2 Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống CTTL củaCông ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy quảnlý

3.4.2.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác tổ chức, phân cấp quảnlý

- Công tác phân cấp quản lý chưa đúng quy định, chưa chặtchẽ.

- Công tác phân cấp quản lý chưa khoa học, đầyđủ.

Nên thực hiện chính sách duy trì tổng lượng nhân công hiện có, thực hiện chuyển dịch lao động từ tưới tiêu nông nghiệp sang phục vụ cấp nước công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt.

Muốn vẫn đảm bảo an toàn cho công trình nhưng giảm số lượng lao động phục vụ tưới tiêu thì cần tinh giảm như sau:

- Những công trình đã được nâng cấp và kiên cố: Rà soát giảm số nhân công quảnlý.

- Những công trình được bố trí thiết bị tự động hóa: Rà soát giảm số nhân công quản lý.

Kếtluận

QLKT CTTL có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của toàn ngành nông nghiệp Hiện nay ở nước ta thì công tác QLKT và vận hành CTTL vẫn luôn được quan tâm và cải tiến Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả QLKT CTTL vẫn cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong đó thì hoàn thiện khung pháp lý và thể chế chính sách được cho là điều quan trọng nhất Cần thiết phải tách rõ ràng chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước cùng với quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Qua đó hoàn thiện những thể chế chính sách để các doanh nghiệp có thể hoạt động phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường Sau đó cần thiết phải minh bạch hóa các mối quan hệ về kinh tế, khắc phục những tình trạng công tư không minh bạch, chồng chéo lẫn nhau và quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu Đẩy mạnh những hoạt động xã hội về thủy lợi sao cho phù hợp với cơ chế thị trường và có sự kiểm soát quản lý của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao hoạt động hiệu quả của các tổ chức QLKT CTTL, tránh sự trùng lặp lẫn nhau giữa chức năng quản lý, chức năng sản xuất và chức năng cung cấp dịch vụ công ích đất nước.

Khi đã thực hiện đồng bộ và hoàn thiện tốt các giải pháp trên thì sẽ góp phần đóng góp nhu cầu cung cấp phục vụ nước cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, giảm thiểu ảnh hưởng thiên tai bão lũ gây ra, giúp thúc đẩy nền kinh tế và nông nghiệp bền vững.

Kiếnnghị

2.1 Đối với cơ quan quản lý nhànước

+ Cơ quan nhà nước cần tăng cường xử lý nghiêm minh, thanh tra giám sát những trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ và khai thác.

+ Nhà nước cần hoàn thiện, xây dựng, sửa đổi và ban hành các văn bản, quy chế nghị định liên quan tới công tác bảo vệ và quản lý hệ thống CTTL

+ Nghiên cứu, tham khảo kỹ các điều luật, xem xét các ý kiến từ chuyên gia cũng như những thành phần tham gia trước khi sửa đổi hay ban hành một điều luật để phù hợp với thực tế.

+ Các văn bản phải có chi tiết rõ ràng, tránh trùng lặp, có sự mạch lạc để các cá nhân, tập thể cơ quan có thể hiểu đúng đủ một cách dễ dàng.

2.2 Đối với các tổ chức thủy nông cơsở

+ Tiếp tục phát triển và củng cố các tổ chức, doanh nghiệp theo hướng hoạt động bền vững và hiệu quả.

+ Tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp.

+ Huy động, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, người hưởng lợi tham gia vào công tác QLKT CTTL.

+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức QLKT và bảo vệ CTTL cho các hộ tham gia.

+ Kiên cố hóa kênh mương nội đồng một cách chắc chắn để đảm bảo hiệu quả và giảm thất thoát cho công tác quản lý nước từ công trình đầu mối tới mặt ruộng.

+ Tích cực tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nhằm tới việc nâng cao năng lực cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia QLKT và bảo vệ CTTL.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Bá Tuynh (1998) QLKT CTTL, NXB nông nghiệp, HàNội

2 Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006) Kinh tế thủy lợi, Nhà xuất bản xây dựng, HàNội

3 Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017) Luật Thủy lợi số 08/2017 / QH14

4 Tổng cục thủy lợi (2012) Bảo mật đánh giá tổ chức thực hiện và hoạt động của tổ chức hợp tác sử dụngnıước

5 Bộ NN và PTNT (2014) Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL, ngày 21 tháng 4 năm

2014, ban hành đề án nâng cao hiệu quả QLKT CTTL hiệncó;

6 Tài liệu khảo sát ý kiến đánh giá về công tác QLKT CTTL công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy(2021)

7 Hồ sơ đề xuất về nhiệm vụ duy trì, vận hành hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội của công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy (năm2021)

8 Bộ Tài chính (2013) Thông tư số 41/2013 / TT-BTC ngày 11/4/2013 Hướng dẫn, điều hành một số điều kiện của Nghị định số 67 của Chínhphủ

9 Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012) Nghị định số 67 / NĐ-

CP ngày 10/09/2012 về việc sửa đổi bổ sung một số điều kiện của số14

10 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012) Luật số 15/2012 / QH13 về Xử lý vi phạm chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệCTTL

11 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL số 32/2001/PLUBTVQH10 ngày

4/4/2001 12 Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày10/9/2012.

13 Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 2/5/2009 về việc tăng cường công tác QLKT CTTL;

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. “Báo cáo kết quả hoạt động Công ty“ của Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy (năm2021) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả hoạt động Công ty
21. “Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động Công ty“ của Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi SôngĐáy(năm2021) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động Công ty
1. Nguyễn Bá Tuynh (1998) QLKT CTTL, NXB nông nghiệp, HàNội Khác
2. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006). Kinh tế thủy lợi, Nhà xuất bản xây dựng, HàNội Khác
3. Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Luật Thủy lợi số 08/2017 / QH14 Khác
4. Tổng cục thủy lợi (2012). Bảo mật đánh giá tổ chức thực hiện và hoạt động của tổ chức hợp tác sử dụngnıước Khác
5. Bộ NN và PTNT (2014). Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL, ngày 21 tháng 4 năm 2014, ban hành đề án nâng cao hiệu quả QLKT CTTL hiệncó Khác
6. Tài liệu khảo sát ý kiến đánh giá về công tác QLKT CTTL công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy(2021) Khác
7. Hồ sơ đề xuất về nhiệm vụ duy trì, vận hành hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội của công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy (năm2021) Khác
8. Bộ Tài chính (2013) . Thông tư số 41/2013 / TT-BTC ngày 11/4/2013 Hướng dẫn, điều hành một số điều kiện của Nghị định số 67 của Chínhphủ Khác
9. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012). Nghị định số 67 / NĐ- CP ngày 10/09/2012 về việc sửa đổi bổ sung một số điều kiện của số14 Khác
10. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012). Luật số 15/2012 / QH13 về Xử lý vi phạm chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệCTTL Khác
11. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL số 32/2001/PLUBTVQH10 ngày 4/4/2001 12. Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày10/9/2012 Khác
13. Chỉ thị số 1268/CT-BNN-TL ngày 2/5/2009 về việc tăng cường công tác QLKT CTTL Khác
14. Thông tư số 5/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp QLKT CTTL Khác
15. Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ QLKTCTTL Khác
16. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của chínhphủ Khác
17. Quyết định số 224/2006/QĐ-TTG ngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chínhphủ Khác
18. Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác QLKT và bảo vệCTTL Khác
19. Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành các hệ thốngCTTL Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w