Mạch đếmtừ0 đến 25 Hôm nay tôi post lên cho các pác mạchđếmtừ0 cho đến 25 dùng IC số. Như các pác đã biết thì thiết kế mạchđếmtừ0 đến 99 là mạch khá là đơn giản không cần phải tính toán reset mức nào cả cứ lắp mạch cho nó đếm là nó sẽ chạy là ok. Nhưng tôi muốn giới thiệu với các pác mạch đếmtừ0 đến 25 (Mạch này không như mạchtừ0 đến 99). Nguyên lý mạchđếm là mạchđếm xung dao động (xung vuông) và nó đếm xung sườn lên hiện thị lên LED 7 vạch. Linh kiện gồm: 2 con 74ls90 , 2 con 74ls47, 1 con NE555, 2 LED 7 thanh có chung Anot, 2 con tụ, mấy con điện trở và 1 con cổng AND. Ở đây tôi dùng nguồn 5V Mạch bao gồm 2 phần : Phần tạo dao động (Tạo xung vuông) và phần mã hóa , giải mã và hiện thị 1 : Phần tạo dao động tạo xung vuông với tần số tùy chọn. Ở đây tôi sử dụng con NE555 cho nó đơn giản vì con này dễ tìm và mạch đơn giản. Nhiệm vụ của 555 là tạo ra xung vuông để cấp cho mạch đếm. Sơ đồ nguyên lý mạch tạo xung vuông Trong sơ đồ mạch trên tần số đầu ra của 555 được tính theo công thức : f = 1/(ln2*C1*(R1+2R2)) Ở đây tôi dùng biến trở R2 để điều chỉnh tần số đầu ra. Tần số lớn thì mạchđếm nhanh còn tần số thấp thì mạchđếm chậm. Theo tôi các pác nên để ở 1hz nhìn cho nó rõ. Thế là xong phần tạo xung cấp cho mạch đếm. 2 : Phần mã hóa-giải mã và hiện thị Do đếmtừ0 đến 25 nên ta phải cần tới 2 con IC đếm 7490 và 2 con giải mã BCD ra LED 7 thanh 7447 và cần 2 con LED 7 thanh hiện thị số lần đếm.Ta nên đi tìm hiểu qua từng pác này xem nào nó thế nào và có chức năng gì trong mạch đếm. * : 74LS90 Con TTL này cũng khá quen thuộc nó là con đếm mã nhị phân chia 10 mã hóa ra BCD. Cứ mỗi 1 xung vào thì nó đếm tiến lên 1 và được mã hóa ra 4 chân. Khi đếm đến 10 tự nó sẽ reset và quay trở về ban đầu. 2 thông số quan trọng để thiết kế mạchđếm này là: Bảng chân lý mã hóa ra BCD và điều kiện để Reset (Trở về trạng thái ban đầu) + Bảng chân lý mã hóa ra BCD Khi sản xuất ra con này nhà sản xuất đã cung cấp cho chúng ta bảng mã hóa của con này do đó mà mình không thể tạo ra bảng mã này được. Sau đây là bảng mã của nó được lấy từ datasheet Trong bảng chân lý trên nó có 1 chú ý và chú ý này vô cùng quan trọng là : Đầu ra của Q0 được nối với đầu vào của CP1. + Mức Reset cho 74LS90. Nó có 4 chân Reset dùng để reset hệ thống với các chân : MR1, MR2, MS1, MS2. Đưa các mức thích hợp vào các chân này thì nó sẽ tự động Reset. Sau đây là bảng mức Reset *74LS47 Con này dùng để giải mã BCD sang mã LED 7 thanh. Sau khi 74LS90 mã hóa ra BCD sau đó 74LS47 sẽ mã hóa các mã BCD này chuyển sang LED 7 thanh hiện thị các giá trị đếm. Con này chắc là cũng không cần phải giải thích nhiều vì con này không như 74LS90. Sau đây là bảng chân lý các mức hiện thị sau khi giải mã BCD. 2 : Mạch nguyên lý của sơ đồ đếm 0-25. Sau đây là sơ đồ của mạchđếmtừ 0-25. Nguyên lý : Khi ta cấp xung vào IC1 nó sẽ đếm lần lượt từtừ0 cho đến 9. Khi tới 9 thì lúc này nó sẽ cấp 1 xung cho IC2 và IC2 được nhận 1 xung và nó đếm 1. Sau đó IC1 vẫn tiếp tục đếm đến 9 thì IC2 lại nhận được 1 xung nữa và đếm thành 2. Do mạch chỉ đếm đến 25 mình phải để các mức reset cho hợp lý để đến 25 nó tự trở về 0. Ở mạch trên các chân reset tương ứng của 2 IC1 và IC2 được nối với nhau và được nối với 1 chân đầu ra của IC1 và IC2 sao cho các chân 2 và 3 của IC1 và IC2 phải ở mức cao ( Vì các chân 6 và 7 của hai IC mình đã cho trước điều kiện là nối với GND) Các pác nhìn trên hình vẽ .Ở đây do đếm đến 25 ta không chọn được mức Reset trong bảng chân lý phù hợp nên tôi phải dùng con AND thì mới ra được 25. Ngoài những modul này các pác có thể khai triên ra đếm khác như 10,15,18 Nguồn : Mạch đếmtừ0 đến 25 http://svptit.vn/@forum/showthread.php? t=30754#ixzz32MeERWws Diễn Đàn Sinh Viên Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội. Follow us: svptit.vn on Facebook . nào cả cứ lắp mạch cho nó đếm là nó sẽ chạy là ok. Nhưng tôi muốn giới thiệu với các pác mạch đếm từ 0 đến 25 (Mạch này không như mạch từ 0 đến 99). Nguyên lý mạch đếm là mạch đếm xung dao động. Mạch đếm từ 0 đến 25 Hôm nay tôi post lên cho các pác mạch đếm từ 0 cho đến 25 dùng IC số. Như các pác đã biết thì thiết kế mạch đếm từ 0 đến 99 là mạch khá là đơn giản. thì mạch đếm nhanh còn tần số thấp thì mạch đếm chậm. Theo tôi các pác nên để ở 1hz nhìn cho nó rõ. Thế là xong phần tạo xung cấp cho mạch đếm. 2 : Phần mã hóa-giải mã và hiện thị Do đếm từ