1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

AN TOÀN LAO ĐỘNG

10 447 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 261,09 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống lao động sản xuất,con người tác động vào đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm có ích.Với nhiều hình thức tác động khác nhau,muôn hình muôn vẻ nhưng cũng không ra khỏi mối quan hệ giữa thiết bị kĩ thuật và môi trường lao động với con người.Tạo ra sản phẩm có lợi ích là vậy nhưng bất cứ một sự việc nào cũng có một mặt trái nhất định,trong lao động cũng không ngoại lệ. Trong chương trình học,mỗi sinh viên đều được học môn Kỹ thuật An Toàn và Môi Trường nhằm trang bị một kiến thức tương đối cơ bản về an toàn trong lao động sản xuất để khi làm việc hay thiết kế sản phẩm cần phải đặt yếu tốt con người lên hàng đầu. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên trong chương trình học là hoàn thành các bài tập lớn,các bài tiểu luận,các chuyên đề của các môn học.Với nhiệm vụ này đều giúp cho mỗi sinh viên nghiên cứu sâu hơn về kiến thức của môn học và tham khảo những tài liệu bổ ích khác phục vụ trang bị kiến thức nền tảng,phong phú,…cũng là làm quen với việc đặt yêu tố an toàn trong lao động sản xuất lên trên hết. Nhiệm vụ của em trong môn học là hiểu rõ nội dung học phần “An Toàn Lao Động” này là: 1.hoàn thành chuyên đề “Ecgônômi trong ngành Chế Tạo Máy”, gồm những vấn đề sau: khái niệm ecgonomi, ecgonomi cho những vấn đề chung, Ecgônômi trong ngành Chế Tạo Máy. 2.KTAT cho nhóm máy công cụ bao gồm: khái niệm, cơ sở về ATLĐ, minh họa ví dụ và cho ý kiến cá nhân. Trong thời gian tìm hiểu và làm bài,cùng với sự giúp đỡ,chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Thanh Việt ,em đã hoàn thành chuyên đề được giao. Vì chương trình học nhiều,thời gian nghiên cứu có hạn ,sự hiểu biết hạn chế về học phần nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm.Để bài làm được hoàn thiện hơn ở lần sau em kính mong được sự góp ý quý báu của thầy.Sau cùng em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình giảng dạy,giúp đỡ em trong suốt thời gian tiếp thu môn học và hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05năm 2014. Sinh viên thực hiện. Bùi Việt Tân CHUYÊN ĐỀ I: ECGONOMI ĐỐI VỚI NGÀNH CHẾ TẠO MÁY Khái niệm Ecgônômi đã xuất hiện trong bối cảnh nền văn hoá của Hy Lạp cổ đại. Từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, người ta đã sử dụng nguyên tắc “Công thái học” để thiết kế các công cụ, thiết kế và tổ chức nơi làm việc và cho đến ngày nay chúng ta vẫn thấy thuật ngữ Công thái học được sử dụng để nói về Ecgônômi. Ở Việt Nam, thì những năm 60 ÷ 70 của thế kỷ trước, cùng với sự ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, vấn đề Ecgônômi cũng đã được bắt đầu nêu lên và được nghiên cứu ứng dụng trong quá trình phát triển của đất nước. 1.Khái niệm chung về ecgonomi: Trong quá trình lao động, 3 yếu tố: Con người - đối tượng kỹ thuật - Môi trường lao động luôn có một mối quan hệ, tương thích, tác động đến nhau. Con người thiết kế, tạo ra và sử dụng các công cụ, phương tiện lao động, đồng thời họ chịu tác động trở lại của những yếu tố tốt cũng như xấu, bất lợi của công cụ, phương tiện và các yếu tố môi trường mà họ làm việc. Việc nghiên cứu sự tương thích giữa các đối tượng kỹ thuật, môi trường lao động với con người để bảo đảm sao cho con người có thể lao động có năng suất, chất lượng, an toàn và tiện nghi là nội dung cơ bản của một ngành khoa học mới - Khoa học Ecgônômi. Thuật ngữ Ergonomisc (theo tiếng Anh) xuất phát từ gốc tiếng Hy Lạp: “ergo” - nghĩa là công việc, lao động và“Nomos” - nghĩa là qui luật. Xuất xứ đó đã cho chúng ta thấy ý nghĩa của Ergonomis - mà theo cách dịch ra tiếng Việt đã được công nhận trong các tiêu chuẩn và từ điển ở nước ta là Ecgônômi - là khoa học nghiên cứu về những qui luật của lao động, hay nói 1 cách khác là nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và lao động. Nói về con người, chúng ta hiểu bao gồm các vấn đề về hình dáng, kích thước, sự cấu tạo được gọi chung là các đặc điểm giải phẫu; các quá trình sinh học ở bên trong duy trì sự tồn tại của cơ thể gọi chung là các đặc điểm sinh lý, cơ sinh; và các đặc điểm về sự đáp ứng của cơ thể đối với môi trường xung quanh gọi là các đặc điểm tâm lý. Nói về lao động, chúng ta hiểu bao gồm các nhiệm vụ phải hoàn thành, các động tác, thao tác, các bước công việc phải làm, các phương pháp trong lao động, các dụng cụ, thiết bị, máy móc, bố trí chỗ làm việc và môi trường nơi làm việc. Ecgonomicho những vấn đề chung: 1.ecgonomi với tâm sinh lý lao động: Môn này nghiên cứu các hoạt động sản xuất cụ thể, các đặc điểm sinh lý và sử dụng một cách hợp lý việc tổ chức lao động bằng cách cải thiện trạng thái sinhlý của người lao động nhằm duy trì khả năng lao động của con người được lâu dài ở mức cao: • Loại hình công việc: mỗi loại công việc khác nhau gây một gánh nặng lao động khác nhau; • Đối tượng lao động: ảnh hưởng của lứa tuổi, về giới tính, về thể trạng của cơ thể và chế độ dinh dưỡng; • Phản ứng của cơ thể: khi có tác động của gánh nặng lao động cơ thể có các loại phản ứng của hệ tim mạch; phản ứng về tâm sinh lý của con người trước màu sắc, chiếu sáng và các vật liệu gây phản cảm Từ đó có một chế độ lao động - nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. 2. - Sự tác động giữa Người- Máy- Môi trường: Ecgônômi tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ vào việc thiết kế, tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy móc nhờ sự tuyển chọn và huấn luyện, tập trung vào việc tối ưu hóa môi trường xung quanh thích hợp với con người và sự thích nghi của con người với điều kiện môi trường. Khả năng sinh học của con ngừơi thường chỉ điều chỉnh được trong một phạm vi giới hạn nào đó, vì vậy thiêt bị thích hợp cho một nghề thì trước hết phải thích hợp cho người sử dụng nó và vì vậy khi thiết kế các trang thiết bị người ta phải chú ý đến tính năng sử dụng phù hợp với người điều khiển nó. Môi trường tại chổ làm việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nhưng cần phải bảo đảm sự thuận tiện cho người lao động khi làm việc nhất là các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn, rung động, độ thông thoáng… ngoài ra các yếu tố về tâm lý, xã hội, thời gian và tổ chức lao động đều ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người lao động. 3.nhân trắc học ecgonomi với việc làm: Người lao động phải làm việc trong tư thế gò bó, ngồi hoặc đứng trong thời gian đai, thường bị đau lưng, đau cổ và căng thẳng cơ bắp. Hiện tương bị chói lóa do ánh sáng không tốt làm giảm hiệu quả công việc, gây mệt mỏi thị giac và thần kinh, tạo nên tam lý khó chịu. Sự khác biệt về nhân chủng học cần được lưu ý , khi nhập khẩu hay chuyển giao công nghệ nước ngoài có sự khác biệt về văn hóa, xã hội có thể dẫn đến hậu quả xấu. Chẳng hạn người châu Á phải làm việc với máy móc, phương tiện được thiết kế cho người châu Âu to lớn… Nhân trắc học Ecgônômi với mục đích nghiên cứu những tương quan giữa người lao động và các phương tiện lao động vói yêu cầu đảm bảo sự thuận tiện nhất cho người lao động khi làm việc để có thể đạt năng suất lao động cao nhất và đảm bảo tốt sức khỏe cho người lao động. - Những nguyên tắc Ecgônômi trong thiết kế hệ thống lao động: Các đặc tính thiết kế các phương tiện kĩ thuật hoạt động cần phải tương ứng với khả năng con người dựa trên nguyên tắc sau: + Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh tâm sinh lí và đặc tính khác của người lao động. + Cơ sở về vệ sinh lao động, về an toàn lao động. + Các yều cầu về thẩm mĩ kỹ thuật. - Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động: + Thích ứng với kích thước người điều khiển. + Phù hợp với tư thế của cơ thể con người, lực cơ bắp và chuyển động. + Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi. - Thiết kế môi trường lao động: Môi trường lao động cần phải được thiết kế và bảo đảm tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học và đạt điều kiện tối ưu cho hoạt động chức năng của con người. - Thiết kế quá trình lao động: Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo đảm sức khỏe cho người lao động, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ thực hiện mục tiêu lao động. Cần phải loại trừ sự quá tải , gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới hạn trên hoặc dưới chức năng hoạt động tâm lí của người lao động. II. Ecgônômi với ngành cơ khí chế tạo máy: Chế tạo máy là một ngành làm ra máy móc để phục vụ đời sống sản suất nên cần phải vận dụng triệt để những nguyên tắc của Ecgônômi tức là đặt yếu tố con người lên hàng đầu để nghiên cứu, thiết kế ra các loại máy, dây chuyền sản xuất không những hiệu quả mà còn phải an toàn.Trong mọi hoạt động, Ecgônômi luôn luôn theo đuổi các mục tiêu nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động của hệ thống Con người - Máy - Môi trường. Ecgônômi làm thích ứng lao động với các khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý và tâm lý, đảm bảo cho lao động được tiến hành với hiệu quả cao nhất, với tổn hao sinh học thấp và đảm bảo an toàn cho con người.Như vậy khi nghiên cứu, thiết kế ra các loại máy, dây chuyền sản xuất ta phải: - Hướng tới việc loại trừ mọi nguy hại cho sức khoẻ của người lao động; - Hướng tới sự tiện nghi cho người lao động, tức là làm cho các đối tượng kỹ thuật phù hợp với các khả năng hữu hạn của con người, có tác dụng động viên các quá trình tâm lý, sinh lý, hạn chế mệt mỏi và thúc đẩy khả năng lao động lâu dài mà không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người; - Hướng tới tối ưu các tổn hao sinh học trong quá trình lao động; - Làm cho lao động có hiệu quả cao (tăng năng suất và chất lượng của lao động); CHUYÊN ĐỀ II: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG GIA CÔNG CẮT GỌT Giới thiệu chung về gia công cắt gọt kim loại: Gia công cắt gọt kim loại là phương pháp cắt bỏ đi trên bề mặt phôi một lớp kim loại dư thừa (lượng dư gia công) để cho chi tiết đạt được hình dáng, kích thước và chất lượng bề mặt gia công theo yêu cầu. Gia công kim loại bằng cắt gọt có nhiều phương pháp khác nhau như: tiện, phay, bào, mài, khoan…,mỗi phương pháp có khả năng đạt chất lượng và năng suất nhất định, đồng thời được sử dụng trong phạm vi thích ứng. Do đó, người thợ phải nắm bắt được những đặc điểm cơ bản và những biện pháp cần thiết ở từng phương pháp, mới có thể vận dụng được một cách linh hoạt khi giải quyết các vấn đề công nghệ thường gặp.nếu không nắm bắt tốt sẽ dẫn đến một số tai nạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động trong gia công cắt gọt như: − Trong máy công cụ, máy tiện chiếm tỷ lệ cao (40%) vì máy tiện được sử dụng khá phổ biến. Nguyên nhân gây chấn thương đối với máy tiện là do tốc độ cao, phoi ra nhiều và liên tục, phoi ra thành dây dài, quấn và văng ra xung quanh, phoi có nhiệt độ cao, phoi vụn có thể bắn vào người đứng ở phía đối diện người đang gia công. − Khi khoan, mũi khoan lắp không chặt có thể văng ra, bàn gá kẹp phôi không chặt làm cho vật gia công bị văng ra. − Khi mài nếu đứng không đúng vị trí, khi đá mài vỡ có thể văng ra ngoài, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân, … − Các cơ cấu truyền động trong các máy công cụ nói chung như bánh răng, dây cu roa, cũng có thể gây ra tai nạn. Áo quần công nhân không đúng cỡ, không gọn gàng, có thể bị quấn vào máy và gây nên tai nạn. Cơ sở về ATLĐ cho nhà máy: − Hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng máy thành thạo. Phải chọn vị trí đứng gia công cho thích hợp với từng loại máy. Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng, đeo kính bảo hộ. − Trước khi sử dụng máy phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất, siết chặt các bu lông ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền dẫn động, tra dầu mỡ, trước khi gia công cần chạy thử máy để kiểm tra. Những thiết bị trong khi sản xuất gây rung động lớn phải bố trí xa nơi có mật độ công nhân lớn và nền móng phải có hào chống rung. − Các nút điều khiển phải nhạy, làm việc tin cậy. Các bộ phận điều khiển máy phải bố trí vừa tầm tay cho công nhân thuận tiện thao tác, không phải với, không phải cúi. − Đối với các máy có dung dịch nước tưới làm mát, xí nghiệp phải cho công nhân sử dụng máy đó biết tính chất, đặc điểm và mức độ độc hại để ngừa trước những nguy hiểm có thể xảy ra. − Khi hết ca, công nhân đứng máy phải ngắt nguồn điện, lau chùi máy, thu dọn dụng cụ gọn gàng, bôi trơn những nơi quy định. Việc thu dọn phoi phải dùng các móc, cào, bàn chải, chổi… Cấm không được dùng tay trực tiếp thu dọn phoi. Công nhân làm việc máy nào thì chỉ được phép lau chùi máy đó vì họ hiểu rõ máy mình đang làm việc tốt hơn máy khác. Cấm dùng tay không lau chùi máy mà phải dùng giẻ, bàn chải sắt. Các thiết bị làm sạch phôi liệu phải bố trí ở buồng riêng, có thiết bị thông gió và có các thiết bị hút bụi cục bộ ở những nơi sinh bụi. Tất cả các bộ phận truyền động của các máy đều phải che chắn kín, có cửa cài chắc chắn kể cả các khớp nối ma sát, khớp nối trục các đăng. ¬ Các biện pháp an toàn khi sử dụng một số máy công cụ: (Khoan, Mài, Bào) a. Kỹ thuật an toàn trên máy khoan: # Khoan là phương pháp cơ bản để gia công lỗ trên vật liệu đặc. Khoan không những chỉ thực hiện trên nhóm máy khoan; mà còn thực hiện được trên các loại máy khác như: máy tiện vạn năng, máy phay.v.v + Đối với máy khoan, khi gá lắp mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng tâm với trục chủ động. + Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp hoặc qua gá đỡ với bàn khoan. Tuyệt đối không được dùng tay để giữ chi tiết gia công và không được dùng găng tay khi tiến hành khoan. + Khi phoi ra bị quấn vào mũi khoan hoặc đồ gá mũi khoan, không được dùng tay trực tiếp tháo gỡ phoi khoan. b. Kỹ thuật an toàn đối với máy mài: # Bản chất của quá trình mài là sự cọ sát tế vi bề mặt của vật rắn bằng những hạt mài có vận tốc cao. Phần làm việc của đá mài gồm vô số những lưỡi cắt của những hạt mài riêng biệt, chúng không có hình dạng giống nhau và được phân bố rất lộn xộn trong chất dính kết của đá mài. + Đá mài gồm những hạt mài kết dính lại bằng các chất kết dính (như bakelit, gốm, …) nên chịu kéo kém. Đá mài cứng nhưng dòn, dễ bị vỡ, không chịu được rung động và tải trọng va đập. Độ ẩm của đá mài cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đá. + Đặc điểm chung của máy mài là tốc độ lớn ( V= 35 ÷ 300 m/s). Vì vậy khi đá mài quay sẽ gây ra lực ly tâm rất lớn. Nếu đá mài không đảm bảo liên kết tốt, không cân bằng sẽ gây vỡ đá. + Việc chọn đá mài phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của quy trình gia công để chọn đúng loại đá. Sau khi lắp đá phải cân bằng động và phải thử nghiệm độ bền cơ học của đá như sau: đối với đá có đường kính từ Ø30 ÷ Ø 90 mm phải kiểm tra với tốc độ cao hơn tốc độ định mức 50% trong thời gian 3 phút, đường kính Ø150 ÷ Ø475mm trong 5 phút và Ø > 500 mm trong 7 phút. Nếu không biết tốc độ quay cho phép của đá thì phải thử với tốc độ lớn hơn 60% tốc độ làm việc trong 10 phút. + Đá mài phải được bảo quản ở nơi khô ráo. Không được để trong môi trường có axit và có chất ăn mòn khác. Cấm không được xếp đá chồng lên nhau hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt. Các loại đá mài dùng chất kết dính bằng magiê, nếu thời hạn bảo quản quá một năm thì không được sử dụng nữa vì chất kết dính không bảo đảm nữa. + Khi lắp vào trục chính, đá mài phải được kẹp đều giữa hai mặt bích bằng nhau. Giữa đá và mặt bích kẹp phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gõ đá mài. Khe hở giữa trục và lỗ đá phải đảm bảo trong khoảng từ 25% đường kính lỗ để đề phòng trục giãn nở nhiệt trong quá trình làm việc. Cần phải cân bằng tĩnh hoặc cân bằng động. + Khi đường kính đá mài giảm và khoảng cách giữa đá và bích kẹp nhỏ hơn 3 mm thì phải thay đá mới. Đá mài khi làm việc phải có bao che chắn, khe hở giữa đá và mặt bên phải nằm trong khoảng từ 10 ÷ 15mm, vật liệu che chắn không được quá mỏng và phải làm theo tiêu chuẩn quy định, góc mở của vỏ che chắn chọn sao cho nhỏ nhất để tránh gây tai nạn. + Công nhân đứng máy không được đứng ở phía không có bao che chắn. Khi mài thô, mài nhẵn bằng phương pháp khô thì yêu cầu phải có máy hút bụi. c. Kỹ thuật an toàn đối với máy bào: # Bào là quá trình gia công cắt gọt kim loại do dao bào thực hiện trên máy bào. Ðể gia công được bằng cắt gọt, dụng cụ cắt và phôi phải thực hiện hai chuyển động xác định như sau:Chuyển động công tác là chuyển động để tách phoi, là chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn máy và phôi… + Tất cả máy bào đều cần khống chế khoảng hành trình của đầu bào. + Trong khi máy chạy không được qua lại trước hành trình chuyển động của máy. Các thiết bị phải có đầy đủ các cơ cấu an toàn. Những cụm kết cấu có chuyển động lui tới trên máy bào giường hay bào ngang phải bố trí vị trí vươn xa nhất của bộ phận đó di chuyển quay vào tường, cách tường tối thiểu 0,5 m hoặc cách mép đường vận chuyển tối thiểu 1m. + Phải bao che các cơ cấu bánh răng, thanh răng, cơ cấu dịch chuyển. Trong khi máy đang chạy, tuyệt đối không gá lắp điều chỉnh vật gia công. Dưới đây là một số ví dụ về tai nạn trong khi gia công cắt gọt: . đặc tính khác của người lao động. + Cơ sở về vệ sinh lao động, về an toàn lao động. + Các yều cầu về thẩm mĩ kỹ thuật. - Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động: + Thích ứng với kích. nghiên cứu những tương quan giữa người lao động và các phương tiện lao động vói yêu cầu đảm bảo sự thuận tiện nhất cho người lao động khi làm việc để có thể đạt năng suất lao động cao nhất và đảm. trang bị kiến thức nền tảng,phong phú,…cũng là làm quen với việc đặt yêu tố an toàn trong lao động sản xuất lên trên hết. Nhiệm vụ của em trong môn học là hiểu rõ nội dung học phần An Toàn Lao

Ngày đăng: 22/05/2014, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w