HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG cul ĐẠO BIEN SOẠN GIÁO TRÌNH QUỐC GIA CÁC BỘ MON KHOA HOC MAC - LENIN, TU TƯỞNG HO CHI MINH
GIAO TRINH
9
LICH SU
DANG CONG SAN VIET NAM
(Tái bản có sửa chữa, bổ sung)
TRUONG DATAG
PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HO CHI MINH THU VIEN
6117932
-'+_ NHÀ XUẤT BẢN CHINH TRI QUOC GIA
Trang 2HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH
QUỐC GIA CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1| Đồng chí Đào Duy Tùng] Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung
- ương Đảng, Chủ tịch;
2 Đồng chí Nguyễn Đức Bình, giáo sư, Uỷ viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đăng, phụ trách khối Tư tưởng - Văn hoá và Khoa giáo, Phó Chủ tịch;
3.| Đồng chí Nguyễn Đình Tứ, |giáo sư, phó tiến sĩ, Bí thư Trung
ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Phó Chủ tịch; 4 Đơng chí Nguyễn Khánh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch;
5 Đồng chí Nguyễn Duy Quý, giáo sư, tiến sĩ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng thư ký; 6 Đồng chí Đặng Xuân Kỳ, giáo sư, Uỷ viên Trung ương Đảng,
Viện trưởng Viện Mác - Lênin, Uỷ viên;
7 Đồng chí Trần Chí Đáo, phó giáo sư, phó tiến sĩ, Thứ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uy viên; ˆ
8 Đồng chí Trần Ngọc Hiên, giáo sư, phó tiến sĩ, Phó Giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc, Uỷ viên;
9 Đồng chí Trần Xuân Trường, giáo sư, Giám đốc Học viện
Chính trị - Quân sự, Uỷ viên;
10 Đồng chí Dương Phú Hiệp, phó giáo sư, phó tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Uỷ viên;
11 Đồng chí Hà Học Hợi, phó giáo sư, Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Uỷ viên;
12| Đồng chí Nguyên Văn Phùng,|giáo su, Uy vién;
18 Déng chí Đơ Ngun Phương, phó giáo sư, phó tiến ‹ si, Phó Giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc; Uy vién
(Theo Quyết định số 2ã5-CT ngày 13-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)
Trang 3BAN BIEN SOAN oon aa wk C2 b2 J
JGS Nguyén Van Phùng : Trưởng ban
G8 Kiều Xuân Bá Uy vién
PGS Vii Van Ban Uy vién
_GS Dau Thế Biểu Uy vién
IPGS, TS Nguyễn Quốc Dũng Uỷ viên
PGS Lé Mau Han Uy vién
PGS Lé Thé Lang " Ủÿ viên
PGS TS Trinh Muu Uy vién
Uy vién
- 10 GS, TS Trinh Nhu Uỷ viên 11 PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc Uy vién 12 PGS TS Nguyén Quy Uy vién
13 Nguyén Quang Tao Uy vién
II CỘNG TÁC VIÊN Lê Viết Hảo
PGS, TS Trinh Vuong Hồng
T8 Hồ Khang Nguyễn Toàn Minh
Hoàng Thanh Quang PGS T8 Triệu Quang Tiến
Hê Hữu Vinh
Nguyễn Danh Tiên
on
Dm
oF
Trang 4LOI NHA XUAT BAN
Dang Cộng sản Việt Nam ra đời trong thời đại mới - thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bắt đầu từ
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 Đảng ra đời trong thời kỳ phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam phát triển sôi nổi trong những năm 20 của thế kỷ XX và đang có dấu
hiệu của cao trào mới - l
Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và được Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi
đúng quỹ đạo của thời đại, đáp ứng kịp thời yêu cầu của giai cấp
công nhẩn và của dân tộc Việt Nam Chính vì vậy, suốt chặng đường hơn bảy thập kỷ qua, phát huy truyền thống tốt đẹp của dan téc, Dang ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua bao gian nan, _ thử thách, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam | ¬
Trang 5“Hoi déng Trung vong chi dao bién soan gido trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tái bản Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng
san Việt Nam
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gồm ba phần:
Phần thú nhất: Đẳng ra đồi và lãnh đạo giành chính quyền
(1930-1945)
Phân thú hai: Đảng lãnh dao hai cuộc kháng chiến và xây dựng chế độ mới (1945 - 1975)
Phần thú ba: Đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975-
2000) |
Nết luận -
Giáo trình này đóng vai trị là khung định hướng về những quan điểm cơ bản cho việc giảng dạy và học tập môn lịch sử Dang Cong san Việt Nam
Trong lần tái bản này, giáo trình tiếp tục được sửa chữa bổ sung những kết quả nghiên cứu mới, theo đúng Văn biện Đảng toàn tập, các kết luận, đánh giá của Đại hội VII, VIH, IX của Đảng và một số Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và khoá IX
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc Tháng 1 năm 2004
Trang 6LOI GIOI THIEU
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học
được giảng dạy trong hệ thống trường Đảng và các, trường đại học, cao đẳng ở nước ta từ hơn bốn mươi năm nay Trong thời gian đó đã có nhiều tập giáo trình, đề cương bài giảng về môn học này được biên soạn và ấn hành phù hợp với các đối tượng và yêu cầu đào tạo khác nhau
Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập lý luận trong thời kỳ đổi mới, thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoa VII đã
quyết định tổ chức việc biên soạn bộ giáo trình quốc
gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Giáo trình này được biên soạn trong hoàn cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy lý luận Ban biên soạn đã tổ chức biên soạn Giáo trình Lịch sử Đảng theo tỉnh thần đổi mới đó Những kết quả nghiên cứu - mới, những tư liệu mới được phát hiện về lịch sử
Trang 7Đảng, nhất là những kết luận quan trọng của Bộ Chính trị khố VII năm 1993 về nhiều vấn đề của lịch sử Đảng, những kết luận của các Hội nghị Trung ương khoá VII va khố VIH có liên quan đến lịch sử Đảng, những tổng kết của các Đại hội VI, VII, VIII và IX cua Dang d& dude quán triét va thé hién trong giáo trình
Giáo trình gồm ba phần với-chín chương và phần
kết luận, phản ánh những chặng đường Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam với đầy khó khăn, thử thách và những thắng lợi vĩ đại của cách mạng nước ta suốt từ năm 1930 đến sát thời điểm Đại hội IX của Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được nghiên cứu, tổng kết một cách toàn diện và sâu sắc, khẳng định ý nghĩa lịch sử lớn lao và những kinh nghiệm quý báu mà Cách mạng Tháng Tám mang lại cho dân tộc ta và đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm và lý luận của cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới
Đại hội II (1951), Đại hội IIT (1960) và đặc biệt Đại
hội IV của Đảng (1976) đã tổng kết sâu sắc quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam
Trang 8Đại hội VIII (1996) và Đại hội IX (2001) da có những tổng kết quan trọng chặng đường 10 năm và 15 năm đổi mới, làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa những kết quả nghiên cứu và tổng kết quan trọng đó
Trong khi khẳng định mặt cơ bản là những thành
tựu, những thắng lợi vĩ đại qua các chặng đường lịch sử Đảng, giáo trình cũng đề cập và phân tích sâu sắc những sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong quá -_ trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Quá trình lãnh đạo cách mạng cũng là quá trình xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức Nội dung và bài học về xây dựng Đảng qua các thời kỳ lịch sử cũng được bước đầu thể hiện trong giáo trình
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, như Chủ tịch Hề Chí Minh đã khẳng định, "iè cổ một pho lịch sử bằng uàng"' Kho tàng lịch sử quý giá đó khơng chỉ ở những sự kiện lịch sử oanh liệt, hào hùng của Đảng và dân tộc mà điều có ý nghĩa lớn lao là những kinh nghiệm, những bài học lịch sử, những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam được tổng kết từ hiện thực lịch
Trang 9sử với những sự kiện hào hùng đó Những kinh nghiệm và bài học lịch sử được các tác giả thể hiện
trong các chương ở từng thời kỳ lịch sử, chẳng hạn kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ chính quyển cách mạng trong những năm 1945-1946, kinh nghiệm các cuộc kháng chiến, những bài học trong thời kỳ đổi mới v.v Những bài học tổng quát Đảng lãnh đạo cách mạng hơn bảy mươi năm qua được trình bày ở phần kết luận của giáo trình Về phương diện lý luận, _ Giáo trừnh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nơm đã góp phần tổng kết, làm rõ lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, những vấn đề lý luận chiến tranh nhân dân giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, lý luận về thời kỳ quá độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trang 10nghĩa Mác - Lénin vào thực tiễn Việt Nam, đồng thời cũng là quá trình Đảng tổng kết thực tiễn cách mạng
Việt Nam để phát triển và làm phong phú thêm lý luận đó
Để làm rõ hơn ranh giới giữa lịch sử Đảng và lịch sử đân tộc thời kỳ có sự lãnh đạo của Đảng, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trình bày đậm nét sự lãnh đạo của Đảng Sự lãnh đạo của Đảng trước hết là ở đường lối đúng đắn, thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với thực tiễn nước ta Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở vai trò và khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân
thực hiện cương lĩnh, đường lối để giành thắng lợi
trong từng thời kỳ cách mạng Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện khả năng nắm bắt và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, giải quyết đúng đắn các mối
quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân và khi
đã nắm chính quyền còn là quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, quan hệ giữa Đảng với toàn bộ hệ thống chính trị Lịch sử Đảng cũng làm rõ quá trình và kinh nghiệm xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức ở từng chặng đường của lịch sử Đảng
Trang 11_ đường lối quân sự của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng, khoa học nghệ thuật quân sự của Đảng mà không đi sâu vào diễn biến chỉ tiết cụ thể của kháng chiến, của từng chiến dịch, trận đánh Đương nhiên, sự phân biệt ranh giới giữa lịch sử Đảng với lịch sử dân tộc và lịch sử các cuộc kháng chiến diễn ra trong cùng một thời gian và
không gian như vậy cũng chỉ là tương đối Vấn đề
quan trọng là cần nắm vững đối tượng nghiên cứu của từng chuyên ngành: lịch sử đó để lựa chọn nội dung một cách hợp lý
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Lịch sử Đảng gắn bó mật thiết với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng "yô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đế" của Người Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và sẽ mãi mãi soi sáng sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta Vì vậy, việc trình bày lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh trong từng chặng đường lịch sử và ở mỗi lĩnh vực hoạt động lãnh đạo của Đảng Các tác giả đã cố gắng thể hiện yêu cầu này trong từng chương, đồng thời cũng lưu ý để không trùng lặp với Giáo trừnh Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 12“sắc quan điểm, đường lối của Đảng, phản ánh và
phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và cách mạng `
vì lợi ích giai cấp và dân tộc Tính đảng và tính khoa học thống nhất với nhau trong sự phan ánh trung thực, khách quan quá trình lịch sử dựa trên lý luận
và phương pháp khoa học để nhận thức và lý giải
đúng đắn sự vận động phát triển biện chứng của lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc ta
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình xác định là phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của hệ cử nhân chính trị Với hệ đào tạo đó, giáo trình trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa cung cấp tri thức, sự kiện lịch sử, vừa nâng cao trình độ nhận thức chính trị, trình độ phương pháp luận và năng lực tư duy của người học, đồng thời coi trọng giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Giáo trình quốc gia là sự định hướng thống nhất về những nội dung cơ bản môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Trên cơ sở những nội dung của giáo trình này, các trường đại học, cao đẳng xây dựng chương trình và bài giảng thích hợp với đặc điểm và yêu cầu từng đối tượng đào tạo cụ thể
Các tác giả đã làm việc với tỉnh thần trách nhiệm
Trang 13PHAN THU NHAT
DANG RA DOL
VÀ LÃNH ĐẠO GIÀNH CHÍNH QUYỂN (1930-1945)
T
PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHO HO CHI MINH
THU VIỆN
Trang 14
CHUONG I
NGUYEN AI QUOC TIM DUONG CUU NUGC,
DANG CONG SAN VIET NAM RA DOI (1911-1930)
I CUOC KHUNG HOANG VE CON DUONG
CỨU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XX
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tư tưởng, chính trị và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta đầu
thế kỷ XX, phù hợp xu thế phát triển của thời đại
1 Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Để bóc lột được lợi nhuận thuộc địa tối đa, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến, thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuất nhập khẩu,
Trang 15khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài
chính, thuốc phiện, muối, rượu, chiếm đất lập đổn điển, lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo
Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta càng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều Chúng thực hành chính sách chuyên chế về chính trị, làm cho dân ta khơng có một chút tự do, dân chủ nào Để ngăn chặn tình đồn kết của dân tộc ta, chúng thực hiện chính sách "chia để trị"
Cùng với độc quyển về kinh tế, chuyên chế về chính trị, về văn hoá, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc ta trong vịng nơ lệ
Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm
cho xã hội Việt Nam thay đổi, từ một xã hội phong
kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địá, nửa phong kiến
Về cơ cấu xã hội, bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tổn tại từ lâu, xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản
Trang 16mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giữa
nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai Độc lập dân tộc và người cày có-ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, gia1 cấp trong dân tộc
2 Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế ky XIX dau thé ky XX
a) Phong trao yéu nuéc cua néng dan va si phu yéu nước
Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước
ta, với tỉnh thần yêu nước nồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phong kiến, nhân dân cả nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược Chúng đã vấp phải một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài, hễ phong trào này bi
dập tắt, thì phong trào khác tiếp theo, không hề ngưng nghỉ, thật đúng với lời tuyên bố đanh thép của Nguyễn Trung Trực trước giờ xử tử: "Bao giờ Tây nhổ hết có nước Nam mới hết người Nam đánh Tây"
Trang 17: ‘ }
Quảng Trị Ngày 13-7-1885, nhà vua xuống chiếu
"Cần Vương" Phong trào "Cần Vương" nhanh chóng
lan ra nhiều địa phương ở Trung Ky, Bắc Kỳ và cả Nam kỳ Ngày 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt Phong trào "Cần Vương" còn kéo dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng thất bại (1896) Trong thời gian đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống Pháp không ngừng bùng nổ ở khắp các miền
của đất nước Cuộc khởi nghĩa lớn nhất tiêu biểu cho
ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường, bền bỉ của nông dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo Thực dân Pháp đã bốn
lần dùng lực lượng lớn tiến công Yên Thế, nhưng đều
bị nghĩa quân đánh bại Chỉ sau khi Hoàng Hoa Thám hy sinh (10-3-1913), cuộc khởi nghĩa Yên Thế
(kéo đài 30 năm từ 1883-1918) mới kết thúc
b) Phong trào yêu nước theo hệ tu tưởng tư sản Sau khi phong trào "Cần Vương" thất bại, nhiều sĩ phu yêu nước hướng ra nước ngồi tìm con đường cứu nước mới
Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân chủ tư sản qua sách báo của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, gương Duy - Tân của Nhật Bản, cuộc vận động hiến pháp của Trung Quốc (1898), cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã lôi cuốn nhiều sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
Trang 18"hổi đầu thế kỷ, lúc đầu Phan Bội Châu chủ trương
lập chế độ quân chủ lập hiến, năm 1904 đã lập Duy Tân hội để khôi phục độc lập dân tộc Tuy vậy, ông vẫn chưa thấy vai trò chủ lực của nông dân
Năm 1912, ông cùng một số nhà yêu nước lập ra Việt Nam Quang phục hội, từ bỏ lập trường quân chủ lập hiến, chuyển sang lập trường dân chủ tư sản với chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hoà dân quốc Việt Nam Năm 1924, ông quyết định cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng, vạch đường 161 chính trị phỏng theo cương lĩnh Trung Hoa Quốc dân Đảng do Tôn Dật Tiên lãnh đạo Ơng cũng có cảm tình với nước Nga Xôviết, chủ nghĩa xã hội và có ý đặt hy vọng vào Nguyễn Ái Quốc
Hạn chế lớn của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đuổi Pháp Sau này, trong tác phẩm Những mau
chuyện uê đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân
Tiên đã nhận xét con đường đó chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau"
Con đường cứu nước của Phan Bội Châu đã không thành công Trong bản hồi ký cuối đời ông viết: "Than ôi! Cuộc đời của tôi là một trăm thất bại mà không một thành công”
Trang 19tội ác của thực dân Pháp Ông chủ trương "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" Hạn chế lớn của Phan Châu Trinh là đường lối cải lương phản đối bạo động ("bạo động tắc tử") và muốn dựa vào Pháp để chống phong kiến Dù là cải lương, ông vẫn bị thực
dân Pháp bắt giam, đày đi Côn Đảo Con đường cứu
nước của Phan Châu Trinh đã thất bại, đúng như
nhận xét cua Tran Dân Tiên, vì sai lầm chẳng khác
gì "xin giặc rủ lòng thương"
Lòng yêu nước và gương hoạt động của hai cụ Phan đã cổ vũ nhân dân ta qua nhiều thế hệ
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm giống nhau là chưa tiếp cận được xu thế của thời đại mới, do đó khơng tìm ra con đường cứu nước mới, con đường giành độc lập triệt để do nhân dân lao động làm chủ đất nước, lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta
Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chú tư sản đã nói lên một sự thật: con đường dân chủ tư sản cũng không cứu được nước Ở nước thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc có vai trị nhất định trong sự nghiệp cứu nước, nhưng họ.chỉ có thể phát huy vai trị đó với sự giúp đỡ của Đảng, của gia1 cấp công nhân
Trang 20Vào những năm đầu thé ky XX, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đã diễn ra sâu sắc, trầm trọng
trên đất nước ta Việc tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng là nhu cầu nóng bỏng nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ
II NGUYÊN ÁI QUỐC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 1 Q trình tìm tịi con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi di học lấy tên là Nguyễn Tất Thành Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời đất nước ra
đi tìm đường cứu nước, xem các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào
Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ai Quốc đã trải qua những bước ngoặt lồn
Một là: Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời
Trang 21Hoa Thám, nhưng không đồng ý di theo con đường của một người nào Trong khi nhiều người còn ngưỡng mộ cách mạng tư sản, Người đã vượt qua sự hạn chế tầm nhìn của họ, đi tìm con đường cứu nước khác
Hai là: Tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được cơng nơng và quần chúng lao động
Một cuộc khảo sát có một không hai ở Mỹ, Anh và
Pháp đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra là ở đâu cũng có hai loại người: người giàu và người nghèo, người ap bức và người bị áp bức Càng ngày Người càng hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc
Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây, thấy nhiều phụ nữ nghèo khổ Nguyễn Tất Thành nói với người bạn "Tại sao người Pháp khơng "khai hóa" đồng bào của họ trước khi đi "khai hóa chúng ta?"
Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu
Trang 22tượng Thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để ý
đến ánh hào quang quanh đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chân tượng
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh và cuối năm 1917 trở lại Pháp
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) giết hại biết bao sinh mạng, phá huỷ vơ vàn của cải” Qua đó, Nguyễn Ái Quốc càng hiểu thêm bản chất của chủ nghĩa tư bản
Quá trình nghiên cứu, xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) đã giúp Nguyễn Ái Quốc học hỏi được nhiều điều Tuy vậy, Người vẫn đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là "những cuộc cách mạng không đến nơi"
Chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hoà bình ở Vécxây (Pháp) để chia phần Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết, Người chỉ đề cập những yêu sách "tối thiểu" và "cấp thiết" Tổng thống Mỹ Uynxơn (Wilson), tác giả chương trình 14 điểm với chiêu bài dân tộc tự quyết cũng có mặt ở Hội nghị Nhưng những yêu sách dù khiêm tốn của Người không được Hội nghị đáp ứng
Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ "chủ
Trang 23nghĩa Uynxơn chỉ là một tré bip bom Ién "" Những lời tuyên bố tự do của nhà chính trị tư sản trong lúc
chiến tranh thực ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ hồi bấy
giờ, Người có dịp tiếp xúc, hoạt động với nhiều nhà chính trị nổi tiếng ở Pháp Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu và hoạt động trong phong trào công nhân, liên lạc và cùng hoạt động với nhiều nhà cách mạng ở nhiều thuộc địa Pháp
Ba ià: Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi
là sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỷ XX, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm v1 toàn thế giới, thời đại thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đặt ra sự lựa chọn mới đối với những người cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc cho một số ít người hay cho đại đa số người? Độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa tư bản hay độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội?
Trang 24Khi được biết thắng lợi của Cách mạng Thang Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin Người đã tham gia nhiều
cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới Năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân và ngay trong Đảng Xã hội Pháp: tiếp tục theo Quốc tế thứ hai tức là tiếp tục con đường cải lương hay đi theo Quốc tế thứ ba, con đường cách mạng
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc doc ban So thdo
lần thứ nhất những Luận cương vé uấn đề dân tộc uà
thuộc địa của Lênin Luận cương đã giải đấp trúng
những vấn để mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìm
hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, nhận rõ lập trường
của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với những lời
tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai Luận cương của Lênin đã có ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam
Trang 25bản phát triển, Nguyễn Ái Quốc khơng chống ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản mà lại nhận thấy
chế độ tư bản có nhiều khuyết tật Người khẳng định
dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước,
không cứu được dân Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên
thế giới khỏi ách nô lệ
Khác với các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc có một phương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sang tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc
Tỉnh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta
2 Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và chuẩn
bị thành lập Đảng
œ) Tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp, liên kết cach mang gidi phóng dân tộc thuộc địa uới cách mạng uô sản ở các nước đế quốc
Trang 26Q trình đó cũng là quá trình Người từng bước vạch
đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam
Tháng 4-1921, khi còn ở Pháp, trong bài báo Đông Dương, Người phê phan sai lầm của một số đảng cộng sản ở các nước tư bản phát triển "chưa quan tâm đến vấn đề thuộc địa" Tháng 5 năm đó cũng trong bài
báo Đông Dương, Người cho rằng "chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng"! Người dự đốn "ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham khơng đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tổn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế
quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hồn toàn"
Tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa Pháp lập Hội liên hiệp thuộc địa Tuyên ngôn của Hội do Người khởi thảo đã nêu bật tư tưởng tự lực tự cường: "Cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được
bằng sự nỗ lực của bản thân anh em"
Hội đã ra tờ báo Người cùng bhổ (Le Paria) Trong truyền đơn cổ động mọi người mua báo, Nguyễn Ái Quốc
1 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.33
2 Sdd, tr.36
Trang 27đã phát triển lời kêu gọi đoàn kết quốc tế của Mác va
Lênin: "bao động tất cả các nước đoàn bết lại" Báo
Người cùng bhổ đã tạo "một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức", "đã làm cho nước Pháp chân chính biết rõ những việc xảy ra trong các thuộc địa", "đã thức tỉnh đồng bào chúng ta", "khiến cho
đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp, nước Pháp tự
do, bình đẳng, bác ái" Ngoài việc viết bài cho báo
-_ Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc cồn viết bài cho các
báo Nhân đạo, Đời sống công nhân Người đã dự Đại
hội lần thứ nhất và thứ hai của Đảng Cộng sản Pháp
Người tiếp tục chỉ ra sai lâm của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa
Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu viết tác phẩm nổi tiếng Bản dn chế độ thực dân Pháp
nhằm vạch trần bản chất chủ nghĩa đế quốc và kêu
gọi "Dân bản xứ không cam chịu nhục được mãi, phải vùng lên" Người nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc qua hình ảnh chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi Muốn giết con vật ấy "người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vịi cịn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra" Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp có
Trang 28giá trị lớn về mặt lý luận, thực tiễn, đồng thời có giá
trị về văn học
Năm 1992, Nguyễn Ái Quốc phê phán vua Khải Định khi ông ta sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Qua truyện ngắn Lời than uãn của Bà Trưng Trắc, vỏ kịch Con rồng tre, Người lên án ông ta là "đớn hèn, bất lực và ngu dốt", cam tâm làm tôi tớ cho thực dân Pháp
Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Pêtdrơgrát (Liên Xơ) 6 đó, Người có điều kiện học tập, nghiên cứu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin Người phát triển thêm những quan điểm chính trị của mình đã -hình thành ở Pháp Người tiếp tục tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Qua bài Hành hình biểu Linsơ, Người coi tội ác đó "chiếm vị trí vinh dự trong toàn bộ những tội ác của nền văn minh Mỹ" Người vạch trần"chính sách thực dân trá hình" của đế quốc Anh muốn chiếm cả Trung Quốc, phê phán đế quốc Ý đồng lõa với đế quốc Pháp đàn ấp phong trào cách mạng ở Bắc Phi
Trang 29Người rất chú ý nghiên cứu chế độ mới ở Liên Xô
Người nhận rõ lúc này dù thiếu thốn, nhân dân Liên Xô đã dành cho trẻ em những "cái gì tốt nhất", nhà
nước hết sức chăm lo việc giáo dục và y tế cho nhân
dân Người viết nhiều bài báo nêu cao công lao vĩ đại, đạo đức cao cả của Lênin
Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng
Châu (Trung Quốc) làm nhiệm vụ đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản và trực tiếp chuẩn b¿ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Người cùng với một số nhà cách mạng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, do ông Liêu Trọng Khải (Trung Quốc) làm Hội trưởng và Người làm Bí
thư
b) Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên!
Tháng 6-1925, từ nhóm cách mạng đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam có xu hướng cộng sản chủ nghĩa, chuẩn bị thành lập Đảng Người mở những lớp huấn luyện cán bộ và ra tờ báo Thơnh niên Phần lớn
1 Trước đây nhiều văn kiện Đẳng thường có tên gọi là Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội Nay viết theo Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam
Trang 30những thanh niên đã được huấn luyện trở về nước hoạt động và số còn lại sang Liên Xô tiếp tục học tập
Hội đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vào công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân
Năm 1998, Hội đề ra chủ trương "vơ sản hố", đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền Chủ trương này có tác dụng rèn luyện những người trí thức tiểu tư sản về lập trường giai cấp công nhân và bước đầu kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Hội kết nạp ngày càng nhiều hội viên, năm 1928 có 300 hội viên, năm 1999 có 1.700 hội viên, nếu kể cả hội viên dự bị thì có gần 3.000 người Từ năm 1926
đến năm 1929, Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước, trở thành lực lượng chính trị yêu nước lớn mạnh nhất đất nước, hoàn thành ý định của người sáng lập hội là chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản
c) Phác thảo đường lối cứu nước
Nguyễn Ái Quốc phác thảo đường lối cứu nước từ năm 1921 và thể hiện tập trung trong tập bài giảng ở lớp chính trị tại Quảng Châu, năm 1927 được in thành sách lấy tên là Đường Cách mệnh Nội dung cơ bản của tác phẩm như sau:
Một là: Chỉ có cách mạng uô sửn là cách mạng triệt để, lợi ích của đại đa số dân chúng
Nguyễn Ái Quốc giới thiệu những cuộc cách mạng
Trang 31điển hình trên thế giới, từ Cách mạng tư sản Mỹ năm
1776 đến Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, từ Công
xã Pari năm 1871 đến Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sau khi so sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản, Người khẳng định: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng,
ngồi thì nó áp bức thuộc địa.Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hãng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi vịng áp bức"
Người khẳng định: "Trong thế giới bây giờ chỉ có
cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam" Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: "làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dan chúng mới được hạnh phúe'$, Đây là điểm xuất phát và là điểm khác nhau cơ bản giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các con đường cứu nước trước kia
1 Hồ Chí Minh: 7oờn đập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, t.2, tr.274
Trang 32Hai là: Mục tiêu uà con đường ởi lên của cách
mạng Việt Nơm là chủ nghĩa xã hội, muốn xoá bỏ chế
độ người bóc lột người, muốn có tự do, hạnh phúc, bình đẳng thật sự thì phải qua hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau
Ba là: Về lực lượng cách mạng, công nông là gốc của cách mệnh, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ ` là bầu bạn của công nông "Ai mà bị áp bức càng nặng, thì lịng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết" Cách mệnh là việc chung của cả dân
chúng chứ không phải là việc của một hai người Bốn là: Về phương pháp cách mạng -
Cùng với việc hoạch định đường lối cách mạng, Nguyễn Ái Quốc phác thảo cả phương pháp cách mạng Người cho rằng giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là công việc "to tát", cho nên
Trang 33~
Nguyễn Ái Quốc là quan điểm cách mạng bạo lực
Người chỉ ra những thiếu sót của những người đi trước như "xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức", hoặc "làm cho dân quen tính ÿ lại mà quên tính tự cường" Tóm lại là phải có sách lược, mưu chước, kế hoạch, biết lúc nào nên làm, lúc nào chưa nên làm
Năm là: Đoàn hết quốc tế
"Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Ai làm cách mạng trên thế giới là đồng chí của Việt Nam" "Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đẳng cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa (như Đệ tam quốc tế)" "An Nam muốn cách mệnh thành
công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế ?
Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc nhắc lại khẩu hiệu của Quốc tế thứ ba "Vô sản giai cấp và dân tộc bị áp bức trong thế giới liên hợp
lại", 7
Đây là những quan điểm cơ bản về đoàn kết quốc tế mà Nguyễn Ái Quốc đã viết trong nhiều tác phẩm và Người thực hiện ngay từ khi gia nhập phong trào cộng sản quốc tế Trong quan hệ giữa cách mạng nước ta với bầu bạn thế giới, Nguyễn Ái Quốc chú ý
hai điều: ©
Trang 34- Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải
tự giúp lấy mình đã
- Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động
giành thắng lợi, không ÿ lại, chờ đợi thắng lợi của cuộc cách mạng vơ sản Đó cũng là bài học đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của cách mạng nước ta từ khi Đảng lãnh dao
Sau lò: Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng
Ngay từ khi tìm được chủ nghĩa Mác - Lên, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững quy luật, Đẳng có vững cách mệnh mới thành công Muốn cho Đảng vững phải làm cho trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng theo chủ nghĩa ấy (chủ nghĩa Mác - Lênin) Đảng không có chủ nghĩa như người khơng có trí khơn
Sáu điểm trên đây là tư tưởng cốt lõi trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Không những Nguyễn Ái Quốc nắm vững thực chất chủ nghĩa Mác - Lênin, mà ngay từ đầu đã biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm cách mạng nước mình
Từ năm 1925 đến năm 1927, đồng thời với phong trào yêu nước theo lập trường vô sản, xuất hiện phong trào yêu nước theo quan điểm dân chủ tư sản:
- Phong trào đấu tranh sôi sục trong cả nước vào cuối năm 1925, đòi trả lại tự do cho Phan Bội Châu
Trang 35- Nam 1925 thanh lap Viét Nam Nghia dodn, nim
1927 đổi tên thành Dang Tân Việt
- Dang Thanh niên thành lập tháng 3-1926
- Đảng An Nam độc lập do lưu học sinh Việt Nam
ở Pháp tổ chức
- Việt Nam quốc dân Đảng thành lập năm 1927 Cùng với các tổ chức chính trị nói trên, nhiều tờ bao tién bé ra déi: Bao La cloche félée (Tiếng chuông
rè) từ số õ3 (29-3-1926) đến số 60 (26-4-1926) lần lượt
cơng bố tồn văn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Mác và Ăngghen, Tờ LAnngm bác bỏ thuyết "Pháp Việt đề huể", dang nhiéu bai cia bao L’'Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng san Phap, Td Jeune Annam (xứ An Nam trẻ) đăng một số bài của Nguyễn Ái Quốc Các tổ chức và những tờ báo trên đã có ảnh hưởng tới thanh niên, học sinh và một số người thuộc
tầng lớp trên
Thời gian này, ở nước ta đã nổ ra cuộc đấu tranh giữa hai đường lối cứu nước và kết cục đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã thắng đường lối cứu nước theo quan điểm tư sản
Tính khoa học và cách mạng triệt để của đường lối cứu nước do Nguyễn Ái Quốc đề xướng có sức cuốn hút mạnh mẽ nhiều thanh niên yêu nước Trong hai năm 1929 - 1930, phần lớn đảng viên Đảng Tân Việt
Trang 36cộng sản Lập trường cách mạng giải phóng dân tộc
của công nhân đã thắng lập trường giải phóng của tư
sản Thực tiễn lịch sử chứng minh, con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở nước ta, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản vào nửa cuối năm 1929 và Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930
Ill DANG CONG SAN VIỆT NAM RA ĐỜI
1 Ba tổ chức cộng sản
Đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trước tiên đã thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào nông dân lên cao
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, đội ngũ công nhân Việt Nam có khoảng mười vạn người Các cuộc đấu tranh chống bọn chủ của công nhân Việt Nam
được diễn ra dưới nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ
phá giao kèo, bỏ việc đến bãi công Họ biết liên kết công nhân nhiều xí nghiệp cùng đấu tranh và liên hệ với công nhân Pháp và công nhân Trung Quốc
Tháng 8-1925, cuộc bãi công tiêu biểu của hơn 1.000 cơng nhân bình xưởng Ba Son (Sài Gòn) do Tơn Đức ©
Thắng lãnh đạo đã giành thắng lợi lớn Ông đã tổ chức
Trang 37Trong hai năm 1926 - 1927, có 17 cuộc đấu tranh của công nhân trong cả nước Tiêu biểu là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Dinh (7- 1926), đồn điển Cam Tiên (12-1926), đổn điển Phú Riểng (tháng 8, 9-1927)
Năm 1928, bãi công đã nổ ra tại mỏ than Mạo Khê, nhà máy nước đá Laruy (Larue) ở Sài Gòn (19- 2), các nhà máy xay Chợ Lớn (23-2), sở dầu Hải Phòng (18-3), đồn điển cao su Lộc Ninh (8-4), nhà máy cưa Bến Thuỷ (11-4), nhà máy tơ Nam Định (23- 11) Trong năm 1929, bãi công của công nhân nhà máy chai Hải Phòng (23-4), nhà máy xe lửa Trang Thi ở Vĩnh (16-5), nhà máy sửa chữa ô tô Aviat ở Hà Nội (28-5), sở dầu Hải Phòng (23-9), nhà máy xi mang Hai Phong (22-10)
Các cuộc đấu tranh đã thể hiện rõ rệt tình thần đồn kết giai cấp, ý thức tổ chức của công nhân Báo chí của thực dân Pháp phải thừa nhận: "Từ đây, hành động tập thể của những người lao động đã thay thế cho những vụ âm mưu của các hội kín",
_ Phong trào nông dân phát triển khá mạnh ở nhiều vùng trong cả nước Năm 1927, nông dân làng Ninh Thanh Lợi (Rạch Giá) đấu tranh chống bọn thực dân và địa chủ chiếm đất quyết liệt đến đổ máu Nông dân tại nhiều làng thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định,
Trang 38Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng nổi lên
đấu tranh chống bọn địa chủ cướp đất, bãi sa bồi, đòi
chia ruộng công, chống nhũng lạm của bọn cường hào
Phong trào công nhân và phong trào nơng dân đã có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau Nông dân đã quyên tiền ủng hộ công nhân hoặc che chở đùm bọc công nhân khi phải về thôn quê tạm lánh địch khủng bố
"Điều đặc biệt và quan trọng nhứt trong phong trào cách mạng ở Đông Dương là sự tranh đấu của quần chúng cơng nơng có tánh chất độc lập rất rõ rệt, chớ không phải là chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa như lúc trước nữa""
Phong trào cách mạng dâng cao địi hồi phải có sự lãnh đạo của đội tiên phong cách mạng có đủ bản nh để lãnh đạo cuộc cách mạng của toàn dân tộc Đó là Đảng Cộng sản Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ở nước ta Trong lúc nhiều người yêu nước khác chưa nhận thức được đòi hỏi bức xúc đó, thì những người tiên tiến trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã sớm nam bắt được nhu cầu lịch sử này của giai cấp công nhân và của dân tộc
Sau khi yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản bị bác
Trang 39bỏ trong Đại hội Thanh niên ở Hương Cảng (5-1929),
ngày 17-6-1929 Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập ở Hà Nội và cơng bố Chính cương, Tuyên ngôn Tuyên ngôn Đông Dương Cộng sản Đảng nêu rõ: Thời kỳ đầu tiên của cách mạng ở Đông Dương là tư sản dân chủ cách mạng, giai cấp vô sản "thực hành công nông liên hiệp" để đánh đuổi đế quốc Pháp và lật đổ phong kiến địa chủ "thực hành thổ địa cách mệnh"
Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng là sự kiện đột phá chính thức kết thúc vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, có ảnh hưởng đến sự ra
đời của hai tổ chức cộng sản khác Mùa thu năm
1929, An Nam Cộng sản Đảng thành lập Ngày 1-1- 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời từ trong phái "tả" của Đảng Tân Việt Trong vòng 6 tháng, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời chứng tỏ những điều kiện thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta da chin mudi
Những người cộng sản của ba tổ chức này đã đánh giá nhau không đúng và chưa nhận thức được hiện tượng phân tán và chia rẽ về tổ chức của phong trào cộng sản sẽ dẫn đến những nguy cơ gì Vì vậy, khắc phục sự phân tán và chia rẽ về tổ chức đó là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản, cũng là đòi hỏi khẩn thiết của cách mạng nước ta lúc bấy giờ
Trang 40cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập
một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương"'
2 Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Đáp ứng đồi hỏi của phong trào cách mạng trong nước, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản
Đảng bàn việc hợp nhất
Mùa xuân năm 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long (Hương Cảng) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, với sự tham gia của hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và hai đại biểu ngoài nước Hội nghị đã nhất trí thành lập một Đảng lấy tén la Dang Céng san Việt Nam (ngày 3-2-1930), Tổng số đảng viên của Đảng cho tới hội nghị hợp nhất là:565 đồng ch với 40 ch bộ
Hội nghị thông qua Chứnh cương uốn tắt, Sách
lược uốn tắt, Điêu lệ uắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi
thao Do là Cương lĩnh và Điều lệ đầu tiên của Đảng
Nội dung.chủ yếu của các văn kiện trên là:
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn biện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.1, tr.614