Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
239,1 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TINCHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀMBÙI CAO HỌC – NGUYỄN VĂN TÝXÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HƯỚNG DỊCH VỤKHÓA LUẬN CỬ NHÂN TIN HỌCNĂM 2009
MỤC LỤCCHƯƠNG I. GIỚI THIỆU1. Tổng quan Thương mại Điện tử (TMĐT) đã trở thành một trào lưu kinh doanh mới trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, trào lưu này đang dần càng phổ biến. Điển hình như một số trang thương mại điện tử đã triển khai và hoạt động thành công tại Việt Nam như: www.gophatdat.com, www.123mua.com, www.chodientu.com , … đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, để sở hữu một website thương mại điện tử đối với đại bộ phân doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ hiện nay thì quả là một vấn đề nan giải. Nhiều khi đó không phải là vấn đề tiền bạc và là những vấn đề liên quan đến quản lý website, liên quan đến bảo mật thông tin, dữ liệu. Đó là cả một vấn đề lớn. 1.1 Tín hiệu tích cực Theo thống kê mới nhất, tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10 triệu người truy cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004.Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, đến cuối năm 2004 con số này đã tăng lên gần gấp đôi, tức khoảng 6,2 triệu người, sáu tháng sau đó, con số này đã lên đến hơn 10 triệu, dự đoán đến cuối năm 2005, số người Việt Nam truy cập Internet có thể lên đến 13 đến 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% - 18% dân số cả nước. Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.SVTH: Bùi Cao Học - Nguyễn Văn TýLuận văn: Xây dựng hệ thống Thương mại Điện tử hướng dịch vụ GVHD: Ngô Huy Biên2
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn (như .com.vn, .net.vn, .) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004).Năm 2003, 2004 là năm các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C . đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc .), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng Thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành .), giáo dục và đào tạo .Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng . Bảng sau minh họa kết quả khảo sát của Vụ Thương mại điện tử về quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tác dụng của Website đối với DN Điểm(*)Xây dựng hình ảnh công ty 3,2Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có 2,9Thu hút khách hàng mới 2,6Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động 2,0Tăng doanh số 1,9(*): 0 là thấp nhất, 4 là cao nhấtBảng . Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website1.1 Tuy nhiên vẫn còn nhiều mối loThương Mại Điện Tử ở Việt Nam hiện nay đang gặp phải một số khó khăn sau: Phát triển thu xu thế tự phát. Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo Nhận thức của cộng đồng về mua bán trực tuyến còn thấp Nhà nước thiếu chính sách chiến lược lâu dài cho lĩnh vực này SVTH: Bùi Cao Học - Nguyễn Văn TýLuận văn: Xây dựng hệ thống Thương mại Điện tử hướng dịch vụ GVHD: Ngô Huy Biên3
Từ những khó khăn trên, dẫn đến việc một doanh nghiệp muốn triển khai ứng TMĐT vào hoạt động sản xuất của mình rất khó: Không có nhân lực có đủ trình độ, kinh nghiệm để quản lý hệ thống Không có đủ tiền để đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng 2. Vấn đề đặt raTừ thực trạng trên, vấn đề đặt ra là: Làm sao cho doanh nghiệp có một công cụ để quảng bá doanh nghiệp, quảng bá sản phầm mà không cần phải tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí quản lý, duy trì phần mềm? Một trong những đáp án cho vấn đề trên đó chính là ứng dụng Saas. Xu hướng “Cung cấp phần mềm qua mạng” – SaaS ra đời. SaaS là một khái niệm đã trở nên khá quen thuộc với thế giới. Tuy nhiên với Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ. Hầu như chưa có một nhà cung ứng dịch vụ nào hoạt động với mô hình này xuất hiện ở Việt Nam. Với mô hình cung cấp phần mềm qua mạng, công việc triển khai ứng dụng TMĐT hiện nay đối với doanh nghiệp chỉ đơn giản là đăng ký sử dụng dịch vụ với nhà cung ứng phần mềm. Trước đây, để một doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình ra bên ngoài thì công việc đầu tiên là doanh nghiệp đó phải tìm hiểu về nhà cung ứng phần mềm, kí kết hợp đồng, cùng nhà cung ứng thực hiện hợp đồng triển khai trong một thời gian nhất định nào đó, sau giai đoạn bàn giao phần mềm, doanh nghiệp phải tự bỏ tiền để duy trì, bảo trì và nâng cấp hệ thống. Điều này khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều nguy cơ: Thứ nhất, doanh nghiệp không có nhân viên đủ trình độ để quản lý hệ thống. Thứ hai, doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với các vấn đề kĩ thuật như bị hacker tấn công, bảo đảm thông tin khách hàng không bị mất, bảo đảm dữ liệu giao dịch phải thông suốt trong suốt quá trình vận hành và nhiều nguy cơ khác mà doanh nghiệp không lường trước hết được. Thứ ba, dù doanh nghiệp có hệ thống phần mềm ứng dụng riêng, nhưng đứng ở góc độ tổng thể, doanh nghiệp vẫn đang hoạt động đơn lẻ, không tạo được các mối quan hệ thân thiết với những doanh nghiệp và khách hàng SVTH: Bùi Cao Học - Nguyễn Văn TýLuận văn: Xây dựng hệ thống Thương mại Điện tử hướng dịch vụ GVHD: Ngô Huy Biên4
khác. Tức là doanh nghiệp không có một cộng đồng để chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi. 3. Lời giải của vấn đềNhư nói ở trên, để giải quyết vấn đề đặt ra, một trong những phương pháp đó chính là ứng dụng mô hình SaaS. Mục tiêu của luận văn là phải làm rõ được những vấn đề sau: Tìm hiểu rõ những khái niệm liên quan đến SaaS và Thương mại điện tử Ứng dụng lí thuyết trên để xây dựng một Hệ thống thương mại điện tử bán hàng trực tuyến trên mạngSaaS là bước phát triển tất yếu trong ngành công nghiệp thông tin. Về lâu dài, SaaS không chỉ là một cuộc cách mạng trong việc phân phối và phát triển phần mềm mà còn là cách mà chúng ta thu lợi từ mô hình này. Việc áp dụng SaaS sẽ mở ra một toang cơ hội tiếp cận lĩnh vực công nghệ cao của các doanh nghiệp trong nước với một chi phí thấp và hiệu quả mang lại cao. Nhóm thực hiện rất mong qua phần tìm hiểu của mình sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay những ai quan tâm đến mô hình này có một cái nhìn rõ ràng hơn về SaaS, thấy được khả năng ứng dụng thực tiễn cũng như lợi ích không nhỏ khi họ áp dụng mô hình này trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại tại Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực Thương mại điện tử.CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu Hệ thống Thương mại điện tử (TMĐT)1.1 Thế nào là một Hệ thống TMĐT?1.2 TMĐT và các hình thức Thanh toán trực tuyếnSVTH: Bùi Cao Học - Nguyễn Văn TýLuận văn: Xây dựng hệ thống Thương mại Điện tử hướng dịch vụ GVHD: Ngô Huy Biên5
1.3 TMĐT và các ứng dụng phân tán 1.4 TMĐT và vấn đề Bảo mật thông tin 2. Tìm hiểu mô hình SaaS2.1 SaaS là gì?Để dễ hình dung Saas là gì, hãy xét ví dụ sau: Gia đình bạn không có xe con, tình hình tài chính của gia đình bình thường, nhưng vào dịp cuối năm cả gia đình quyết định đi tham quan Đà Lạt. Vấn đề đặt ra là bạn nên bỏ tiền để mua hẳn một chiếc xe con phục vụ cho mục đích đi tham quan nhất thời hay là nên bỏ tiền ra để thuê một chiếc xe con phục vụ chuyến đi của gia đình? Chắc chắn bạn sẽ chọn phương án sau, vì chi phí thuê xe sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí mua hẳn một chiếc xe mới. Hơn nữa chuyến đi của bạn chỉ có vài ngày và không thường xuyên thì phương án mua hẳn một chiếc xe mới sẽ gây rất nhiều lãng phí. Qua ví dụ trên ta có thể rút ra nhận xét: hãy chọn phương án giúp bạn giải quyết được công việc sao cho tiết kiệm chi phí và thời gian nhất. Mô hình cung cấp phần mềm qua mạng Saas cũng hoạt động dựa trên tiêu chí đó. Phương châm của Saas là: “ Đừng mua phần mềm, mà hãy đăng kí và sử dụng chúng khi bạn cần”. Như vậy Saas không phải là một công nghệ mới mà đó là một xu hướng cung cấp phần mềm mới. Thông thường khi muốn có một phần mềm để sử dụng bạn phải mua đĩa, sau đó qua một vài bước cài đặt cấu hình thì mới dùng được. Với Saas những gì bạn cần làm là đăng kí với nhà cung cấp và máy tính của bạn chỉ yêu cầu có web browser và đường truyền internet là bạn có thể sử dụng.Theo định nghĩa của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC thì SaaS là: "Phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa". Về cơ bản các thuật ngữ SaaS và On-demand software được hiểu như nhau.SVTH: Bùi Cao Học - Nguyễn Văn TýLuận văn: Xây dựng hệ thống Thương mại Điện tử hướng dịch vụ GVHD: Ngô Huy Biên6
Hình . SaaS và các ứng dụng phần mềm trong các lĩnh vực khác nhauĐiểm mạnh của SaaS chính là việc bạn có thể ngay lập tức tiếp cận đến ứng dụng phần mềm , tìm kiếm thông tin thay vì phải thiết lập vô số những thứ cần thiết như mô hình phát triển và phân phối phần mềm truyền thống. Đồng thời, bạn có thể chia sẻ thông tin ngay lập tức (real time) với các đối tác của mình.SVTH: Bùi Cao Học - Nguyễn Văn TýLuận văn: Xây dựng hệ thống Thương mại Điện tử hướng dịch vụ GVHD: Ngô Huy Biên7
2.2 Mô hình SaaSHình . Mô hình của SaaSDựa trên mô hình của SaaS, ta có thể thấy rõ ưu điểm của SaaS đối với các mô hình phần mềm truyền thống đó chính là việc SaaS có thể chạy trên nền web. Chính vì chạy trên nền web nên SaaS có nhiều lợi thế hơn so với các phần mềm truyền thống trước đây: Giảm bớt gánh nặng trong quá trình duy trì và tổ chức về mặt kĩ thuật hằng ngày Giảm thiểu chi phí triển khai ứng dụng cũng như những rắc rối phát sinh trong quá trình duy trì hệ thống phần mềm Chia sẻ thông tin tức thì ( real-time) giữa những doanh nghiệp trong cùng một cộng đồng Tăng lợi nhuận cho cả phía nhà cung cấp và phía người dùng sử dụng dịch vụ.Hiện nay mô hình Saas có 2 hình thức như sau:1) Cung cấp phần mềm trọn gói qua mạng: Nhà cung cấp dịch vụ sẽ xây dựng 1 phầm mềm hoàn chỉnh, có đầy đủ tất cả các chức năng như 1 phần mềm bình thường. Khách hàng muốn sử dụng thì chỉ việc đăng kí với nhà SVTH: Bùi Cao Học - Nguyễn Văn TýLuận văn: Xây dựng hệ thống Thương mại Điện tử hướng dịch vụ GVHD: Ngô Huy Biên8
cung cấp là có thể sử dụng được ngay. Hình thức này rất phù hợp để triển khai các phần mềm có tính dùng chung cao như CRM , ERP các phần mềm về quản lý nhân sự tiền lương, các ứng dụng văn phòng. Với hình thức cung cấp phần mềm này thì không yêu cầu người dùng phải biết lập trình. Ví dụ điển hình cho hình thức này chính là www.salesfoce.com. 2) Cung cấp Web API qua mạng: Nhà cung cấp dịch vụ sẽ xây dựng các webservice rồi cung cấp qua mạng cho các doanh nghiệp phát triển phần mềm, các lập trình viên sử dụng. Tùy theo nhu cầu mà người dùng có thể đóng phí tương ứng để được sử dụng 1 số web service nào đó. Thông thường các web service được cung cấp là những webservice thực hiện những xử lí tính toán phức tạp, hay những chức năng mà 1 doanh nghiệp bình thường phải tốn rất nhiều chi phí mới thực hiện được như thanh toán trực tuyến, kiểm tra tài khoản ngân hàng, lấy thông tin từ một tổ chức nào đó,…Với hình thức này chỉ có khách hàng nào có kiến thức về lập trình mới sử dụng được. Ví dụ cho trường hợp này là www.paypal.com.Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Saas thường kết hợp cả 2 hình thức này. 2.3 Xu hướng hiện nay 2.3.1 Xu hướng thế giới Một số con số thống kêSaleforce.com, thành lập năm 1999, là một ví dụ điển hình về ứng dụng doanh nghiệp SaaS. Hãng này đang tận hưởng một trong những giai đoạn phát triển mạnh nhất với 390.000 thuê bao trong năm tài chính vừa qua. Công ty Employease (Mỹ), xuất hiện từ năm 1996, đã phân phối phần mềm HR thông qua trình duyệt cho hơn 1.000 doanh nghiệp khách hàng, hỗ trợ họ quản lý gần 700.000 nhân viên.Theo một điều tra gần đây của IDC, gần 1/3 số người tham gia khảo sát khẳng định họ đã sử dụng ít nhất một dịch vụ "theo yêu cầu" nào đó, trong khi 47,7% khác đang xem xét hoạt động này.SVTH: Bùi Cao Học - Nguyễn Văn TýLuận văn: Xây dựng hệ thống Thương mại Điện tử hướng dịch vụ GVHD: Ngô Huy Biên9
Thị phần của SaaS trên thị trường ứng dụng doanh nghiệp hiện nay chỉ như một giọt nước trong bình: chiếm 1,5% tổng chi phí phần mềm ở Mỹ trong năm 2005 và IDC dự kiến sẽ tăng gấp đôi thành 3,8%, tức 10,7 tỷ USD, vào năm 2009.2.3.2 Xu hướng Việt Nam 2.4 Thuận lợi và khó khăn2.4.1 Thuận lợi2.4.1.1 Đối với người dùng (doanh nghiệp)Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư và thời gian để xây dựng phần mềm. Theo mô hình truyền thống để có được 1 phần mềm thì doanh nghiệp phải thuê 1 công ty phần mềm để phát triển. Quá trình phát triển phần mềm trải qua rất nhiều giai đoạn: thu thập yêu cầu, thiết kế, phát triển, kiểm chứng, cài đặt, bảo trì. Thời gian để hoàn thành xong một phần mềm như vậy rất lâu, với những dự án lớn thì có thể làm trong vòng mấy năm trời, chi phí theo đó mà cũng tăng lên. Với mô hình Saas doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thao tác đăng kí với nhà cung cấp là có ngay phần mềm để sử dụng, chi phí sẽ giảm xuống rất nhiều.Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp không có khả năng tài chính để phát triển riêng cho mình một hệ thống phần mềm riêng , đặc biệt là hệ thống CRM, ERP. Do đó Saas chính là giải pháp giúp các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với các hệ thống CRM, ERP.Theo mô hình truyền thống, ngoài chi phí phát triển phần mềm ra doanh nghiệp còn phải chịu các chi phí khác để vận hành phần mềm như: bản quyền phần mềm, phần cứng , nhân viên bảo trì, vận hành. Với mô hình Saas doanh nghiệp không cần phải quan tâm đến các vấn đề trên, tất cả đều do nhà cung cấp dịch vụ đảm nhận. Tất cả những gì doanh nghiệp cần phải có là một web browser và một đường truyền internet là sử dụng được.SaaS giúp bạn có thể ngay lập tức tiếp cận đến ứng dụng phần mềm , tìm kiếm thông tin thay vì phải thiết lập vô số những thứ cần thiết như mô hình phát triển và SVTH: Bùi Cao Học - Nguyễn Văn TýLuận văn: Xây dựng hệ thống Thương mại Điện tử hướng dịch vụ GVHD: Ngô Huy Biên10