1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng tại trung tâm kinh doanh hội sở chính ngân hàng cổ phần thương mại bảo việt

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Trung Tâm Kinh Doanh – Hội Sở Chính Ngân Hàng Cổ Phần Thương Mại Bảo Việt
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Hằng
Trường học Ngân hàng
Thể loại đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 528 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (2)
    • 1.1. Tổng quan về Tín dụng của Ngân hàng thương mại (2)
      • 1.1.1. Khái quát về NHTM (2)
      • 1.1.2. Hoạt động của NHTM (2)
        • 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn (2)
        • 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng (2)
        • 1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (0)
        • 1.1.2.4. Các hoạt động khác (3)
    • 1.2. Chất lượng tín dụng của NHTM (3)
      • 1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng (3)
      • 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM (4)
      • 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM (6)
        • 1.2.3.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (6)
        • 1.2.3.2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay( DSCV) (%) (6)
        • 1.2.3.3. Tỷ lệ thu lãi(%) (6)
        • 1.2.3.4. Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % ) (7)
        • 1.2.3.5. Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % ) (7)
        • 1.2.3.6. Hệ số thu nợ ( % ) (0)
        • 1.2.3.7. Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) (0)
        • 1.2.3.8. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) (0)
        • 1.2.3.9. Tỷ lệ nợ xấu (%) (0)
        • 1.2.3.10. Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) (9)
        • 1.2.3.11. Số khách hàng được vay vốn (9)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM (10)
      • 1.3.1. Nhân tố khách quan (10)
      • 1.3.2. Nhân tố chủ quan (11)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢO VIỆT (16)
    • 2.1. Khái quát về sở giao dịch NHTMCP Bảo Việt (16)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (16)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (17)
        • 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (17)
        • 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận (18)
      • 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chính của sở giao dịch (19)
    • 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt (21)
      • 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt (21)
        • 2.2.1.1. Tình hình tín dụng đối với DNVVN (22)
        • 2.2.1.2 Doanh số thu nợ đối với DNVVN (23)
        • 2.2.1.3 Dư nợ tín dụng DNVVN (23)
        • 2.2.1.4 Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo (25)
        • 2.2.1.5. Vòng quay vốn tín dụng (26)
        • 2.2.2.7. Nợ quá hạn (28)
        • 2.2.1.8 Thực trang trích lập dự phòng rủi ro (29)
        • 2.2.1.9 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN (29)
    • 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng NHTMCP Bảo Việt (33)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (33)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (35)
        • 2.3.2.1. Hạn chế (35)
        • 2.3.2.2 Nguyên nhân (36)
    • 2.3. Đánh giá (40)
      • 2.3.1. Chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính (40)
      • 2.3.2. Rủi ro thị trường (41)
        • 2.3.2.1. Rủi ro lãi suất (42)
        • 2.3.2.2. Rủi ro tiền tệ (42)
        • 2.3.2.3. Rủi ro thanh khoản (42)
  • CHƯƠNG III...................................................................................................43 (43)
    • 3.1. Những ảnh hưởng của xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạnhiện nay (43)
    • 3.2. Định hướng hoạt động năm 2013 của sở giao dịch Ngân hàng BảoViệt (44)
      • 3.2.1. Thực hiện chỉ tiêu huy động vốn (44)
      • 3.2.2. Thực hiện chỉ tiêu cho vay (45)
      • 3.2.3. Duy trì ổn định hoạt động của TTKD, kiểm soát rủi ro, không có nợ xấu nợ khó đòi (45)
    • 3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch NHCPTM Bảo Việt (45)
      • 3.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án (46)
        • 3.3.1.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin (46)
        • 3.3.1.2. Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin (48)
      • 3.2.4. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý (50)
      • 3.3.4. Tăng cường quản lý món vay (52)
      • 3.3.5. Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, năng nỗ, nhiệt tình trung thực (55)
      • 3.3.6. Lập quỹ dự phòng rủi ro (56)
      • 3.3.7. Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường (57)
      • 3.3.8. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ (59)
    • 3.4. Một số kiến nghị (60)
      • 3.4.1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước (60)
        • 3.4.1.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy (60)
        • 3.4.1.2. Hoàn thiện quy chế cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn của ngân hàng (60)
        • 3.4.1.3. Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các NHTM (61)
      • 3.4.2. Kiến nghị đối với TTKD tại sở giao dịch ngân hàng Bảo Việt (61)
        • 3.4.2.1. Công tác tổ chức nhân sự, tiền lương (61)
        • 3.4.2.2. Bộ phận hành chính, tác nghiệp tín dụng, kế toán (62)
        • 3.4.2.3. Ngân sách chi tiêu (63)
        • 3.4.2.4. Kinh doanh ngoại tệ (63)
        • 3.4.2.5. Thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh phê duyệt, áp dụng lãi suất, phí cho khách hàng (64)
        • 3.4.2.6. Các qui định qui qui trình (0)
        • 3.4.2.7. Một số kiến nghị khác (65)
  • KẾT LUẬN (66)

Nội dung

Nguyễn Thị Diệu Hằng Ngân hàng K41 Nguyễn Thị Diệu Hằng – Ngân hàng K41 LỜI MỞ ĐẦU Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất Đồng t[.]

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan về Tín dụng của Ngân hàng thương mại

Khái niệm: là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật ( Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM). Đặc điểm:

Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ vì mục tiêu lợi nhuận.

Hoạt động kinh doanh của NHTM được phân vào nhóm hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao.

Sự tồn tại của NHTM phụ thuộc nhiều vào sự tin tưởng của khách hàng.

Các NHTM chịu ảnh hưởng dây chuyền với nhau

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn:

NHTM được huy động vốn dưới các hình thức: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác…

NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá trị khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dự trữ bắt buộc theo quy định Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh.

1.1.2.4.Các hoạt động khác : Như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Chất lượng tín dụng của NHTM

1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng: Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền mà Ngân hàng cho vay phải có lãi xuất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. Đối với Ngân hàng thương mại: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi Đối với một ngân hàng nhỏ thì nên cấp tín dụng với mức độ và trong phạm vi nhất định để thoả mãn một cách tốt nhất khách hàng của mình. Đối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá,góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM:

Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm Nó là ngành mang lại cho giới Ngân hàng siêu lợi nhuận song đồng thời nó cũng là ngành chịu nhiều rủi ro Một trong những rủi ro đáng sợ đối với Ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng, bằng chứng là đã xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới Có thể nói bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng có thể lâm và tình trạng đó, vì thế vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ đối là cần thiết đối với Ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội nữa.

- Về phía Ngân hàng: Ngân hàng thương mại giống như các nhà kinh doanh: bỏ vốn của mình ra và mong muốn thu được lợi nhuận và thu hồi vốn. Như vậy đảm bảo chất lượng cho các khoản vay và cho vay bản thân nó đối với Ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết Đặc biệt đối với các Ngân hàng thương mại ở Việt nam hiện nay không còn là cái bóng của Ngân hàng Trung Ương mà đã và đang dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự kiếm lợi nhuận lời ăn lỗ chịu, chịu trách nhiệm với khách hàng, với Ngân hàng Trung Ương Do vậy mà Ngân hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay.Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ để chuyển sang một nền kinh tế thị trường Bản thân mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp, tư duy về nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, do đó việc làm ăn của các doanh nghiệp có nguy cơ dẫn đến rủi ro là rất lớn Vì thế để nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mà Ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có như thế thì doanh nghiệp tránh khỏi được những rủi ro không đáng có.Như vậy, có thể thấy mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay là điều kiện tối ưu cần thiết cho mỗi Ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp Ngân hàng phát triển Nếu đi ngược lại mục tiêu trên, Ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.

-Về phía nhà đầu tư: Khách hàng của Ngân hàng có hai loại: Người gửi tiền và người vay tiền Người gửi tiền thì họ quan tâm đến khả năng thanh toán của Ngân hàng mà khả năng thanh toán của Ngân hàng lại có mối quan hệ mật thiết với chất lượng của các khoản tín dụng vì vậy đối với họ nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến những khoản tiền gửi của họ vào Ngân hàng Người vay tiền là người trực tiếp sử dụng giá trị sử dụng của các khoản vốn vay Ngân hàng, mà đối với họ chất lượng tín dụng chính là sự thoả mãn của họ về khoản tín dụng đó.Cuối cùng phải làm sao cho khoản tín dụng đó đem lại lợi nhuận cho họ để họ có thể trang trải chi phí và có lãi.Bởi thế bản thân người vay tiền coi vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết và ngày càng phải được nâng cao.Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề chất lượng tín dụng cũng là vấn đề cần thiết Bởi một đồng vốn của Ngân hàng cho vay nó là đầu mối trong tất cả các mối quan hệ kinh tế, nếu người sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó co hiệu quả đối với Ngân hàng và xã hội bởi nó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp phát triển các công trình phúc lợi xã hội Hơn nữa sự xụp đổ của hệ thống Ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nó có thể làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã hội Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng được cả xã hội quan tâm.

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM:

1.2.3.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ:

(Dư_nợ_năm_nay-Dư_nợ_năm_trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = - x 100%

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

1.2.3.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay( DSCV) (%):

(DSCV_năm_nay-DSCV_năm_trước)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = - x 100% DSCV năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi) Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của

NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Tổng_lãi_đã_thu_trong_nămTỷ_lệ_thu_lãi_(%) = - x 100%

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai (Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt).

1.2.3.4.Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % ):

Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

1.2.3.5 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( % ):

Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của

NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

Doanh số cho vay Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.Tỷ lệ này càng cao càng tốt. 1.2.3.7.Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%): Doanh_số_thu_nợ_đến_hạn Tỷ_lệ_thu_nợ_đến_hạn(%)= -x100%

Tổng dư nợ đến hạn Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH Nó chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao càng tốt 1.2.3.8.Tỷ lệ nợ quá hạn (%): Nợ_quá_hạn Tỷ_lệ_nợ_quá_hạn(%)= -x100

Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại. 1.2.3.9.Tỷ lệ nợ xấu (%): Tổng_nợ_xấu Tỷ_lệ_nợ_quá_hạn(%)= -x100

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.

1.2.3.10.Vòng quay vốn Tín dụng (vòng):

Doanh_số_thu_nợ Vòng_quay_vốn_Tín_dụng(vòng)= -

(Dư_nợ_đầu_kỳ + Dư_nợ_cuối_kỳ) Dư_nợ_bình_quân_trong_kỳ= - 2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

1.2.3.11.Số khách hàng được vay vốn:

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM

-Môi trường kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng- đặc biệt là hoạt động tín dụng.Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao.Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng.Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất vượt quá nhu cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn,hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển được.Hơn nữa nếu ngân hàng bỏ qua các nguyên tắc tín dụng thì lại càng làm giảm chất lượng tín dụng Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do đó chất lượng tín dụng cũng tăng Tuy nhiên trong thời kỳ này có những khoản vay vượt quá quy mô sản xuất cũng như khả năng quản lý của khách hàng nên những khoản vay này vẫn gặp rủi ro.

-Nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước: Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại.Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.

-Môi trường xã hội: Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin.

Nó là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tói chất lượng tín dụng Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.

-Môi trường tự nhiên: Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản.Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại Trên đây là những nhân tố chính tác động tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại Để nâng cao chất lượng tín dụng, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các Ngân hàng thương mại, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.

-Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đó là yếu tố đầu tiên tác động dến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết.Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.

-Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung,nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng(khách hàng nhập hồ sơ vay vốn ) Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng ngân hàng thương mại.Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thông tin Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính của khách hàng.Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại không mang tính cứng nhắc Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt,thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp Ví dụ như đối với các dự án lớn, bước phân tích là rất quan trọng Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, ngân hàng phải thành lập tổ thẩm định riêng Đối với những món vay tiêu dùng, việc giám sát mục đích sử dụng vốn cần được chú trọng nhiều hơn.

-Công tác tổ chức ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

-Phẩm chất và trình độ cán bộ: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo taì chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng (như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi ) từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trưòng kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường…dự đoán trước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.

-Kiếm soát nội bộ: Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời.Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng

-Tình hình huy động vốn: Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.Vốn huy động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn. Vốn huy động càng lớn, ngân hàng thương mại càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng Nếu ở ngân hàng không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến dược nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra.

-Nhân tố từ phía khách hàng: Năng lực của khách hàng, sự trung thực của khách hàng, rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng, tài sản đảm bảo, sự không theo kịp với quá trình đổi mới.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢO VIỆT

Khái quát về sở giao dịch NHTMCP Bảo Việt

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

- Ngân hàng Bảo Việt được thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN, ngày 11/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 14/01/2009 chính thức đi vào hoạt động, và trở thành thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam Sự ra đời của BAOVIET Bank góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt.

- Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước, BAOVIET BANK có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015.

-Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (8%)

- Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (9,9%).

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Mô hình tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của một ngân hàng thương mại, đảm bảo các điều kiện thích hợp cho tăng trưởng và quản lý rủi ro Ngay từ đầu, ngân hàng Bảo Viêt đã được tổ chức với một cấu trúc hiện đại theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Tách bạch chức năng “tạo doanh thu”, “ quản lý rủi ro” và tác nghiệp trong cơ cấu tổ chức.

- Quản lý tập trung về hội sở chính, theo đó chi nhánh thực sự được coi là điểm bán hàng.

- Hội sở chính phải thực sự mạnh với bộ máy nhân sự đủ năng lực và cơ chế vận hành hiệu quả để phát huy được vai trò quản lý tập trung toàn hệ thống.

Tại hội sở chính, BAOVIET Bank có cơ cấu tổ chức như sau: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC ỦY BAN

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận :

Trung tâm kinh doanh-Hội sở chính được thành lập và hoạt động như một chi nhánh thu gọn của ngân hàng TMCP Bảo Viêt Cơ cấu tổ chức của TTKD gồm 3 phòng: phòng KH doanh nghiệp, phòng KH các nhân, phòng dịch vụ KH.

Chức năng của các phòng ban tại TTKD-Hội sở chính NHTMCP Bảo Việt

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các nghiệp vụ về cung cấp tín dụng và các sản phẩm liên quan đến tín dụng cho các khách hàng là các doanh nghiệp, khai thác nguồn vốn, trực tiếp giao dịch với khách hàng để thẩm định, xác định và đưa ra các quyết định đề xuất có liên quan đến lĩnh vực tín dụng, làm đầu mối nghiên cứu và phát triển chiến lược khách hàng của trung tâm Thực hiện phân loại nợ theo quy định…

- Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện các nghiệp vụ về cung cấp tín dụng và các sản phẩm liên quan đến tín dụng cho các khách hàng là các cá nhân kinh doanh, khai thác nguồn vốn, trực tiếp giao dịch với khách hàng để thẩm định, xác đnh và đưa ra các quyết định đề xuất có liên quan đến lĩnh vực tín dụng, nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, tham mưu trong lĩnh vực lãi suất huy động vốn Thực hiện phân loại nợ theo quy định…

P KH CÁ NHÂN P DỊCH VỤ KH

- Phòng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BAOVIET Bank; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp Chịu trách nhiệm việc kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng.

Ngoài ra còn thực hiện còn thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin(thu thập, lưu trữ, bảo mật, phân tích, xử lý và cung cấp).

Mỗi phòng ban có những chức năng nhiệm vụ riêng, đặc trưng Giữa các phòng lại có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong công việc, nhằm đem lại kết quả hoạt dộng tốt nhất cho TTKD.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chính của sở giao dịch:

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Từ ngày 01 tháng 02 năm 2012 đến ngày 30 tháng 06 năm 2012 và từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến ngày 30 tháng 06 năm 2012( đv: triệu đồng)

Quý II Lũy kế đầu năm

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự VI.1 389,114 414,296 828,598 779,673

Chi phí lãi và các chi phí tương tự VI.2 (273,573) (334,744) (634,12

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2,748 4,914 6,688 10,782

Chi phí hoạt động dịch vụ (1,642) (3,438) (3,626) (6,339)

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1,107 1,476 3,061 4,442

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối VI.3 290 2,668 785 1,458

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 9,933 29,425 19,454 54,429

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư - - - -

Thu nhập từ hoạt động khác 277 (15,355) 298 277

Chi phí hoạt động khác (52) (258) (93) (329)

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 225 (1,793) 205 (52)

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần - - - -

TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 127,096 111,328 217,982 208,912

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VI.4 (58,259) (56,809) (116,91

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (15,756) (10,729) (10,612

Chi phí thuế TNDN hiện hành (13,270) (10,948) (22,614

Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - -

Lợi ích của cổ đông thiểu số - - - -

Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - -

(Nguồn: Báo cáo thường niên Hội sở chính NH TMCPBảo Việt)

Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt: Được thành lập năm 2008 và chính thức đi vào hoạt động ngày14/01/2009, đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp,khủng hoảng kinh tế tài chính ảnh hưởng sâu rộng, hoạt động ngân hàng trên thế giới cũng như ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, trở ngại Tuy nhiên với nỗ lực không ngừng hoàn thiện trong từng hoạt động, vượt lên những khó khăn trước mắt, TTKD cũng đã có những kết quả hoạt động đáng khích lệ, góp phần đóng góp sự phát triển chung của ngân hàng trong những năm hoạt động đầu tiên.

2.2.1.1 Tình hình tín dụng đối với DNVVN

Với mục tiêu của ngân hàng là phục vụ tốt tất cả DNVVN, ngân hàng đã mở rộng quy mô tín dụng đối với các DNVVN, từ khi đi vào hoạt động đến nay doanh số cho vay tăng liên tục.

Bảng 1.1 Doanh số cho vay

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng doanh số cho vay 563.892 1.104.000 1.138.695

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)

Từ những số liệu trên đây ta thấy, doanh số cho vay của ngân hàng đối với DNVVN luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước Năm 2009 là 365.391 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64.79% chiếm hơn nửa tổng doanh số cho vay.Bước sang năm 2010 có tốc độ tăng khá lớn tăng 382.609 triệu đồng, gần gấp đôi so với năm 2009, do TTKD có những biện pháp hỗ trợ cho vay đối vớiDNVVN chiếm tỷ trọng 67,75% trong tổng doanh số cho vay Năm 2011 là795.711 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,88%, có tăng so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2010 Như vậy chúng ta thấy rằng dư nợ đối với DNVVN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của TTKD.

2.2.1.2 Doanh số thu nợ đối với DNVVN

Bảng 1.2: Doanh số thu nợ đối với DNVVN Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)

Qua bảng số liệu ta thấy : Doanh số thu nợ liên tục tăng trong 3 năm đã thể hiện chất lượng tín dụng mà ngân hàng đã ký kết với doanh nghiệp.Doanh số thu nợ đối với DNVVN trên tổng doanh số thu nợ năm 2010 là 69,07% tăng so với năm 2009 và tốc độ tăng DSTN DNVVN là 129,32% tăng rất nhanh so với năm 2009 vì doanh số cho vay tăng nhanh và ngân hàng tích cực trong việc thu hồi nợ Năm 2011 tỷ trọng DSTN DNVVN là 69,58% tăng ít so với năm 2010, tốc độ tăng DSTN DNVVN là 3,45% tốc độ tăng chậm do doanh số cho vay tăng châm dẫn tới DSTN tăng chậm.

2.2.1.3 Dư nợ tín dụng DNVVN

Dư nợ tín dụng là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời phản ánh sự ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng tác đọng đến sự phát triển của các doanh nghiệp.

Bảng 1.3 Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNVVN theo thời hạn vay

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)

Dư nợ cho vay DNVVN liên tục tăng qua các năm vớ tỷ lệ tăng tương đối cao, đặc biệt là năm 2010 mức dư nợ cho vay tăng mạnh do nền kinh tế giai đoạn này đã bước qua thời kỳ suy thoái, nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các DNVVN kích thích nền kinh tế phát triển, ngân hàng mở rộng cho vay, nới lỏng điều kiện cho vay.Năm 2011 mức dư nợ cho vay tăng chậm do chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước.

Tình hình cho vay theo thời gian cho thấy: tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổn dư nợ cho vay Dư nợ ngắn hạn có tốc độ tăng ở năm 2010 lên 178% tốc độ tăng mạnh do nhiều nguyên nhân thứ nhất do năm

2009 ngân hàng mới thành lập và bước vào hoạt động nên doanh số cho vay và dư nợ cho vay còn thấp, thứ hai sang năm 2010 thì có nhiếu chính sách của nhà nước và ngân hàng để hỗ trợ và mở rộng cho vay nên doanh số cho vay và dư nợ tăng nhanh hơn rất nhiều so với năm 2009 tăng tới gần 2 lần Hoạt động tín dụng của hội sở chủ yếu vẫn là tài trợ nhu cầu vay ngắn hạn cho cho vay từng lần…Mục đích giúp ngân hàng tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2009 thấp do trong chính sách cho vay của ngân hàng trong việc quy định tỷ lệ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào mua sắm máy móc thiết bị sản xuất vẫn còn cao nên việc đồng ý cho DNVVN vay vốn trung và dài hạn gặp nhiều khó khăn.Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn năm 2010 và 2011 có tăng nhưng không cao.

2.2.1.4 Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo

Bảng 1.4: Dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo đối với DNVVN

Dư nợ có tài sản đảm bảo

Dư nợ không có tài sản đảm bảo

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)

Qua bảng số liệu cho thấy, trong những năm vừa qua tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo đảm chiếm tỷ lệ cao Năm 2009 tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo là 91,77%, năm 2010 la 97,16% , năm 2011 là 98,13% Về nguyên tắc, tài sản đẩm bảo là một điều kiên và cũng là cơ sở quan trọng để ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro, tạo c sở pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay nên tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo càng cao càng tôt Nhưng thực tế, nhiều DNVVN hiện nay mặc dù có thể họ làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ nhưng vì chưa đáp ứng được yêu cầu về tài sản thế chấp do năng lực tài chính thấp, giấy tờ sở hữu về tài sản không hợp lệ…nên khó tiếp cận được với nguốn vốn tín dụng ngân hàng.

Mặt khác, cho vay có tài sản đảm bảo không phải lúc nào cũng an toàn hơn cho vay không có tài sản đảm bảo mà mức độ khả thi của phương án kinh doanh và năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp mới là điều kiện thực sự quan trọng đảm bảo cho khoản tín dụng không gặp rủi ro Chính vì thế trong thời gian tới, TTKD nên mạnh dạn mở rộng tín dụng hơn nữa đối với DNVVN kể cả không có tài sản đảm bảo nhưng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả, có uy tín để có thể tạo điều kiện cho các DNVVN dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất.

2.2.1.5 Vòng quay vốn tín dụng Để đánh giá được tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cũng như mức độ thu hồi nợ của TTKD ta cần xem xét đến vòng quay vốn tín dụng.

Bảng 1.5: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN

Doanh số thu nợ đối với DNVVN

Vòng quay vốn tín dụng(vòng)

Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì hoạt động tín dụng càng có hiệu quả.Nhưng nhìn vào bảng trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN của TTKD có xu hướng giảm chứng tỏ tốc đọ luân chuyển vốn tín dụng đối với DNVVN còn chậm Năm 2009, vòng quay vốn tín dụng là 7,9 vòng số vòng quay lớn do năm 2009 ngân hàng mới thành lập và bước vào hoạt động nên số vốn tự có và vốn huy động được chưa cao vì thế TTKD chủ yếu chovay với đối tượng là DNVVN có vòng quay vốn lưu động lớn để ngân hàng có thể nhanh thu hồi khoản vay đến năm 2010 và 2011 vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN lại giảm xuống chỉ còn 6,4 vòng và 3,9 vòng. Nguyên nhân của tình trạng này là do mặc dù cả doanh số thu nợ và dư nợ đối với DNVVN đều tăng nhưng tốc độ tăng của dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm Điều đó cho thấy hiệu quả đồng vốn mà TTKD thực hiện cho vay với DNVVN còn thấp Vì thế trong thời gian tới, TTKD cần đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, và công tác thu hồi nợ một cách nghiêm túc, chặt chẽ để đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN.

2.2.1.6 Hệ số sử dụng vốn vay

Bảng 1.6: Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với DNVVN Đơn vị: Triệu đồng

Hiệu suât sử dụng vốn vay(%)

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)

Qua bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng vốn vay của ngân hàng hàng năm tăng Năm 2009 hiệu suất sử dụng vốn đối với DNVVN là 6,51%, năm

2010 là 9,42%, năm 2011 là 15,27% tăng là 5,85% so với năm 2010 Điều này cho thấy khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng đối với những đói hỏi về vốn của nền kinh tế tăng dần.

2.2.2.7 Nợ quá hạn Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng.Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủi ro mà khách hàng gây ra.

Bảng 1.7: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN Đơn vị: Triệu đồng

Nợ quá hạn cho vay

Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn

(Nguồn: Báo cáo thường niên Hội sở chính NH TMCPBảo Việt)

Từ bảng trên ta thấy: Dư nợ quá hạn đối với DNVVN trong 3 năm qua có sự thay đổi rõ rệt Tỷ lệ này giảm dần qua các năm, năm 2009 tỷ lên nợ quá hạn chiếm 2,06%, năm 2010 giảm xuống còn 1,23% và đến năm 2011 thì tỷ lệ này chỉ còn 0.94% Những nguyên nhân chủ yếu gây ra:

Đánh giá chất lượng tín dụng NHTMCP Bảo Việt

2.3.1 Những kết quả đạt được:

Trong nhưng năm qua, nhận thức được vai trò quan trọng cũng như tiềm năng của khu vực DNVVN, bám sát chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước ngân hàng đã chủ động mở rộng vốn tín dụng đối với các DNVVN một cách hợp lý góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển DNVVN, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn đối với cả DNVVN và cả ngân hàng. Đối với DNVVN

Qua phần phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN ta thấy doanh số cho vay và doanh số dư nợ tín dụng đối với DNVVN đều tăng trong 3 năm trở lại đây từ 2009 – 2011 số lượng các DNVVN được ngân hàng hỗ trợ vốn tăng qua các năm và ngày càng đa dạng trong các ngành nghề khác nhau.

Vốn tín dụng cũng đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho các DNVVN, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, phần nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm được vật tư thiết bị máy móc công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, nâng cao tay nghề của người lao động… Những kết quả ấy được thể hiện ở những mặt như:

Thứ nhất, qua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay, dư nợ cho vay tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ hiệu quả của việc đầu tư vốn tín dụng đã tăng lên.

Chứng tỏ doanh nghiệp đã biết nắm bắt thời cơ, biết đầu tư vào đúng chỗ tạo ra lợi nhuận giúp cho trả nợ và có vốn để doanh nghiệp có thể mở rộng hơn trong kinh doanh.Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín ngày càng đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng ngày một khăng khít hơn.

Thứ hai, vốn tín dụng ngắn hạn là nguồn vốn cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp trong việc mua bán nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân giúp doanh nghiệp tìm kiếm được lợi nhuận.

Thông qua nguồn vốn trung và dài hạn, doanh nghiệp đã phần nào có thể mua sắm những trang thiết bị hiện đại là nguồn cứu cánh cho những doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản vốn tín dụng đã tạo điều kiên thuận lợi cho các DNVVN sản xuất kinh doan có hiệu quả, có thu nhập thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho số đông người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế những tiêu cực xã hội. Đối với ngân hàng

Hoạt động tín dụng cho các DNVVN vừa giúp trung tâm mở rộng được thị phần vừa phát triển được các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.NHTMCP Bảo Việt luôn nhất quán chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đối xử bình đẳng với mọi khách hàng.Cụ thể tập trung vào các DNVVN nằm ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đây là đối tượng khách hàng có số lượng lớn, năng đông, giàu tiềm năng song còn rất thiếu vốn.cấp tín dụng cho khách hàng này để tạo động lực và khuyến khích họ tiến hành các phương ansanr xuất kinh doanh hiệu quả, dự án khả thi là mục tiêu của ngân hàng Đồng thời cũng phải tăng cường quản lý tín dụng, khắc phục tình trạng gia hạn noự và điều chỉnh kỳ hạn nợ để giảm nợ quá hạn nhất quán chủ trương chủ trương trên là điều kiện trước tiên để có thể phấn đấu nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng đối vớiDNVVN.

Các DNVVN đã tạo ra doanh thu có lãi cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng Qua đó chúng ta thấy được sự phát triển và thành công của khách hàng chính là thành công của ngân hàng.

Tín dụng cho DNVVN phát triển là cơ sở tiền đề cho ngân hàng mở rộng phát triển các dịch vụ kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân:

- Về quản lý tín dụng

Chưa có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lưc hoạt động kinh doanh của khách hàng Cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư, do đó việc quyết định cho vay chưa đảm bảo tính khách quan Thủ còn tục cho vay cứng nhắc, chưa linh hoạt nhất là thủ tục về cầm cố thế chấp Thời gian quyết định cho vay còn kéo dài có thể dẫn tới việc phá vỡ kế hoạch,cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp đó là do tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. một cán bộ tín dụng cần quản lý nhiều khách hàng một lúc.

- Về khả năng mở rộng khách hàng

Trên địa bàn hoạt động của ngân hàng có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới thành lập nhưng số khách hàng quan hệ tín dụng với ngân hàng còn ít so với lượng doanh nghiệp có trên địa bàn thành phố.Lượng khách hàng chưa đa dạng về loại hình, vẫn chủ yếu là khách hàng truyền thống.trong khi đó , lượng khách hàng là DNVVN đang không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng Đây là thị trường tiềm năng của ngân hàng.

- Về tài sản đảm bảo

Cho vay đối với DNVVN vẫn phát sinh nợ quá hạn và tài sản đảm bảo khó có thể trở thành nguồn thu nợ thứ hai do tài sản dảm bảo có tính thị trường không cao Trong nợ quá hạn khó đòi phát sinh ở các DNVVN nếu không có tài sản đảm bảo thì không có khả năng thu hồi.

- Về năng lực phẩm chất cán bộ tín dụng

Hầu hết cán bộ tín dụng đều còn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn có sự e ngại khi quan hệ tín dụng với DNVVN.

Một số cán bộ làm việc lâu năm theo kinh nghiệm nhưng thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, về khoa học kỹ thuật còn hạn chế Có nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật phức tạp, cán bộ tín dụng không đủ hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn đó để xác định hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dự án. Bởi vì cách tính toán các chỉ tiêu này chủ yếu dựa vào số liệu do doanh nghiệp cung cấp nên thiếu tính khoa học, tính chính xác.

* Nguyên nhân từ chính sách nhà nước

Đánh giá

Ngân hàng cần có những chính sách quản lý chặt chẽ và cụ thể để quản lý rủi ro thị trường để tránh được những rủi ro đến tín dụng

2.3.1.Chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các công cụ tài chính:

- Ngân hàng đi vào chính thức hoạt động từ đầu năm 2009 nên số liệu phát sinh chưa nhiều, Ngân hàng đang hoàn thiện các quy định về quản lý rủi ro(QLRR) trên tất cả các mảng: QLRR tín dụng, QLRR thị trường và thanh khoản, QLRR hoạt động

- Trong thời gian hoàn thiện các quy định, chính sách về QLRR, Ngân loại nợ và trích lập dự phòng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN Đồng thời, ngân hàng cũng đưa ra các quy định tạm thời để quản lý rủi ro như Quy định tạm thời về hạn mức đối với các Định chế tài chính, Quy định tạm thời về một số hạn mức kinh doanh tiền tệ.

Là loại rủi ro mà bất kỳ ngân hàng hiện đại nào cũng phải đối mặt Loại rủi ro này gắn liền với những biến động thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa Ngoài ra, cơ cấu kỳ hạn của các khoản mục trong bảng cân đối tài sản chính là thước đo rủi ro thanh khoản của NH Baoviet bank mới ra đời nhưng đã có ý thức rất rõ và coi trọng việc quản lý rủi ro.Toàn hệ thốngBaoviet bank hành động thống nhất theo nguyên tắc nhạy cảm với rủi ro.Quản trị tốt rủi ro sẽ là chuẩn mực tạo lập giá trị bền vững nhất

- Rủi ro lãi suất lãi rủi ro mà dòng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính bị biến động bởi những thay đổi của lãi suất thị trường Trên cơ sở phân tích thường xuyên sự biến động của lãi suất đối với các khoản huy động và sử dụng vốn hiện có tại từng thời kỳ, từng chi nhánh với từng loại đồng tiền khác nhau, ủy ban ALCO quyết định phương án hủy động hoặc sử dụng nguồn vốn, kế hoạch hóa các Margin đối với từng hoạt động nghiệp vụ cho từng loại tiền

- Baoviet bank đang từng bước xây dựng những công cụ đo lường rủi ro lãi suất theo các chuẩn mực và thông lệ quen thuộc hiện hành trên thế giới

- Tài sản và công nợ của Baoviet bank vẫn chủ yếu tập trung ở VNĐ chiếm 94,30% tổng tài sản, USD chiếm 5,9% Tổng tài sản NH; còn lại là các ngoại tệ khác chiếm 0,029% cơ cấu tài sản.

- Với đặc điểm một ngân hàng trẻ, hiện Baoviet bank chưa phát sinh nhiều giao dịch bằng ngoại tệ và kim loại quý Các hạn mức và tỷ lệ nhầm kiểm soát rủi ro tiền tệ được thiết lập và tuân theo các chuẩn mực do NH nhà nước ban hành, phù hợp với chính sách rủi ro của Baoviet bank.

Ngân hàng phải đối mặt với những yêu cầu rút vốn từ các khoản tiền gửi qua đêm của khách hàng, các tài khoản gửi vãng lai, các khoản tiền gửi đến hạn, rút vốn vay, các khoản bảo lãnh, các khoản ký quỹ và các nghĩa vụ thanh toán bằng tiền cho các công cụ tài chính phát sinh Ngân hàng duy trì các báo cáo kiểm soát hàng ngày về khả năng thanh toán cho các kỳ hạn O/N, 7 ngày,

1 tháng Ủy ban ALCO hàng tháng quyết định các hoạt động nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và đảm bảo duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tuân thủ theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm

2010 của NHNN Việt Nam ( Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong

Những ảnh hưởng của xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạnhiện nay

Qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọngtrong sự nghiệp phát triển kinh tế, có được sự ổn định và tốc độ phát triển khá cao.Trước xu hướng quốc tế hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đãvà đang mở rộng hội nhập cùng khu vực và quốc tế. Khi tham gia vào quá trình hộinhập quốc tế thì nền kinh tế thị trường mỗi nước sẽ trở thành những sân chơi chungcho các quốc gia, thị trường tài chính mở rộng phạm vi hoạt động không biên giới.Giờ đây hầu hết các nước đang phát triển đều coi xu hướng hội nhập là con đườngphát triển, qua đó có thể học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến trên thế giới về thànhtựu công nghệ,đẩy nhanh tiến trình phát triển nước mình, tuy nhiên cũng vừa làm sâusắc thêm quá trình cạnh tranh trong nền kinh tế, và dẫn đến hoạt động của các tổ chứckinh tế nước ta sẽ trở nên khó khăn hơn, cho nên hơn bao giờ hết các tổ chức kinh tếphải tìm ra những giải pháp nâng cao nội lực của chính mình.Điều này đã được xác định rõ qua đường lối chính sách của Đảng Nhà nước trongnhững năm vừa qua trong việc nỗ lực tìm kiếm các đường đi nhằm đẩy mạnh sứcmạnh của các tổ chức kinh tế nước ta nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinhtế Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, vấn đề nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho cácngân hàng thương mại quốc doanh nước ta còn đặc biệt quan trọng hơn vì hoạt độngngân hàng là hoạt động huyết mạch của một quốc gia, quyết định vận mệnh của mộtquốc gia Khi tham gia hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nướcvà ngân hàng nước ngoài là không tránh khỏi Yêu cầu của hội nhập là phải bình đẳnggiữa các thành phần kinh tế không phân biệt các quốc gia khác nhau Trước tình hìnhđó ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới hoạt động của mìnhnâng cao sức mạnh của chính mình thì mới mong trụ vững trong nền kinh tế.Trên thực tế trong những năm vừa qua tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thươngmại nước ta còn ở mức rất cao, và đã ảnh hưởng không ít tới hoạt động trong ngânhàng Ngoài hậu quả của nó là ngân hàng có thể sẽ mất vốn, mà hơn nữa nó còn làmgiảm uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, ảnh hưởng đến tìnhhình kinh doanh của doanh nghiệp, điều này có thể so sánh như trên thị trường chứngkhoán, các công ty cổ phần có uy tín thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ cao hơn, côngty có khả năng huy động được nhiều vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,công ty nào mà bị giảm uy tín thì sẽ rất khó khăn trong hoạt động huy động vốn, hơnnữa đối tượng kinh doanh của ngân hàng đó là tiền tệ, do đó hoạt động của ngân hàngphụ thuộc rất nhiều vào lòng tin của khách hàng Do đó việc tìm ra những giải phápnâng cao chất lượng tín dụng là điều quan trọng hiện nay của ngân hàng.

Định hướng hoạt động năm 2013 của sở giao dịch Ngân hàng BảoViệt

Bám sát chỉ tiêu xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2013 theo định hướng chungcủa Ngân Hàng Bảo Việt đặc biệt là chỉ tiêu huy động và cho vay cụ thể như sau:

3.2.1 Thực hiện chỉ tiêu huy động vốn

- Đối với KHDN : Tập trung, nỗ lực hơn nữa trong khai thác nguồn vốn nhànrỗi của khách hàng truyền thống, chăm sóc khách hàng đảm bảo kịp thời hiệuquả.

- Đối với huy động vốn cá nhân : Tiếp tục duy trì các khách hàng đang gửi tiếtkiệm, tập trung tìm kiếm các nguồn vốn cá nhân khác như tiền đền bù, các hộkinh doanh cá thể, các cá nhân nhỏ lẻ, tiền tiết kiệm từ cán bộ nhân viên trongtập đoàn Bảo việt, đề xuất các cơ chế chăm sóc riêng cho từng đối tượng kháchhàng.Tập trung phát triển mảng thanh toán lương qua thẻ của các tổ chức.

3.2.2 Thực hiện chỉ tiêu cho vay

- Đối với KHDN: Đẩy mạnh giải ngân đối với các khách hàng cũ (tổng hạn mứcTD đã cấp cho KHDN của TTKD là 1.691 tỷ đồng( ngắn hạn : 513 tỷ đ; Trung dàihạn: 1.117 tỷ đ) Tuy nhiên, các KH này khả năng sử dụng hết hạn mức không cao.

+ Tập trung phát triển khách hàng tốt đang quan hệ với một số ngân hàng lớn, đặcbiệt là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực XNK để tăng Doanh số TTQT.

+ Rà soát, sàng lọc các khách hàng hiện tại, duy trì các khách hàng tốt.

Rà soát,thực hiện kiểm tra chéo hồ sơ tín dụng đảm bảo tuân thủ theo phê duyệt và theoquy định hiện hành Tăng cường kiểm tra sau cho vay, kiểm tra thực tế HĐKD củakhách hàng.

- Đối với khách hàng cá nhân :

+ Phát triển tín dụng tập trung đối với hộ kinh doanh cá thể.

+ Đẩy mạnh việc cho vay thấu chi TK lương, cho vay tiêu dùng đối với cán bộnhân viên trong tập đoàn.

3.2.3 Duy trì ổn định hoạt động của TTKD, kiểm soát rủi ro, không có nợ xấu nợ khó đòi

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch NHCPTM Bảo Việt

3.3.1 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án:

Một hạn chế rất lớn của các NHTM Việt Nam cũng như tại Trung tâm Kinh doanh lànăng lực thẩm định dự án Thẩm định là đánh giá hiệu quả một dự án, một khoản tíndụng trên lý thuyết, đó là công việc mang tính định lượng cũng như tính định tính Đólà việc tính toán tổng quan về một dự án, từ đó xác định được số tiền thu được từ dựán, số tiền phải bỏ ra và rất nhiều chỉ tiêu liên quan đến xã hội, sinh thái Rõ rang chất lượng thẩm định được nâng lên thì sẽ nâng cao được chất lượng của tín dụngngân hàng Nâng cao năng lực thẩm định dự án còn giúp cho các ngân hàng có thểchủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những dự ánkhả thi, tiết kiêm chi phí cho nền kinh tế Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì Baoviet bank cần phải thực hiện các giải pháp sau:

3.3.1.1 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin Để công tác thẩm định được tốt, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết choquá trình thẩm định như những thông tin về người vay, về doanh nghiệp, về dự án xinvay Ngoài ra còn có những thông tin khác liên quan như thông tin về thị trường, vềmôi trường kinh tế, chính trị xã hội, thông tin về lĩnh vực hoạt động của người vay Các thông tin này có đầy đủ chính xác mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn.Nguồn thông tin chủ yếu là từ doanh nghiệp xin vay cung cấp mà nguồn này khôngphải lúc nào cũng trung thực, do vậy để thẩm định tốt, cán bộ tín dụng cần thu thậpthông tin từ những nguồn khác đó là:

- Phỏng vấn trực tiếp người vay và điều tra trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp:Trong khi phỏng vấn cần làm rỏ những thông tin như: mục đích của việc vay vốn,tình hình tài chính của người vay và khả năng trả nợ, lịch sử và xu hướng phát triển,đội ngủ cán bộ, trình độ quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Điều cầnchú ý là khi phỏng vấn trực tiếp thì cán lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt phải hiểu rõ tâmlý của người được phỏng vấn Trong khi điều tra trực tiếp tại cơ sỏ sản xuất, cần nắmbắt được tình hình sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp, năng lực cán bộ lãnhđạo, quan hệ với các đối tác ra sao, trách nhiệm của công nhân với công việc Quađó có thể đánh giá được triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.

- Thu thập thông tin từ bên ngoài: Ngoài nguồn thông tin chính thức do khách hang cung cấp thông qua các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin vay và những thông tin thuđược qua phỏng vấn và khảo sát thực tế khách hàng, cán bộ tín dụng cần có nhữngthông tin khác bổ sung thêm Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các đối tác làmăn của doanh nghiệp đó, từ các ngân hàng bạn mà ngân hàng đã từng quan hệ, từ cáctrung tâm thông tin chuyên nghiệp hoặc cũng có thể từ các mối quan hệ cũ của cán bộtín dụng.Việc có được những thông tin bảo đảm chính xác cho công tác thẩm định Ngày naykhi khoa học phát triển mạnh, kinh tế thị trường đã đòi hỏi thông tin nhanh nhạy vàchính xác, chi nhánh cần xây dựng cho mình những nguồn cung cấp thông tin thườngxuyên, chính xác và với chi phí thấp nhất.

-Lập quỹ thẩm định và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác này:Việc thu thập thông tin phải bỏ ra những chi phí nhất định như: Chi phí gặp gỡ, phỏngvấn khách hàng, chi phĩ cho cán bộ tín dụng đi xuống tận cơ sở để trực tiếp điều tra,chi phí để mua thông tin từ các trung tâm cung cấp thông tin Ngoài ra chi nhánh cầnphải đưa các chỉ tiêu tài chính vào phần mềm máy tính Đưa toàn bộ thông tin tổnghợp về khách hàng vào máy tính để khi cần cán bộ tín dụng có thể truy cập dễ dàng.Tuy nhiên, vấn đề thu thập thông tin là một vấn đề hết sức khó khăn do phạm vi thuthập thông tin rộng, các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp cận trongkhi cán bộ thẩm định bị giới hạn về thời gian Do vậy người thẩm định phải thườngxuyên chú ý vấn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những nghànhnghề do mình phụ trách.Trong công tác thu thập thông tin cần chú ý tới những thông tin cần thiết để phục vụcho công tác thẩm định ở phương diện thị trường sản phẩm của dự án, bao gồm cácthông tin sau:

+ Thông tin về số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm trongcùng một khu vực thị trường, kể cả các doanh nghiệp sắp được thành lập.

+ Thông tin về mức cầu đối với sản phẩm cung loại trong những năm qua, để thấyđược tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc dự báo trong tươnglai.

+ Mức cung thực tế của các doanh nghiệp trên thị trường hiện tại, thị phần và mức độcạnh tranh.

+ Thông tin về giá cả, dự báo thị trường trong nước và quốc tế.

+ Quy hoạch, kế hoach đầu tư, định hướng phát triển của các bộ nghành.

3.3.1.2 Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin:

Thông tin đầy đủ, chính xác mới chlà điều kiện cần nhưng chưa đủ để việc thẩmđịnh được chính xác Nếu việc xử lý thông tin không được chính xác thì mọi thong tin thu được cũng chỉ là vô nghĩa Do đó việc thu thập thông tin phải đi liền với xử lýthông tin.Khi có được số liệu chính xác từ quá trình thu thập thông tin thì cần phải xem xét tínhsát thực và mức độ tin cậy của thông tin, phải xem xét các số liệu này cả về tương đốilẫn tuyệt đối Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc lẫn chiều ngang Theo chiềungang cho thấy sự biến động theo thời gian, thấy được sự tăng trưởng của các doanhnghiệp Còn theo chiều dọc cho thấy sự hợp lý trong cơ cấu các khoản mục để từ đóxem xét khả năng, năng lực của doanh nghiệp để thấy được điểm mạnh yếu của doanhnghiệp Trong khi phân tích cần xem xét đến sự thay đổi của các tỷ lệ và đặt nó trongmôi trường hoàn cảnh cụ thể, có sự so sánh với các chỉ tiêu của nghành để đánh giámột cách chính xác.Khi phân tích không nên tính toán toàn bộ các chỉ tiêu vì điều này là không cần thiếtbởi có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá và những chỉ tiêu này có tính chất chung cho một số chỉtiêu cơ bản, phản ánh được rỏ nét tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Khithậm định dự án xin vay phải đoán được những rủi ro có thể xảy ra, xem xét tính khả thi của dự án không chỉ dưới góc độ tài chính, mà còn cả những ảnh hưởng tới môi trường, xã hội.Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu định lượng, việc phân tích các chỉ tiêu định tínhcũng hết sức quan trọng.Đó là việc đánh giá tư cách của người vay, khả năng quảnlý, đồng thời phân tích sự biến động của lĩnh vực kinh tế khách quan hoạt động Ngàynay trong kinh doanh, năng lực, kinh nghiệm và tầm nhìn của người lãnh đạo có vaitrò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do đó cần chú trọngtới vấn đề này khi thẩm định cho vay.

3.2.3 Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn đặc biệt mở rộng chiết khấu chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ

Nền kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăngnhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng Xu hướng cho vay chuyểndần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn Khu vực ngắn hạn nhường chỗ cho thịtrường tài chính – tiền tệ cung ứng Với hình thức cho vay ngắn hạn hiện nay người tagọi là “ tín dụng ứng trước” nghĩa là vốn vay đưa ra lưu thông không tương xứng vớimột lượng hàng hoá nào, việc luân chuyển vốn tách rời việc luân chuyển vật tư hang hoá Tuy nhiên phương pháp này đã gặp phải một số hạn chế sau: Rủi ro tập trung vàomột khách hàng, hàng hoá luân chuyển chưa tương xứng với sự luân chuyển vốn tíndụng Để khắc phục tình trạng này TTKD nên mở rộng hình thức cung ứng vốn bằnghình thức chiết khấu thương phiếu Hình thức này cho phép mở rộng việc mua bánchịu giữa các doanh nghiệp với nhau, sự tham gia của ngân hàng thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.Không những thế nó còn được coi là một nghiệp vụ ít rủi ro, vì chiết khấu là một hợp đồng được phép truy đòi, vì vậy khi ngân hàng không thu được nợ của người phát hành chứng từ đó thì có thể đòi ở những người liên đới trách nhiệm theo quy định của pháp luật Trong trường hợp cầnthiết, các tổ chức tín dụng có thể tái chiết khấu tại NHNN khi chứng từ có giá đến hạnthanh toán. Chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng: do thời hạn ngắnlại có thể chiết khấu trong trường hợp cần thiết nên khoản vốn của ngân hàng nhanhchóng được giải phóng, nâng cao tính thanh khoản trong quản lý tài sản có của ngânhàng Mặt khác trong ngắn hạn cũng giúp cho ngân hàng dự đoán được sự phát triểncủa nền kinh tế khi quyết định có chiết khấu hay không.Tạm ứng vốn trong nghiệp vụ chiết khấu sẽ tạo ra tiền gửi- nguồn vốncủa ngân hàng:khi thực hiện chiết khấu, số tiền cấp cho khách hàng được chuyển sang tài khoản tiềngửi Số tiền này có thể chưa được sử dụng toàn bộ, như vậy đã tạo ra nguồn vốn trongngân hàng, đồng thời ngân hàng cũng được hưởng toàn bộ tiền lãi thu trên số tiền ứngcho khách hàng.

Hiện nay hoạt động này rất nhỏ bé tại TTKD Với những ưu điểm đã nói trên, rõ ràng chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tín dụng có lợi cho TTKD Mở rộng và nâng cao hiệu quả làm việc của phương pháp này sẽ nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại TTKD.

3.2.4 Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý

Hiện nay TTKD đã triển khai tốt công tác tiếp cận khách hàng, có được một chính sách khách hàng hợp lý, tuy nhiên TTKD cũng nên cũng cố hơn nữa công tác này để có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến với ngân hàng mình.Đối với các khách hàng truyền thống: TTKD cần thành lập và duy trì quan hệ tíndụng ổn định và lâu dài và đặc biệt là các ngành thương nghiệp,công nghiệp, giao thông trong đó chú trọng hơn nữa đối với ngành công nghiệp chế biến vì đây làngành chiếm dư nợ tín dụng ngắn hạn lớn nhất trong tất cả các ngành Bên cạnh đó,TTKD cần từng bước mở rộng cho vay đối với ngành công nghiệp, nhất là đối vớidoanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc sản xuất công nghiệp được thị trườngchấp nhận.Những công ty này có triển vọng lớn trong tương lai khi nền kinh tế pháttriển mạnh.Với mối quan hệ tốt đẹp và được duy trì thường xuyên với các doanh nghiệp đó, trong tương lai là điều kiện để TTKD khẳng định uy tín và khả năng của mình không chỉ trongnước mà cả quốc tế.Đối với khách hàng có khó khăn về tài chính, TTKD cần đáp ứng dần những nhu cầudịch vụ từ thấp đến cao, trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, không để xảy rarủi ro Như vậy TTKD vừa giúp đỡ được doanh nghiệp vừa tạo ra khách hàng tiềmnăng tốt và lâu dài Chi phí để giữ một khách hàng không nhỏ nhưng chi phí để cómột khách hàng mới lớn hơn nhiều Do vậy việc xây dựng một chính sách khách hang tốt, cũng cố và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng cũ là một yếu tố hếtsức quan trọng bên cạnh việc xây dựng chính sách khách hàng để mở rộng và thu hútthêm các đối tượng khách hàng mới.Đối với khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư nhân:TTKD cần có những chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng đối tượng khách hang này Trên thực tế, số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệnhỏ trong số lượng khách hàng của chi nhánh.Mặc dù các doanh nghiệp này tiềm ẩn những rủi ro rất cao cả từ phía nguyên nhânkhách quan và nguyên nhân chủ quan, nhưng không phải tất cả các doanh nghiệpngoài quốc doanh đều làm ăn như vậy Có rất nhiệu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,có lãi và hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản vay ngân hàng Trong thời kỳ nềnkinh tế đang có nhiều chuyển đổi hiện nay, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh được thành lập tăng lên đáng kể.Nếu cứ giữ nguyên tình trạng như hiên nay, chi nhánh sẽ bỏ qua một nguồn lực lớn,giảm khả năng cạnh tranh trong khu vực Nhiệm vụ trước mắt đặt ra cho chi nhánhTTKD là mở rộng hình thức cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.Đồng thời thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn tại ngân hàng. Hiện nay trên thế giới các ngân hàng tiến hành cho vay tiêu dùng, nhưng tại Việt Nam hầu như hình thức cho vay này chỉ tồn tại ở ngân hàng thương mại cổ phần, tại các NHTM quốc doanh hầu như doanh số cho vay tiêu dùng là rất nhỏ bé, có những ngân hàng còn không thực hiện việc cho vay này Đây là một hạn chế lớn, vì đây là một nguồn tạo thu nhập đáng kể cho ngân hàng.

Các khoản vay này thường rất nhỏ bé so với các khoản vay của doanh nghiệp, vì vậy khả năng quản lý tiền vay dễ dàng, hơn nữa với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu mua sắm tiêu dùng của nhân dân tăng lên đáng kể, đáp ứng tốt lực lượng này, các ngân hàng có thể tăng thêm đáng kể thu nhập.

Hy vọng trong tương lai TTKD sẽ triển khai tốt hơn nữa cho vay tiêu dùng, nhằm tăng tối đa lợi nhuận thu được, đa dạng hoá các loại hình cho vay.

3.3.4 Tăng cường quản lý món vay Đối với NHTM, hoàn tất việc cho vay mới chỉ là bước đầu của quy trình tín dụng.

Một quy trình cho vay chỉ hoàn chỉnh khi khách hàng trả nợ và ngân hàng tất toàn hồ sơ Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro phát sinh và đề ra các biện pháp hữu hiệu xử lý món vay có vấn đề.Giám sát món vay: Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thườngxuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiếnđộ thực hiện của phương án vay vốn Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cánbộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, các ngân hàng không đượccung cấp đầy đủ và thường xuyên thông tin từ phía khách hàng , nhất là thông tin vềkế toán tài chính. Để khắc phục tình trạng này, cán bộ tín dụng luôn tận dụng triệt để những lần gặp gỡ chủ doanh nghiệp khi họ đên ngân hàng trả lãi, khi đến thăm trực tiếp và cũng có thể thu thập thông tin từ những người biết doanh nghiệp, trong đó đến thăm trực tiếp nơi sản xuất kinh doanh sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc thực thi dự án vay vốn, điều này hết sức quan trọng, giúp cho cán bộ tín dụng biết được:

- Biết được tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với nợ vay ngân hàng qua việc họ có lãng tránh gặp gỡ, có nhiệt tình trao đổi với cán bộ tín dụng những vấn đề có liên quan đến món vay, có sao nhãng việc trả nợ

Một số kiến nghị

3.4.1 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

3.4.1.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy Các văn bản này bao gồm: Nghị định của Chính phủ, Quyết định và Thông tư củaThống đốc NHNN để hướng dẫn thi hành về hai luật ngân hàng: Luật NHNN và Luậtcác tổ chức tín dụng Việc xây dựng và hoàn chỉnh này phải được xây dựng với tinhthần khẩn trương, chất lượng vừa phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đảm bảo yêucầu đặt ra của đời sống xã hội, tháo gỡ các vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiềnhà, không cần thiết nhưng phải bảo đảm an toàn hoạt động, nâng cao quyền tự chủcủa các tổ chức tín dụng, của các doanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động tín dụngngắn hạn nói riêng và hoạt động khác của ngân hàng nói chung.

3.4.1.2 Hoàn thiện quy chế cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn của ngân hàng:

Cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh là những điều kiện đảm bảo cho các khoản và là một nguyên tắc của tín dụng khi khách hàng vay vốn ngân hàng Quan hệ này được đề cập trong luật dân sự Việt Nam bên cạnh đó là thông tư hướng dẫn số 06/TT- CP của chính phủ và Nghị định 178/199/NĐ

CP ban hành ngày 23/12/1999 của chính phủ Mặc dù được củ thể hoá trong thông tin và quyết định trên những quy chế còn quá chung Bên cạnh đó là Luật đất đai chưa rõ ràng Hơn nữa thủ tục thế chấp qua phòng công chứng cũng phức tạp và rắc rối.

Trong nghiệp vụ cầm cố tài sản: Một nguyên tắc đặt ra là khi khách hàng trả vốn thì thực hiện theo nguyên tắc là khi khách hàng nộp tiền đến đâu, lấy hàng đến đó theo tỷ lệ tương ứng Như vậy sau mỗi lần nộp tiền, lấy hàng thì phải thay đổi hợp đồng ban đầu Sự thay đổi này phải qua thủ tục công chứng và phức tạp nếu khách hàng trả vốn nhiều lần.

Một mặt khác, vấn đề phát mại tài sản thế chấp rất phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, qua nhiều thủ tục Trường hợp xử lý tài sản thế chấp kéo dài ít nhất 6 tháng.

Vì vậy để ban hành quy chế cụ thể, cần có sự phối hợp nhiều cơ quan, ban ngành để giải quyết vấn đề này.

3.4.1.3 Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các NHTM

Có biện pháp mạnh mẽ hơn để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng, bao gồm:

- Về cơ chế chính sách: Ban hành hệ thống cơ chế, quy chế, tạo hành lang pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một mặt vừa nâng cao quyền hạn và trách nhiệm tự chủ của các tổ chức tín dụng đối với dự án cho vay, hạn chế và đi đến xoá bỏ sự can thiệp trái phép đối với quyền quyết định các khoản vay của các tổ chức tín dụng, mặt khác các tổ chức tín dụng phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

- Tiếp tục có biện pháp kiên quyết giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ tồn đọng xuống dưới hoặc bằng 5% theo chỉ đạo của Bộ chính trị Phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường thu hồi nợ quá hạn, xử lý tài sản thế chấp, cầmcố.

3.4.2 Kiến nghị đối với TTKD tại sở giao dịch ngân hàng Bảo Việt

3.4.2.1 Công tác tổ chức nhân sự, tiền lương

- Nhân sự các phòng ban còn thiếu, bên cạnh đó TTKD không có mạng lưới, để tăng được qui mô hoạt động hơn nữa đề nghị BĐH, HĐQT cho thành lập thêm 1-2 phòng nghiệp vụ vừa để tăng qui mô qua số lượng cán bộ, vừa xây dựng tính cạnh tranh trong nội bộ đơn vị Hoàn thiện mô hình của TTKD có kế toán nội bộ , hành chính, tác nghiệp Bổ sung 1 PGĐ để hỗ trợ công việc cho GĐ.

TTKD không có mạng lưới, do vậy để tăng được qui mô hoạt động hơn nữa, đề nghị HĐQT cho thành lập thêm 1-2 phòng nghiệp vụ KHDN, KHCN vừa để tăng quy mô qua số lượng cán bộ, vừa xây dựng tính cạnh tranh trong nội bộ đơn vị.

- Tạo cơ hội và môi trường làm việc thuận lợi để từng cá nhân phấn đấu trong quá trình công tác làm việc tại BAOVIET Bank và làm việc gắn bó với BAOVIET Bank.

-Đánh giá nhân sự trên cơ sở khả năng làm việc, phát triển kinh doanh và hiệu quả công việc mang lại một cách kịp thời, có động viên khen thưởng trong những trường hợp cụ thể đột xuất để tạo động lực cho cán bộ phấn đấu. Đề xuất trong năm 2012 có chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh đem lại cho mỗi cán bộ để có cơ chế lương phù hợp nhằm khuyến khích mọi người nỗ lực phát triển khách hàng mới và chăm sóc tốt những khách hàng hiện có để khai thác tối đa lợi nhuận cho Ngân hàng.

Mặt khác phải có chính sách động viên khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ có những thành tích trong công việc như huy động, cho vay lớn, có sáng kiến mới trong công việc…

-Xây dựng KPIs phù hợp và cơ chế tiền lương hợp lý động viên cán bộ của phòng tạo động lực phát triển bán sản phẩm Ngân hàng tối ưu và hiệu quả.

-Định kỳ hàng quý phải có đánh giá cụ thể đến từng cán bộ để xem xét điều chỉnh lương phù hợp với kết quả đạt được của từng người đã đóng góp cho sự phát triển vững mạnh của BAOVIET Bank.

Ngày đăng: 25/05/2023, 13:17

w