LỜI MỠ ĐẦU Luận văn tốt nghiệp GVHD PGS TS Hà Đức Trụ Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TRêng ®¹i häc kinh doanh & c«ng nghÖ hµ néi Khoa kÕ to¸n *** LuËn v¨n tèt nghiÖp ®Ò tµi KÕ to¸n tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt v[.]
Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
Ngành XDCB là một ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất TSCĐ cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân Nó làm tăng sức mạnh nền kinh tế, quốc phòng, tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội Một quốc gia có cơ sở hạ tầng vững chắc thì quốc gia đó mới có điều kiện phát triển Như vậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải tiến trước một bước so với ngành khác Nên ngành xây dựng cơ bản có các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành Đặc điểm của sản phẩm xây dựng được thể hiện cụ thể như sau:
- Sản phẩm của đơn vị xây lắp là những công trình và kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian thi công dài do đó quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán và khi thi công phải lấy dự toán làm thước đo.
- Sản phẩm xây lắp tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không rõ rệt như hàng hóa khác.
- Sản phẩm xây lắp cố định nơi sản xuất còn có các điều kiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công ) phải di chuyển đến địa điểm đặt sản phẩm Điều đó làm cho công tác quản lý hạch toán vật tư thiết bị gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, dễ mất mát, hư hỏng…
- Sản phẩm xây lắp có thời gian thi công, thời gian sử dụng dài, do đó trong quản lý phải đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế và dự toán đồng thời phải tiến hành bảo hành công trình.
Quá trình từ khởi công XD cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường là dài, nó phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công thường được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công việc khác nhau Khi đi vào từng công việc cụ thể do chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết khí hậu làm ngừng quá trình sản xuất và làm giảm tiến độ thi công công trình Sở dĩ có hiện tượng này vì phần lớn các công trình đều được thực hiện ngoài trời, do vậy mà điều kiện thi công không có tính ổn định, luôn biến động theo địa điểm XD và theo từng giai đoạn thi công công trình.
Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp
Chi phí sản xuất doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền mà toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và một số chi phí khác mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời gian nhất định.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo doanh nghiệp xây lắp
CPSXXL có thể được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích quản lý. a, Phân loại CPSXXL theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này thì chi phí xây lắp của doanh nghiệp được phân chia thành những yếu tố chi phí khác nhau, cụ thể:
- Chi phí NVL bao gồm toàn bộ giá trị các loại NVL chính, VL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… mà doanh nghiệp đã thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- Chi phí CCDC: là phần giá trị hao mòn của các công cụ, dụng cụ sử dụng trong quá trình xây lắp.
Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công, tiền lương phải trả, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của người lao động hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng vào hoạt động xây lắp của doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả về các loại dịch vụ mua bên ngoài sử dụng vào quá trình xây lắp như: điện, nước, điện thoại …
Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất xây lắp ở doanh nghiệp, ngoài các yếu tố trên và được thanh toán bằng tiền.
Cách phân loại này cho biết doanh nghiệp cần chi ra những khoản chi phí gì, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí ấy như thế nào, từ đó phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố Cách phân loại này sẽ là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố phục vụ cho lập những nội dung liên quan trong thuyết minh báo cáo tài chính, cung cấp tài liệu tham khảo để lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch lao động, quỹ tiền lương, tính ra nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sản xuất tiếp theo. b, Phân loại CPSXXL theo mục đích, công dụng của chi phí.
Theo cách phân loại này, các khoản CP có mục đích, công dụng giống nhau được xếp chung vào một khoản mục CP, không xét dến CP đó có nội dung kinh tế như thế nào.Trong doanh nghiệp xây lắp CPSX được chia thành:
CPNVL trực tiếp : là CP của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc…cần thiết để tham gia cấu thành thực tế sản phẩm xây lắp.
CPNCTT : là các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình Không bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp.
CP sử dụng máy thi công : là CP cho các MTC nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy bao gồm: CP nhân công, CP vật liệu, CP dụng cụ sản xuất, CP khấu hao MTC, CP dịch vụ mua ngoài…
CPSXC: là các khoản trích theo lương, phụ cấp lương của nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương như (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của toàn đội xây dựng, CP vật liệu, CCDC, khấu hao dịch vụ mua ngoài và các CP khác bằng tiền dùng chung cho các quản lý đội…
Cách phân loại theo tiêu thức này giúp DNXL quản lý CPSX theo định mức là cơ sở cho các công tác tính giá thành sản phẩm, lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. c, Phân loại CPSXXL theo các đối tượng chịu chi phí.
Theo cách này chi phí xây lắp bao gồm:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí như một sản phẩm, một đội thi công…
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bố hợp lý.
Cách phân loại này giúp DN xác định phương pháp tâp hợp chi phí vào các đối tượng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước, đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán.
Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp Sử dụng chi phí hợp lý, hạ giá thành tới mức tối đa có thể là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tăng khả năng trúng thầu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. a, Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính toán.
Giá thành dự toán : là giá mà doanh nghiệp tiến hành dự toán trước để hoàn thành khối lượng xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình bao gồm chi phí NVLTT, NCTT, SDMTC, SXC Giá dự toán được xác định trên cơ sở khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt, các định mức dự toán và đơn giá xây dựng cơ bản do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, dựa trên mặt bằng giá thị trường Giá dự toán được tính theo công thức:
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Thu nhập chịu thuế của CT, HMCT CT,HMCT tính trước
Giá thành kế hoạch: là cơ sở để phấn đấu hạ giá thành công tác xây lắp trong giai đoạn kế hoạch Nó phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công công trình:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán sản - Mức hạ giá sản phẩm xây lắp phẩm xây lắp thành kế hoạch
Giá thành thực tế : là giá thành biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí thực tế
(chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử sụng MTC, chi phí SXC) mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng xây lắp nhất định Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp.
=> Giữa ba loại giá thành trên có mối quan hệ về mặt số lượng thể hiện như sau: Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế. b, Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
Giá thành sản xuất : là giá thành của sản phẩm xây lắp là căn cứ tính giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí NVLTT, NCTT, SDMTC, SXC tính cho từng CT, HMCT đã hoàn thành.
Giá thành toàn bộ : là giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp là cơ sở tính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, bao gồm giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3 Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp.
CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp là hai mặt thống nhất của một quá trình sản xuất Chi phí biểu hiện mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất CPSX và giá thành sản phẩm đều bao gồm hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ.Tuy nhiên, do bộ phận CPSX giữa các kỳ không đều nên CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp khác nhau về lượng.
CPSPXL dở hoàn thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH HOÀN THIỆN XÂY DỰNG NHẬT LONG
Tổng quan về Công ty TNHH Hoàn Thiện Xây Dựng Nhật Long
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH HOÀN THIỆN XD NHẬT LONG
Tên giao dịch: NHAT LONG PERFECT CONTRUCTION COMPANY LIMITED
Mã số thuế: 0700541050 Địa chỉ: Nhật Tân – Kim Bảng – Hà Nam Điện thoại: 0351.3520.208 Fax: 0351.3520.208
Sơ bộ về quá trình hình thành công ty
Công ty TNHH Hoàn Thiện XD Nhật Long:
+ Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng
+ Hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
+ Công ty TNHH Hoàn Thiện XD Nhật Long là một công ty trẻ với tinh thần quyết tâm cao dám nghĩ, dám làm bộ máy quản lý hiện đại, chuyên nghiệp đã trải qua sự hình thành và phát triển đầy khó khăn Vì vậy chỉ trong thời gian ngắn công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
+ Với phương châm: “ năng suất - chất lượng - hiệu quả nhất” làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình Công ty không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhất, từ đó mang đến hiệu quả cho khách hàng và Công ty
2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Hoàn Thiện XD Nhật Long
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Xây dựng nhà các loại
- Xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ
- Xây dựng các công trình kỹ thuật khác
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
- Sản xuất mua bán các vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Tiến hành quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả để mở rộng và phát triển thêm ngành nghề kinh doanh mới.
3 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty TNHH Hoàn Thiện XDNhật Long
- Công ty TNHH Hoàn Thiện XD Nhật Long được tổ chức theo mô hình quản lý tập trung Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của Công ty.Thực hiện các ban hành, các quy chế hoạt động, xây dựng các chiến lược phát triển xem xét phê chuẩn và giám sát các kế hoạch hoạt động của các bộ phận trong công ty Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác và tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý Công ty theo Luật pháp quy định.
- Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Có chức năng giúp việc cho Giám đốc, làm công tác thống kê, kế toán, cung cấp các thông tin tài chính kịp thời cho quá trình ra quyết định của ban lãnh đạo công ty, chuẩn bị các báo cáo cần thiết với các cơ quan chức năng, người lao động và các đối tượng bên ngoài khác Phòng kế toán còn có chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của công ty sao cho đúng với quy định của pháp luật.
+ Phòng Kĩ thuật: Tham mưu cho Giám đốc quản lý và sử dụng thiết bị công nghệ, thiết kế các công trình, kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm, tiến độ thi công lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, công nghệ theo định kỳ.
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm kiếm và xây dựng mạng lưới khách hàng cho doanh nghiệp.
4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Là một doanh nghiệp mới hoạt động nhưng trong những năm vừa qua (cụ thể là 2 năm gần đây) đã đạt được những thành tích đáng kể Những con số ở bảng dưới đây chứng tỏ tình hình kinh doanh thực tế thì đó là con số khả quan, có ý nghĩa đối với sự tồn tại của công ty trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay (phụ lục 01).
- Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 – 2012 ta thấy tổng doanh thu của năm 2012 so với năm 2011 là 39.616.449.050đ tương ứng với 52,8%, một sự tăng vọt về doanh thu Tuy nhiên để khẳng định tình hình hoạt động của công ty có khả quan hay không cần phải dựa vào những yếu tố khác như lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, giá vốn hàng bán.
- Gía vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 tăng 42.5& trong khi doanh thu trong hai năm là 52,8% Như vậy tốc độ tăng của doanh thu vượt xa hơn so với tốc độ tăng của của giá vốn hàng bán Điều này chứng tỏ công ty đã có những chính sách thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
- Một trong những thành công có thể nhận thấy đó là lợi nhuận gộp của công ty tăng dần qua các năm Nhờ tiết kiệm được chi phí sản xuất, ta thấy công ty đang có những bước phát triển vững chắc và có được những bước tiến xa hơn nữa trên thị trường.
5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
* Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hoàn Thiện XD Nhật Long được tổ chức theo hình thức tập trung phù hợp với quy mô hoạt động và đặc điểm tổ chức của công ty
* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty TNHH Hoàn Thiện XD Nhật Long (phụ lục 02)
- Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
Phòng Kế toán công ty là bộ phận có chức năng thực hiện công tác tài chính, kế toán của công ty Thông tin do kế toán cung cấp là một nguồn thông tin quan trọng nên bộ phận kế toán được xem là bộ phận cấu thành quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế Tổ chức tốt công tác kế toán trong đó có tổ chức tốt bộ máy kế toán được xem là một yêu cầu thiết yếu.
+ Kế toán trưởng kiêm Kế toán tổng hợp: là người có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong đơn vị, phân công, bố trí công việc cho các kế toán viên, giám sát, kiểm tra, đôn đốc công việc, hướng dẫn công việc kế toán cho kế toán viên nếu cần thiết Kế toán trưởng còn là người trợ lý, tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các thông tin kế toán.
+ Kế toán sản xuất: hạch toán giá thành sản xuất, theo dõi số lượng, chất lượng và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Kế toán bán hàng: định hướng, xây dựng và điều phối công tác bán hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng rộng lớn khắp cả nước.
Kế toán thuế: thực hiện công tác liên quan đến thuế
+ Kế toán vật liệu và tài sản cố định: Quản lý việc mua bán, nhập, xuất, tồn vật tư, theo dõi và lập bảng kê giao nhận vật tư giữa các đội thi công, các công trình vật tư trong từng trường hợp, thực hiện theo dõi tình hình biến động tăng giảm của tài sản, thực hiện việc trích khấu hao đối với từng loại tài sản, nhóm tài sản một cách chính xác theo quy định.
+ Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ và cung cấp thông tin về công nợ một cách nhanh chóng và chính xác Thực hiện việc lập biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng để xác định công nợ cuối kỳ và lập bảng tổng hợp công nợ theo định kỳ.
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀN THIỆN XÂY DỰNG NHẬT LONG 31 I Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành tại Công ty
Những ưu điểm về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nhìn chung công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Hoàn Thiện Xây Dựng Nhật Long là tương đối chặt chẽ và phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty và phản ánh đúng thực trạng của Công ty. Công ty đã sử dụng một hệ thống chứng từ, bảng kê Bảng tổng hợp chứng từ các đội về phònh kế toán giúp cho kế toán công ty phối hợp nhịp nhàng với nhau trong hạch toán tổng hợp và kiểm tra thông tin kế toán Công tác hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Hoàn Thiện Xây Dựng Nhật Long đã đạt những ưu điểm sau:
- Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: là CT, HMCT. Mỗi công trình đều có dự toán riêng, theo đó công ty có thể đối chiếu kịp thời chi phí và đưa ra những kết luận hữu ích cho nhà quản lý.
- Về hạch toán chi phí NVLTT: Công ty thực hiện theo công thức khoán cung cấp vật tư xây dựng NVL đều do công ty gọi về và phân cho các công trình, kế toán công trình, thủ kho có trách nhiệm theo dõi và thanh toán với nhà cung cấp, cuối tháng lập bảng kê theo dõi tình hình công nợ gửi lên kế toán trưởng. -Về chi phí nhân công trực tiếp: Chính sách sử dụng lao động thuê ngoài của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu về tính cư động linh hoạt gọn nhẹ trong công việc, hạn chế được chi phí di chuyển lực lượng lao động và khai thác được tiềm năng lao động sẵn có tại địa bàn thi công.
- Về chi phí sử dụng MTC: Công ty hạch toán chi phí liên quan đến MTC thành một khoản mục riêng rõ ràng, cụ thể thông qua việc lập bảng tổng hợp chi phí MTC
Hơn nữa việc sử dụng phiếu theo dõi xe, máy thi công giúp công ty xác định chính xác khoảng thời gian hoạt động của MTC qua từng ngày tháng ghi trên phiếu.
- Về Chi phí sản xuất chung: Tương tự như sử dụng MTC, chi phí SXC được tổng hợp thành bảng riêng trong đó chi tiết thành loại chi phí tạo điều kiện cho công tác quản lý, tổng hợp có hiệu quả.
-Về phương pháp tính giá: Việc áp dụng phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng của công ty không những đảm bảo được nguyên tắc giá phí (giá trị căn cứ vào chi phí thực tế chi ra để xây dựng) và nguyên tắc khách quan (hạn chế tới mức thấp nhất việc phân bổ các chi phí và ghi chép sổ sách có chứng từ kèm theo để kiểm tra) mà còn đảm bảo sự chính xác cao cho giá thành sản phẩm giúp cho lãnh đạo công ty đưa ra quyết định xác thực và kịp thời.
-Về vấn đề tổ chức khoán gọn tại Công ty: Công ty sử dụng hình thức khoán gọn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình Đặc biệt là việc tạm ứng theo từng đợt, từng giai đoạn theo tiến độ thi công công trình.Các đội tạm ứng có đầy đủ biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành và giấy đề nghị tạm ứng như vậy giúp cho kế toán theo dõi thuận lơi và chính xác từng hạng mục của công trình.
Về nhược điểm
Nhìn chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty đã phần lớn đáp ứng được yêu cầu quản lý xét trên khía cạnh: Tuân thủ chuẩn mực kế toán và phù hợp với tình hình thực tế của công ty Tuy nhiên, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành ở công ty cũng không tránh khỏi một số khó khăn và tồn tại nhất định.
Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về những tồn tại trong công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng như những nguyên nhân của sự tồn tại đó tại công ty.
* Thứ nhất: Về kế toán các khoản thiệt hại trong xây lắp.
Trong DNXL ngoài những chi phí chủ yếu (Chi phí NVLTT, NCTT,SDMTC, SXC) để tính giá thành của SPXL thì còn có những khoản thiệt hại khác cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành như phá đi làm lại,….thiệt hại có thể do chủ đầu tư hoặc cũng có thể do chính DNXL gây ra Do vậy để hạch toán chính xác giá thành SPXL thì công ty nên hạch toán các khoản thiệt hại trong xây lắp
*Thứ hai: Về kế toán chí phí NVL: Vật liệu mua về sử dụng trực tiếp cho công trình nhưng công ty vẫn hạch toán thông qua kho bằng cách lập phiếu nhập kho và phiếu xuất kho Điều này là không cần thiết và sẻ làm hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán cồng kềnh phức tạp.
*Thứ ba : Về kế toán trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ: Công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công để phân bổ cho các công trình trong kỳ hạch toán ngay cả khi khoản mục chi phí này phát sinh tương đối lớn.
II Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Công ty TNHH Hoàn Thiện Xây Dựng Nhật Long.
+) Về kế toán các khoản thiệt hại trong xây lắp: Để đảm bảo tính toán chính xác giá thành SPXL công ty nên hạch toán khoản thiệt hại trong xây lắp như: phá đi làm lại…
*Phương pháp kế toán như sau:
- Nếu thiệt hại do chủ đầu tư gây nên thì kế toán ghi:
- Nếu thiệt hại do DNXL gây nên thì kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Phế liệu thu hồi
Nợ TK 334 - Khấu trừ vào lương của người phạm lỗi
Nợ TK 1338 - Bồi thường phải thu
Nợ TK 811 - Thiệt hại tính vào chi phí khác
Ví dụ: Ngày 20/12 sau khi đã kiểm tra nghiệm thu công trình, chủ đầu tư yêu cầu
DN phá dở và xây lại tường bể nước Tổng chi phí do chủ đầu tư chịu là 25.500.000 đ Kế toán ghi:
+) Về kế toán chi phí NVL trực tiếp: Để giảm số lượng số sách , chứng từ
Công ty nên lập phiếu nhập kho xuất thẳng ngay cho việc sử dụng phiếu nhập kho, phiếu xuất kho như hiện nay Điều đó sẽ giúp việc quản lý vật tư dễ dàng, thuận tiện hơn Công ty có thể lập phiếu nhập kho xuất thẳng theo mẫu sau:
Ví dụ: Ngày 15/12 xuất 80 m3 bê tông tươi M350 độ sụt 14+-2đổ bể nước ngầm công trình CT1B.Đơn giá 860.000/m3 (bao gồm VAT 10%) Chưa thanh toán cho nhà cung cấp.
Kế toán hạch toán: Nợ TK 154(1)(CT1B): 68.800.000đ
+) Về kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Công ty phải có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
*TK để trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là TK 335
+)Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 154(4)
+) Khi chi phí sửa chữa lơn TSCĐ thực tế phát sinh thuộc chi phí dự toán của khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được dự tính trước, ghi:Nợ TK 335
* Cuối năm, kế toán xử lý số chênh lệch giữa số trích trước với chi phí thực tế phát sinh:
- Nếu chi phí thực tế phát sinh > chi phí trích trước thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung: Nợ TK 154(3),154(4),642
- Nếu chi phí thực tế phát sinh < chi phí trích trước thì khoản chênh lệch được ghi giảm chi phí: Nợ TK 335
- Ngày 1/6/2011 trích trước tiền sửa chữa máy xúc PC 200 số tiền 40.000.000 đ.
- Ngày 12/12/2011 sửa máy xúc PC 200 thay gầu bị gãy, và hàn bánh sao Số tiền thực tế phát sinh là 36.500.000đ.
Kế toán hạch toán: a) Nợ TK 154(3): 40.000.000đ