BAO_CAO_DANH_GIA_TAC_DONG_CUA_DU_THAO_LUAT_GIAM_DINH_TU_PHAP

50 168 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BAO_CAO_DANH_GIA_TAC_DONG_CUA_DU_THAO_LUAT_GIAM_DINH_TU_PHAP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH PHỦ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP MỤC LỤC I. Giới thiệu:………………………………………………………….…….…trang 3 1. Những hạn chế của khung pháp lý về giám định tư pháp hiện hành:… . 3 2. Mục tiêu của việc ban hành Luật giám định tư pháp ……………….….………. 4 3. Những vấn đề đặt ra trong Báo cáo đánh giá tác động của Luật giám định tư pháp …………………………………….……… 6 II. Giải pháp và tác động của giải pháp . 7 1. Vấn đề 1. Yêu cầu giám định tư pháp của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính . 8 2. Vấn đề 2. Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp Trong Luật giám định tư pháp .12 3. Vấn đề 3. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng .30 4. Vấn đề 4. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y 32 5. Vấn đề 5. Hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần 38 6. Vấn đề 6. Bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức. giám định tư pháp công lập .40 7. Vấn đề 7. Chính sách, chế độ ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp và bảo đảm nguồn kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng chi trả phí giám định tư pháp .42 8. Vấn đề 8. Thực hiện dịch vụ giám định của các tổ chức giám định tư pháp công lập, chi phí dịch vụ giám định 43 9. Vấn đề 9. Mối quan hệ giữa Luật giám định tư pháp và pháp luật tố tụng . 45 III. Kết luận chung .46 2 2 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP I. GIỚI THIỆU 1. Những hạn chế của khung pháp lý về giám định tư pháp hiện hành Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và quản lý hoạt động Giám định tư pháp ở Việt Nam. Tính đúng đắn của các chính sách về giám định tư pháp đã từng bước đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng và ngày càng được khẳng định qua quá trình thực thi pháp luật. Tuy nhiên, việc thực thi Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 trong thời gian qua cũng bộc lộ một số tồn tại và hạn chế, cụ thể là: - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Giám định tư pháp còn thiếu đồng bộ do các văn bản được ban hành bởi nhiều cấp, ngành, nội dung điều chỉnh về các mối quan hệ trong lĩnh vực Giám định tư pháp thiếu thống nhất, chưa đầy đủ và còn nhiều chồng chéo. - Khái niệm và phạm vi dịch vụ Giám định tư pháp còn bị bó hẹp, không còn phù hợp với sự phát triển của đời sống xã hội nói chung, yêu cầu của đổi mới, cải cách tư pháp, pháp luật nói riêng làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng, quyền lợi hợp pháp của người tham gia tố tụng và khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế về tư pháp và pháp luật. - Nhiều việc giám định được thực hiện trước khi khởi tố điều tra hoặc trong quá trình thi hành án hình sự nhưng chưa được tính đến và quy định cụ thể trong Pháp lệnh giám định tư pháp. Trên thực tế, nhiều vụ việc kết quả giám định (xác định mức độ thiệt hại tài sản, mức độ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe) là căn cứ có khởi tố hay không khởi tố, như vậy, trong trường hợp này, cơ quan điều tra đã trưng cầu thực hiện giám định trước khi có quyết định khởi tố vụ án và kết luận giám định này được sử dụng làm căn cứ trong quá trình giải quyết vụ án. - Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp trong Pháp lệnh giám định tư pháp chưa được thể hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và còn thiếu các quy định cụ thể về điều kiện, giải pháp thực hiện. Cần bổ sung các quy định điều chỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp của các tổ chức chuyên môn; hoạt động giám định tư pháp của chuyên gia thuộc các khu vực kinh tế khác nhau; cơ chế giải quyết, điều phối hoạt động giám định, quản lý người giám định tư pháp trong các lĩnh vực giám định không có tổ chức giám định; các quy định về thu 3 3 và quản lý, sử dụng phí giám định .để động viên, khuyến khích một cách hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện giám định tư pháp. - Các quy định về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp chưa đồng bộ, liên thông với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính nên có một số xung đột pháp luật chưa được giải quyết một cách hợp lý, triệt để. - Quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động giám định tư pháp chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến công tác quản lý nhà nước có lúc còn buông lỏng hoặc chồng chéo, nhiều Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa thực sự quan tâm, chăm lo đến tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành và địa phương mình. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp nhưng quyền hạn của Bộ Tư pháp chưa xứng tầm; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giám định tư pháp hầu như còn bỏ ngỏ. Các cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò rất quan trọng trong việc thống kê số lượng, đánh giá chất lượng giám định góp phần quan trọng trong hoạch định chính sách về giám định tư pháp nhưng chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm này dẫn đến việc thiếu sự phối hợp cần thiết giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp. - Tính thực tiễn, minh bạch của pháp luật về công tác đầu tư cho Giám định tư pháp còn có nhiều hạn chế. Các tổ chức giám định hầu hết không có trụ sở riêng, thiếu kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho việc giám định tư pháp rất nghèo nàn và lạc hậu. Nguồn kinh phí cho việc trưng cầu và thực hiện giám định tư pháp chưa được bảo đảm, nhất là trong hoạt động tố tụng hình sự, chưa có khoản chi ngân sách riêng bảo đảm việc chi trả chi phí cho việc trưng cầu giám định. Lợi ích của các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định chưa được bảo đảm trong mối tương quan hợp lý với nguyên tắc, quy luật dịch vụ, hàng hóa trong cơ chế kinh tế thị trường. 2. Mục tiêu của việc ban hành Luật Giám định tư pháp Mục tiêu chung của việc ban hành Luật Giám định tư pháp là tạo cơ sở pháp lý cao, hoàn thiện pháp luật về Giám định tư pháp, khắc phục tình trạng thiếu nhất quán trong hệ thống pháp luật hiện nay giữa pháp luật về Giám định tư pháp và pháp luật tố tụng. Việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của pháp luật là cơ sở để củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động giám định tư pháp, qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng và hiệu quả, làm cho hoạt động giám định tư pháp đáp ứng tốt yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng và góp phần vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm là bảo đảm việc phán quyết của toà án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, góp phần bảo 4 4 đảm công lý, công bằng xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân về giám định ngoài hoạt động tố tụng, tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoàn thiện cơ chế pháp lý mới, đồng bộ và hiệu quả cho hoạt động Giám định tư pháp để Nhà nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm điều kiện phát triển giám định tư pháp, tạo sự minh bạch trong chính sách quản lý của Nhà nước. Với tinh thần đó, Luật Giám định tư pháp xác định thực hiện có hiệu quả 7 mục tiêu cụ thể như sau: a) Bảo đảm mọi trưng cầu, yêu cầu giám định trong hoạt động tố tụng được đáp ứng kịp thời, chất lượng; bảo đảm việc thực hiện giám định ở các lĩnh vực được chính xác, khách quan, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án (hình sự). b) Tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc chủ động tìm kiếm chứng cứ, góp phần tích cực trong việc bảo đảm thực thi chủ trương mở rộng dân chủ trong tố tụng, tăng cường tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp bằng việc quy định quyền tự mình trực tiếp yêu cầu giám định của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. c) Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp theo hướng xã hội hóa với mức độ hợp lý hoạt động giám định tư pháp, huy động tốt hơn nữa nguồn lực của xã hội cho việc phát triển giám định tư pháp, đảm bảo hoạt động giám định tư pháp đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động tố tụng cũng như đáp ứng mọi nhu cầu của tổ chức, cá nhân với chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu này cần thực hiện hiệu quả một số giải pháp, cụ thể là: - Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự. - Xây dựng, phát triển mạng lưới các tổ chức chuyên môn có năng lực trong các lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp: văn hóa, tài chính-kế toán, xây dựng, môi trường, thông tin và truyền thông, sở hữu trí tuệ . và tạo điều kiện, thu hút các tổ chức này tham gia tích cực vào hoạt động giám định tư pháp. - Cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp (tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập) để huy động tốt hơn nữa các nguồn lực của xã hội cho hoạt động giám định tư pháp. d) Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp đủ về số lượng, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng và có kiến thức pháp lý cần thiết. 5 5 e) Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, nhất quán về chế độ, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ người giám định tư pháp và các tổ chức chuyên môn tham gia hoạt động giám định tư pháp. f) Bảo đảm cơ sở vật chất (trụ sở, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động giám định) cho các tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự theo hướng hiện đại, có trọng tâm trọng điểm và bảo đảm hiệu quả đầu tư. g) Hoàn thiện chế định quản lý nhà nước nhằm tạo lập cơ chế quản lý đồng bộ, hiệu quả và đi vào thực chất, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp hiện nay; tăng cường và phân định rõ nội dung quản lý cũng như vai trò, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp đối với công tác giám định tư pháp; đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp. 3. Những vấn đề đặt ra trong Báo cáo đánh giá tác động của Luật Giám định tư pháp Dự thảo Luật Giám định tư pháp (sau đây gọi là Dự án Luật) quy định nhiều nội dung quan trọng điều chỉnh tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp . Tuy nhiên, để Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật ngắn gọn, súc tích, Báo cáo đánh giá tác động tập trung đánh giá một số vấn đề chính, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển Giám định tư pháp. Đặc biệt, tập trung đánh giá về những vấn đề mới, những vấn đề có sửa đổi bổ sung so với Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004. Các vấn đề được lựa chọn để đánh giá là những nội dung liên quan đến việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng (Nghị quyết 49/NQ-TW), việc tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, hiệu lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động giám định tư pháp phát triển, đáp ứng trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhu cầu của cá nhân, tổ chức về giám định tư pháp. Cụ thể như sau: a- Vấn đề 1: Yêu cầu giám định của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; b- Vấn đề 2: Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp trong Luật giám định tư pháp c- Vấn đề 3: Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng d- Vấn đề 4: Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y e- Vấn đề 5: Hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần 6 6 f- Vấn đề 6: Bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định tư pháp công lập. g- Vấn đề 7: Chính sách, chế độ ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp và Bảo đảm nguồn kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng chi trả phí giám định tư pháp h- Vấn đề 8: Thực hiện dịch vụ giám định của các tổ chức giám định tư pháp công lập, chi phí dịch vụ giám định i- Vấn đề 9: Mối quan hệ giữa Luật Giám định tư pháp và pháp luật tố tụng II. GIẢI PHÁP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP 1. Vấn đề 1: Yêu cầu giám định của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính 1.1. Xác định vấn đề Một trong những nội dung cốt yếu của Chiến lược cải cách tư pháp là lấy tòa án và công tác xét xử làm trung tâm, lấy tranh tụng và mở rộng dân chủ trong hoạt động tố tụng là khâu đột phá, nên giám định tư pháp phải trở thành công cụ, phương tiện hữu hiệu, thiết thực cho các bên tố tụng sử dụng, phục vụ đắc lực cho việc tranh tụng của mình, nhất là trong tố tụng dân sự, tố tùng hành chính. Với tinh thần này, cần phải cho phép các bên đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính có quyền tự mình trực tiếp yêu cầu tổ chức thực hiện giám định, cá nhân, tổ chức chuyên môn đủ điều kiện thực hiện giám định như là một phương cách tìm kiếm chứng cứ để thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. 1.2. Thực trạng hiện nay Hiện nay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính thì chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được trưng cầu giám định tư pháp; đương sự chỉ có quyền đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hoặc đề nghị người tiến hành tố tụng xem xét việc trưng cầu giám định. Ví dụ: - Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này (các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định) hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định”. 7 7 - Điều 90, khoản 1 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định: “ Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định”. - Điều 83 Luật tố tụng hành chính quy định: “ Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định”. Căn cứ các quy định hiện hành đã dẫn trên cho thấy sự không phù hợp giữa quy định pháp luật hiện hành với Chiến lược cải cách tư pháp, cải cách pháp luật, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đặc biệt cần làm cho pháp luật về giám định tư pháp có sự tương thích với pháp luật tố tụng, bảo đảm cho đương sựthực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm chứng minh của họ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Từ đó đặt ra vấn đề Dự án Luật giám định tư pháp phải giải quyết bằng việc đưa ra quy định pháp luật để đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được tự mình trực tiếp yêu cầu giám định. 1.3. Mục tiêu Dự án Luật Giám định tư pháp đã quy định theo hướng: giám định được thực hiện theo yêu cầu trực tiếp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính cũng được coi là giám định tư pháp, kết luận giám định do người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp thực hiện theo yêu cầu của đương sự trong vụ việc dân sự cũng được xác định là kết luận giám định tư pháp; đồng thời quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự - người yêu cầu giám định, về văn bản yêu cầu giám định và cơ chế chế cụ thể nhằm bảo đảm cho đương sự trong vụ việc dân sự chủ động tìm kiếm chứng cứ thông qua hoạt động giám định. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận và đưa vào hồ sơ vụ án bản kết luận giám định do đương sự cung cấp. Trong trường hợp không tiếp nhận bản kết luận giám định thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do về việc không tiếp nhận cho người đã cung cấp kết luận giám định. Việc xem xét, đánh giá các kết luận giám định do đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính cung cấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính về đánh giá chứng cứ. 1.4. Các Phương án để lựa chọn Trong quá trình soạn thảo,Vấn đề 1, được đề xuất 3 phương án: Phương án 1 8 8 Giữ nguyên như hiện hành Phương án 2 Cho phép đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được quyền trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp. Phương án 3 Cho phép đương sự trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp. 1.5. Đánh giá tác động của các phương án Phương án 1. Giữ nguyên như hiện hành a) Tác động tiêu cực - Đối với nhà nước + Hệ thống pháp luật thiếu thống nhất, không đồng bộ. + Nhà nước (cơ quan tiến hành tố tụng) phải chi trả toàn bộ chi phí trưng cầu giám định. + Không có cơ sở pháp luật nhằm đột phá “điểm nghẽn” giám định tư pháp. + Không thể chế hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, trong đó hoạt động giám định tư pháp có vai trò quan trọng. - Đối với cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính + Không có cơ chế pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính. + Suy giảm niềm tin đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. b) Tác động tích cực Không có gì Phương án 2. Cho phép đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được quyền trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp. a) Tác động tích cực - Đối với Nhà nước 9 9 + Thể chế hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp liên quan đến giám định tư pháp. + Hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất. - Đối với cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính + Có cơ sở pháp luật thực hiện đúng, đủ quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. + Tăng cường niềm tin đối với phán quyết của Tòa án, qua đó tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế những tiêu cực không đáng có. b) Lợi ích Giảm thủ tục, nhân công trong việc tạm thu, thu, thanh quyết toán phí giám định tư pháp. Theo quy định tại Dự án Luật này, đương sự yêu cầu tự thỏa thuận và chi trả, thanh quyết toán phí giám định trực tiếp với tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp. Thực hiện phương án này sẽ giảm chi cho ngân sách Nhà nước về nhân công, biên chế, giấy tờ . Giả sử, mỗi năm giám định viên trong cả nước thực hiện 40.000 vụ, việc dân sự, hành chính (cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu, chịu trách nhiệm tạm thu chi phí, thu phí, thanh toán chi phí cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định, quyết toán sổ sách, giấy tờ theo đúng thủ tục về tài chính, kế toán), chi phí bình quân 4.000.000/việc (bốn triệu đồng) thì tổng số tiền chi phí cho giám định là: 160.000.000.000đ (một trăm sáu mươi tỷ đồng)/năm. Để thực hiện việc thanh quyết toán số tiền 160 tỷ đồng này, theo cơ chế hiện hành bộ máy nhà nước phải chi 1% x 160 tỷ = 1 tỷ 600 triệu đồng. Nếu thực hiện theo quy định mới, những vụ việc do đương sự yêu cầu và tự nộp, thanh quyết toán chi phí giám định thì Nhà nước không phải chi số tiền 1 tỷ 600 triệu chi phí phục vụ việc thu, tạm thu, chi, thanh, quyết toán chi phí giám định. Như vậy, ngân sách nhà nước hàng năm giảm chi 1 tỷ, sáu trăm triệu đồng chi cho nhân công, biên chế, giấy tờ . thanh quyết toán việc thu, chi, quyết toán phí giám định tư pháp. Phương án 3 Cho phép đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng hình sự được quyền trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp a) Tác động tiêu cực 10 10 123doc.vn

Ngày đăng: 23/01/2013, 09:51

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng