( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH ======= ======== CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM GIA TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG[.]
TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1.1 Năng lực quản lý, ứng dụng các giải pháp/ mô hình quản lý
Ta biết rằng để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống và phát triển kinh tế, nhất thiết phải tiến hành phân công lao động và hợp tác sản xuất Sự xuất hiện của quản lý là kết quả tất nhiên của việc chuyển các quá trình cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành các quá trình lao động phải có sự phối hợp Ở một trình độ cao hơn, khi sản xuất và kinh doanh mang tính xã hội rõ nét và ngày càng sâu rộng hơn, khi đó quản lý là điều không thể thiếu
Năng lực quản lý rất đa dạng, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Cùng là các điều kiện về con người và về kỹ thuật như nhau nhưng trình độ quản lý của DN có thể khác nhau, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau Khi xây dựng và áp dụng các mô hình quản lý , cần tính đến nhân tố ảnh hưởng sau:
- Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh
- Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh
- Mục đích, chức năng hoạt động của doanh nghiệp
- Qui mô của doanh nghiệp
- Các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất
- Trình độ của người quản lý, nhân viên và trang thiết bị quản lý
- Một số yếu tố khác: các qui định của pháp luật, phạm vị hoạt động của doanh nghiệp, thị trường của doanh nghiệp
Qua đây ta có thể thấy tầm quan trọng của năng lực, trình độ quản lý của DN cũng như ứng dụng các mô hình quản lý vào DN mình Nó là yếu tố quyết định thành bại trong kinh doanh vì khi hiểu rõ bản chất và áp dụng một cách khoa học thì sẽ đạt hiệu quả trong kinh doanh, yếu tố quyết định đến doanh thu, lợi nhuận kinh doanh của DN.
1.3.1.2 Chính sách tín dụng thương mại:
Tín dụng thương mại có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp.Một chính sách tín dụng hợp lý có thể mang lại khả năng cạnh tranh lớn và nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như quay vòng vốn cho doanh nghiệp, nhưng ngược lại một chính sách tín dụng thương mại sai lầm có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp
Quản lý tín dụng thương mại dựa trên chính sách tín dụng của DN Chính sách tín dụng hợp lý là một chính sách đưa ra đã phát huy tối đa các vai trò của tín dụng thương mại đối với DN Để đưa ra được một chính sách tín dụng mang lại hiệu quả tuyệt đối là một điều hết sức khó khăn và đôi khi là không thể bởi nó chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra một chính sách tín dụng dựa trên đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp, thị trường, xu thế …đạt hiệu quả tương đối hay nói cách khác là có lợi cho doanh nghiệp Để đánh giá đúng vai trò của tín dụng thương mại từ đó có phương pháp quản lý hiệu quả cũng đòi hỏi một quá trình xây dựng tìm hiểu và sự hiểu biết về tình hình kinh tế chung của thị trường cũng như tài chính của doanh nghiệp Có như vậy mới có thể xây dựng cho mỗi doanh nghiệp một chính sách tín dụng thương mại riêng phù hợp và đạt hiệu quả.
Chính sách tín dụng thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ở những điểm chính sau:
- Tác động tới doanh thu: Nếu doanh nghiệp chấp nhận bán chịu thì doanh nghiệp sẽ chậm trễ trong việc thu tiền trong khi ngời mua sẽ có lợi trong việc trả tiền chậm.Tuy nhiên doanh nghiệp có thể bán với giá cao hơn nếu doanh nghiệp cấp tín dụng thơng mại cho ngời mua và điều này có thể làm tăng lợng hàng hoá bán đợc Do đó, tổng doanh thu có thể tăng lên.
- Tác động tới chi phí: Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm những chi phí phát sinh như chi phí vốn tăng lên (do chu kỳ bình quân dài hơn dẫn đến vốn luân chuyển chậm hơn) và các chi phí khác liên quan đến chính sách tín dụng thương mại: chi phí đánh giá khách hàng, chi phí quản lý các khoản phải thu, chi phí thu nợ những chi phí này ngày càng tăng khi doanh nghiệp cấp thêm tín dụng thương mại cho khách hàng Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp bán và thu tiền ngay cũng có những chi phí nhất định (bởi doanh nghiệp phải chấp nhận giá thấp hơn) Việc chọn phương thức bán thu tiền ngay hay phương thức bán chịu thì doanh nghiệp cũng phải cân nhắc kỹ bởi dù là phương thức nào đi nữa, doanh nghiệp cũng phải tốn chi phí cho nó.
- Tác động vào nợ ngắn hạn và chi phí nợ ngắn hạn: Khi doanh nghiệp cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thì doanh nghiệp phải sắp xếp những hoạt động tài chính có liên quan tới các khoản phải thu Bình thường dòng tiền từ doanh thu bán hàng vào ngân quỹ của doanh nghiệp nhằm bù đắp cho những chi phí hình thành nên sản phẩm, hàng hoá và do vây doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Cấp tín dụng thương mại cho khách hàng tức là doanh nghiệp giao hàng hoá nhưng chưa thu được tiền về Như vậy sẽ xảy ra trường hợp doanh nghiệp thiếu hụt ngân quỹ và phải vay ngắn hạn để bù đắp Bởi vậy, tín dụng thương mại có tác động làm tăng nợ ngắn hạn và chi phí nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Xác suất không trả tiền của người mua: Nếu doanh nghiệp cấp tín dụng thương mại cho người mua thì có khả năng người này không trả tiền Điều này tất nhiên không xảy ra đối với trường hợp thu tiền ngay Đối với những khách hàng mua với khối lượng lớn, xác suất này là điều doanh nghiệp hết sức quan tâm, bởi nếu khách hàng này không trả nợ sẽ gây ảnh hởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi ích của hình thức tín dụng thương mại đối với ngời bán hàng là kích thích nhu cầu, tăng doanh số; là vũ khí cạnh tranh, làm thay đổi quyết định mua hàng của khách; giảm dự trữ, củng cố các mối quan hệ với khách hàng Với người mua hàng, tín dụng thương mại mang lại một khoản tín dụng không cần một thủ tục vay nợ nào Do đó DN cần có chính sách tín dụng thương mại mềm dẻo để đạt được hiệu kết quả kinh doanh tốt nhất.
1.3.1.3 Chính sách quản lý tiền mặt và hàng tồn kho:
Mỗi loại tài sản đều có vị trí nhất định đối với mục tiêu và nhiệm vụ của DN đặt ra Đối với 1 DN, giá trị của tài sản lưu động thường chiếm một tỷ trọng khá cao và ổn định trong tổng giá trị tài sản của DN Do đó, để hoàn thành các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, DN cần phải quản lý tốt từng bộ phận của tài sản lưu động: Tiền mặt; các khoản phải thu; Dữ trữ/ Hàng tồn kho.
Quản lý tiền mặt : là một quá trình bao gồm việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp thâm hụt ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của DN, đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng cung cấp những hoạt động thuộc quá trình quản lý tiền mặt kể trên
Một số cách quản lý tiền mặt có hiệu quả nhất mà các công ty hàng đầu thường áp dụng như:
- Chọn lựa đối tác ngân hàng: Họ giúp các DN quản lý tốt tiền mặt của mình: chi trả lương và các khoản chi thanh toán…
- Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt.
- Nâng cao lợi nhuận từ đầu tư với chi phí thấp nhất.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lý tiền mặt. Đối với các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tiền mặt là điều cốt yếu cho sự sống còn của doanh nghiệp Các cuộc khảo sát doanh nghiệp kinh doanh thất bại cho thấy hầu hết các công ty này (đến 60%) cho biết sự thất bại của họ toàn bộ hay phần lớn đều do gặp phải vấn đề về luồng tiền mặt trong công ty Các chủ doanh nghiệp cỡ nhỏ phải hiểu rằng không có gì quan trọng hơn tiền mặt Công ty tạo được lợi nhuận là việc tốt nhưng luồng tiền mặt trong công ty mới là điều cần thiết. Chính vì vậy, quản lý tốt tiền mặt mới chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công cho doanh nghiệp.
Quản lý hàng tồn kho: Hàng tồn kho luôn được đánh giá là trung tâm của sự chú ý trong lĩnh vực kế toán- tài chính cũng như trong các cuộc thảo luận của các chuyên gia tài chính
Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản lưu động của một doanh nghiệp và rất dễ bị xảy ra các sai sót hoặc gian lận lớn trong hoạt động quản lý. Việc quản lý tài sản lưu động thiếu hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các DN gặp khó khăn trong hoạt động, thậm chí dẫn đến phá sản Công tác kiểm soát, kiểm kê quản lý hàng tồn kho là một công việc phức tạp trong công tác quản lý tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng
THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH GIA TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CPTM PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VÀ NHÂN LỰC QUỐC TẾ JVNET
Khái quát tình hình chung của Công ty JVNET
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty JVNET.
Công ty được thành lập từ năm 2005, sau khi những người sáng lập đi du học ở Nhật Bản trở về, nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng cho ngành dịch vụ xuất khẩu lao động Công ty kinh doanh những ngành nghề sau:
+ Sản xuất, buôn bán cho thuê dụng cụ y tế; dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại.
+ Xúc tiến, tư vấn du học, giới thiệu việc làm cho lao động cao cấp (kĩ sư)
+ Tư vấn và cung cấp phần mềm tin học;
+ Dịch vụ cung ứng và quản lý lao động.
+ Dịch vụ thương mại điện tử;
+ Môi giới và xúc tiến thương mại;
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
+ Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;
+ Trong đó lĩnh vực mũi nhọn của Công ty là đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài mà thị trường chính là Nhật Bản.
Nhật Bản là đất nước có dân số già, rất cần nguồn cung lao động và có mong muốn chuyển giao những kỹ năng, kỹ thuật, tri thức của các ngành sản xuất tiên tiến cho các nước kém phát triển hơn Trong khi đó Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ dồi dào nhưng chưa được tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp Ngày đầu còn gặp nhiều khó khăn do chính sách xuất khẩu lao động của nước ta cũng như hiểu biết của người dân còn hạn hẹp nên giai đoạn này công ty chủ yếu làm các dịch vụ thương mại và dịch vụ đào tạo ngoại ngữ cho lao động trình độ cao, đối tượng kỹ sư.
Tháng 10 năm 2008, là doanh nghiệp tư nhân thứ 2 trên toàn quốc được Bộ Lao động thương binh và Xã hội cấp giấy phép trực tiếp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (XKLĐ) số 160/BLĐTBXH-GP Từ thời gian này công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tháng 12 năm 2010 Công ty đã mở văn phòng đại diện tại Tokyo- Nhật Bản.
Tháng 3 năm 2011Công ty đã mở văn phòng đại diện tại 860/15 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh -quận Bình Thạnh -Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 8 năm 2011 Công ty đã mở văn phòng đại diện tại Nagoya- Nhật Bản.
Từ năm 2006 đến nay, Công ty liên tục kinh doanh có hiệu quả, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng như chính quyền địa phương đầy đủ.
Hiện nay, nước ta với nguồn lao động dồi dào nhưng thị trường lao động trong nước lại chưa đáp ứng hết được nên chúng ta đang còn một nguồn lớn lao động nhàn rỗi Hơn nữa, nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đòi hỏi tác phong làm việc công nghiệp và chuyên nghiệp hơn Giới trẻ chúng ta có thể học hỏi những điều đó tại môi trường Nhật Bản, một trong những nước công nghiệp hiện đại, là nơi có những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới Là một công ty điển hình hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nên chức năng của công ty là mang lại công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định và một tương lai tươi sáng cho người lao động Với slogan “Nhịp cầu Nhật Việt – Vững bước tương lai” đã giải thích được khái quát về mục tiêu cũng như phương châm làm việc của công ty Khách hàng của công ty trước tiên chính là những khách hàng trẻ tuổi trong nước, nguồn nhân lực chính của nước ta trong tương lai Công ty sẽ mang lại cho họ cơ hội ba năm làm việc và rèn luyện tạiNhật Bản thông qua chương trình “Thực tập kĩ năng’ Sau đó khi trở về Việt Nam, họ sẽ có những kiến thức chuyên môn vững chắc, tác phong làm việc chuyên nghiệp, học hỏi được cách quản lý thời gian và công việc của người Nhật qua đó là những hành trang thiết yếu cho phát triển sự nghiệp của mình Dân giàu thì nước mới mạnh, với phương châm đó công ty sẽ giúp cho nhiều người dân giàu làm mạnh cho đất nước. Với khách hàng Nhật Bản, công ty luôn lấy phương châm phục vụ là thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng Giúp khách hàng Nhật Bản tiếp cận được nguồn lao động dồi dào, trẻ trung của Việt Nam, những người trẻ tuổi ham học hỏi kĩ thuật tiên tiến và tác phong làm việc chuyên nghiệp để về phục vụ cho đất nước Đồng thời giúp người Nhật Bản hiểu biết thêm về đất nước con người Việt Nam, qua đó thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
2.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty.
Là một DN kinh doanh nên mục tiêu của công ty đương nhiên là theo đuổi lợi nhuận như bao DN khác Nhưng ngành nghề kinh doanh của công ty có tính đặc thù riêng, là dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vì vậy mà ngoài mục tiêu lợi nhuận công ty còn theo đuổi mục tiêu vì con người Đó là mục tiêu ổn định công ăn việc làm, có thêm thu nhập cao hơn cho người lao động nông thông, đào tạo và xây dựng một thế hệ trẻ năng động, có tác phong và tinh thần làm việc chuyên nghiệp đã trải qua kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, nơi có nền kỹ thuật phát triển tiên tiến và hiện đại.
2.2 Thực trạng giải pháp tài chính gia tăng lợi nhuận của Công ty JVNET.
2.2.1 Thực trạng lợi nhuận của Công ty JVNET
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh
Số tiền Tốc độ tăng
1.Doanh thu tiêu thụ hh, sản phẩm – xuất khẩu
Bảng 2.1 Tình hình doanh thu của công ty năm 2012-2013 ĐVT: đồng
(nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh công ty)
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận cơ bản của Công ty.
Chênh lệch Tốc độ tăng (%)
1.Lợi nhuận BH và cung cấp DV
Tổng lợi nhuận 706.056.563 100 2.482.437.655 100 1.776.381.092 251,59 Bảng 2.2.Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của công ty ĐVT:đồng
(nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh công ty)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, trong năm 2012 lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 55,85% và đến năm 2013 tăng đến 60,17% trên tổng lợi nhuận Năm 2013 tổng lợi nhuận tăng với tốc độ 251,59% so với năm
2012, trong đó đóng góp chủ yếu là sự gia tăng lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 278,80% và kết quả hoạt động tài chính cũng tăng 317.391.002 đồng (ứng với
101,82%) Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng nhưng chi phí tài chính lại giảm nên công ty thu được 1 khoản lợi nhuận đáng kể Hoạt động thanh lý, bán tài sản cố định của Công ty, tuy mức độ ảnh hưởng tới sự biến động tổng lợi nhuận là không nhiều nhưng cũng góp vào tổng lợi nhuận của Công ty số tiền 359.559.919 đồng Tổng lợi nhuận năm 2013 đạt mức tăng trưởng 251,59% do tỷ trọng tăng của lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2.Chi phí SXKD hh –dv
3.Lợi nhuận thuần từ SXKD HHDV
Bảng 2.3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ ĐVT:đồng
(nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh công ty)
Trong tổng doanh thu của công ty đạt được thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 95,63% năm 2012 và 93,31% năm 2013. Điều đó cho thấy khối lượng lớn sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường và đây cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty Là công ty cung cấp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và chỉ tập trung cho hoạt động này nên có thể thấy ngay ở chỉ số phản ánh doanh thu Tốc độ tăng trưởng đạt 65,95% cũng là dấu hiệu lạc quan.
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của Công ty tăng trưởng khá tốt So với năm 2012 thì đến năm 2013 lợi nhuận tăng 1.099.430.171 đồng, chiếm 278,59% Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, vì thế nếu tăng được doanh thu sẽ trực tiếp góp phần tăng lợi nhuận
Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh
Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố quan trọng chủ yếu, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN Nó có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận, giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại.
Năm 2013, doanh thu thuần là 14.672.655.860 đồng, tăng 5.830.918.250 đồng so với năm 2012, tương ứng 65,95%, trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2013 là 1.356.200.409 đồng, so với năm 2012 tăng lên 597.505.630 đồng tương ứng là 78,85% Năm 2012, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 8,58% so với doanh thu thuần và năm 2013, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 9,24% trong doanh thu thuần Nghĩa là cứ
100 đồng doanh thu thuần thu về thì năm 2012 Công ty cần phải bỏ ra 8,58 đồng vốn, sang đến năm 2013, phải bỏ ra 9,24 đồng vốn Như vậy, so với năm 2012 thì năm 2013 giá vốn hàng bán tăng lên 0,66 đồng Việc giá vốn hàng bán tăng là do các nguyên nhân: