1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

118 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 2,73 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài (13)
  • 5. Kết cấu luận văn (14)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT (15)
    • 1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài (15)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................................... 23 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu (38)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (38)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (38)
      • 2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (40)
      • 2.2.3. Phương pháp xác định hệ số phát sinh và thành phần CTRSH ............ 31 2.2.4. Phương pháp dự báo dân số và lượng CTRSH phát sinh (41)
      • 2.2.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (42)
    • 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (42)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (44)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (44)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (47)
      • 3.1.3. Ô nhiễm môi trường của huyện Tiên Du (48)
      • 3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (50)
      • 3.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt (51)
      • 3.2.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (51)
    • 3.3. Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên Du (54)
      • 3.3.2. Phân loại và quản lý CTRSH tại nguồn (56)
      • 3.3.3. Công tác thu gom và vận chuyển (59)
      • 3.3.4. Tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH (65)
      • 3.3.5. Chi phí thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH (68)
      • 3.3.6. Trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, tổ chức huyện Tiên Du (68)
    • 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt (83)
    • 3.5. Đánh giá tổng quát về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên (86)
      • 3.5.1. Kết quả đạt được trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt (86)
      • 3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý CTRSH (87)
      • 3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế (89)
  • CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU (38)
    • 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý CTRSH (92)
    • 4.2. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH (92)
      • 4.2.1. Giải pháp cơ chế chính sách, bộ máy quản lý (92)
      • 4.2.3. Giải pháp về đầu tư và tài chính (97)
      • 4.2.4. Giải pháp về kiểm tra, giám sát, thanh tra (99)
      • 4.2.5. Tổ chức các hoạt động sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng (100)
    • 4.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật (100)
      • 4.3.1. Sử dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (100)
      • 4.3.2. Khuyến khích nhân dân phân loại CTRSH tại nguồn (105)
    • 4.4. Các nhóm giải pháp khác (109)
      • 4.4.1. Thu hút đầu tư (109)
      • 4.4.2. Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường (110)
      • 4.4.3. Kiểm soát ô nhiêm môi trường (111)
    • 4.5. Đề xuất, kiến nghị (111)
  • KẾT LUẬN (113)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (115)
  • PHỤ LỤC (116)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các khu, cụm công nghiệp, các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế Việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Huyện Tiên Du là một trong 8 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bắc Ninh, với 14 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 13 xã Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập, phát triển đất nước, tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du đã và đang có những bước phát triển vượt bậc song hành trên cả 3 lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường Với việc hình thành và phát triển nhanh 3 khu công nghiệp tập trung, 2 cụm công nghiệp làng nghề thu hút gần 500 doanh nghiệp, trên 84.000 lao động làm việc góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng làm gia tăng dân số cơ học, kéo theo sự gia tăng lượng CTRSH trên địa bàn Nếu như, năm 2015 dân số của huyện Tiên Du là 152.000 người, thì đến năm 2020 dân số trên địa bàn lên tới 185.000 người (Huyện ủy Tiên Du, 2020).

Trong giai đoạn 2019-2021, trung bình lượng CTRSH được thải ra môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du mỗi ngày khoảng 129 tấn và số CTRSH tồn đọng ở các điểm tập kết chung chuyển chất thải của huyện hiện còn trên23.000 tấn Tuy nhiên, hiện nay toàn huyện mới chỉ có 2 nhà máy xử lý CTRSH quy mô nhỏ của Công ty Tân Trường Lộc với công suất xử lý 30 tấn rác/ngày đêm, thực tế 2 nhà máy này đều hoạt động vượt công xuất, xử lý khoảng 5 tấn/ngày đêm (UBND huyện Tiên Du, 2020) CTRSH quá tải ở các điểm chung chuyển lộ thiên không được che đậy, rác đổ bên lề đường lấn chiếm giao thông, ven kênh rạch, ao hồ… phân hủy, bốc mùng hôi thối gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan là hiện trạng thực tế vẫn đang diễn ra ở một số địa phương trên địa bàn huyện mà chưa có giải pháp xử lý triệt để.

Cùng với đó, quá trình đô thị hóa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làm cho quỹ đất của huyện bị thu hẹp, không có diện tích đủ rộng để chôn lấp Việc đầu tư trang thiết bị, nhân lực trong công tác thu gom, xử lý CTRSH tại các địa phương còn hạn hẹp Phương tiện thu gom còn thiếu và lạc hậu, số lượng nhân công cũng như cán bộ quản lý trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Các địa phương chưa có bãi xử lý CTRSH đạt tiêu chuẩn Nhận thức cộng đồng còn chưa cao, tiếp cận hạn chế với hệ thống thu gom CTRSH và tái chế chính thức… là một thách thức lớn đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Từ áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường (BVMT) với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước ở nước ta, trong đó có huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cần có biện pháp quản lý CTRSH như thế nào cho hiệu quả? Quan tâm về cơ chế chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ… như thế nào? Do đó, việc đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý CTRSH, bảo vệ cảnh quan, môi trường, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung, xử lý CTRSH nói riêng là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Từ thực tế trên, tôi lựa chọn Đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” để làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý CTRSH;

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên

Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2019 - 2021;

- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý CTRSH tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý CTRSH tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài

Luận văn khi thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra sẽ có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể: Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa, đóng góp bổ sung làm rõ lý luận về quản lý CTRSH, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý CTRSH, đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý CTRSH. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý CTRSH của huyện, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên

Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo giúp UBND và các cơ quan chức năng của huyện làm tốt công tác quản lý CTRSH trên địa bàn, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

4.2 Đóng góp mới của đề tài

Luận văn vận dụng lý luận làm sáng tỏ những cơ sở khoa học về quản lý CTRSH ở cấp huyện; phân tích, đánh giá khách quan thực trạng quản lý CTRSH tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2019-2021; tổng hợp các bài học kinh nghiệm của một số địa phương ngoài huyện, qua đó rút ra được những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý CTRSH của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, trong đó có những giải pháp chưa được thực hiện tại địa bàn.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 4 Chương

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

Chương 4 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý CTRSH tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Các khái niệm có liên quan đến đề tài

1.1.1.1 Một số khái niệm quản lý môi trường

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.

Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội, nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành.

Như vậy, theo các khái niệm nêu trên quản lý môi trường là quản lý các hoạt động phát triển, thường xuyên diễn ra trong hệ thống môi trường, có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến trạng thái ổn định của nó, do con người thực hiện Quản lý môi trường là quản lý các hành vi của các cá nhân, tập thể con người trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt là điều tiết các lợi ích hài hòa trên nguyên tắc ưu tiên lợi ích quốc gia và toàn xã hội

1.1.1.2 Khái niệm chất thải, chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải (Quốc hội, 2020).

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Chính phủ, 2015).

Tóm lại, chất thải rắn sinh hoạt bao gồm mọi thứ ở dạng rắn mà con người không còn sử dụng tới, có ý định hoặc đã vứt đi hoặc loại bỏ.

1.1.1.3 Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt từ cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: từ các khu dân cư; từ các trung tâm thương mại; từ các cơ quan, trường học, các công trình công cộng; từ các dịch vụ đô thị, công trình xây dựng; từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của địa phương; từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; từ sản xuất nông nghiệp.

Bảng 1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải

Nguồn thải Thành phần chất thải

Chất thải rắn sinh hoạt:

- Chất thải thực phẩm (chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học).

- Đồ gốm, sành, thủy tinh.

- Chất thải lọ thủy tinh không chứa thành phần nguy hại.

- Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh

- Đồ điện gia dụng thải.

- Pin thải, bao bì thuốc diệt côn trùng khu thương mại, dịch vụ, công sở, khu công cộng, các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất, khám chữa bệnh

Dịch vụ công - Vệ sinh đường phố: Chất thải thực phẩm, giấy báo, bìa car tông, giấy hỗn hợp, kim loại, nhựa, vải, xác động vật,

- Cắt tỉa cây xanh: Cỏ, lá cây, mẩu cây thừa, gốc cây cộng

“Nguồn: Phòng TN&MT huyện, 2020”

1.1.2 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.1.2.1 Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Quản lý chất lượng môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và mục đích xác định của một chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế ).

Quản lý CTRSH là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH.

1.1.2.2 Nội dung quản lý chất thải rắn sinh hoạt

* Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt là nơi lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt trước khi được đưa đến nơi xử lý Điểm tập kết trung chuyển có thể được xây dựng, có thể là một bãi đất trống đã được quy hoạch sử dụng làm nơi tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau (Quốc Hội, 2020)

* Phân loại chất thải rắn sinh hoạt:

Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau.

Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay không phải chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích để phân loại và quản lý trên thực tế (Chính phủ, 2015).

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt: Hiện nay có rất nhiều tài liệu về việc quản lý CTRSH, nhưng mỗi tài liệu lại có cách định nghĩa về việc phân loạiCTRSH khác nhau Nhìn về tổng quan thì mục tiêu của phân loại CTRSH là để lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả nhất, nhằm giảm tính độc hại của chất thải gây ra cho môi trường và giảm chi phí một cách tối ưu nhất. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, giám sát, tuyên truyền và vận động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo quy định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý (Chính phủ, 2015).

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác (Quốc Hội, 2020).

Chất thải thực phẩm: Là loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của các khu dân cư, từ các khu vực thương mại, nhà hàng, chợ, các khu văn phòng vv Loại chất thải này có thành phần như thịt, cá hư hỏng, thực phẩm rau, củ, quả dư thừa và các thực phẩm khác Chúng có thành phần hữu cơ cao, là loại chất thải rắn phân hủy nhanh, khả năng thối rữa cao đặc biệt với những khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao, khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn do sự phân rã các chất hữu cơ trong thành phần của chúng

Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng: Là các kim loại như sắt, thép, kẽm, đồng, nhôm, giấy, nhựa, cao su, ni lông, thủy tinh…các loại chất thải không có thành phần hữu cơ và không có khả năng tự phân hủy Tuy nhiên, loại chất thải này hoàn toàn có thể tái chế mà không thải loại vào môi trường trừ khi chúng tồn tại dưới dạng các muối hay ion thì lại gây tác hại rất lớn tới môi trường.

Chất thải rắn sinh hoạt khác:

Cơ sở thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt 23 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý CTRSH cấp huyện thuộc tỉnh Hải Dương

Thực hiện Đề án “Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn” và “Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn

2012 - 2015 định hướng đến năm 2020”của tỉnh Hải Dương, các huyện thuộc tỉnh đã thực hiện thí điểm các điểm chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng; triển khai dự án xử lý rơm rạ làm phần hữu cơ vi sinh, đã có 97 xã xây dựng bãi chôn rác hợp vệ sinh và hỗ trợ các xã, thôn mua xe chở rác và dụng cụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn tỉnh hỗ trợ…

Thành phố Hải Dương đã triển khai xây dựng, đưa vào vận hành Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại xã Việt Hồng (Thanh Hà), xã Tuấn Hưng (Kim thành) công suất 175 tấn ngày (tương đương 64.000 tấn rác/năm) Nhà máy do Công ty Một thành viên môi trường đô thị Hải Dương quản lý, hiện đang tiếp nhận toàn bộ rác thải sinh hoạt của thành phố Hải Dương và các xã ven quốc lộ 5 thuộc huyện Kim Thành với tổng lượng khoảng

Huyện Thanh Hà xây dựng nhà máy xử lý chất thải tại xã Việt Hồng. Hiện tại, lò đốt đầu tiên của nhà máy do Công ty cổ phần Môi trường APT - Seraphin Hải Dương xây dựng công suất 3 tấn/giờ đã đi vào hoạt động, nhà máy đang tiếp tục xây dựng lò đốt thứ 2 với công suất 5 tấn/giờ Mỗi ngày, lượng rác thải phát sinh của các xã trên khoảng 15 tấn được các tổ tự quản về môi trường vận chuyển ra điểm trung chuyển để Công ty cổ phần Môi trường APT-Seraphin Hải Dương chuyển đi xử lý theo hợp đồng đã ký.

Những nỗ lực trên góp phần xử lý nguồn chất thải rắn, đặc biệt CTRSH tại khu vực đô thị và nông thôn; hạn chế bớt nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý CTRSH cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Giang

Trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm do mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội, UBND các huyện, thị, thành thuộc tỉnh Bắc Giang đã có nhiều giải pháp hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt gây ra Trong số các giải pháp thì công tác quy hoạch được xác định là trọng tâm, lâu dài, được ưu tiên Đến năm 2017 các huyện trên địa bàn đã hoàn chỉnh mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải ở k h u v ự c n ông thôn thông qua việc thành lập các Công ty, Hợp tác xã, tổ, đội VSMT do địa phương quản lý; mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 bãi rác hoặc khu xử lý rác thải tập trung hợp vệ sinh; xây dựng cơ chế tài chính và nhu cầu đầu tư trang thiết bị thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn Năm 2019, Bắc Giang đưa vào hoạt động 6/7 khu xử lý vùng huyện; 5/9 khu xử lý tập trung của huyện; có 500 điểm thu gom, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt Ngoài ra, tại các xã, thôn đầu tư 332 khu xử lý CTRSH theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới (246 bãi rác, 57 lò đốt công nghệ và

29 lò đốt thủ công) Đến năm 2020 tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 70% lượng rác thải phát sinh ở khu vực nông thôn, tỷ lệ thu phí vệ sinh đạt 90%. Đối với địa bàn thành phố, Công ty cổ phần quản lý đô thị Bắc Giang đã tập trung giải quyết dứt điểm chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Giang ngay trong ngày, không để tồn đọng Toàn thành phố hiện có

20 vị trí trung chuyển rác. Đối với huyện Lạng Giang, toàn huyện đã bố trí được 12/21 lò đốt tại bãi xử lý tập trung các xã, thị trấn Một số đơn vị như Thị trấn Vôi, Kép, các xã Tiên Lục, An Hà, Mỹ Thái, Đào Mỹ, Hương Lạc đã tổ chức quản lý, vận hành lò đốt thường xuyên, bảo đảm rác đưa về bãi được xử lý bằng phương pháp lò đốt, không chôn lấp Để xử lý tối đa lượng rác thải, cuối năm 2020,huyện lắp đặt 2 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt công suất 1 tấn/giờ tại bãi tập trung của 2 thị trấn Vôi và Kép Cùng đó, huyện bố trí 162 điểm tập kết, trung chuyển rác thải và hơn 1 nghìn bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng Triển khai cắm 42 biển cấm đổ rác tại các điểm hay xảy ra tình trạng đổ trộm rác thải Hiện trên địa bàn huyện không còn điểm tồn lưu chất thải rắn sinh hoạt Các xã, thị trấn cũng duy trì tốt việc tổ chức VSMT 2 lần/tháng tại các khu dân cư, khu vực công cộng Đồng thời tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị ở cơ sở để tổ chức các hoạt động VSMT Điển hình như" Tổ chức ngày hội thu gom rác đổi lấy quà" của Hội Phụ nữ, đã thu gom được hơn 17.400kg rác tái chế. Đối với địa bàn nông thôn, miền núi khác do đặc thù địa bàn rộng diện tích đồi núi nhiều nên chính quyền các huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia BVMT, quản lý chất thải rắn sinh hoạt bằng cách các gia đình chủ động phân chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện chôn lấp, đốt rác tại gia đình đối với rơm rạ, các loại rác dễ cháy, hay cho vào rải chuồng trại chăn nuôi, bảo đảm tiết kiệm được nhân công, chi phí thu dọn chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình.

* Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn công tác quản lý CTRSH cấp huyện ở tỉnh Hải Dương, Bắc Giang có thể rút ra ưu những ưu điểm:

Thứ nhất: Các địa phương quan tâm thực hiện tốt công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Thứ hai: Đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động quản lý CTRSH. Thứ ba: Coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức của người dân, huy động được sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Thứ tư: Xây dựng mạng lưới quản lý môi trường hiệu quả bằng việc hoàn chỉnh và duy trì hoạt động mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải qua việc thành lập các Công ty, Hợp tác xã, tổ, đội VSMT do địa phương quản lý Thứ năm: Chú trọng xâyy dựng các điểm tập kết CTRSH, xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở cấp xã, lựa chọn, áp dụng công nghệ xử lý phù hợp với tính chất rác thải của địa phương (thiêu đốt, chôn lấp…)Thứ sáu: Thực hiện việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm phân hữu cơ để phục vụ sản xuất hiệu quả, tiết kiệm chi phí xử lý.

1.2.3 Những bài học tham khảo với huyện Tiên Du

Với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, xã hội, loại chất thải rắn phát sinh, các nguồn lực , so sánh với những kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động quản lý CTRSH của các huyện thuộc tỉnh Hải Dương và Bắc Giang nêu trên, có thể thấy huyện Tiên Du đã quan tâm thực hiện công tác quy hoạch quản lý CTRSH trên địa bàn huyện; nguồn tài chính được phân bổ hằng năm cho các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTRSH nói riêng; quan tâm thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức của người dân; huy động được cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác quản lý CTRSH trên địa bàn; xây dựng mạng lưới quản lý môi trường bằng việc hoàn chỉnh và duy trì hoạt động mạng lưới thu gom, vận chuyển CTRSH do địa phương quản lý; xây dựng các điểm tập kết CTRSH; xây dựng hệ thống xử lý CTRSH ở một số địa phương cấp xã; lựa chọn, áp dụng công nghệ xử lý phù hợp với tính chất CTRSH của địa phương.

Tuy nhiên các mặt trên còn chưa đáp ứng được yêu cầu cần phải nâng cao hơn nữa, đặc biệt đáng lưu tâm huyện Tiên Du chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt dẫn đến lãng phí, trên địa bàn huyện không có nhà máy chế biến phân từ rác thải sinh hoạt như Hải Dương, lượng chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng tại các điểm tập kết chung chuyển còn nhiều, số lượng lò đốt còn ít, công nghệ xử lý còn thiếu đa dạng, còn hạn chế nhất định gây tác động không tốt tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, do đó trong thời gian tới huyện Tiên Du cần quan tâm hơn tới các hoạt động sau trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương: Quan tâm đến việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải, nên có riêng nhà máy chế biến phân từ rác thải sinh hoạt của huyện;

Quan tâm đến lựa chọn công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, đa dạng, phù hợp, hạn chế thấp nhất tác động xấu tới môi trường và sức khỏe người dân;

Nghiên cứu áp dụng xây dựng lò xử lý chất thải cấp huyện hoặc tăng cường xây dựng các lò xử lý quy mô cấp xã ở các địa phương chưa có lò xử lý, đảm bảo xử lý hết lượng chất thải rắn sinh hoạt không để tồn đọng; Đầu tư các nguồn lực (nhân lực, vật lực), đặc biệt là hoàn thiện bộ máy quản lý từ huyện đến cơ sở có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm.

Các câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần giải quyết các câu hỏi sau: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2019 - 2021 diễn ra như thế nào;

Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019 - 2021; Để hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyệnTiên Du trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập thông qua điều tra trực tiếp các hộ gia đình, tổ thu gom rác thải bằng phiếu điều tra theo mẫu, phỏng vấn, hỏi trực tiếp người dân và cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý môi trường từ huyện đến các xã, thị trấn. Cách thức điều tra, phòng vấn trực tiếp bằng các phiếu điều tra, phiếu điều tra được thiết lập như sau:

+ Lập phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình người dân nội dung: Thời gian, tần suất, hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; công tác quy hoạch điểm tập kết, bãi rác; lưu lượng rác thải hàng ngày của hộ gia đình; rác thải chủ yếu là gì; việc phân loại; sự cần thiết phân loại trước khi xử lý; thời gian thu gom rác; tần suất vận chuyển rác thải; hiệu quả thu gom của tổ thu gom; mức phí; mức độ hải lòng; đề xuất, đóng góp ý kiến về việc quản lý chất thải sinh hoạt ở địa phương… Thực hiện ở 2 xã và 1 thị trấn, mỗi xã, thị trấn tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân.

+ Lập phiếu điều tra người trực tiếp thu gom, vận chuyển một số nội dung như cách thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, thái độ của người dân trong việc đổ rác, mức độ đồng tình với cấp quản lý cao hơn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Thực hiện ở 2 xã và

1 thị trấn, mỗi xã, thị trấn phỏng vấn 10 người trực tiếp thu gom, vận chuyển. + Lập phiếu điều tra người quản lý trực tiếp công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nội dung: số lượng tổ thu gom, các tuyến thu gom, cách thức quán lý, bãi tập kết rác thải để biết thực trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từng xã Thực hiện ở 2 xã và 1 thị trấn, mỗi xã, thị trấn tiến hành phỏng vấn 5 cán bộ chuyên trách của về công tác môi trường, Ủy ban mặt trận tố quốc và các trưởng thôn trong xã.

+ Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra. Tiến hành phỏng vấn, điều tra theo từng xã, thôn, xóm Cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Tổng hợp số mẫu khảo sát trong nghiên cứu Đối tượng Đơn vị Thị trấn Xã Đại Phú Tính chung

Người lao động trong công tác thu 10 10 10 30 gom, vận chuyển va xử lý rác thải

“Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020”

Thông qua theo dõi thực tế công tác quản lý của các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở và ý kiến phản ánh trực tiếp của người dân thông qua khảo sát thức tế.

Nội dung điều tra tập trung vào công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm tập kết, bãi rác thải; việc quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Được thu thập trên sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học, website, báo cáo, các tài liệu tham khảo tin cậy có liên quan đến Đề tài nghiên cứu để giảm bớt nội dung điều tra, bổ sung những nội dung không điều tra được hay không tiến hành, đồng thời rút ngắn thời gian, kinh phí thực hiện luận văn. Tài liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến Đề tài được thu thập từ các phòng, ban, cơ quan chuyên môn của huyện Tiên Du như: Ủy ban nhân dâm huyện, Phòng TN&MT, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Công thương, Chi cục Thống kê, Công ty Môi trường Tân Trường Lộc, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện…

2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp phân tích thống kê

Là phương pháp dựa trên cơ sở các kết quả có được do điều tra, thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được, đề ra các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí để phân tích thực trạng vấn đề Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích các thông tin có được về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các tổ VSMT nông thôn, hộ gia đình để thấy được sự tham gia của người dân đối với vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích hiện tượng tự nhiên xã hội, đánh giá các mặt hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra các định hướng, giải pháp tối ưu cho mỗi trường hợp cụ thể So sánh giữa các tổ VSMT nông thôn, giữa các nhóm hộ khác nhau về mức độ chất thải được thải ra môi trường, số lượng chất thải được xử lý qua các năm.Cách quản lý CTRSH giữa các tổ dân cư, các hộ gia đình đối với từng loại CTRSH Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá công tác quản lý CTRSH tại huyện tốt hay chưa tốt, được, hay chưa được để có giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của huyện.

2.2.2.3 Phương pháp lập bảng liệt kệ

Những số liệu thu thập được đã được xử lý bằng phương pháp thống kê, liệt kê và các bảng biểu theo hệ thống xác định: các thông tin cơ bản về địa bàn, số liệu về kinh tế - xã hội, các ngành nghề.

2.2.3 Phương pháp xác định hệ số phát sinh và thành phần CTRSH

Phương pháp khối lượng được thực hiện nhằm mục đích thu được các số liệu sơ cấp về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thực tế tại các hộ gia đình Hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên trên 3 xã thuộc huyện Tiên

Du để thực hiện phương pháp cân khối lượng Tổng số lượng các mẫu được tiến hành nghiên cứu là: 90 mẫu/ 3 xã (30 mẫu/xã) để xác định hệ số phát thải/ngày Để xác định hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt tiến hành:

- Toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong 24 giờ sẽ được chứa trong các loại dụng cụ chuyên dụng;

- Tiến hành cân lượng chất thải rắn thu được trong ngày;

- Tính hệ số phát thải bằng công thức.

Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bằng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt cân được/số khẩu trong gia đình.

Phương pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt được sử dụng để phân loại về mặt phần trăm khối lượng của các thành phần CTRSH khác nhau phục vụ cho mục tiêu quản lý và xử lý Phương pháp phân loại CTRSH phải phản ánh được các thành phần cơ bản của CTRSH theo 4 loại: chất thải hữu cơ; chất thải vô cơ; chất thải có thể tái chế, tái sử dụng và chất thải nguy hại.

2.2.4 Phương pháp dự báo dân số và lượng CTRSH phát sinh

- Công thức tính toán dân số.

Dân số các năm được tính theo công thức:

N: Là dân số của năm cần tính (người)

N 0 : Là dân số của năm được tính làm gốc (người) r: Là tỷ lệ gia tăng dân số (%) n: Hiệu số giữa năm cần tính và năm lấy làm gốc

- Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được tính theo công thức:

S sinh hoạt : Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh (kg/người/ngày);

Tsinh hoạt: Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên đầu người (kg/người/ngày);

2.2.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Tất cả các tài liệu thu thập được trong quá trình công tác đều phải tiến hành chỉnh lý, đánh giá để kiểm tra và phát hiện những sai sót có thể xảy ra, từ đó có biện pháp khắc phục và bổ sung các tài liệu liên quan kịp thời Số liệu được xử lý và trình diễn bằng phần mềm Excel.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ số về kinh tế - xã hội:

Dân số: dân số giai đoạn 2019 - 2021, dự tính dân số trong những năm tiếp theo Chỉ tiêu này giúp đánh giá mức độ phát thải chất thải hiện tại và tương lai Công thức tính dân số các năm N = N0(1 + r) n , đơn vị đo người/năm Mức sống người dân: Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2019 -

2021, dự tính mức sống trong giai đoạn tiếp theo Chỉ tiêu này giúp đánh giá mức độ phát thải chất thải hiện tại và tương lai, đánh giá thành phần chất thải.Nguồn tài nguyên đất trong hiện tại: Chỉ tiêu này giúp lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp.

Các chỉ tiêu liên quan đến các nội dung công tác quản lý CTRSH:

Lượng chất thải phát sinh từ các hộ gia đình: Trong giai đoạn 2019 -

2021, dự tính lượng chất thải phát sinh trong những năm tiếp theo Chỉ tiêu này giúp chúng đưa ra giải pháp trong công tác quản lý hiệu quả Lượng chất thải từ các hộ được tính theo công thức Ssinh hoạt = Tsinh hoạt × N, đơn vị đo kg/người.

Thành phần chất thải: Chỉ tiêu giúp lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp Quản lý tại nguồn: Tỷ lệ phân loại chất thải rắn sinh hoạt, đơn vị tính tỷ lệ %; phương tiện lưu trữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình.

Quản lý việc thu gom, vận chuyển: Số tổ thu gom, số thành viên, phương tiện, bảo hộ lao động, thời gian thu gom, tần suất thu gom.

Quản lý điểm chung chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Số điểm tập kết, kinh phí đầu tư, hiện trạng.

Quản lý công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Loại hình, công nghệ xử lý đang áp dụng, cơ sở xử lý.

Các chỉ tiêu trên giúp chúng ta đánh giá đúng thực trạng đề có giải pháp phù hợp, tránh lãng phí ngân sách nhà nước đầu tư cho các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Tiên Du là huyện nằm phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh

5 km, cách thủ đô Hà Nội 25 km Phía Bắc giáp Thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong, phía Nam giáp huyện Thuận Thành, phía Đông giáp huyện Quế

Võ, phía Tây giáp thị xã Từ Sơn Năm 2007, 02 xã Khắc Niệm, Hạp Lĩnh được chuyển về Thành phố Bắc Ninh nên hiện nay huyện Tiên Du có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 13 xã và 01 thị trấn (Huyện ủy Tiên Du, 2020)

* Tiềm năng: Huyện Tiên Du có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, có Quốc lộ 1A, 38, cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài, Hà Nội - Lạng Sơn, tỉnh lộ 295B, 276, 287, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, đường thủy Địa hình bằng phẳng, đất đai mầu mỡ, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh thuận lợi cho việc thâm canh lúa, rau màu, thủy sản Tiên Du còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên) thị trường rộng lớn, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu, tốc độ tăng trưởng của huyện.

Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính huyện Tiên Du năm 2020

“Nguồn: UBND huyện Tiên Du, 2020”

* Khí hậu thủy văn: Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, thuận lợi cho chuyên canh Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng giao động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23, 0 C Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng giao động từ 24,5 - 29 0 C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8) Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.

* Địa chất, địa hình: Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình của huyện Tiên Du tương đối bằng phẳng Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc

Ngày đăng: 29/04/2023, 18:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w