1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phân bố dân cư và nguồn nhân lực xã hội

21 2,3K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

• Phân bố dân cư và nguồn nhân lực là sự bố trí nguồn nhân lực theo một cơ cấu số lượng và chất lượng nhất định vào các ngành, các lĩnh vực hoạt động của sản xuất xã hội và theo các kh

Trang 1

CHƯƠNG VI: PHÂN BỐ DÂN CƯ

VÀ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI

I KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN BỐ

DÂN CƯ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

II PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC THEO LÃNH THỔ III CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG

QUÁ TRÌNH CNH,HĐH ĐẤT NƯỚC

Trang 2

I KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC

PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

1 Khái niệm

2 Các xu hướng phân công lao động

chủ yếu

3 Ý nghĩa của việc phân bố hợp lý dân

cư và nguồn nhân lực

Trang 3

1 Khái niệm

• Phân bố dân cư và nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của phân bố lực lượng sản xuất

• Phân bố dân cư và nguồn nhân lực là sự bố trí

nguồn nhân lực theo một cơ cấu số lượng và

chất lượng nhất định vào các ngành, các lĩnh vực hoạt động của sản xuất xã hội và theo các khu

vực lãnh thổ của một vùng, một quốc gia phù

hợp với những xu hướng vận động của quy luật phân công lao động xã hội và sự di dân.

Trang 4

2 Các xu hướng phân công lao động chủ yếu

2.1 Lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh tế

• Lao động nông nghiệp giảm về số lượng tuyệt đối

và tương đối

• Lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên về tuyệt đối và tương đối

• Khi đã công nghiệp hóa ở trình độ cao thì xu

hướng này có sự biến động: lao động nông nghiệp

và công nghiệp đều giảm về số lượng tuyệt đối và

tỷ trọng, lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên

cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu lao động

Trang 5

2 Các xu hướng phân công lao động chủ yếu

2.2 Tỷ trọng dân cư và lao động thành thị tăng

lên trong tổng dân số lao động xã hội

2.3 Tỷ trọng lao động được đào tạo kỹ thuật và

chuyên môn cao ngày càng tăng trong NNLXH

Trang 6

3 Ý nghĩa của việc phân bố hợp lý

dân cư và nguồn nhân lực

• Bảo đảm về số lượng và cơ cấu nhân lực ( cơ cấu nghề, cơ cấu chuyên môn, cơ cấu tuổi và giới

tính ) phù hợp cho sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất xã hội

• Thúc đẩy sự phát triển khoa học, công nghệ và các phương pháp làm việc hiện đại nhờ chuyên môn

hóa tay nghề cao và thiết bị kỹ thuật

» Việc bố trí nhân lực phải căn cứ vào đòi hỏi của xã hội và trình

độ kỹ thuật công nghệ.

Trang 7

3 Ý nghĩa của việc phân bố hợp lý

dân cư và nguồn nhân lực

• Tạo ra sự hài hòa giữa số lượng lao động, dân cư

và các điều kiện kinh tế, giúp cho việc giải quyết dễ dàng hơn các vấn đề xã hội

• Gắn lao động với các tiềm năng vật chất của sự phát triển nhằm khai thác tối đa các tiềm năng cho sự

phát triển, nâng cao trình độ sử dụng sức lao động

• Tạo điều kiện phát triển hài hòa giữa các khu vực

• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ anh ninh quốc phòng

Trang 8

II PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC

THEO LÃNH THỔ

1 Khái Niệm

• Phân bố dân cư, lao động theo lãnh thổ là quá trình chuyển dịch từ nơi cư trú và nơi làm việc theo không gian và thời gian thông qua di dân, hình thành nên cơ cấu dân số, cơ cấu lao động ngày càng hợp lý theo các vùng lãnh thổ của các quốc gia

2 Ý nghĩa:

- Khai thác tối đa các tiềm năng, các lợi thế của các

vùng lãnh thổ trong quốc gia đề phát triển

- Tạo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, làm giảm bớt hố sâu ngăn cách về trình độ phát triển, về KT- XH giữa các vùng với nhau

Trang 9

3.DI DÂN

• Từ điển đa ngữ dân số học của Liên hợp quốc,

1958 định nghĩa như sau: di dân là một hình thức

di chuyển về không gian của cư dân giữa một

đơn vị địa lý này với một đơn vị địa lý khác, kèm theo việc thay đổi nơi ở thường xuyên

• Di dân có những nội hàm sau:

- Thứ nhất, di dân phải có sự di chuyển từ đơn vị địa

lý này sang đơn vị địa lý khác.Có thể là xã, phường, thị trấn, tỉnh, quốc gia hay khu vực quốc tế

- Thứ hai, sự di chuyển này phải kèm theo sự thay nơi cư trú

Trang 10

Các yếu tố ảnh hưởng đến di dân

• Lực đẩy: các điều kiện không tốt đối với đời sống

của người dân như: đời sống kinh tế, xã hội không tốt, không có tài nguyên thiên nhiên, không thuận lợi

về giao thông, đời sống xã hội,

• Lực hút: điều kiện tốt để sống và phát triển Đó là

những nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu

có, điều kiện kinh tế tốt, điều kiện văn hóa - xã hội

phát triển, trình độ học vấn của dân cư cao, cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển nhiều…

→ những người di dân thường ra đi từ những nơi có “ lực đẩy” lớn và hướng đến nơi có “ lực hút” lớn Đây

là quy luật của hiện tượng di dân

Trang 11

Phân loại di dân

• Di dân trong nước: di chuyển trong nội bộ

quôc gia

- Phân loại theo cấp hành chính: tỉnh, quận,

huyện; xã

- Di dân phân chia theo trình độ phát triển:

+ Nông thôn - Nông thôn

+ Nông thôn - Thành thị

+ Thành thị - Thành thị

Trang 12

Hướng tác động của Nhà nước vào di dân

• Tạo “ lực hút” ở những nơi có “ lực đẩy” lớn: bằng

các chương trình chính sách của Nhà nước Hiện

nay có một số biện pháp như thu hút đầu tư nước

ngoài, tạo việc làm, chính sách ưu đãi …

• Tạo các "lực hút” lớn ở những vùng Nhà nước mong muốn người dân và lao động chuyển đến Tại những vùng này Nhà nước sẽ ban hành những chính sách

ưu tiên như cấp đất, cấp nhà công vụ, ưu đãi khu

vực, tiền lương… để thu hút

→ Di dân phải được diễn ra tự nguyện, hợp tác giữa

người dân và Nhà nước, thực hiện di dân bằng

cưỡng chế, mệnh lệnh chỉ đem lại những kết quả

không mong muốn

Trang 13

Ảnh hưởng của di dân

• Thứ nhất: ảnh hưởng của di dân đối với dân số

- Thay đổi quy mô dân số nơi đến và nơi đi

- Thay đổi cơ cấu dân số giới tính và tuổi

- Thay đổi các chỉ tiêu cấu trúc dân số học khác

Trang 14

Ảnh hưởng của di dân

• Thứ hai: ảnh hưởng của di dân đối với phát triển.

Ảnh hưởng tích cực:

- Đóng góp tích cực vào khai thác tài nguyên, phát

triển sản xuất

- Đưa sự phát triển điều hoà ra các vùng

- Phát triển đồng thời nhiều lĩnh vực văn hoá xã hội

Ảnh hưởng tiêu cực:

- Khai thác cạn kiệt tài nguyên, tàn phá môi trường

- Tình trạng quá tải về hạ tầng cơ sở, phương tiện

giao thông vận tải, nhà ở và việc làm ở nơi đến

- Tác động đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội

- Làm chậm lại sự phát triển ở nơi đi, tạo ra hố sâu

Trang 15

III CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH,HĐH ĐẤT NƯỚC

1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

1.1 Cơ cấu kinh tế: là tổng thể các mối quan hệ theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với nhau về mặt chất theo không gian và thời gian của các lĩnh vực, khu vực và ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân theo các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ( vốn, tổng sản lượng, kỹ thuật công

nghệ, sức lao động).

Trang 16

III CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH,HĐH ĐẤT NƯỚC

1.2 Cơ cấu lao động: là một bộ phận trong cơ cấu tổng thể

kinh tế quốc dân, là mối quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng

giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân

và mối quan hệ về chất lượng của các lực lượng lao động.

• Một số loại cơ cấu lao động:

- Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế quốc dân: nông

nghiệp, công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải

- Cơ cấu lao động theo 3 khu vực kinh tế cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: có qua đào tạo, không qua đào tạo, công nhân kỹ thuật, THCN CĐ,

ĐH, SĐH

- Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, giới tính

Trang 17

2 Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nước ta trong quá trình CNH,HĐH đất nước

2.1 Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

cơ cấu lao động nông thôn

- Sản xuất mang tính tự cấp, tự túc ở nông thôn đã

và đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa

- Sản xuất ở nông thôn đang chuyển từ độc canh

sang đa canh

- Sản phẩm sản xuất ở nông thôn sẽ chuyển dần từ chất lượng thấp lên chất lượng cao, hiệu quả thấp sang hiệu quả cao

- Sản xuất ở nông thôn đã và đang chuyển dịch theo

Trang 18

2.2 Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu

lao động nông thôn

- Nhân tố CNH,HĐH nông thôn

- Nhân tố thị trường

- Nhân tố KH- CN

- Nhân tố đổi mới các hình thức sản xuất

- Nhân tố chủ trương, chính sách của Nhà nước

Trang 19

QLNN V NGU N Ề NGUỒN ỒN

NHÂN L C XÃ H I ỰC XÃ HỘI ỘI

1.1 Khỏi niệm

Quản lý NNLXH là quá trỡnh đánh giá, hoạch định,

phát triển, phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả các sức lao động xã hội, là tổng thể các hỡnh

thức, ph ơng pháp, chính sách và biện pháp nhằm

đạt đ ợc các mục tiêu của qúa trỡnh quản lý đó.

Trang 20

1.2 N i dung QLNN v NNL ội dung QLNN về NNL ề NNL

• Nắm vững cung cầu và sự biến động cung cầu lao động làm cơ sở để quyết định chính sách quốc gia về quy

hoạch, kê hoạch phát triển nguồn nhân lực xã hội, phân

bố và sử dụng nguồn nhân lực xã hội.

• Xây dựng, ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về quản lý nguồn nhân lực xã hội.

• Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về kinh tế - xã hội của đất nước.

• Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm, di dân để phân bổ lại nguồn nhân lực xã hội.

• Quản lý nguồn nhân lực đi làm việc ở nước ngoài.

Trang 21

1.2 N i dung QLNN v NNL ội dung QLNN về NNL ề NNL

• Quyết định các chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn và vệ sinh lao động và các chính sách khác về lao

động-xã hội liên quan đến sự tham gia của nnl vào thị

trường lđ.

• Tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về lđ, các vấn đề xh, thống kê thông tin thị

trường lđ, mức sống, thu nhập của người lđ và dân cư,

làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách quốc gia về nnl.

• Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nước ngoài và các

tổ chức quốc tế trong lĩnh vực nnl để tranh thủ đào tạo nnl, trao đổi kinh nghiệm quản lý và phát triển nnl trong nền

kinh tế thị trường, đặc biệt là với ILO mà Việt Nam là một thành viên.

Ngày đăng: 22/01/2013, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w