1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

môn học xử lý nước thải nước cấp ngân hàng câu hỏi

56 2,4K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 352,52 KB

Nội dung

Chương 1: CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC - THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC TỰ NHIÊN VÀ NƯỚC THẢI Câu hỏi tại lớp: Câu 1: Anh chị hãy nêu các loại nguồn nước mặt có thể dùng làm cấp nước?. Câu 43:

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

-o0o -

MÔN HOC: XỬ LÝ NƯỚC CẤP & NƯỚC THẢI

NGÂN HÀNG CÂU HỎI

Biên Hòa, ngày 30 tháng 11 năm 2011

Trang 2

Chương 1: CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC - THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC TỰ NHIÊN VÀ NƯỚC THẢI

Câu hỏi tại lớp:

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu các loại nguồn nước mặt có thể dùng làm cấp nước?

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu các loại nguồn nước ngầm?

Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết nước biển có thể dùng để cấp nước được không?

Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết nước mưa có dùng để cấp nước không?

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết ở Đồng bằng sông Cửu Long nguồn nước thường hay

có tính gì?

Câu 6: Anh (chị) hãy cho biết Nhà máy xử lý nước cấp Biên Hòa dùng loại nước nào

để cấp nước?

Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết Nhà máy xử lý nước cấp Tân Hiệp – Sài Gòn dùng loại

nước nào để cấp nước?

Câu 8: Anh (chị) hãy nêu các nguyên nhân dẫn đến độ đục của nước sông Đồng nai? Câu 9: Anh (chị) hãy kể tên các loại nguồn nước khác dùng để cấp nước?

Câu 10: Anh (chị) hãy cho biết phương pháp truyền thống của người dân là dùng biện

pháp gì để xử lý nước giếng dùng cho việc ăn, uống?

Câu 11: Anh (chị) hãy cho biết tại sao cần phải kiểm tra các chỉ tiêu hóa học của

nguồn nước?

Câu 12: Anh (chị) hãy cho biết nước có hàm lượng DO cao ảnh hưởng đến nguồn

nước như thế nào?

Câu 13: Anh (chị) hãy cho biết xác định hàm lượng cặn toàn phần để làm gì?

Câu 14: Anh (chị) hãy cho biết nước có độ cứng cao ảnh hưởng đến sinh hoạt như thế

Trang 3

Câu 19: Anh (chị) hãy cho biết DO là gì?

Câu 20: Anh (chị) hãy cho biết định nghĩa pH?

Câu 21: Anh (chị) hãy cho biết công thức tính pH?

Câu 22: Anh (chị) hãy cho biết các cách đo pH?

Câu 23: Anh (chị) hãy cho biết độ oxi hóa là gì?

Câu 24: Anh (chị) hãy cho biết độ oxi hóa trong nước cao nói lên điều gì ?

Câu 25: Anh (chị) hãy cho biết nước có hàm lượng ion Cl- làm cho nước có tính chất

gì ?

Câu 26: Anh (chị) hãy cho biết quá trình lắng là quá trình gì?

Câu 27: Anh (chị) hãy cho biết mục đích của quá trình lắng?

Câu 28: Anh (chị) hãy cho biết các loại phèn thường dùng trong xử lý nước?

Câu 29: Anh (chị) hãy cho biết các loại hóa chất được sử dụng trong xử lý nước cấp? Câu 30: Anh (chị) hãy cho biết hiện nay trên thị trường có bán các loại thiết bị nào

Câu 33: Anh (chị) hãy cho biết trong ba phương pháp (hóa học, hóa lý, vi sinh) khi

đưa vào vận hành xử lý thì có hoạt động cùng một lúc không? hay là hoạt động nối tiếp?

Câu 34: Anh (chị) hãy cho biết tại sao phải khử muối của nguồn nước?

Câu 35: Anh (chị) hãy cho biết trong quy trình xử lý nước thì phương pháp nào

thường được sử dụng nhất?

Bài tập tại lớp:

Câu 36: Vai trò của nước

A Cung cấp cho sản xuất nông nghiệp

B Tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sống

C Cung cấp năng lượng

D Tất cả các câu đều đúng

Câu 37: Đặc điểm của nguồn nước mặt:

A Trữ lượng lớn, dễ thăm dò và khai thác

Trang 4

B Có hàm lượng Fe và Mn cao

C Trữ lượng lớn, khó thăm dò và khai thác

D Có độ mặn cao

Câu 38: Chất lượng nước mặt phụ thuộc vào yếu tố nào:

A Yêu cầu chất lượng nước của người tiêu thụ

B Quy trình công nghệ xử lý nước

C Điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn

D Chất lượng và trữ lượng nước ngầm

Câu 39: Đặc điểm của nước ngầm:

A Có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao

B Thăm dò và khai thác khó

C Hàm lượng khí CO2 hòa tan thấp

D Biên độ giao động nhiệt độ lớn

Câu 40: Cách xác định hàm lượng cặn toàn phần:

A Nước → Bốc hơi → Sấy (105-110oC) → Cân lượng chất rắn thu được

B Nước → Lọc → Cân lượng chất rắn thu được

C Nước → Lọc → Sấy (105-110oC) → Cân lượng chất rắn thu được

D Nước → Bốc hơi → Cân lượng chất rắn thu được

Câu 41: Anh (chị) hãy cho biết khi lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước cần

phải căn cứ vào?

Câu 42: Anh (chị) hãy cho biết tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn dây chuyền công

nghệ xử lý nước ngầm?

Câu 43: Anh (chị) hãy cho biết: Trạm bơm cấp 1 → Làm thoáng đơn giản → Bể lọc

nhanh → Khử trùng → Bể chứa nước sạch → Mạng lưới cấp nước được dùng cho nước có hàm lượng cặn như thế nào?

Câu 44: Anh (chị) hãy cho biết: Trạm bơm cấp 1 → Làm thoáng tự nhiên hoặc cưỡng

bức → Bể lắng tiếp xúc → Bể lọc nhanh → Khử trùng → Bể chứa nước sạch → Mạng lưới cấp nước dùng cho nước có hàm lượng cặn như thế nào?

Câu 45: Anh (chị) hãy cho biết nguồn nước nào có hàm lượng Fe, Mn thấp?

Câu 46: Anh (chị) hãy cho biết: Nước thô → Trạm bơm cấp 1 → Bể lọc chậm →

Khử trùng → Bể chứa nước sạch → Trạm bơm cấp II → Mạng lưới cấp nước dùng cho nước có hàm lượng cặn như thế nào?

Trang 5

Câu 47: Anh (chị) hãy cho biết: Để đánh giá chất lượng nước nguồn dựa vào những

tiêu chí nào?

Câu 48: Anh (chị) hãy cho biết: Làm giàu oxi để tăng thế oxi hóa của nước, khử các

chất bẩn ở dạng khí hòa tan trong nước xảy ra ỏ công trình nào trong trạm xử lý nước?

Câu 49: Anh (chị) hãy cho biết: Nước → Lọc → Sấy (105-110oC) → Cân lượng chất rắn thu được là quá trình xác định cái gì?

Câu 50: Anh (chị) hãy cho biết những nguyên nhân gây nên độ cứng của nguồn nước? Câu 51: Anh (chị) hãy cho biết: Dựa vào những chỉ tiêu hóa học nào để xác định chất

lượng nguồn nước?

Câu 52: Anh (chị) hãy cho biết pH ảnh hưởng như thế nào đến nguồn nước

Câu 53: Anh (chị) hãy cho biết nước được gọi là có tính acid khi nào?

Bài tập về nhà:

Câu 54: Vai trò của nước

A Chỉ có vai trò đối với các loài động vật thủy sinh

B Chỉ có vai trò đối với quá trình sản xuất nông nghiệp

C Chỉ có vai trò đối với các ngành công nghiệp

D Tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sống

Câu 55: Chất lượng nước mặt dễ bị tác động bởi yếu tố nào:

A Quy trình công nghệ xử lý nước

B Mức độ phát triển công nghiệp

C Yêu cầu đòi hỏi của người tiêu thụ

D Chất lượng và trữ lượng nước ngầm

Câu 56: Cách xác định hàm lượng cặn không tan:

A Nước → Lọc → Sấy (105-110oC) → Cân lượng chất rắn thu được

B Nước lọc → Bốc hơi → Sấy (105-110oC) → Cân lượng chất rắn thu được

C Nước → Lắng → Đo thể tích cặn thu được

D Nước → Lọc → Cân lượng chất rắn thu được sau lọc

Câu 57: Phương pháp xử lý nước cấp

Trang 6

Câu 58: Khi lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước cần phải căn cứ vào:

A Chất lượng nước nguồn, chất lượng nước yêu cầu, công suất nhà máy nước, điều kiện kinh tế kỹ thuật

B Chất lượng nước nguồn và chất lượng nước yêu cầu

C Chất lượng nước nguồn và công suất nhà máy nước

D Chất lượng nước nguồn và điều kiện kinh tế kỹ thuật

Câu 59: Anh (chị) hãy cho biết vai trò của nước?

Câu 60: Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm của nguồn nước mặt?

Câu 61: Anh (chị) hãy cho biết chất lượng nước mặt dễ bị tác động bởi yếu tố nào? Câu 62: Anh (chị) hãy cho biết chất lượng nước mặt phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu 63: Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm của nước ngầm?

Câu 64: Anh (chị) hãy cho biết hàm lượng khí CO2 hòa tan thấp là tính chất của nguồn nước nào?

Câu 65: Anh (chị) hãy cho biết nguồn nước có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao?

Câu 66: Anh (chị) hãy cho biết cách xác định hàm lượng cặn toàn phần?

Câu 67: Anh (chị) hãy cho biết cách xác định hàm lượng cặn không tan?

Câu 68: Anh (chị) hãy nêu các hương pháp xử lý nước cấp?

Câu 69: Anh (chị) hãy cho biết: Khi tạo điều kiện và thực hiện quá trình kết dính các

hạt keo phân tán thành các bông cặn có khả năng lắng và lọc với tốc độ cho phép” là chức năng của công trình nào?

Câu 70: Anh (chị) hãy cho biết tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn dây chuyền công

nghệ xử lý nước mặt?

Chương 2: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÀ CÔNG TRÌNH THU NƯỚC

Câu hỏi tại lớp:

Câu 71: Anh (chị) hãy cho biết: Tầm quan trọng của mạng lưới cấp nước?

Câu 72: Anh (chị) hãy cho biết: Mạng lưới vòng có ưu điểm gì?

Câu 73: Anh (chị) hãy cho biết: Đường ống chính có nhiệm vụ gì?

Câu 74: Anh (chị) hãy cho biết: Tại sao khi quy hoạch mạng lưới cấp nước cần phải

xét khả năng phát triển của thành phố?

Câu 75: Anh (chị) hãy cho biết: Tại sao phải có ít nhất hai tuyến chính dẫn nước trong

mạng lưới cấp nước?

Câu 76: Anh (chị) hãy cho biết: Nên bố trí đường ống cấp nước như thế nào?

Trang 7

Câu 77: Anh (chị) hãy cho biết: Vận tốc và đường kính ống có liên hệ với nhau như

lý nước là bao nhiêu?

Câu 81: Anh (chị) hãy nêu các loại nước thải trong khu chợ?

Câu 82: Anh (chị) hãy nêu các loại nước thải trong bệnh viện?

Câu 83: Anh (chị) hãy cho biết: Nước thải có thể dùng để cấp nước được không? Câu 84: Anh (chị) hãy cho biết: Nước mưa thường hòa trộn vào loại nước thải nào

nhất?

Câu 85: Anh (chị) hãy cho biết: Đặc tính của nước thải sinh hoạt?

Câu 86: Anh (chị) hãy cho biết tại sao cần phải kiểm tra các chỉ tiêu hóa học của

nguồn nước?

Câu 87: Anh (chị) hãy cho biết nước có hàm lượng DO cao ảnh hưởng đến nguồn

nước như thế nào?

Câu 88: Anh (chị) hãy cho biết xác định hàm lượng cặn toàn phần để làm gì?

Câu 89: Anh (chị) hãy cho biết nước có hàm lượng cặn cao ảnh hưởng đến sinh hoạt

như thế nào?

Câu 90: Anh (chị) hãy cho biết trong ba phương pháp (hóa học, hóa lý, vi sinh) khi

đưa vào vận hành xử lý thì có hoạt động cùng một lúc không? hay là hoạt động nối tiếp?

Câu 93: Anh (chị) hãy giải thích từ “3E” có ý nghĩa gì?

Câu 94: Anh (chị) hãy cho biết hàm lượng Mn và Fe cao thường có trong nguồn nước

nào?

Câu 95: Anh (chị) hãy cho biết độ oxi hóa trong nước cao nói lên điều gì ?

Trang 8

Câu 96: Anh (chị) hãy cho biết quá trình lắng là quá trình gì?

Câu 97: Anh (chị) hãy cho biết mục đích của quá trình lắng?

Câu 98: Anh (chị) hãy cho biết các loại phèn thường dùng trong xử lý nước?

Câu 99: Anh (chị) hãy cho biết các loại hóa chất được sử dụng trong xử lý nước thải? Câu 100: Anh (chị) hãy cho biết hiện nay trên thị trường có bán các loại thiết bị nào

dùng để khử trùng nước?

Bài tập về nhà:

Câu 101: Tính lưu lượng phát sinh nước thải của một cơ sở sản xuất với lưu lượng

thải là 6.000 m3/ngày.đêm, thải vào nguồn tiếp nhận là dòng sông có lưu lượng dòng chảy ≤ 50m3/s Hãy cho biết một số thông số ô nhiễm (pH, độ màu, COD, BOD5, SS, amoni, tổng nitơ, tổng photpho và coliform) trong nước thải của doanh nghiệp này được phép thải vào nguồn tiếp nhận là bao nhiêu?

Hướng dẫn: Cho biết hiện nay nước của dòng sông này là nguồn nước đang được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, áp dụng QCVN 24:2009/BTNMT ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chương 3: KEO TỤCâu hỏi tại lớp:

Câu 102: Anh (chị) hãy cho biết mục đích của quá trình keo tụ?

Câu 103: Anh (chị) hãy cho biết tại sao cần phải keo tụ?

Câu 104: Anh (chị) hãy cho biết: Dựa vào đoạn video clip vừa xem, các bạn có nhận

xét như thế nào về các hạt cặn trong nước?

Câu 105: Anh (chị) hãy cho biết keo tụ là gì?

Câu 106: Anh (chị) hãy cho biết trong xử lý nước cấp nếu dùng hai bể keo tụ và bể

lắng riêng biệt thì bể nào đứng trước trong quy trình công nghệ?

Câu 107: Anh (chị) hãy cho biết: Để thời gian keo tụ xảy ra nhanh hơn thì có biện

pháp nào thường được sử dụng?

Câu 108: Anh (chị) hãy kể tên các loại hóa chất thường được dùng trong keo tụ? Câu 109: Anh (chị) hãy cho biết: Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình keo tụ không?

Nếu có thì nêu ảnh hưởng như thế nào?

Câu 110: Anh (chị) hãy cho biết: Giá trị pH bằng bao nhiêu để hiệu quả tối ưu nhất

của quá trình oxi hóa khi dùng phèn để keo tụ?

Trang 9

Câu 111: Anh (chị) hãy nêu những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến quá trình keo tụ? Câu 112: Anh (chị) hãy cho biết: Mục đích của việc tăng động năng của hạt keo lên để

làm gì ?

Câu 113: Anh (chị) hãy cho biết khuấy trộn tạo dòng chảy xoắn thực hiện được trong

dạng bể nào ?

Câu 114: Anh (chị) hãy cho biết khi xử lý nước có hàm lượng màu cao thì liều lượng

phèn được xác định như thế nào ?

Câu 115: Anh (chị) hãy cho biết phèn sắt ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào ? Câu 116: Anh (chị) hãy cho biết nhược điểm của phèn FeCl3

Câu 117: Anh (chị) hãy cho biết quá trình oxi hóa nước diễn ra tốt nhất khi pH đạt giá

trị bao nhiêu ?

Câu 118: Anh (chị) hãy cho biết phèn sắt được chia ra làm mấy loại ?

Câu 119: Anh (chị) hãy cho biết phèn Sulfat nhôm Al2(SO4)3.18H2O được sản xuất từ gì?

Câu 120: Anh (chị) hãy cho biết: Khi thay đổi pH của môi trường nước xảy ra hiện

tượng gì?

Câu 121: Anh (chị) hãy cho biết: Khi cho vào nước hóa chất làm tăng nồng độ của

chất điện ly trong nước thì xảy ra hiện tượng gì?

Câu 122: Anh (chị) hãy cho biết: Khi xử lý các nguồn nước bị đục có hàm lượng cặn

khác nhau thì dựa vào đâu để xác định hàm lượng phèn cần dùng?

Câu 123: Anh (chị) hãy cho biết: Biện pháp khắc phục tính ăn mòn cao của phèn sắt? Câu 124: Anh (chị) hãy cho biết: Nếu cho nồng độ chất điện ly trong nước vượt quá

cao sẽ gây ra hiện tượng gì?

Câu 125: Anh (chị) hãy cho biết: Điểm đẳng điện của Silic cao hay thấp và bằng bao

nhiêu?

Câu 126: Anh (chị) hãy cho biết: Việc “Tạo điều kiện và thực hiện quá trình kết dính

các hạt keo phân tán thành các bông cặn có khả năng lắng và lọc với tốc độ cho phép”

là chức năng của quá trình nào?

Câu 127: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình keo tụ bằng phèn nhôm làm pH của nguồn

nước thay đổi như thế nào?

Câu 128: Anh (chị) hãy cho biết: Polymer có những tính chất gì?

Trang 10

Câu 129: Anh (chị) hãy cho biết: Khi thế cân bằng điện động trong nguồn nước bị phá

vỡ thì xảy ra hiện tượng gì?

Câu 130: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình: “Các hạt keo nhỏ gần nhau va chạm với

nhau tạo thành khối lớn” là đặc điểm chính của giai đoạn?

Câu 131: Anh (chị) hãy cho biết: Điện thế Zeta đặc trưng cho hiện tượng gì?

Bài tập tại lớp:

Câu 132: Quá trình: “Phá vỡ sự ổn định của hệ keo và tạo điều kiện để các hạt keo

nhỏ tiến lại gần nhau” là đặc điểm của giai đoạn:

A Keo tụ

B Kết bông

C Lắng

D Tất cả đều sai

Câu 133: Quá trình: “Các hạt keo nhỏ gần nhau va chạm với nhau tạo thành khối lớn”

là đặc điểm chính của giai đoạn:

A Keo tụ

B Lắng

C Kết bông

D Tất cả đều đúng

Câu 134: Điện thế Zeta đặc trưng cho:

A Độ lớn điện tích của hạt keo

B Bản chất hạt keo

C Độ bền vững của hạt keo

D Khả năng lắng của hạt keo

Câu 135: Quá trình keo tụ làm cho thế Zeta của mỗi hạt keo:

A Giảm

B Tăng

C Không đổi

D Tăng hoặc giảm tùy thuộc vào loại điện tích của hạt keo

Câu 136: Các chất keo tụ thường có đặc điểm:

A Chứa cation đa hóa trị

B Không tan hoặc ít tan trong vùng pH trung tính

C Là chất điện li hay đa điện li

Trang 11

D Bao gồm cả ba đặc điểm

Câu 137: Đặc điểm của chất keo tụ:

A Tan hoàn toàn trong nước

B Chứa cation đơn hóa trị

C Không tan hoặc ít tan trong vùng pH trung tính

D Tất cả đều đúng

Câu 138: Quá trình keo tụ bằng phèn nhôm:

A Làm cho pH của nước tăng lên

B Không làm thay đổi pH của nước

C Làm cho pH của nước giảm xuống

D Làm cho pH của nước ban đầu giảm xuống sau đó lại tăng lên

Câu 139: Thí nghiệm Jartest được dùng để:

A Xác định nồng độ chất keo tụ tối ưu

B Xác định pH tối ưu cho quá trình keo tụ

C Xác đinh thời gian keo tụ tối ưu

D Xác định nồng độ chất keo tụ, pH và thời gian keo tụ tối ưu

Câu 140: Hiệu quả công tác trộn trong quá trình sử dụng chất keo tụ để tăng hiệu quả

xử lý nước phụ thuộc vào:

A Cường độ khuấy trộn

B Thời gian khuấy trộn

C Cường độ khuấy trộn và thời gian khuấy trộn

Trang 12

D Bể trộn ngang, bể trộn thủy lực

Câu 143: Ưu điểm của bể trộn cơ khí:

A Dễ vận hành

B Chi phí đầu tư thấp

C Có thể điều chỉnh cường độ khuấy trộn theo ý muốn

Câu 145: Các hạt phân tán riêng lẻ, có độ lớn, bề mặt và hình dáng không đổi trong

suốt quá trình lắng Tốc độ lắng không phụ thuộc vào chiều cao lắng và nồng độ cặn

Là loại hạt nào sau đây:

A Cặn rắn

B Cặn lơ lửng

C Bông cặn

D Hạt keo

Câu 146: Có bề mặt thay đổi và khả năng dính kết và keo tụ lại với nhau trong quá

trình lắng làm kích thước và vận tốc lắng của các bồng cặn thay đổi theo thời gian và chiều cao lắng Là loại hạt nào sau đây:

Câu 148: Anh (chị) hãy cho biết: Tác dụng của quá trình keo tụ?

Câu 149: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình keo tụ bao gồm mấy giai đoạn?

Trang 13

Câu 150: Anh (chị) hãy cho biết: Thứ tự các giai đoạn của quá trình keo tụ như thế

nào?

Câu 151: Anh (chị) hãy cho biết: Khi cho hóa chất vào nước, quá trình thủy phân, hấp

phụ và trao đổi ion của lớp điện tích kép diễn ra như thế nào?

Câu 152: Anh (chị) hãy cho biết: Hiệu quả của quá trình hình thành bông cặn phụ

thuộc vào gì?

Câu 153: Anh (chị) hãy cho biết: Các công trình và thiết bị chuẩn bị dung dịch và liều

lượng chất phản ứng gồm những thiết bị nào?

Câu 154: Anh (chị) hãy cho biết: Các công trình tạo điều kiện cho phản ứng tạo bông

kết tủa xảy ra hoàn toàn gồm những công trình nào?

Câu 155: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình: “Phá vỡ sự ổn định của hệ keo và tạo điều

kiện để các hạt keo nhỏ tiến lại gần nhau” là đặc điểm của giai đoạn?

Câu 156: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình: “Các hạt keo nhỏ gần nhau va chạm với

nhau tạo thành khối lớn” là đặc điểm chính của giai đoạn?

Câu 157: Anh (chị) hãy cho biết: Bể hòa trộn phèn có nhiệm vụ gì?

Câu 158: Anh (chị) hãy cho biết: Thiết bị định liều lượng phèn, hóa chất có nhiệm vụ

gì?

Câu 159: Anh (chị) hãy cho biết: Bể trộn thủy lực hoạt động dựa trên nguyên tắc gì? Câu 160: Anh (chị) hãy cho biết: Các chất keo tụ thường có đặc điểm gì?

Câu 161: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình keo tụ bằng phèn nhôm gây ảnh hưởng

đến nước như thế nào?

Câu 162: Anh (chị) hãy cho biết: Hiệu quả công tác trộn trong quá trình sử dụng chất

keo tụ để tăng hiệu quả xử lý nước phụ thuộc vào gì?

Câu 163: Anh (chị) hãy cho biết: Khoảng thời gian trộn chất keo tụ vào vào nước

trong quá trình xử lý nước cấp là bao nhiêu?

Câu 164: Anh (chị) hãy cho biết: Ưu điểm của bể trộn cơ khí?

Câu 165: Anh (chị) hãy cho biết: Bể phản ứng xoáy hình trụ được áp dụng cho các

nhà máy xử lý nước có công suất bao nhiêu?

Câu 166: Anh (chị) hãy cho biết: Bể phản ứng có vách ngăn ngang được áp dụng cho

các nhà máy xử lý nước có công suất bao nhiêu?

Câu 167: Anh (chị) hãy cho biết: Ưu điểm của bể trộn thủy lực?

Trang 14

Chương 4 LẮNG NƯỚC

Câu hỏi tại lớp:

Câu 168: Anh (chị) hãy cho biết: Thế nào là lắng ngang?

Câu 169: Anh (chị) hãy cho biết: Thời gian lưu lại của các phần tử nước đi qua bể

lắng ngang như thế nào ?

Câu 170: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng ngang gồm mấy bộ phận chính ?

Câu 171: Anh (chị) hãy cho biết: Để bể lắng ngang đạt được hiệu suất lắng cao thì cần

phải thỏa điều kiện gì?

Câu 172: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng ngang có mấy loại chính?

Câu 173: Anh (chị) hãy cho biết: Mỗi ngăn của bể lắng ngang rộng tối đa là bao

nhiêu?

Câu 174: Anh (chị) hãy cho biết: Biện pháp thu nước từ bể lắng ngang?

Câu 175: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng ngang thu nước ở cuối bể thường được kết

hợp với loại bể phản ứng nào?

Câu 176: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng ngang thường được áp dụng cho trạm xử lý

có công suất bao nhiêu?

Câu 177: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình chuyển động của dòng nước trong bể lắng

ngang theo chiều nào?

Câu 178: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng đứng được áp dụng cho trạm xử lý nước có

công suất bao nhiêu?

Câu 179: Anh (chị) hãy cho biết: Theo chức năng làm việc, bể lắng đứng được chia

thành những vùng nào?

Câu 180: Anh (chị) hãy cho biết: Hiệu quả lắng trong bể lắng đứng của các hạt có keo

tụ phụ thuộc vào?

Câu 181: Anh (chị) hãy cho biết: Tập hợp các hạt trong quá trình lắng không thay đổi

về hình dạng, kích thước và độ lớn thủy lực gọi là?

Câu 182: Anh (chị) hãy cho biết: Cấu tạo bể lắng đứng thường được thiết kế với hình

dạng nào?

Câu 183: Anh (chị) hãy cho biết: Nguyên tắc làm việc của bể lắng đứng?

Câu 184: Anh (chị) hãy cho biết: Vùng lắng có hình dạng như thế nào?

Câu 185: Anh (chị) hãy cho biết: Vùng chứa nén cặn có hình dạng như thế nào?

Trang 15

Câu 186: Anh (chị) hãy cho biết: Chiều cao của bể lắng đứng thường được chọn có

chiều cao bao nhiêu?

Câu 187: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng đứng thường được xây dựng kết hợp với

công trình nào trong xử lý nước?

Câu 188: Anh (chị) hãy cho biết: Ưu điểm của bể lắng ly tâm?

Câu 189: Anh (chị) hãy cho biết: Khi giảm chiều cao lắng thì giảm được gì?

Câu 190: Anh (chị) hãy cho biết: Đường kính ống xả cặn được tính dựa theo thông số

nào?

Câu 191: Anh (chị) hãy cho biết: Dòng nước chuyển động trong bể lắng ly tâm đi theo

hướng nào?

Câu 192: Anh (chị) hãy cho biết: Nhược điểm của bể lắng ly tâm?

Câu 193: Anh (chị) hãy trình bày biện pháp khắc phục nhược điểm của bể lắng ly

Câu 196: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng ly tâm thường được áp dụng với nguồn nước

có tính chất như thế nào? Công suất bao nhiêu?

Câu 197: Anh (chị) hãy cho biết: Tầng cặn lơ lửng ở bể lắng trong thường có mấy

ngăn?

Bài tập tại lớp:

Câu 198: Hiệu quả lắng trong bể lắng đứng của các hạt có keo tụ phụ thuộc vào:

A Loại chất keo tụ và liều lượng chất keo tụ

B Sự phân bố đều của dòng nước đi lên

C Loại chất keo tụ và liều lượng chất keo tụ, sự phân bố đều của dòng nước đi lên, chiều cao vùng lắng

Trang 16

Câu 200: Trong quá trình lắng, đường kính tương đương của một hạt có hình dạng bất

kỳ là:

A Đường kính của hạt khác có tốc độ rơi bằng tốc độ rơi của hạt đó

B Đường kính của hạt có gia tốc rơi bằng gia tốc rơi của hạt đó

C Đường kính của hạt hình cầu có khối lượng bằng khối lượng của hạt đó

D Đường kính của một hạt hình cầu có độ lớn thủy lực bằng độ lớn thủy lực của hạt đó

Câu 201: Tập hợp các hạt trong quá trình lắng không thay đổi về hình dạng, kích

thước và độ lớn thủy lực gọi là:

A Tập hợp các hạt đồng nhất, ổn định

B Tập hợp các hạt không đồng nhất, ổn định

C Tập hợp các hạt đồng nhất, không ổn định

D Tập hợp các hạt không đồng nhất, không ổn định

Câu 202: Trong quá trình lắng tĩnh, tốc độ rơi của hạt phụ thuộc vào các yếu tố:

A Hệ số nhớt động học của nước, khối lượng riêng của nước và của hạt, gia tốc trọng trường, đường kính hạt, khối lượng của hạt

B Hệ số nhớt động học của nước, đường kính hạt, khối lượng riêng của nước và của hạt, chỉ số Re

C Hệ số nhớt động học của nước, khối lượng riêng của nước và của hạt, gia tốc trọng trường, đường kính hạt

D Hệ số nhớt động học của nước, chỉ số Re, đường kính và khối lượng của hạt

Câu 203: Trong quá trình lắng tĩnh của hạt cặn hình cầu trong nước lực ma sát và tốc

độ lắng có mối quan hệ:

A Lực ma sát có mối quan hệ bậc hai với tốc độ lắng

B Lực ma sát tỉ lệ nghịch với tốc độ lắng

C Lực ma sát có mối quan hệ bậc nhất với tốc độ lắng

D Lực ma sát không liên quan đến tốc độ lắng

Câu 204: Quá trình lắng trong đó các hạt ở nồng độ thấp, không có sự tương tác lẫn

nhau trong quá trình lắng gọi là:

A Lắng tự do

B Lắng có chất keo tụ

C Lắng nén

Trang 17

D Lắng vùng

Câu 205: Quá trình lắng trong đó dòng nước chuyển động theo chiều từ dưới lên, hạt

cặn rơi từ trên xuống (ngược với chiều chuyển động của dòng nước) gọi là:

A Lắng ngang

B Lắng li tâm

C Lắng đứng

D Lắng đứng, lắng ngang, lắng li tâm

Câu 206: Quá trình lắng trong đó các hạt cặn có tốc độ rơi lớn hơn độ dâng của dòng

nước thì sẽ lắng xuống được còn các hạt cặn có tốc độ rơi nhỏ hơn hoặc bằng độ dâng của dòng nước thì sẽ ở trạng thái lơ lửng hoặc bị cuốn theo dòng nước đi lên phía trên

Câu 209: Theo chức năng làm việc, bể lắng đứng được chia thành những vùng nào:

A Vùng phân phối; Vùng lắng; Vùng chứa cặn

B Vùng phân phối; Vùng lắng; Vùng thu nước

C Vùng lắng; Vùng chứa và nén cặn

D Vùng phân phối; Vùng lắng; Vùng chứa cặn; Vùng thu nước

Câu 210: Bể lắng ngang hình chữ nhật được áp dụng cho các trạm xử lý:

Trang 18

A Q ≥ 3.000 m3/ngày đêm đối với cả hai trường hợp trạm có dùng phèn và không dùng phèn

B Q ≥ 3.000 m3/ngày đêm đối với trường hợp xử lý nước có dùng phèn và Q bất kỳ đối với trạm xử lý không dùng phèn

C Q ≥ 3.000 m3/ngày đêm đối với trường hợp xử lý nước không dùng phèn và Q bất kỳ đối với trạm xử lý có dùng phèn

D Q ≤ 3.000 m3/ngày đêm đối với trường hợp xử lý không dùng phèn và Q bất kỳ đối với trạm xử lý có dùng phèn

Câu 211: Bể lắng ngang được chia thành những vùng nào:

A Vùng phân phối; Vùng khuấy trộn; Vùng lắng; Vùng chứa cặn; Vùng thu nước

B Vùng phân phối; Vùng lắng; Vùng chứa cặn; Vùng thu nước

C Vùng phân phối; Vùng lắng; Vùng chứa cặn; Vùng nén cặn; Vùng thu nước

D Vùng phân phối; Vùng khuấy trộn; Vùng lắng; Vùng chứa cặn; Vùng nén cặn; Vùng thu nước

Câu 212: Biện pháp thu nước từ bể lắng ngang:

A Thu nước ở đầu bể, giữa bể và cuối bể

B Thu nước ở cuối bể

C Thu nước ở cuối bể và thu nước đều trên bề mặt bể

D Thu nước đều trên bề mặt bể

Câu 213: Bể lắng ngang thu nước ở cuối bể thường được kết hợp với loại bể phản ứng

Trang 19

A Cặn tích lũy trong bể lắng có tác dụng tích lũy vi sinh vật với lượng lớn trong

bể lắng do đó làm tăng hiệu quả xử lý nước

B Cặn tích lũy trong bể lắng sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình va chạm của bông bùn do đó tăng hiệu quả lắng

C Cặn sẽ tích lũy với lượng lớn trong bể lắng làm giảm chiều cao vùng lắng, đồng thời cặn hữu cơ tích lũy sẽ lên men tạo ra các bọt khí nổi lên phá vỡ các bông bùn làm cho nước bị đục

C Hiệu quả của quá trình lắng các hạt riêng lẻ trong bể lắng ngang có chịu ảnh hưởng của chiều cao lắng

D Tất cả các câu đều đúng

Câu 217: Chọn câu trả lời đúng: Quá trình lắng của các hạt riêng lẻ trong bể lắng

ngang:

A Hiệu quả lắng giảm khi tốc độ lắng giới hạn giảm

B Hiệu quả lắng giảm khi chiều cao lắng tăng

C Hiệu quả lắng giảm khi tốc độ lắng giới hạn tăng

D Hiệu quả lắng giảm khi chiều cao lắng giảm

Bài tập về nhà:

Câu 218: Anh (chị) hãy tính toán, thiết kế bể lắng li tâm cho trạm xử lý có công suất

30.000 m3/ ngày đêm

Hướng dẫn: Cho biết

- Hàm lượng cặn lớn nhất của nước nguồn là 2400 mg/l

Trang 20

Câu 220: Anh (chị) hãy cho biết: Nêu nhược điểm của bể lắng lớp mỏng?

Câu 221: Anh (chị) hãy cho biết: Có thể xây dựng cải tạo bể lắng nào thành bể lắng

lớp mỏng không?

Câu 222: Anh (chị) hãy cho biết: Theo chế độ dòng chảy bể lắng lớp mỏng được chia

thành mấy loại?

Câu 223: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng lớp mỏng thường được sử dụng với những

loại nước nào?

Câu 224: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo và nguyên lý làm việc

giống với bể lắng nào?

Câu 225: Anh (chị) hãy trình bày nguyên tắc hoạt động của bể lắng trong?

Câu 226: Anh (chị) hãy cho biết: Để có hiệu quả làm trong ổn định trong bể lắng

trong thì cần phải có biện pháp gì?

Câu 227: Anh (chị) hãy nêu ưu điểm của bể lắng trong?

Câu 228: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng trong hiện nay chỉ sử dụng cho trạm xử lý

có công suất bao nhiêu?

Câu 229: Anh (chị) hãy cho biết: Công trình lắng sơ bộ được dùng trong trường hợp

Câu 233: Anh (chị) hãy cho biết: Khi dùng bể lắng ngang để lắng sơ bộ thì tốc độ lắng

bằng bao nhiêu thì tối ưu nhất?

Chương 5: LỌC NƯỚC

Câu hỏi tại lớp:

Câu 234: Anh (chị) hãy cho biết: Tại sao cần phải thổi, rửa bể lọc?

Câu 235: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lọc chậm có tốc độ lọc là bao nhiêu?

Câu 236: Anh (chị) hãy cho biết: Theo tốc độ lọc có thể chia ra làm mấy loại bể lọc? Câu 237: Anh (chị) hãy cho biết: Theo chiều của dòng nước có thể chia ra mấy loại bể

lọc?

Trang 21

Câu 238: Anh (chị) hãy cho biết: Mục đích của quá trình lọc trong xử lý nước cấp? Câu 239: Anh (chị) hãy cho biết: Phương pháp lọc nước truyền thống của người dân

thường dùng những lọai vật liệu lọc gì?

Câu 240: Anh (chị) hãy cho biết: Thời gian giữa hai lần rửa bể lọc gọi là gì?

Câu 241: Anh (chị) hãy cho biết: Theo cấu tạo lớp vật liệu lọc được chia ra bao nhiêu

loại bể?

Câu 242: Anh (chị) hãy cho biết: Trong ba quá trình: quá trình lắng, quá trình lọc, quá

trình keo tụ Quá trình nào thực hiện sau cùng?

Câu 243: Anh (chị) hãy cho biết: Trong ba quá trình: quá trình lắng, quá trình lọc, quá

trình keo tụ Quá trình nào làm nước giảm cặn và màu triệt để nhất?

Câu 244: Anh (chị) hãy cho biết: Khi tính toán bể lọc nhanh cần phải dựa trên những

chế độ làm viêc nào?

Câu 245: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lọc chậm có thể rửa bằng những cách nào?

Câu 246: Anh (chị) hãy cho biết: Khi phân loại bể lọc cần dựa theo những tiêu chí

nào?

Câu 247: Anh (chị) hãy kể tên một số loại vật liệu lọc?

Câu 248: Anh (chị) hãy nêu các yêu cầu, tiêu chuẩn của vật liệu lọc?

Câu 249: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lọc chậm thường sử dụng cho nhà máy có công

suất bao nhiêu và tính chất nguồn nước như thế nào?

Câu 250: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình lọc được đặc trưng bởi những yếu tố nào? Câu 251: Anh (chị) hãy cho biết: Vận tốc nước qua bể lọc chậm theo quy phạm là? Câu 252: Anh (chị) hãy cho biết: Vận tốc nước qua bể lọc nhanh theo quy phạm là

bao nhiêu?

Câu 253: Anh (chị) hãy chọn câu đúng:

A Bể lọc chậm được sử dụng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước không dùng chất keo tụ

B Bể lọc nhanh sử dụng cho dây chuyền công nghệ xử lý nước có dùng chất keo tụ

C Bể lọc nhanh được dùng cho dây chuyền công nghệ xử lý sắt của nước ngầm

D Cả ba câu đều đúng

Bài tập tại lớp:

Câu 254: Quá trình lọc được đặc trưng bởi những yếu tố nào:

A Tốc độ lọc và loại vật liệu lọc

Trang 22

B Tốc độ lọc và chu kỳ lọc

C Loại vật liệu lọc và chu kỳ lọc

D Tốc độ lọc, chu kỳ lọc, loại vật liệu lọc

Câu 255: Vận tốc nước qua bể lọc chậm theo quy phạm là:

Câu 257: Yêu cầu của vật liệu lọc:

A Đảm bảo thành phần hạt theo yêu cầu phân loại và mức độ đồng nhất về kích thước hạt

B Đảm bảo độ bền vật lý và độ bền hóa học của hạt

C Rẻ tiền, thuận tiện trong khai thác và vận chuyển

D Tất cả các câu đều đúng

Câu 258: Biện pháp rửa bể lọc chậm:

A Rửa bằng thủ công và cơ giới

B Rửa bằng cơ giới và bán cơ giới

C Rửa bằng thủ công và bán cơ giới

D Rửa bằng thủ công, cơ giới, bán cơ giới

Câu 259: Chọn câu đúng:

A Bể lọc chậm được sử dụng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước không dùng chất keo tụ

B Bể lọc nhanh sử dụng cho dây chuyền công nghệ xử lý nước có dùng chất keo tụ

C Bể lọc nhanh được dùng cho dây chuyền công nghệ xử lý sắt của nước ngầm

D Cả ba câu đều đúng

Câu 260: Bể lọc nào sau đây được dùng để xử lý nước mặt mà không cần bể phản ứng

và bể lắng:

Trang 23

Câu 262: “Thời gian làm việc mà lớp vật liệu lọc có chiều dày L đảm bảo lọc nước

đến độ trong quy định” gọi là:

A Chu kỳ lọc

B Thời gian làm việc

C Thời gian ổn định vật liệu lọc

D Thời gian bảo vệ lớp vật liệu lọc

Câu 263: Quá trình nào dùng để đánh giá hiệu quả lọc?

A Cặn bẩn tách ra khỏi nước và gắn lên bề mặt của hạt dưới tác dụng của lực dính kết

B Quá trình tách các hạt cặn bẩn ra khỏi lớp hạt vật liệu lọc đi vào nước dưới tác dụng của lực thủy động

C Bao gồm cả hai quá trình

Bài tập về nhà:

Câu 264: Anh (chị) hãy tính tổng diện tích bể, số bể, diện tích mỗi một bể và chiều

cao toàn phần của bể lọc nhanh trong trạm xử lý có công suất 40.000 m3/ngđêm

Hướng dẫn :

- Cho chiều dày lớp cát lọc L = 1000mm

Câu 265: Anh (chị) hãy cho biết: Rửa bể lọc nhanh có bao nhiêu phương pháp?

Câu 266: Anh (chị) hãy cho biết: Trong quy trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt giai

đoạn nào là giai đoạn cuối cùng để làm trong nước?

Câu 267: Anh (chị) hãy cho biết: Định nghĩa quá trình lọc?

Câu 268: Anh (chị) hãy cho biết: Tốc độ lọc là gì?

Trang 24

Câu 269: Anh (chị) hãy cho biết: Chu kỳ lọc là gì?

Câu 270: Anh (chị) hãy nêu ưu điểm của bể lọc chậm?

Câu 271: Anh (chị) hãy nêu nhược điểm của bể lọc chậm?

Câu 272: Anh (chị) hãy nêu nguyên lý khi lọc của bể lọc nhanh?

Câu 273: Anh (chị) hãy cho biết: Hiệu quả làm việc của bể lọc phụ thuộc vào gì? Câu 274: Anh (chị) hãy cho biết: Chu kỳ công tác của bể lọc phụ thuộc vào yếu tố

nào?

Câu 275: Anh (chị) hãy cho biết: Hiệu quả lọc là kết quả của quá trình nào?

Câu 276: Anh (chị) hãy cho biết: Hệ thống phân phối nước rửa lọc có nhiệm vụ gì? Câu 277: Anh (chị) hãy cho biết: Hệ thống phân phối trở lực nhỏ gồm gì?

Câu 278: Anh (chị) hãy cho biết: Hệ thống phân phối trở lực lớn có lớp sỏi đỡ gồm

những gì?

Câu 279: Anh (chị) hãy cho biết: Hệ thống thu nước rửa lọc có nhiệm vụ gì?

Câu 280: Anh (chị) hãy cho biết: Theo quy phạm tốc độ của bể lọc sơ bộ là bao

nhiêu?

Câu 281: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lọc áp lực được sử dụng trong dây chuyền công

nghệ xử lý nước có công suất và tính chất nguồn nước bao nhiêu?

Câu 282: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lọc tiếp xúc dùng trong dây chuyền công nghệ xử

lý nước ngầm cho trạm xử lý có công suất bao nhiêu?

Câu 283: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lọc nào dòng nước được đưa vào theo chiều từ

dưới lên?

Câu 284: Anh (chị) hãy chọn câu đúng:

A Bể lọc chậm được sử dụng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước không dùng chất keo tụ

B Bể lọc nhanh sử dụng cho dây chuyền công nghệ xử lý nước có dùng chất keo tụ

C Bể lọc nhanh được dùng cho dây chuyền công nghệ xử lý sắt của nước ngầm

D Cả ba câu đều đúng

Chương 6: XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC

Câu hỏi tại lớp:

Câu 285: Anh (chị) hãy so sánh chức năng và công dụng của song chắn rác và máy

nghiền rác?

Trang 25

Câu 286: Anh (chị) hãy cho biết: Trong hệ thống xử lý nước thải thì song chắn rác có

đặt sau lưới chắn rác được không? Tại sao?

Câu 287: Anh (chị) hãy cho biết: Mục đích của việc lắp đặt song chắn rác trong hệ

thống xử lý nước thải?

Câu 288: Anh (chị) hãy cho biết: Lưới chắn rác gồm có bao nhiêu loại?

Câu 289: Anh (chị) hãy cho biết: Lưới chắn rác cố định có kích thước lỗ bao nhiêu? Câu 290:Anh (chị) hãy cho biết: Ưu điểm của bể điều hòa?

Câu 291: Anh (chị) hãy cho biết: Các vấn đề cần quan tâm khi thiết kế bể điều hòa? Câu 292: Anh (chị) hãy cho biết: Tại sao trong quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

thường phải có bể lắng cát?

Câu 293: Anh (chị) hãy cho biết: Chức năng của bể lắng thứ nhất?

Câu 294: Anh (chị) hãy cho biết: Mục đích của bể lắng thứ hai là gì?

Câu 295: Anh (chị) hãy cho biết: Khi kết hợp song chắn rác và lưới chắn rá cùng một

hệ thống xử lý thì nên đặt thiết bị nào trước? Vì sao?

Câu 296: Anh (chị) hãy cho biết: Ưu, nhược điểm của song chắn rác?

Câu 297: Anh (chị) hãy cho biết: Lưới chắn rác có đặc điểm như thế nào?

Câu 298: Anh (chị) hãy cho biết: Kích thước lỗ của lưới chắn rác phụ thuộc vào các yếu tố gì của nước thải?

Câu 299: Anh (chị) hãy cho biết: Song chắn và lưới chắn rác thường được làm từ loại vật liệu gì?

Câu 300: Anh (chị) hãy cho biết: Trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thì thường

lắp đạt thiết bị cơ học nào để xử lý sơ bộ?

Bài tập tại lớp:

Câu 301: Anh (chị) hãy cho biết: Sơ đồ quy trình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt? Câu 302: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng cát đứng được thiết kế cho dòng nước di

chuyển như thế nào?

Câu 303: Anh (chị) hãy cho biết: Hướng di chuyển của dòng nước trong bể lắng

Trang 26

Câu 307: Anh (chị) hãy cho biết tại sao cần phải xử lý sơ bộ trước khi đưa nước thải

vào các quá trình xử lý sau?

Câu 308: Anh (chị) hãy cho biết: Hệ thống tuyển nổi thường được sử dụng trong hệ

Câu 311: Dựa vào các quá trình xử lý sơ cơ học Anh (chị) hãy vẽ sơ đồ quy trình xử

lý nước thải chăn nuôi heo?

Hướng dẫn: Quy trình có xử dụng bể Bể kỵ khí (Biogaz) sau bể lắng thứ nhất

Câu 312: Anh (chị) hãy cho biết: Trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản cần phải có thiết bị nào?

Câu 313: Anh (chị) hãy cho biết: Dầu, mỡ cá trong nước thải chế biến cá Basa có thể được loại bỏ bằng cách nào?

Câu 314: Anh (chị) hãy cho biết: Nguyên tắc hoạt động của thiết bị tuyển nổi?

Câu 315: Anh (chị) hãy cho biết: Thiết bị tuyển nổi thường được sử dụng trong xử lý

nước thải những ngành sản xuất nào?

Chương 7 XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ

Câu hỏi tại lớp:

Câu 316: Anh (chị) hãy cho biết: Tại sao cần phải bổ sung thêm chất keo tụ vào trong

quá trình xử lý nước thải?

Câu 317: Anh (chị) hãy cho biết: Các loại hóa chất thường dùng để keo tụ?

Câu 318: Anh (chị) hãy cho biết: Điểm đẳng điện là gì?

Câu 319: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình tạo bông chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố

nào?

Câu 320: Anh (chị) hãy mô tả quá trình khuấy trộn bằng khí nén?

Câu 321: Anh (chị) hãy cho biết: Định nghĩa quá trình tạo bông?

Câu 322: Anh (chị) hãy cho biết: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo bông cặn? Câu 323: Anh (chị) hãy cho biết: Cơ chế của quá trình tuyển nổi?

Câu 324: Anh (chị) hãy cho biết: Tuyển nổi không tuần hoàn có ưu điểm gì?

Trang 27

Câu 325: Anh (chị) hãy cho biết: Tuyển nổi có tuần hoàn thường tuần hoàn lại khoảng

bao nhiêu lượng nước thải đưa vào?

Câu 326: Anh (chị) hãy cho biết: Phương pháp hấp phụ nước thải được sử dụng khi

nào?

Câu 327: Anh (chị) hãy cho biết: Thế nào là hấp phụ hóa lý?

Câu 328: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình hấp phụ phụ thuộc vào gì?

Câu 329: Anh (chị) hãy cho biết: Nồng độ của chất hấp phụ có quyết định được khả

năng hấp phụ của quá trình không?

Câu 330: Anh (chị) hãy cho biết: Tại sao trong quá trình tái sinh chất hấp phụ lại được

gia nhiệt ở nhiệt độ cao mà lại không có oxy?

Câu 331: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình hóa lý có xảy ra đồng thời với quá trình

hóa học và cơ học trong xử lý nước thải không?

Câu 332: Anh (chị) hãy cho biết: Ưu điểm của phương pháp dùng hóa chất để keo tụ trong xử lý nước thải đệt nhuộm?

Câu 333: Anh (chị) hãy cho biết: Nước thải ngành chế biến thủy sản dùng phương pháp keo tụ ở công đoạn nào?

Câu 334: Anh (chị) hãy cho biết: Trong xử lý nước cấp hiện nay quá trình khử trùng thường dùng phương pháp nào để xử lý?

Câu 335: Anh (chị) hãy cho biết: Các quá trình hóa lý trong xử lý nước cấp?

Bài tập tại lớp:

Câu 336: Các phương pháp tái sinh chất hấp phụ:

A Giải hấp, tái sinh ở nhiệt độ cao

B Trích ly, giải hấp, sinh học

C Hơi quá nhiệt, khí trơ

D Giải hấp, trích ly, tái sinh ở nhiệt độ cao, sinh hoc

Câu 337: Khả năng hấp phụ phụ thuộc vào:

A Diện tích bề mặt chất hấp phụ

B Cơ chế hình thành liên kết: hóa học hoặc lý học

C Vận tốc tương đối giữa hai pha

D Cả ba ý trên

Câu 338: Anh (chị) hãy cho biết có bao nhiêu phương pháp hấp phụ:

A Hai

Trang 28

B Bốn

C Ba

D Một

Câu 339: Anh (chị) hãy cho biết: Trong hệ thống tuyển nổi có tuần hoàn, nước thải

được hoàn lưu lại:

A 10 – 15%

B 10 – 25%

C 15 – 20%

D 15 – 30%

Câu 340: Anh (chị) hãy cho biết: Quá trình tuyển nổi bao gồm:

A Tự nhiên, keo tụ, chân không, áp lực

B Chân không, tuyển nổi, áp lực, trung hòa

C Áp lực, tuyển nổi khí, chân không, tự nhiên, cơ học

D Cơ học, chân không, kỵ khí, keo tụ

Câu 341: Anh (chị) hãy cho biết: Có bao nhiêu phương pháp tuyển nổi?

Câu 342: Anh (chị) hãy cho biết: Có bao nhiêu dạng và nguyên nhân gây tắc màng

Câu 347: Anh (chị) hãy cho biết: Khi tái sinh vật liệu hấp phụ bằng nhiệt thường ở

nhiệt độ bao nhiêu?

Câu 348: Anh (chị) hãy cho biết: Có bao nhiêu phương pháp tái sinh chất hấp phụ? Câu 349: Anh (chị) hãy cho biết: Có thể dùng vật liệu là xành, sứ để làm chất hấp phụ

không?

Câu 350: Anh (chị) hãy cho biết: Phương pháp sinh học với chất bị hấp phụ (chất ô

nhiễm) có thể bị oxy hóa sinh hóa không?

Câu 351: Anh (chị) hãy cho biết: Khả năng phân hủy

Ngày đăng: 14/05/2014, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w