TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN o0o NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH NHÂN VẬT TRẦN NGUYÊN HÃN TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (NGÔ SĨ LIÊN) VÀ TIỂU THUYẾT TRẦN NGUYÊN HÃN (TRẦN THANH CẢNH) TỪ GÓC NHÌN[.]
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình nghiên cứu viết về Trần Nguyên Hãn không nhiều.
So với những công lao to lớn mà Trần Nguyên Hãn để lại cho đất nước, dân tộc Việt Nam thì quả thực số lượng tài liệu hiện nay có liên quan đến ông là rất ít Thế hệ sau biết đến nguồn gốc, cuộc đời của vị danh nhân này chủ yếu qua hai cuốn sử liệu là Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên) và Đại Việt thông sử (Lê Quý Đôn) Các tiểu thuyết lịch sử sau này cũng đã dựa vào đó mà xếp Trần Nguyên Hãn vào dòng dõi hoàng tộc cao quý nhà Trần, cụ thể là con cháu của tư đồ Trần Nguyên Đán Vào cuối năm 2021, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn để hoàn thành bộ ba tác phẩm về ba vị tướng tài giỏi họ Trần mà ông ấp ủ bấy lâu nay Cũng giống như hai cuốn tiểu thuyết lịch sử trước đó, tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn nhận được sự quan tâm của khá nhiều bạn đọc trên khắp cả nước, đặc biệt là những người yêu thích lịch sử Sắp đến thời điểm kỉ niệm 800 năm thành lập vương triều Trần (1225 – 2025), là một người họ Trần, nhà văn viết những cuốn tiểu thuyết này như một sự báo đáp Cuốn sách bao gồm 39 chương Đó là câu chuyện không chỉ kể về những công lao to lớn của anh hùng Trần Nguyên Hãn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy mà còn soi xét đến góc độ đời tư của nhân vật Từ đó, người đọc sẽ càng thêm hiểu rõ về tính cách cũng như sự nghiệp của Trần Nguyên Hãn Đồng thời trong đó còn ẩn chứa những bi kịch đau thương giữa lúc chuyển giao triều đại Nhân dân phải chịu sự áp bức, ngang tàn của quân Minh; hai anh em Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi chấp nhận số phận đầy bi phẫn, cùng vị minh chủ Lê Lợi diệt giặc bảo vệ đất nước Cho đến thời điểm hiện tại khi tôi làm bài khóa luận này mới chỉ có những bài viết được công bố nhỏ lẻ trên mạng xã hội:
Trong bài viết “Tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn của Trần Thanh Cảnh –
Sự minh giải hấp dẫn về một danh tướng lịch sử”, Nguyễn Thị Tính đã có những cảm nhận rất sâu sắc khi đọc tác phẩm: “Trần Nguyên Hãn vừa là một vị anh hùng kinh bang tế thế vừa là một trang nam nhi luyến ái, đa tình Tri bỉ tri kỉ, sau đóng góp công lao làm nên thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,
Trần Nguyên Hãn chỉ muốn sống yên vui với những năm tháng cuối của cuộc đời và chăm lo cho dân chúng vùng Sơn Đông – nơi cha ông đã lập nghiệp và cũng là nơi gắn bó, chở che cho ông những ngày gian khó Vậy mà, ông vẫn phải chết – một cái chết bi kịch, biết trước mà không thể tránh!” [26] Nhân vật Trần Nguyên Hãn hiện lên thật sống động không chỉ ở góc độ lịch sử mà còn ở góc độ đời tư Tuy nhiên, Nguyễn Thị Tính cho rằng: “Bút lực chính của Trần Thanh Cảnh lại nằm ở các trang thể hiện cơ mưu, tài cầm quân của người anh hùng và miêu tả diễn biến chiến trận Các tác phẩm cho thấy, nhà văn đã đọc rất kĩ Đại Việt sử kí toàn thư và cả các truyền thuyết dân gian.”
Nhà văn Tạ Duy Anh trong bài “Trần Thanh Cảnh và bộ ba tiểu thuyết lịch sử” đã nhận định về tác phẩm Trần Nguyên Hãn như sau: “Trần Thanh Cảnh đã quyết định dựng lên một Trần Nguyên Hãn, theo tưởng tượng và suy tư của ông, không chỉ về lịch sử, mà về cả thời cuộc hiện nay Chọn một trong những dị bản về nguyên nhân Trần Nguyên Hãn bị chết, nhà văn họ Trần coi lịch sử chỉ là cái đinh gỉ - vì nhiều khi bản thân nó đã cố tình như vậy – để nói những điều quan trọng hơn về bị kịch dân tộc, cảnh báo cái bị kịch ấy chưa khi nào chấm dứt, vẫn đang tiếp tục, vẫn đang được chính chúng ta tạo ra theo những cách thức vô tình hay cố ý.” [1] Nhà văn cho rằng tiểu thuyết Trần
Nguyên Hãn thật may mắn vì hậu thế đang đi tìm lời giải đáp cho cái chết đầy bi phẫn của võ tướng lẫy lừng nhà Trần
Sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết, nhà văn Uông Triều đã đưa ra ý kiến rằng: “Tôi thích nhất là đoạn Trần Nguyên Hãn bị giải đi trên sông và suy nghĩ về thời cuộc, ông có cái nhìn khách quan độ lượng, bi kịch về dòng dõi, bi kịch về công thần, bi kịch về gia đình, bi kịch về vua tôi, đấy là phút mà Trần Nguyên Hãn suy nghĩ về kết cục không tránh khỏi của mình, trong quãng họ giải ông đi trên dòng sông và suy nghĩ rất nhiều, đó là đoạn đặc sắc và là kết tinh của tác phẩm.” [37]
Trần Thị Hải Quỳ cho rằng: “Sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại rất sinh động Trong sự đan xen ấy còn có sự đan xen giữa con người với thiên nhiên, từ lúc Trần Nguyên Hãn ngồi lên thuyền cho đến lúc mây mưa vần vũ, Nó dường như là cộng hưởng với bi kịch cuộc đời của ông và cộng hưởng với độ tăng tiến của những cao trào, những mâu thuẫn, những giằng xé nội tâm trong con người Trần Nguyên Hãn Và nó tạo thành một kết cấu tiểu thuyết rất hấp dẫn.” [38].
Trong bài “Điều gì làm nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết lịch sử Trần
Nguyên Hãn?”, Nguyễn Nguyệt Nga viết rằng: “Cuốn tiểu thuyết này là một diễn ngôn về lịch sử, cụ thể là diễn ngôn của nhà văn Trần Thanh Cảnh về Trần Nguyên Hãn Ngay lịch sử thuần túy cũng đã để lại biết bao điều để hậu thế phải chiêm nghiệm và vận dụng, huống chi đây lại là một áng văn chương giàu năng lượng ngữ nghĩa Đọc những tác phẩm như thế này không chỉ là một cuộc giao tiếp với lịch sử mà thực sự là một hành trình suy nghiệm về lẽ sống ở đời.” [19] Nguyễn Nguyệt Nga cảm thấy cuốn sách rất thú vị và hữu ích vì giúp cho người đọc có thêm những hiểu biết về các nhân vật lịch sử oai hùng mà trong chính sử chưa chắc đã ghi Độc giả Lê Thị Thùy Dương cũng cảm thấy rất thích thú về cuốn sách:
“Tôi có sự hiểu thấu và logic sự chuyển giao giữa các thời đại từ Lý sang Trần và Lê thì bạn yên tâm là khi đọc được bộ sách này và bạn sẽ giống như tôi, có thể kể cho con bạn nghe thành những câu chuyện rất hấp dẫn về mối liên hệ giữa các nhân vật, đó là cách học lịch sử và gắn kết mẹ con rất tốt, từ niềm hạnh phúc khi khám phá những tên đường tên phố với các con của mình thì tôi tiếp tục khai phá dòng tiểu thuyết này để khám phá ra những tên đường tên phố.” [37].
Trên đây là những nhận định, đánh giá mang tính khái quát về nhân vậtTrần Nguyên Hãn trong tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn Đồng thời là những gợi dẫn hết sức quan trọng để tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu về đề tài này.
Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện yêu cầu của đề tài Một số phương pháp chính được sử dụng là:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Đóng góp của khóa luận
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tiến hành so sánh, đối chiếu về nhân vật Trần Nguyên Hãn trong hai tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên) và tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn (Trần Thanh Cảnh) Qua đó, người viết muốn khẳng định những đóng góp quan trọng về việc sáng tác tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Trần Thanh Cảnh trong văn học Việt Nam đương đại.
Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận có kết cấu 2 chương:
Chương 1: Khái quát về tác giả, tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư và tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn.
Chương 2: So sánh hình tượng nhân vật Trần Nguyên Hãn trong ĐạiViệt sử kí toàn thư và tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn.
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ VÀ TIỂU THUYẾT TRẦN NGUYÊN HÃN
Tác giả Ngô Sĩ Liên và bộ Đại Việt sử kí toàn thư
Ngô Sĩ Liên tên thật là Ngô Quang Hiền Ông là một nhà sử học nổi tiếng thời Lê sơ Sinh sống ở làng Chúc Lí, huyện Chương Đức (nay là thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) Thông tin về ông cho đến nay chỉ có một vài điều sơ lược Tấm bia đá dựng đền thờ ông tại núi Tích Hỏa do người dân lập ghi rằng ông thọ 99 tuổi Nhưng cụ thể về năm sinh, năm mất thì không ai biết rõ.
Ngô Sĩ Liên được người xưa đánh giá cao cả về tài năng lẫn trí tuệ thông suốt Ông đã từng tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhiều lần được chủ tướng Lê Lợi tin tưởng và giao cho nhiệm vụ quan trọng là đi giao thiệp với quân Minh trong thời kì hai bên tạm hòa hoãn chiến sự Năm 1442 đời vua Lê Thái Tông, ông đỗ Tiến sĩ khoa thi Nhâm Tuất Sự xuất hiện của bia tiến sĩ cũng bắt đầu từ đây Dưới triều đại nhà Lê, ông giữ khá nhiều chức vụ lớn nhỏ khác nhau: Đô Ngự Sử, Lễ Bộ Thị Lang, Triều Liệt Đại Phu kiêm Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, Sử Quan Tu Soạn Ông dành chủ yếu thời gian ở Quốc sử viện và Quốc Tử Giám Đây là hai nơi chuyên trách giáo dục về văn hóa đời Lê Sau đó, vua Lê Thánh Tông đã cử ông biên soạn cuốn Đại Việt sử kí toàn thư cho triều đình Về tài viết sử của ông, có người nhận xét là: “Ghi chép đầy đủ, nghĩa lí thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, cùng với sự khuyến khích răn đe công luận, các việc có quan hệ về sau thì không phải điều hai vị Đại nho Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên có thể theo kịp mà các nhà làm sử đời sau đều phải noi theo.” [40]. Đại Việt sử kí toàn thư hoàn thành vào năm Kỉ Hợi, tức là năm 1479.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1697 sách mới được in khắc gỗ và công bố tới nhân dân khắp cả nước Bộ quốc sử gồm có hai phần (15 quyển): phần ngoại kỉ chép từ họ Hồng Bàng (năm 2879 trước Công nguyên) đến hết thời kì Bắc thuộc (năm 938), phần bản kỉ chép tiếp đến khi giặc Minh bị tiêu diệt, Lê Lợi lên ngôi vua (năm 1428) Vậy là Đại Việt sử kí toàn thư đã bao quát một khoảng thời gian dài chừng bốn thiên niên kỉ của nước Đại Việt ta Để có thể viết được cuốn sách này, tác giả đã tham khảo Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu và Đại Việt sử kí tục biên của Phan Phu Tiên Ngoài ra còn có sử sách của Trung Hoa, các truyện chí quái và dã sử Ngô Sĩ Liên tiến hành biên soạn lại sách theo nguyên tắc “có việc nào sót quên thì bổ sung thêm vào, có lệ nào chưa đúng thì cải chính lại, văn chỗ nào chưa ổn thì đổi đi, giản hoặc có việc hay dở có thể khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê mùa ở sau.” [16,20]. Hiện nay, hai cuốn sách Đại Việt sử kí và Đại Việt sử kí tục biên không còn nên người đọc sẽ khó nhận ra được phần nào là do Lê Văn Hưu viết, phần nào là do Phan Phu Tiên viết
Những đóng góp của Ngô Sĩ Liên vào cuốn Đại Việt sử kí toàn thư là vô cùng quan trọng Ngô Sĩ Liên đã dày công nghiên cứu để biên soạn lại, bổ sung lời bàn, đổi tên sách và đặc biệt là có thêm phần ngoại kỉ Sở dĩ có thêm phần này là do “Ngô Sĩ Liên đã ít nhiều tin theo những lời truyền tụng trong dân gian, tin theo tín ngưỡng ngây thơ, chất phác của nhân dân, trong việc nhìn nhận và đánh giá mỗi một sự cố và nhân vật truyền thuyết, lịch sử.” [8- tr.370] Đó chính là điểm đột phá mới mẻ tạo nên những trang viết độc đáo, thể hiện được sự tài hoa qua ngòi bút của sử thần Ngô Sĩ Liên Cho đến bây giờ, các nhà sử gia tiếp tục biên soạn, phân kì lịch sử và viết tiếp phần sau từ đời vua Lê Thái Tổ (năm 1428) đến đời vua Lê Gia Tông (năm 1675) nhưng vẫn giữ nguyên tên sách do Ngô Sĩ Liên đặt là Đại Việt sử kí toàn thư Đại Việt sử kí toàn thư là một công trình đồ sộ chứa đựng những giá trị sâu sắc của dân tộc Việt Nam Trong Từ điển văn học, Nxb Thế giới (2004), tác giả Bùi Duy Tân có viết rằng: “Đây là bộ sử biên niên, soạn sử nước nhà theo quan điểm chính thống, đánh giá người và việc theo tiêu chuẩn đạo đức Nho gia nhằm mục đích giáo huấn.” [8-tr.369] Đại Việt sử kí toàn thư được xếp vào loại sử liệu gốc, có mức độ tin cậy tương đối cao Đó là cả một khung cảnh xã hội rộng lớn được lưu giữ từ đời Hậu Lê Các vấn đề về ngoại giao hay việc phong quan, cấp bổng lộc đều có trong bộ chính sử này Không những có giá trị về mặt lịch sử, Đại Việt sử kí toàn thư còn có giá trị về mặt văn học Theo Giáo sư Đinh Gia Khánh: “Trong Đại Việt sử kí toàn thư có rất nhiều đoạn mà nội dung và lời văn vượt ra ngoài yêu cầu của một công trình sử học Và nếu các bộ sử Cương mục (như bộ Việt sử thông giám cương mục của triều Nguyễn) nên được gạt ra ngoài phạm vi nghiên cứu văn học thì lịch sử văn học cổ đại lại phải tính đến sắc thái văn học rất đậm của Đại Việt sử kí toàn thư.” [31-tr.95] Trong cuốn sách, không gian hiện lên chủ yếu là ở triều đình – nơi quyền uy tối thượng của vua chúa cũng là nơi cốt nhục tương tàn, tranh giành ngôi báu hay chiến trường – nơi anh hùng đấu kẻ thù, máu chảy thành sông, xác chất thành đống Thời gian thường được ghi theo trật tự ngày, tháng, năm và diễn ra theo quy luật của tự nhiên: xuân, hạ, thu, đông Ngoài ra còn phải kể đến những trang sử độc đáo miêu tả cả về tính cách lẫn tâm tư,suy nghĩ của nhân vật Tất cả đều góp phần làm nổi bật lên hình tượng các nhân vật lịch sử giàu chất văn, mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc ta Tiêu biểu là: Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, An Dương Vương, Trần Quốc Tuấn…Chính vì vậy, có rất nhiều tác giả đã lựa chọn cuốn Đại Việt sử kí toàn thư làm nguồn tham khảo chính để sáng tác văn chương, tiểu thuyết lịch sử,… tạo nên hàng loạt các tác phẩm quý giá để lại cho muôn đời sau.
Nhà văn Trần Thanh Cảnh và tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn
Trần Thanh Cảnh sinh ngày 13 tháng 1 năm 1959, quê ở làng Ngọ Xá, huyện Thuận Thành, thành phố Bắc Ninh Ông đã từng là bộ đội đóng quân ở biên giới miền Bắc Sau khi tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, ông trở thành dược sĩ và làm việc trong ngành dược được 30 năm Tưởng chừng như công việc này sẽ gắn bó với ông trong suốt cuộc đời nhưng cho đến năm 2013, khi đã ngoài 50 tuổi, ông mới bắt đầu cầm bút sáng tác văn chương Vừa là dược sĩ, vừa là nhà văn, Trần Thanh Cảnh thực sự là một người có niềm say mê và tâm huyết với nghề
Thành công và may mắn đã đến với Trần Thanh Cảnh ngay từ những tác phẩm đầu tiên Tập truyện ngắn Kì nhân làng Ngọc xuất sắc nhận được giải thưởng về văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2015 Tên tuổi của ông từ đó mà được nhiều người biết đến hơn Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông đã nói rằng: “Văn tôi là con người tôi, tôi viết như một nhu cầu giải tỏa và các nhân vật trong truyện phần nhiều là những hình mẫu ngoài đời, tôi đưa vào trang sách Kí ức được tái hiện, sắp xếp và tôi chỉ việc chép lại Mỗi khi xong một tác phẩm, tôi như trút bỏ một gánh nặng Viết văn trước hết là
“ăn thịt” mình, “xẻ thịt” mình, nghĩa là moi hết tim gan mà viết.” [13] Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác như: Mĩ nhân làng Ngọc (tập truyện ngắn,
2015), Cà phê phố cũ (tập truyện ngắn, 2016), Quái nhân làng Ngọc (tiểu thuyết, 2019)… Cách viết nhanh gọn, mạnh mẽ đã khiến cho các sáng tác của nhà văn liên tục gây “bão” đến bạn đọc Chính vì vậy mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá ông là: “Dược sĩ già, nhà văn trẻ.” [13]
Không chỉ dừng lại ở mảng truyện ngắn, Trần Thanh Cảnh còn viết về tiểu thuyết lịch sử Đây là thể loại khó nhọc, đòi hỏi các tác giả phải nghiên cứu rất nhiều sử sách xưa Đức Thánh Trần và Trần Thủ Độ là hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng gây được hiệu ứng tốt với đông đảo độc giả và các nhà nghiên cứu văn học Khi được hỏi về việc sáng tác tiểu thuyết lịch sử, ông chia sẻ rằng: “Phàm đã là con người về cơ bản, bậc vĩ nhân hay kẻ thường dân cũng khá giống nhau Thế nhưng với các vĩ nhân, bởi trời phú cho họ những năng lực thiên bẩm nên trong những hoàn cảnh cụ thể, họ sẽ hành động vượt lên những cái thông thường Vì thế, họ mới ghi tên mình một cách chói lọi hay dữ dội vào trong sử sách.” [14] Phải nói rằng nhà văn là một người có cái nhìn và quan niệm rất sâu sắc về các nhân vật lịch sử thì mới có thể viết ra được những trang văn hay đến vậy Để hoàn thành bộ ba tác phẩm về ba vị tướng tài giỏi thuộc dòng dõi cao quý nhà Trần, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết
Trần Nguyên Hãn, xuất bản vào tháng 11 năm 2021 “Tác phẩm gồm 39 chương, ứng với 39 năm tại thế của Trần Nguyên Hãn như một cách để ghi nhớ công danh sự nghiệp của bậc anh hùng cứu nước giúp dân nhưng kết thúc cuộc đời đầy bi phẫn Đồng thời, tác phẩm cũng vén màn bức tranh thời cuộc với những âm mưu quyền lực, thủ đoạn chính trị được ví như “mũi dao hiểm độc giấu trong tay áo” của các phe phái tranh giành ngôi cao bổng hậu lúc bấy giờ.” [38] Cũng giống như hai cuốn tiểu thuyết lịch sử trước đó, tiểu thuyết
Trần Nguyên Hãn đã nhận được sự quan tâm của khá nhiều bạn đọc trên khắp cả nước, đặc biệt là những người yêu thích lịch sử Qua tiểu thuyết lịch sử
Trần Nguyên Hãn, nhà văn Trần Thanh Cảnh muốn nhắn gửi đến bạn đọc rằng: “Những nghĩa sĩ có chí lớn họ luôn có tư tưởng vị quốc vong thân, điều lớn nhất đó là sự tồn vong của dân tộc, sự trường tồn của đất nước cho nên Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, đặc biệt là trong vai trò dòng dõi hoàng gia nhà Trần, sẵn sàng vị quốc vong thân, đi về dưới trướng của Lê Lợi miễn là cứu được dân được nước.” [37].
Tiểu thuyết lịch sử Trần Nguyên Hãn đã thành công khi đem đến sự độc đáo, mới mẻ cho văn học Việt Nam đương đại Cuốn sách chứa đựng những giá trị sâu sắc góp phần giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ “Và khi lịch sử còn được ghi lại trong từng trang sách, trong những cuốn tiểu thuyết với văn phong và cách nhìn khách quan của hậu thế, ấy là khi ông vẫn còn lưu danh muôn thuở.” [37]
Tiểu kết chương 1 Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên và tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn của nhà văn Trần Thanh Cảnh đều là hai cuốn sách tiêu biểu viết về nhân vật Trần Nguyên Hãn Trong đó chứa đựng những giá trị sâu sắc cả về lịch sử lẫn văn học của dân tộc Việt Nam ta Đại Việt sử kí toàn thư hoàn thành vào năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lại sử nước ta trong khoảng thời gian dài chừng bốn thiên niên kỉ, từ họ Hồng Bàng (năm 2879 trước Công nguyên) đến khi Lê Lợi lên ngôi vua (năm 1428) Tác giả đã xây dựng thành công không chỉ về không gian, thời gian diễn ra trong bộ sách mà còn khắc họa đa dạng hình tượng các nhân vật lịch sử một cách oai hùng Chính vì vậy,
SO SÁNH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẦN NGUYÊN HÃN TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ VÀ TIỂU THUYẾT TRẦN NGUYÊN HÃN
Những điểm tương đồng về hình tượng nhân vật Trần Nguyên Hãn trong Đại Việt sử kí toàn thư và tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn
2.1 Những điểm tương đồng về hình tượng nhân vật Trần Nguyên Hãn trong Đại Việt sử kí toàn thư và tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn
Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn (1390 – 1429), sống ở trang Sơn Đông (nay thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) Ông là con cháu họ Trần – một dòng dõi hoàng gia cao quý bậc nhất trong triều đại phong kiến Việt Nam; là hậu duệ đời thứ tám của vua Trần Thái Tông – TrầnCảnh, cháu nội của quan Tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán Khi triều đại Trần bắt đầu bước vào giai đoạn suy vi, cả gia đình Trần Nguyên Hãn đã làm theo lời dặn dò của ông nội, lập tức đi lánh nạn để bảo toàn tính mạng gia tộc Nhưng cuối cùng, không chỉ có cha ông là Trần Thúc Giao mà còn hơn năm trăm thuộc hạ đã phải chết thảm dưới lưỡi kiếm của Hồ Quý Ly Mẹ là Lê Thị Hoàn một mình vất vả nuôi dưỡng ông Tận mắt chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, ông ra sức đọc sách, luyện binh đao để sớm đến ngày “đền nợ nước, trả thù nhà”
Trần Nguyên Hãn là một nhân vật lịch sử đã đóng góp rất nhiều sức lực vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra từ năm 1418 đến năm 1427 Lịch sử Việt Nam đã ghi danh: “Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn là người có công lao to lớn gây dựng triều (hậu) Lê, giúp vua Lê Lợi đánh thắng giặc Minh – đội quân xâm lược phương Bắc hùng mạnh nhất trong thế kỷ XV, bảo vệ vững chắc giang sơn bờ cõi.” [30] Khởi nghĩa Lam Sơn là sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc Giặc Minh xâm chiếm nước ta gây ra những tổn thất vô cùng lớn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần Chúng vơ vét của cải quý hiếm; chia rẽ nội bộ các thủ lĩnh quân ta; đàn áp, bóc lột người dân một cách dã man, tàn bạo: thiêu xác, chặt đầu, quấn ruột vào cây,… Mục đích của chúng là muốn đè bẹp ý chí của nhân dân ta, biến nước ta thành người Hán đồng nghĩa với việc xóa sổ vĩnh viễn người Việt Lúc này, Lê Lợi cùng các vị anh hùng hào kiệt như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh,
… đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc ngoại xâm Trần Nguyên Hãn là một trong những nhà quân sự có công đầu làm nên hàng loạt chiến thắng oanh liệt, giải thoát nhân dân khỏi sự thống trị tàn bạo của giặc Minh, đem lại hòa bình cho đất nước Bởi vậy mà vua Lê Thái Tổ đã phong tặng ông bốn chữ “Khai Quốc Nguyên Huân” Nhà sử học Lê Văn Lan nói rằng: “Trần Nguyên Hãn nổi lên như một ngôi sao sáng chói.” [7]
Trần Nguyên Hãn là một danh nhân có tài năng xuất chúng trong lịch sử Việt Nam Mỗi tác phẩm viết về Trần Nguyên Hãn đều được khám phá,nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau Mặc dù hình tượng nhân vật được khắc họa theo cách viết, ý đồ sáng tạo của tác giả nhưng đều có những điểm chung nhất định Trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên và tiểu thuyết Trần
Nguyên Hãn của Trần Thanh Cảnh, điểm tương đồng về hình tượng nhân vật
Trần Nguyên Hãn được thể hiện rõ nét nhất ở khía cạnh lịch sử
2.1.1 Trần Nguyên Hãn trong trận đánh Tân Bình, Thuận Hóa
Khi viết về Trần Nguyên Hãn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cả Đại
Việt sử kí toàn thư và tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn đều ghi chép đầy đủ về những chiến công hiển hách của ông Trần Nguyên Hãn gia nhập nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1420 (có tài liệu ghi năm 1423) nhưng cho đến năm 1425, ông mới chính thức tham gia vào những trận đánh lớn do Lê Lợi chỉ huy Đầu tiên phải kể đến đó là trận đánh Tân Bình, Thuận Hóa – vùng đất rộng lớn nằm ở phương nam Nếu như làm chủ được nơi đây thì sẽ rất có ích cho việc tiến quân ra bắc Đại Việt sử kí toàn thư có chép: “Mùa thu, tháng 7, vua dự đoán thành giặc ở các xứ Thuận Hóa, Tân Bình đã từ lâu không thông tin tức với Nghệ
An và Đông Đô, bảo các tướng: "Người làm tướng giỏi ngày xưa bỏ chỗ rắn đánh chỗ mền, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, như thế chỉ dùng một nữa sức mà nên công gấp đôi" Bèn sai Tư đồ Trần Hãn và Thượng tướng Lê Nỗ báo cho bọn Lê Đa Bồ đem hơn 1000 quân và 1 thớt voi ra đánh các thành Tân Bình, Thuận Hoá và chiêu dụ nhân dân Đến sông Bố Chính thì gặp giặc Minh, bọn Hãn đưa quân vào chỗ hiểm yếu, bí mật mai phục ở Hà Khương để nhử giặc Tướng Minh là Nhậm Năng đem hết quân tiến vào Bọn Hãn hợp binh tượng còn lại để đánh rồi giả cách thua chạy Năng đuổi theo, quân mai phục đánh kẹp hai bên, giặc Minh tan vỡ, bị chém đầu và chết đuối rất nhiều. Bấy giờ quân của Hãn và Nỗ có ít mà quân giặc còn rất đông, đã sai người báo gấp và xin thêm quân từ trước Vua sai tiếp bọn Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn
An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biển đến thẳng chổ đó Đến khi được tin thắng trân của Nỗ, liền thừa thắng đánh vào các xứ ở Tân Bình, Thuận Hóa. Quân và dân các nơi bị giặc chiếm đều quy thuận Quân Minh vào thành cố thủ Thế là Thuận Hóa, Tân Bình đều thuộc về ta cả Các tướng say tôn vua là
"Đại thiên hành hóa" Từ đó, các mệnh lệnh, dụ văn, phần nhiều lấy bốn chữ ấy để xưng.” [11-tr.336] Tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn cũng đã ghi rằng:
“Tháng Bảy năm Ất Tỵ (1425) Bình Định Vương Lê Lợi sai Tư đồ TrầnNguyên Hãn dẫn đầu cùng Thượng tướng Lê Nỗ, Lê Đa Bồ đem một nghìn quân, một thớt voi đi chiêu dụ nhân dân và đánh các thành Tân Bình, Thuận Hóa.” [2-tr.118]
Khi bị giặc Minh chặn đánh, Trần Nguyên Hãn đã bày ra kế sách và nói với Lê Nỗ rằng: “Quân ta ít, quân địch đông, giờ mà đánh thẳng vào trại của chúng là tự sát Tướng quân cầm hai phần quân phục sẵn ở hai bên rừng Hà Khương, tôi dẫn một phần quân tới trại giặc khiêu chiến rồi giả vờ thua rút chạy Chúng đuổi theo lọt vào ổ phục kích, ông đổ quân ra đánh, tôi quay ngựa đánh vật lại, thể nào cũng thành công.” [2-tr.119] Đúng như kế hoạch đã vạch sẵn, “Trần Nguyên Hãn dẫn người ngựa mang theo cả thớt voi chiến đến trại của tướng Minh là Đô đốc Nhậm Năng bắn súng thần công vào khiêu chiến Nhậm Năng thấy quân Hãn ít, bèn mở trại dẫn quân ra đánh lại Hãn ra hiệu cho voi chiến lùi lại sau trận còn mình thân cùng hai tướng tâm phúc Nông Đắc Thái và Bế Khắc Triệu dẫn quân tinh nhuệ múa gươm xông vào đánh nhau với quân Minh Hai bên quần thảo hồi lâu, Hãn phi ngựa vào trận chém đầu quân giặc rụng như sung.” [2-tr.119] Đến khi tướng giặc chết, quân Minh hốt hoảng bỏ chạy, “Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ hô quân đuổi rát, đánh xộc luôn vào trại giặc, chém giết không biết bao nhiêu mà kể Thu được vô khối chiến thuyền, khí giới Trần Nguyên Hãn bảo Lê Nỗ: “Ta nên vận ngay chước đà đao, thuận đường thắng lợi, tấn công ngay thành khiến cho bọn chúng không kịp định thần, thể nào cũng xong.”” [2-tr.120]
Trong trận đánh này, quân Lam Sơn có phần yếu thế bởi số lượng quân địch rất đông Nhưng với tư duy chiến lược đỉnh cao của Trần Nguyên Hãn, quân ta đã giành chiến thắng Kết quả là thành được hạ ngay trong buổi, chủ tướng Lê Lợi làm chủ được hai vùng đất rộng lớn và kéo về đông đảo người dân, còn Trần Nguyên Hãn được coi là “bậc kì tài” trong thiên hạ
2.1.2 Trần Nguyên Hãn trong trận đánh thành Đông Quan
Trong bài viết “Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn – ngôi sao sáng thế kỉXV”, Trần Nguyên Trung cho rằng: “Trần Nguyên Hãn đã cùng với nghĩa quân Lam Sơn không sợ hiểm nguy, xông pha trận mạc, lập nhiều chiến công vang dội, khiến quân thù phải khiếp sợ.” [30] Những thắng lợi vẻ vang trong trận Tân Bình, Thuận Hóa đã giúp Trần Nguyên Hãn ngày càng có được nhiều sự tin tưởng của Bình Định Vương Lê Lợi Ông tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân tiến đánh thành Đông Quan (hiện nay là thành Thăng Long), chiến đấu với hàng vạn quân Minh Đại Việt sử kí toàn thư viết: “Ngày 23, vua sai bọn Trần Hãn, Lê Bị đem hơn trăm chiếc thuyền thủy quân, ngược dòng sông Đại Lũng ra cửa sông Hát, rồi thuận dòng xuôi đến bến Đông Bộ Đầu sông Lô, bọn Lê Lễ đem hơn 1 vạn quân bộ bí mật tiến đến cầu Tây Dương Vua đích thân dẫn binh tượng đến cửa Nam ngoài thành Đại La để đánh thành Đông Quan Đến đêm, hồi canh ba, quân bốn mặt đánh ập vào, phóng lửa đốt các nhà ở ngoài thành, khói lửa mù mịt đầy trời Các doanh quân đóng ngoài thành của Phương Chính tranh nhau chạy vào cửa thành xác chết gối lên nhau Ta bắt hết những người trong nước buộc phải theo giặc và hơn trăm chiến thuyền cùng rất nhiều khí giới, nghi trượng Giặc biết là quân dân các vùng gần đó đều theo về ta cả, thế là mỗi ngày một cùng quẫn, lại đắp thêm tường lũy, liều chết cố thủ, để đợi viện binh.” [11-tr.339] Cùng nhắc đến chiến công này, tiểu thuyết
Trần Nguyên Hãn viết: “Rạng ngày 23 tháng Mười năm Bính Ngọ (1426), cánh quân thủy do Trần Nguyên Hãn chỉ huy đã tới gần bến Đông Bộ Đầu. Trại thủy quân của bọn Minh do đô đốc Phương Chính chỉ huy có hàng trăm chiến thuyền đậu kín bến sông Trên bờ quân bộ đóng trại từ bờ sông vào đến tận cửa Bắc của thành nội Đông Quan Gần đến nơi, Hãn gửi tin thư cấp báo cho Bình Định Vương rồi chia quân làm hai cánh thủy bộ, nổ pháo hiệu, đánh thẳng vào trại giặc Trong khói lửa ngút trời, Phương Chính nhìn thấy Trần Nguyên Hãn cầm gươm hô quân lính xông thẳng vào trung quân đánh giết. Chính sợ mất vía Nguyên trận trên sông Lỗi Giang, Chính đã đọ gươm với Hãn vài hiệp Biết mình không phải là đối thủ của Hãn, hắn bèn hô quân cận vệ xông ra đánh cản, còn mình nhảy lên ngựa phi chạy biến vào thành Đông Quan Quân lính nhà Minh thấy thế cũng bỏ chạy theo chủ tướng Cánh quân bộ của Hãn đánh cắt ngang trại giặc rồi đánh thẳng xuống cửa Đông thành Đại La, hợp với đại quân của ta tiến vào vây kín Cánh quân thủy nhanh chóng làm chủ bến Đông Bộ Đầu, trấn luôn mặt Bắc thành Đại La, thu được hàng trăm chiến thuyền và nhiều khí giới, nghi trượng” [2-tr.145]
Những kế sách đúng đắn đã giúp Trần Nguyên Hãn giết chết rất nhiều tên tướng giặc, lập được công lớn và làm cho Lê Lợi vô cùng hài lòng Trong tờ hòa ước ghi tên các thủ lĩnh nghĩa quân, Trần Nguyên Hãn được xếp thứ hai, ngay sau tên vua Sau chiến thắng thành Đông Quan, Trần Nguyên Hãn được phong chức Thái úy – chức quan đứng đầu ngũ tướng lĩnh Nhà sử gia Phan Huy Chú đã dành lời khen và sự khâm phục về tài quân sự của Trần Nguyên Hãn: “Tóm lại không hổ là bậc tướng giỏi.” [3-tr.226].
2.1.3 Trần Nguyên Hãn trong trận đánh thành Xương Giang
Nếu như hai trận chiến trước đó đã giúp Trần Nguyên Hãn dành được sự tin tưởng của chủ tướng Lê Lợi, có được vị thế cao trong nghĩa quân Lam Sơn thì trận Xương Giang đã hoàn toàn bộc lộ được trọn vẹn tài năng xuất chúng của Trần Nguyên Hãn và khiến tên tuổi của ông in đậm dấu ấn trong lịch sử dân tộc Việt Nam Vào thế kỉ XV, quân Minh xây dựng thành Xương Giang tại vùng đất rộng lớn, bằng phẳng nhưng rất khó tấn công bởi xung quanh thành là hệ thống các sông con, đầm lầy, rộc trũng Thành Xương Giang nằm cách thành phố Bắc Giang 2km, cách sông Thương 3km Xương Giang là thành kiên cố, phòng vệ chắc chắn với đông đảo lực lượng quân binh Có tài liệu còn ghi rằng con số thực tế có thể lên tới hàng vạn quân. Năm 1427, các tướng giỏi ở quân Lam Sơn nhiều lần vây chặt thành, chiến đấu không ngừng nghỉ suốt nhiều tháng với hơn 30 trận đánh Tuy nhiên, kết quả vẫn không hạ được thành Cho đến khi Trần Nguyên Hãn được giao trọng trách chỉ huy toàn quân, Xương Giang mới được đại phá thành công Đại Việt sử kí toàn thư đã viết: “Tháng 9, ngày mồng 8, bọn Thái úy
Trần Hãn, Tư mã Lê Sát, thiếu úy Lê Triện, Lê Lý đánh lấy được thành Xương Giang Khi ấy, viên chỉ huy nhà Minh là Kim Dận cho là thành này nằm ngay trên đường về của quân Minh, nên cùng với tên quan mới bổ đến là
Những điểm khác biệt về hình tượng nhân vật Trần Nguyên Hãn trong Đại Việt sử kí toàn thư và tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn 21 1 Vị Tả tướng chí đạo trong Đại Việt sử kí toàn thư và võ tướng mưu lược đa tình trong tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn 22
Việc viết sử đòi hỏi các nhà sử gia phải tuân theo những yêu cầu nhất định như tôn trọng sự thật lịch sử, đảm bảo tính trung thực, khách quan, cấu trúc chặt chẽ, ngôn từ cô đọng… Người viết sử buộc phải chép đúng sự thật bởi đó là những tri thức vô cùng quan trọng cho con cháu muôn đời sau Tuy nhiên, họ có thể xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử dựa trên quan điểm, suy nghĩ cá nhân của mỗi người Chính vì những yêu cầu khắt khe đó mà nhân vật Trần Nguyên Hãn trong Đại Việt sử kí toàn thư chỉ được Ngô Sĩ Liên khắc họa qua các hành động, chiến tích lừng lẫy dẹp tan quân xâm lược nhà Minh. Ngô Sĩ Liên hầu hết là nói về những công lao to lớn của ông đối với đất nước, còn về tính cách, thế giới nội tâm thì hoàn toàn không được nhắc đến Mặc dù những chi tiết miêu tả về Trần Nguyên Hãn trong bộ chính sử không nhiều nhưng đủ để người đọc hình dung được “bức tượng đài” người anh hùng họ Trần vĩ đại của dân tộc, luôn một lòng một dạ trung nghĩa Để viết cuốn tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn, chắc hẳn nhà văn Trần Thanh Cảnh đã phải đọc rất kĩ bộ sách này nên mới có thể tái hiện lại hình tượng nhân vật Trần NguyênHãn văn võ song toàn một cách cụ thể và chân thực đến vậy Với ngòi bút tài hoa ấy, Trần Thanh Cảnh không chỉ xây dựng Trần Nguyên Hãn ở góc nhìn lịch sử mà còn sáng tạo độc đáo về góc nhìn đời tư nhân vật theo quan điểm của riêng mình Và quan trọng là nhà văn vẫn giữ được tính trung thực vốn có của lịch sử Điều đó đã tạo nên sự khác biệt so với bộ Đại Việt sử kí toàn thư, gây dựng được dấu ấn riêng cho nhà văn và đặc biệt là thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc trên khắp cả nước
2.2.1 Vị Tả tướng chí đạo trong Đại Việt sử kí toàn thư và võ tướng mưu lược đa tình trong tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn
Trần Nguyên Hãn là con cháu hoàng gia nhà Trần – triều đại của những vĩ nhân lịch sử Ông được thừa hưởng tài thiên phú của cha ông mình, đó cũng là lẽ đương nhiên Trong đó phải kể đến vua Trần Thủ Độ - người có công lập nên triều đại nhà Trần và các tướng cầm quân có bản lĩnh phi thường như: Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn Đại vương Trần Nhật Duật, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư,… Họ đều là những vị anh hùng có công lao rất lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên Và ngay đến cả đời ông nội Trần Nguyên Hãn là Tư đồ Trần Nguyên Đán cũng đã đóng góp rất nhiều sức lực vào việc phò vua giúp nước, có công dẹp loạn ngoại tộc Dương Nhật Lễ và được phong quan từ rất sớm Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, Trần Nguyên Hãn hiện lên là một vị tướng thông minh xuất chúng, tận trung với đất nước, với dân tộc Từ trận đánh Tân Bình, Thuận Hóa (1425), trận Đông
Bộ Đầu (1426) cho đến trận Xương Giang (1427), Trần Nguyên Hãn đều khẳng định được tài quân sự đỉnh cao của mình, khiến cho lũ giặc phải khiếp sợ bỏ chạy và dẹp tan ý định xâm lược nước ta Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên có chép rằng: “Đến sông Bố
Chính thì gặp giặc Minh, bọn Hãn đưa quân vào chỗ hiểm yếu, bí mật mai phục ở Hà Khương để nhử giặc Tướng Minh là Nhậm Năng đem hết quân tiến vào Bọn Hãn hợp binh tượng còn lại để đánh rồi giả cách thua chạy.Năng đuổi theo, quân mai phục đánh kẹp hai bên, giặc Minh tan vỡ, bị chém đầu và chết đuối rất nhiều.” [11-tr.336] Hơn nữa, Trần Nguyên Hãn còn rất giỏi chiến đấu dưới nước: “Ngày 23, vua sai bọn Trần Hãn, Lê Bị đem hơn trăm chiếc thuyền thủy quân, ngược dòng sông Đại Lũng ra cửa sông Hát, rồi thuận dòng xuôi đến bến Đông Bộ Đầu sông Lô, bọn Lê Lễ đem hơn 1 vạn quân bộ bí mật tiến đến cầu Tây Dương Vua đích thân dẫn binh tượng đến cửa Nam ngoài thành Đại La để đánh thành Đông Quan.” [11-tr.339] Tài năng của Trần Nguyên Hãn đã được thể hiện rõ nét nhất trong trận chiến quan trọng là hạ thành Xương Giang: “Trần Hãn chặn đứng đường vận chuyển lương thực của giặc, sai bọn Lê Vấn, Lê Khôi, đem 3 nghìn quân Thiết đột, 4 thớt voi, cùng với bọn Sát, Lý, Nhân Chú, Văn An tấn công bọn giặc.” [11- tr.350] Bất kể là dàn trận tiến công, phòng thủ trên mặt đất hay dưới nước, sử dụng súng hay gươm thì Trần Nguyên Hãn hoàn toàn có đủ bản lĩnh “đánh đâu thắng đó”, khiến quân giặc “chết như ngả rạ” Những trận chiến đấu với kẻ thù đều được diễn ra đúng theo kế sách ban đầu mà ông đã đặt ra Đó chính là lí do ông nhận được sự tin tưởng của Bình Định Vương Lê Lợi và nắm toàn quyền chỉ huy quân lính trong trận đánh tại thành Xương Giang
Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Sử học (1960) của Phan
Huy Chú đã có lời ca ngợi vị anh hùng văn võ song toàn: “Anh tài giúp vua gặp hội phong vân, trổ hết trí dũng, đều là có công đầu mở nước cả… Lúc trăm trận gian nan đã bày mưu dùng sức để bình giặc Ngô, nên cơ nghiệp nhà vua, tóm lại không hổ là bậc tướng giỏi.” [3-tr.226] Bằng những chi tiết đắt giá về Trần Nguyên Hãn, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã tạo nên một tượng đài anh hùng bất tử trong lòng nhân loại Bởi vậy, nhân dân xã Sơn Đông đã sáng tác bài thơ Trần Tả tướng công để ca ngợi công lao to lớn của Trần Nguyên Hãn – một vị tướng tài ba, dũng mãnh, dành cả cuộc đời để bảo vệ đất nước, đem lại hòa bình cho dân tộc và cũng để con cháu sau này luôn nhớ đến ông:
“Vạn cổ anh linh trấn thạch Thành Tinh trung bất diệt trấn uy thanh Huân cao hải bắc sơn Nam trạng
Lô thủy ba trừng nguyệt ảnh minh.” [34-tr.87].
Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên hoàn toàn không nhắc tới đời tư của nhân vật Trần Nguyên Hãn mà chỉ tập trung miêu tả con người chiến trận Tuy nhiên, khi đọc tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn của nhà văn TrầnThanh Cảnh, người đọc sẽ được biết đến không chỉ về tài mưu lược đỉnh cao của Trần Nguyên Hãn mà còn cả về những câu chuyện tình cảm xuyên suốt trong cuộc đời ông, thậm chí còn nhắc tới vấn đề được coi là nhạy cảm nhất:đời sống tính dục Nhà văn quan niệm rằng: “Họ cũng là con người, càng viết chân thực và trung thực về đời sống của con người, kể cả sex thì có hơn không hay chỉ tô vẽ công trạng của họ, bắt họ sống như thánh thần?” [13]. Cũng giống như hai cuốn Đức Thánh Trần và Trần Thủ Độ, nhà văn đã không ngần ngại đưa yếu tố sex vào tác phẩm sử thứ ba của mình một cách khéo léo và tinh tế Đó là những đoạn tình ái của Trần Nguyên Hãn với ba mối tình của ông là nàng Vi Thị Hoa, nàng Lê Thị Tuyển và nàng Tiểu Bích hay Nguyễn Trãi với Thị Lộ Bởi vậy, nhân vật anh hùng dân tộc Trần Nguyên Hãn qua những trang sách của Trần Thanh Cảnh luôn được khám phá ở góc nhìn đa chiều, toàn diện và càng trở nên vĩ đại hơn
Nhà văn đã tái hiện lại mối nhân duyên giữa Trần Nguyên Hãn với nàng Vi Thị Hoa một cách rất chi tiết, cụ thể từ bối cảnh gặp gỡ cho đến khi thành vợ chồng Vào năm 17 tuổi, cả gia đình Trần Nguyên Hãn bị truy sát. Ông phải trốn vào rừng Thần để bảo toàn tính mạng Bởi vậy, trong lòng ông luôn mong sớm đến ngày “một mình một gươm, xông thẳng vào hang ổ của kẻ giết cha mình, băm vằm mổ xẻ, ăn gan uống máu cho thỏa chí căm thù.” [2-tr.31] Và trong khoảng thời gian ẩn náu chốn rừng sâu, Trần Nguyên Hãn đã gặp được tình yêu đầu đời của mình: “Nàng tên là Vi Thị Hoa, khi đó mười sáu, kém Hãn một tuổi Nàng mặc bộ quần áo chẽn gọn ghẽ màu chàm đen để đi rừng, khiến cho thân thể con gái trẻ trung căng tràn sức sống, ngời ngợi phô bày Da trắng hồng Khuôn mặt như trăng rằm lấm tấm những giọt mồ hôi vì leo núi đường xa.” [2-tr.32,33]; “Những buổi trưa nay, thiếu nữ mang thức ăn tới hang như mang theo cả một điều gì đó mới mẻ Hãn không định hình được Như có một luồng không khí mới xua tan dần cái u ám, đau thương buồn thảm Thốt nhiên, Hãn thấy thèm ăn, thèm sống, thèm được ra ngoài kia nhảy nhót múa võ gào thét Sức lực trai trẻ trong người tưởng như đã tiêu vong sau một biến cố khủng khiếp của cuộc đời từ đâu lại tràn về nhiệt huyết Hãn ăn thịt gà, xôi nếp ngon lành như cả đời này chưa từng được nếm món bình dị của người miền núi Sơn Đông bao giờ vậy Hãn nhìn nàng thiếu nữ trẻ Vi Thị Hoa với ánh mắt hàm chứa lòng biết ơn, và có một điều gì đó chưa rõ rệt, nhen lên mơ hồ trong lòng chàng.” [2-tr.33] Vi Thi Hoa là người đã giúp Trần Nguyên Hãn vực dậy sau nỗi đau buồn tột cùng khi phải chứng kiến những người trong nhà lần lượt bị giết hại Và nàng cũng là người luôn ở bên cạnh chăm sóc từng “miếng cơm, manh áo” cho ông Sau đó, hai người đã được Thiền sư Trúc Khê tác thành vợ chồng và có với nhau một đứa con trai Trên chiến trường, Trần Nguyên Hãn hiện lên là một võ tướng dũng mãnh và tài ba, còn khi trở về với cuộc sống đời thường, ông giống như mọi chàng trai trẻ khác: “Trần Nguyên Hãn cũng dành cho Vi Thị Hoa sự mê đắm không cưỡng lại được Ngọn lửa tình của tuổi trẻ khiến họ gắn chặt vào nhau. Nồng nàn Họ ái ân thắm thiết.” [2-tr.38] Ngay cả khi Trần Nguyên Hãn bị trói xiềng xích trên con thuyền xuôi dòng Lô Giang: “Ông nhớ đến những ngày sống cùng nàng Vi Thị Hoa ở trong bản Lâm, rừng Thần Đấy có lẽ là những ngày êm đềm nhất của cuộc đời ông.” [2-tr.58].
Thêm nữa, nhà văn còn sáng tạo ra câu chuyện tình yêu giữa Trần Nguyên Hãn và nàng Lê Thị Tuyển Trong lần Trần Nguyên Hãn rời bản Lâm ra bến Đông Hồ, ông cùng gia đình Lê Công hợp lực mở rộng sản xuất, buôn bán Khi đó, ông đã gặp được nàng Tuyển Nhà văn Trần Thanh Cảnh có viết:
“Phần Lê Thị Tuyển, được gần gũi tiếp xúc với Nguyễn Thị Lộ, cô sơn nữ được chỉ dẫn cách ăn mặc trang điểm, đẹp hẳn ra Một trang nam nhi tráng khí ngời ngời sóng đôi cùng một thiếu nữ trẻ trung mơn mởn từ Sơn Đông xuống đi khắp thành Đông Quan Thật sự đó cũng là thời gian vui vẻ của TrầnNguyên Hãn Bởi đi cùng một cô gái trẻ xinh, nhanh nhẹn đối với một người đàn ông trong tuổi đương thì luôn là một niềm phấn khích lớn Họ rong ruổi bán hàng ngày đêm cùng nhau Kề vai sát cánh bên nhau Thân tình với nhau.Nhiều khách hàng nhìn thấy buột miệng khen đẹp đôi, khiến hai người cảm thấy bâng khuâng.” [2-tr.79] Đặc biệt, độc giả sẽ cảm thấy ngại ngùng và đỏ mặt khi đọc đến cảnh ái ân nóng bỏng giữa Trần Nguyên Hãn và nàng Lê ThịTuyển: “Hãn bế xốc Tuyển lên, băng vào sâu trong bãi, lăn xuống thảm cỏ mềm mượt thơm nức Tung hết xống áo của hai người ra phủ lên Giữa đất trời trăng sao sáng rỡ như ban ngày, trên nệm cỏ thơm nức, thân thể ngọc ngà trắng muốt của nàng thiếu nữ trinh trắng cong lên đợi chờ dâng hiến TrầnNguyên Hãn là một người đàn ông trưởng thành nên biết phải làm gì Hãn nâng niu ngắm nhìn vuốt ve bầu ngực trinh trắng rắn chắc của nàng một cách tôn thờ Âu yếm Hãn lướt môi mình trên những ngọc ngà châu báu của nàng.Đôi môi nóng rực nút nhẹ hai núm vú xinh xinh nhỏ nhắn mơ hồ như hạt sen non Hãn dụi mặt vào miền thảo nguyên xanh non êm ái của nàng Hít hà. Nàng trinh nữ không chịu nổi, rướn lên rên rỉ trong niềm khát khao hoan lạc:
“Chàng ơi ” Khi thân thể cường tráng của Hãn xâm nhập vào mình, nàng trinh nữ nở một nụ cười mãn nguyện Đôi môi nàng rực lên như bông sen Tây
Hồ buổi sớm mở ra đón ánh bình minh Nàng Lê Thị Tuyển đã dâng hiến trọn vẹn cho Trần Nguyên Hãn Họ bên nhau cả đêm.” [2-tr.83] Nàng Tuyển đã giúp đỡ Trần Nguyên Hãn rất nhiều trong lúc ông đi tìm minh chủ Tình cảm của họ dần chớm nở sau khoảng thời gian gần gũi với nhau Trần Nguyên Hãn thật lòng yêu thương Lê Thị Tuyển và quyết không để nàng thiệt thòi. Ông đã trở về bến Đông Hồ và xin Lê Công cưới Tuyển về làm thứ thê Nàng cũng đã sinh cho ông hai người con trai Có thể thấy rằng, Trần Nguyên Hãn không những là một vị tướng có bản lĩnh phi thường trên chiến trận mà còn là người đàn ông giàu tình cảm và luôn có trách nhiệm với gia đình
Trần Nguyên Hãn với hai mối tình là nàng Vi Thị Hoa và nàng Lê Thị Tuyển đều có kết quả tốt đẹp và hạnh phúc, thế nhưng, cuộc tình thứ ba với nàng Tiểu Bích lại không được suôn sẻ và để lại trong lòng ông những cay đắng day dứt khôn nguôi Nhà văn Trần Thanh Cảnh đã viết về cuộc tình này kéo dài tới gần mười trang Trong những ngày tháng huấn luyện thủy quân tại sông Linh Giang, Trần Nguyên Hãn đã tình cờ gặp được nàng Tiểu Bích – người con gái với nhan sắc diễm lệ: “Một cô gái đang chèo thuyền trên sông cất giọng hò ngọt lịm Mỗi lần rướn người lấy hơi chèo hát, dáng người thon thả, mong manh như bay trên sóng nước, vẽ nên những nét mềm mại xao lòng trong cảnh chiều hôm.” [2-tr.126]; “Trần Nguyên Hãn ngây người nhìn nàng thiếu nữ bán chè trên sông Ánh mắt nàng long lanh nhìn ông ngưỡng mộ. Cặp má hồng rực lên sắc xuân Nàng nói nhanh một hơi xong, ngây ngô nhìn Hãn, môi hé mở chờ đợi Hình như trong ánh mắt của nàng nhìn ông có cả điều gì đó sâu xa không diễn tả được bằng lời Những điều đó với người trai người gái, chỉ cần nhìn vào mắt nhau là biết Giao cảm Thấy như họ đã từng gặp nhau từ muôn kiếp nào Thân thuộc lạ lùng.” [2-tr.128] Trần Nguyên Hãn khi đó mới ba mươi lăm tuổi Đây là lần đầu hai người gặp nhau vậy mà họ dường như đều có cảm giác thân quen về đối phương Nhà văn đã tái hiện lại những đoạn tình ái nam nữ ngọt ngào, táo bạo giữa Trần Nguyên Hãn và nàng Tiểu Bích: “Họ tan vào nhau Gắn chặt vào nhau Nuốt chửng nhau Hòa thành một khối khít khao nóng bỏng Cùng vò xoắn và rung giật trong cơn bão tình mây gào gió rú liên hồi kỳ trận trên đỉnh Vu Sơn tưởng như không bao giờ dứt Trần Nguyên Hãn vục mặt, lướt trên tất cả những ngọc ngà châu báu của Tiểu Bích Phần thân thể thiếu nữ bí ẩn đẹp đẽ nhất của nàng vươn cao mời mọc Miền thảo nguyên mướt xanh mềm mại, thơm mát như thảm thủy hương thảo trên lạch nguồn bí ẩn của dòng Linh Giang Tràn trề tinh khiết Một cảm giác dịu êm dâng lên tràn ngập trong lòng Hãn úp mặt trên thảm cỏ thần bí của Tiểu Bích, thì thầm: “Ôi, ta chỉ muốn mau đánh đuổi cho xong lũ giặc Ngô tàn bạo cút về bên kia biên giới để đêm đêm ta được úp mặt nằm ngủ trong tấm lòng êm ái, thơm nức này của nàng mà thôi!”” [2-tr.139]. Suốt bấy lâu nay đi chinh chiến, Trần Nguyên Hãn chỉ để tâm tới việc bày binh bố trận, cứu nước, cứu dân mà không màng đến bất cứ điều gì khác Sự xuất hiện của nàng Tiểu Bích đã khơi lại cảm xúc tình yêu mãnh liệt từ sâu bên trong con người ông Tuy nhiên, lần này Trần Nguyên Hãn phải dẫn quân ra Bắc và không thể ở lại chăm sóc cho Tiểu Bích nhưng trước khi đi ông đã cố gắng lo toan mọi thứ cho nàng một cách chu đáo Trần Nguyên Hãn và Tiểu Bích không hề biết rằng, sau lần đó, họ đã xa nhau mãi mãi Tiểu Bích cũng chính là người con gái khiến ông nhớ đến nhiều nhất, là người “ông những muốn mặc kệ tướng sĩ, chiến trận, quốc gia, đất đai, thành quách Mặc kệ cả cái gọi là chí trai, công danh, núi sông, sử sách Ông muốn buông bỏ tất.” [2-tr.158]
Ngoài ra, cảnh tình giữa Nguyễn Trãi và Thị Lộ cũng không kém phần nóng bỏng và hấp dẫn khiến người đọc sượng sùng: “Ở góc sân, dưới chum nước mưa đặt cạnh cây cau, Trãi đang cầm một chiếc gáo nhỏ múc nước từ chum ra dội cho Thị Lộ đứng cong người xõa tóc ra gội Họ vừa dội nước gội đầu cho nhau, vừa nói cười thân mật tình tứ Không rõ họ nói với nhau những gì, chỉ thấy tiếng cười rúc rích Lả lơi Thị Lộ để trần hoàn toàn thân trên,cánh tay nõn nà, bờ vai, bầu ngực trắng lóa Ánh trăng mới lên ỡm ờ xuyên qua tán lá tre, chiếu lên cặp vú nở nang rắn chắc của Thị Lộ như dát thêm hoa lên ngọc Trãi dội nước lên tóc Lộ, mắt đắm đuối nhìn người tình đang dùng hai tay khua tóc Cánh tay xung động nhịp nhàng khiến đôi bầu vú tròn xoe rung rinh, rung rinh Trãi bỗng buông cái gáo nhỏ, quỳ xuống trước mặt Lộ, nâng bầu ngực của nàng lên Đắm đuối ngắm Tôn thờ Lộ thụp mình ngồi xuống, dang tay ôm đầu Trãi vào Trãi úp mặt vào ngực của Lộ rên lên những tiếng khe khẽ.” [2-tr.81] Đối với tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn, nhà văn Trần Thanh Cảnh đã thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Trần Nguyên Hãn có sự kết hợp hài hòa giữa cái phi thường và đời thường Trần Nguyên Hãn được biết đến là một người tài năng xuất chúng, lập nhiều chiến công lớn, đem lại hòa bình cho đất nước, tự do cho nhân dân Nhưng khi trở lại cuộc sống đời thường, vị
Tả tướng chí đạo ấy cũng giống như bao người khác Việc các nhà văn đưa yếu tố sex vào trong tác phẩm lịch sử không phải là một điều mới lạ Tuy nhiên, để làm cho cuốn sách thu hút người đọc thì còn phụ thuộc vào trình độ và phong cách riêng của mỗi nhà văn Trần Thanh Cảnh vẫn giữ được thái độ thận trọng, tinh tế khi hướng ngòi bút khám phá về đời sống tình ái nóng bỏng của nhân vật lịch sử mà không gợi lên bất kì sự dung tục hay phản cảm Qua những trang văn sáng tạo và chân thực về ba mối nhân duyên của Trần Nguyên Hãn, ta thấy hình ảnh Trần Nguyên Hãn hiện lên thật lãng mạn và đa tình Chính vì vậy đã tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo bạn đọc khám phá, hòa mình vào cảm xúc của nhân vật
2.2.2 Việc tôn trọng sự thật khách quan trong Đại Việt sử kí toàn thư và sự liên tưởng sáng tạo, hư cấu trong tiểu thuyết Trần Nguyên Hãn
Việc viết sử đòi hỏi các nhà sử gia phải tuân theo những yêu cầu nhất định như tôn trọng sự thật lịch sử, đảm bảo tính trung thực, khách quan, cấu trúc chặt chẽ, ngôn từ cô đọng… Người viết sử buộc phải chép đúng sự thật bởi đó là những tri thức vô cùng quan trọng cho con cháu muôn đời sau. Chính vì những yêu cầu khắt khe đó mà nhân vật Trần Nguyên Hãn trong Đại