1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kỹ thuật an toàn và môi trường bài giảng lê đình phương, hutech, 2005

100 824 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Chương 1 : Những đònh nghóa khái niệm cơ bản 2 - 23 1.1. Khái niệm về lao động 1.2. Mục đích tính chất của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) 1.3. Tai nạn bệnh nghề nghiệp 1.4. Quá trình lao động của con người 1.5. Khoa học về lao động (Ergonomie) 1.6. Vấn đề công tác BHLĐ ở nước ta Chương 2 : Môi trường vệ sinh môi trường lao động 24 - 66 2.1. M«i tr-êng vµ b¶o vƯ m«i tr-êng 2.2. Các giải pháp về vệ sinh môi trường lao động 2.3. Làm giảm các yếu tố độc hại phát sinh từ sản xuất 2.4. An toàn khi sử dụng chất độc hóa học trong sản xuất. 2.5. Xử lí chất thải nước thải trong sản xuất 2.6. Sản xuất sạch hơn 2.7. Quản lý môi trường ISO 14000 Chương 3 : Kỹ thuật an toàn 67 - 85 3.1. Những vấn đề chung 3.2. Một số biện pháp an toàn khi thiết kế mặt bằng xí nghiệp. 3.3. Kỹ thuật an toàn về điện 3.4. Kỹ thuật an toàn đối với việc sử dụng các máy cắt gọt kim loại. 3.5. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bò áp lực 3.6. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bò nâng hạ. Chương 4: Phòng cháy chữa cháy 86 - 94 4.1. Tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) 4.2. Những hiểu biết về cháy nổ 4.3. Các biện pháp PCCC 4.4. Tổ chức việc chữa cháy tại chỗ. 4.5. Một số thiết bò chữa cháy tại chỗ Phụ lục: Danh mục một số tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động 95-97 Tài liệu tham khảo 98 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, cách mạng Khoa Học – Kỹ Thuật đã đang phát triển với tốc độ rất nhanh, không ngừng nâng lên những tầm cao mới. Trong sản xuất công nghiệp điều kiện làm việc của con người đã có nhiều yếu tố thuận lợi khi tiếp xúc với trang thiết bò hiện đại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Kỹ Thuật Công Nghệ, con người phải chòu nhiều tác động của những yếu tố có hại như độ rung, tiếng ốn, tia cực tím, sóng tần suất, hóa chất… Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến môi trướng sống, sức khỏe tính mạng người lao động. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường bảo đảm an toàn sức khỏe của người lao động ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới cũng như nước ta. Bài giảng “ Kỹ thuật an toàn môi trường” được soạn thảo theo nội dung Chương trình khung giáo dục đại học ngành Kỹ Thuật Cơ Khí (Mechanical Engineering) nhằm trang bò cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác an toàn lao động bảo vệ môi trường lao động, đồng thời cung cấp những văn bản qui phạm pháp luật của Nhà Nước về lónh vực an toàn vệ sinh môi trường lao động công nghiệp. Trong quá trình soạn thảo không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được những ý kiến đóng góp, nhận xét về nội dung cũng như phương pháp trình bày để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng bài giảng. Tác giả 2 CHƯƠNG 1 NHỮNG ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Khái niệm về lao động 1.1.1. Khái niệm. Lao động là cơ sở tiến hóa tồn tại của xã hội loài người, là yếu tố quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người. Theo C.Mac :” Lao động trước hết là một quá trình được thực hiện giữa con người thiên nhiên, qúa trình mà trong đó con người nhận biết, điều chiûnh giám sát quá trình trao đổi chất giữa con người thiên nhiên”. Lao động của con người là sự cố gắng bên trong (sự suy nghó) bên ngoài (các hành động), thông qua một giá trò nào đó để tạo nên những sản phẩm về tinh thần, những giá trò vật chất, những động lực phục vụ con người (theo ELIASEBERG - 1962) Hình thức lao động có thể thực hiện chủ yếu do cơ bắp, do trí óc hay phối hợp cơ bắp trí óc. Quá trình thực hiện lao động của con người có thể mang tính chất riêng rẽ (độc lập) hay là lao động tập thể (dây chuyền). Nó có thể thực hiện ở một chỗ làm việc nhất đònh hay có tính di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Người ta gọi một hệ thống lao động là bao gồm con người trang bò lao động. Hệ thống lao động là một mô hình lao động, nó liên quan đến vò trí không gian của quá trình lao động, kỹ thuật, môi trường tổ chức hay kinh tế xã hội của nó. Ta gọi thế giới quan lao động là tập hợp các vấn đề về lao động, chòu ảnh hưởng của nhiều vấn đề, có thể diễn tả theo sơ đồ sau: (điều kiện kinh tế (về công nghệ, chính trò, xã hội) về lao động) Xã hội Kỹ thuật Thế giới quan Lao động Thò trường Các khoa họïc khác Môi trường (nhu cầu điều kiện của thò trường) (vò trí, sự lan truyền) (y tế, giáo dục, kinh tế, pháp luật) 3 1.1.2. Điều kiện lao động 1.1.2.1. Khái niệm Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội , thông qua các phương tiện, đối tượng lao động, quy trình công nghệ, môi trường, tác động qua lại với con người trong lao động, được thể hiện qua môi trường lao động, phương tiện các vấn đề tổ chức lao động, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, ví dụ: lao động thuận lợi hoặc khó khăn cũng có thể làm thay đổi nhiều hay ít sức khỏe của người lao động. Nói cách khác, điều kiện lao động ảnh hưởng đến an toàn năng suất của quá trình lao động. 1.1.2.2. Các yếu tố nguy hiểm có hại trong lao động Trong lao động bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động, là nguy cơ xảy ra tai nạn bệnh nghề nghiệp, đồng thời làm năng suất giảm. Có thể chia ra 2 loại yếu tố: a. Các yếu tố có hại liên quan đến quá trình sản xuất bao gồm: − Yếu tố môi trường tác động đến con người bằng bản chất vật lý của chúng như nhiệt độ, đô ẩm, tiếng ồn, rung động, bụi v.v … − Yếu tố tác động tới con người bằng phản ứng hóa học của chúng như phóng xạ, các chất hóa học… − Yếu tố mang tính sinh học như vi khuẩn, con trùng, các sinh vật b. Các yếu tố liên quan đến vấn đề tổ chức lao động như: − Thời gian làm việc: làm liên tục, làm ban đêm v.v − Cường độ tính chất công việc: công việc nặng nề, khó so với khả năng của người thực hiện, công việc quá đơn điệu v.v… − Thiết bò lao động hoặc bố trí thiết bò gây bất lợi về mặt tâm, sinh lý cho người lao động gây khó khăn trong việc thực hiện công việc. − Thiếu các biện pháp chú ý đến sức khỏe cho người lao động như chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng hiện vật, khám bệnh chữa bệnh đònh kỳ. 1.2. Mục đích tính chất của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) 1.2.1. Mục đích Lao động của con người trong xã hội nhằm đạt đươc nhu cầu về vật chất tinh thần của con người. Nhu cầu này của con người ngày càng lớn. Mặt khác trong lao động phải đảm bảo an toàn cho người lao động: tránh các tai nạn bệnh nghề 4 nghiệp. Nói cách khác phải đặt ra một công tác BHLĐ với mục đích thông qua các biện pháp kỹ thuật tổ chức, kinh tế – xã hội để: − Loại trừ hay giảm các tai nạn phát sinh từ sản xuất. − Cải thiện điều kiện làm việc đề tạo điều kiện lao động cho con người tốt hơn. − Tìm biện pháp ngăn chặn những khả năng xẩy ra tai nạn để người lao động được an toàn. Như vậy công tác BHLĐ phải đạt được hai mục đích: năng suất an toàn. Nếu lao động trong điều kiện làm việc thuận lợi, ít yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, có các biện pháp phòng ngừa các tai nạn có thể xẩy ra sẽ làm người lao động làm việc năng suất hơn. Mặt khác năng suất là điều kiện tốt để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, là động lực cho người lao động nghiêm chỉnh thực hiện tốt công tác BHLĐ. Năng suất an toàn là hai mặt của mục đích công tác BHLĐ, nó liên quan hỗ trợ cho nhau để công tác BHLĐ đạt hiệu quả. 1.2.2. Tính chất của công tác BHLĐ Có ba tính chất: 1.2.2.1.Tính khoa học kỹ thuật Căn cứ quá trình nghiên cứu, các quá trình lao động với các điều kiện lao động cụ thể đã tìm ra cơ sở lý luận cho các biện pháp, các dự án của công tác BHLĐ, bao gồm các vấn đề về môi trường làm việc, hoạt động của thiết bò các vấn đề khác liên quan đến vấn đề lao động. Nội dung được thực hiện qua ba mặt: a. Khoa học về vệ sinh lao động: Nghiên cứu các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đền sức khỏe của con người trong lao động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như các yếu tố tự nhiên của môi trường, các yếu tố sản sinh do quá trình sản xuất làm môi trường xấu đi. Con người có thể chòu đồng thời các yếu tố độc hại của môi trường đang làm việc các yếu tố độc hại do môi trường khác truyền tới. Khoa học về vệ sinh lao động sẽ: − Nghiên cứu tác dụng của từng yếu tố độc hại làm thay đổi trạng thái tâm, sinh lý của con người. Qua đó sẽ tìm ra được giới hạn chòu đựng của 5 con người (gọi là ngưỡng chòu đựng), ở đó trạng thái sức khỏe con người ít có sự thay đổi rõ rệt. − Nghiên cứu các bệnh nghề nghiệp do ảnh hưởng thường xuyên của các yếu tố độc hại môi trường nhưng nằm trong giới hạn chòu đựng của con người. − Nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm các yếu tố độc hại từ sản xuất, các biện pháp làm giảm các tai nạn bệnh nghề nghiệp do tác dụng của môi trường. b. Khoa học về kó thuật an toàn Nghiên cứu tất cả các khả năng có thể xảy ra các nguy hiểm khi sử dụng các thiết bò, các công cụ trong qúa trình lao động. Phải đề ra các biện pháp an toàn khi lao động, các nguyên tắc trong thiết kế hay các quy tắc sử dụng các trang thiết bò để đạt mức độ an toàn cao nhất. c. Khoa học về các trang bò bảo hộ cá nhân Nghiên cứu các trang bò cho con người khi lao động để hạn chế các tác hại do quá trình lao động sinh ra. Các trang bò bảo vệ cho con người có nhiều loại như bảo vệ đầu, mặt, mắt, chân tay, thân thể, vv…, với yêu cầu đặt ra là: − Hạn chế tối đa các yếu tố độc hại từ môi trường đến con người. − Không hạn chế nhiều đến khả năng lao động hay gây độc hại cho người sử dụng. Trang bò bảo hộ cá nhân phụ thuộc vào ngành nghề, luôn luôn được thay đổi cho phù hợp khi điều kiện sản xuất thay đổi. 1.2.2.2.Tính pháp luật Đưa ra các quy đònh về bảo hộ lao động thành các điều luật để bắt buộc mọi người tham gia lao động người quản lý lao động thực hiện nghiêm túc. Luật BHLĐ phải phù hợp điều kiện sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội. Nó càng tỷ mỉ, rõ ràng thì vấn đề BHLĐ càng được thực hiện nghiêm túc. 1.2.2.3.Tính quần chúng Các vấn đề BHLĐ phải được mọi người hiểu rõ để tự giác thực hiện. Tính quần chúng được thể hiện qua các vấn đề về giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện cho người lao động thực hiện công tác BHLĐ. Công tác BHLĐ cần thỏa mãn 3 yếu tố trên mới có hiệu quả cao. 6 1.3. Tai nạn bệnh nghề nghiệp 1.3.1. Khái niệm a. Tai nạn lao động: Là các sự cố của quá trình lao động có tác dụng từ bên ngoài làm thay đổi sức khỏe của người lao động. Tai nạn thường được thể hiện qua các tổn thương (hoặc chấn thương) một phần hay toàn bộ chức năng bình thường của cơ thể. Các tai nạn có thể phục hồi sau khi chữa trò, cũng có thể để lại các di chứng. Tai nạn nguy hiểm nhất là chết người. b. Bệnh nghề nghiệp: Là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động do các yếu tố độc hại phát sinh từ sản xuất. Sau một thời gian dài tiếp xúc với các yếu tố độc hại này sẽ dẫn tới các bệnh lý. 1.3.2. Điều tra thống kê các tai nạn a. Mục đích: Đánh giá việc thực hiện công tác BHLĐ trong sản xuất, dựa vào nguyên nhân gây tai nạn bệnh nghề nghiệp để tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm làm cho công tác BHLĐ thực hiện tốt hơn. b. Phạm vi điều tra, thống kê: Tất cả các tai nạn trong giờ làm việc, thống kê các trường hợp nghỉ việc từ 1 ngày trở lên, kể cả người có hợp đồng hay tạm tuyển: − Khi thống kê phải tìm hiểu các nguyên nhân, đề ra các biện pháp khắc phục, cử người theo dõi sức khỏe của người bò tai nạn. Cần quan tâm đến các tai nạn nặng (Nghỉ >14 ngày hoặc <14 ngày nhưng hủy hoại nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của cơ thể). Những tai nạn chết người phải được báo cáo ngay với viện kiểm sát, công an, chính quyền đòa phương. − Để thống kê người ta đưa ra 2 chỉ số: + Hệ số tai nạn: K= (n/N) .10 3 n: số tai nạn; N: tổng số người tham gia lao động. + Hệ số nặng nhẹ: K nn = ( p/s) .10 6 (trừ tai nạn chết người) p: số giờ nghỉ do tai nạn; s: số giờ làm việc. 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu các sự cố tai nạn (rủi ro) Để nghiên cứu các khả năng dẫn tới sự rủi ro trong quá trình làm việc có thể tiến hành theo thứ tự sau: a. Nhận biết các sự cố dẫn đến rủi ro: Có thể theo hai phương pháp: 7 − Theo dõi theo đối tượng riêng: quan sát theo một đặc điểm công việc, một quá trình vận chuyển, một phương tiện lao động …. − Theo dõi yếu tố riêng: đối tượng là các yếu tố mà con người phải chòu đựng trong lao động như tiếng ồn, rung động… b. Phân tích đánh giá tình trạng dẫn đến rủi ro: Dựa vào tác động qua lại giữa con người trang bò trong một môi trường lao động người ta phải: − Phân tích các tác động dẫn đến rủi ro. Những sự cố rủi ro trong lao động có thể xuất hiện đột ngột do bên ngoài, do có triệu chứng không bình thường khi các thiết bò hoạt động …vvv − Cần phải phân tích quá trình dẫn đến rủi ro này đồng thời phải xem xét đến mức độ các tai nạn tình trạng sức khỏe của người tham gia lao động, − Phân tích tình trạng của hệ thống lao động. Hệ thống lao động khi thiết kế thường chú ý đến an toàn nhưng vẫn có sự cố thì có thể phải xem xét độ tin cậy của hoạt động của chúng. c. Các biện pháp phòng ngừa các tai nạn bệnh nghề nghiệp − Biện pháp về tổ chức: + Tổ chức lao động phải hợp lý, nghóa là phù hợp vời tâm lý của người lao động, hạn chế tối đa những bất lợi về tâm, sinh ký. Tổ chức lao động bao gồm việc bố trí thiết bò về không gian thời gian làm việc. + Quan tâm đến việc giáo dục, huấn luyện về BHLĐ; chú ý đến sức khỏe người lao động bằng biện pháp bồi dưỡng sức khỏe khám chữa bệnh; cung cấp các trang BHLĐ đầy đủ phù hợp. − Biện pháp về kỹ thuật. + Loại bỏ hẳn mối nguy hiểm bằng thay thế quy trình thay thiết bò bằng các quy trình thiết bò hay vật liệu không nguy hiểm; Cơ khí hóa tự động hóa trong môi trường có nhiều yếu tố nguy hiểm. + Ngăn chặn mối nguy hiểm bằng các hàng rào bảo vệ; thiết kế các ca bin làm việc kết hợp với thông gió để đưa các yếu tố độc hại ra ngoài. + Có các biện pháp xử lý phòng ngừa các nguy hiểm có thể xẩy ra như: Có các cơ cấu phòng ngừa quá tải, cơ cấu hạn chế hành trình; có các tín hiệu báo nguy hiểm; thiết kế các trang bò bảo hộ cá nhân cho người lao động. 8 + Cần phải đề ra chế độ kiểm tra chế độ bảo dưỡng, sữa chữa thiết bò hay quy trình cho phù hợp. 1.4. Quá trình lao động của con người 1.4.1.Sơ đồ hoạt động tư duy của con người khi lao động. Khi nhận nhiệm vụ lao động, con người phải điều khiển hoạt các bộ phận của cơ thể (chân tay) để đạt được kết quả mong muốn. Khi hoạt động có mối liên hệ bên trong (đầu) bên ngoài (chân tay) theo sơ đồ sau: Ở quá trình tự động của một thiết bò cũng hình thành sự liên hệ ngược trên nhưng khác với con người: − Liên hệ ngược của máy là liên hệ cứng, được xếp đặt trước, không thay đổi trong quá trình hoạt động, nó chỉ thay đổi nhờ lập chương trình mới. − Liên hệ ngược của con người là liên hệ mềm, thay đổi liên tục do kết quả của các hành động, nó sẽ phù hợp với thực tế của quá trình lao động. − Quá trình tự điều chỉnh hành động là đặc thù chỉ có ở con người. Tuy nhiên, hiệu quả của nó phụ thuộc vào: + Tố chất của con người, bao gồm: tình trạng sức khỏe, trạng thái tâm sinh lý, giới tính, trình độ nghề nghiệp. + Các yếu tố của môi trường làm giảm khả năng hoạt động tư duy của con người như các khí thải độc hại, tiếng ồn, rung động, vv. + Đặc điểm nhiệm vụ được giao, nó thể hiện qua tính chất công việc có khả năng kích thích tư duy hay không, hoặc nhiệm vụ có phức tạp nặng nề hay không,vv Nói chung quá trình tự điều chỉnh hành động của con người là phức tạp mang cả yếu tố cả không gian thời gian. 1.4.2.Tổn hao năng lượng khi lao động (THNL) Để duy trì cuộc sống, con người cần phải có năng lượng chuyển hóa từ thức ăn, với nhiệm vụ duy trì thân nhiệt đảm bảo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.Tất cả năng lượng này cuối cùng đều chuyển biến thành nhiệt.Dựa vào năng lượng này người ta sẽ biết được THNL của cơ thể khi lao động. Mức độ THNL phụ thuộc vào từng công việc lao động. Thường xác đònh THNL qua kcal/phút. Dựa vào Đầu Chân tay Liên hệ ngược [...]... thiết bò máy móc, quy trình công nghệ, phương pháp vò trí lao động Bởi vậy khoa học lao động phải nghiên cứu sự quan hệ của những y6ú tố này Sơ đồ sau cho ta quan hệ các yếu tố máy (Công cụ lao động) môi trường với con người Môi trường Công cụ Con người Môi trường Con người Phương Vò trí pháp Lao động Lao động Máy Môi trường Môi trường Trong quan hệ này con người đóng vai trò trọng tâm do đó: −... trạng thái tâm, sinh lý người sử dụng, sử dụng thuận tiện, có năng suất an toàn Các nguyên tắc khi thiết kế các sản phẩm là: − An toàn cho sản phẩm: Đó là yêu cầu đầu tiên Cần phải có những quy đònh về an toàn cho các sản phẩm An toàn sản phẩmthể hiện qua việc an toàn khi sử dụng cũng như không gây ra các yếu tố có hại cho môi trường: bụi, độc, nóng… − Thiết kế phải đảm bảo độ tin cậy: tức là đạt... con người để đạt được sự an toàn ( đảm bảo sức khoẻ, thuận tiện, an toàn) năng suất − Ergonomie là kết hợp giữa 2 chữa gốc HyLap5: Erg: lao động nomi là quy luật, ra đời năm 1949 đã nghiên cứu các vấn đề về nhân trắc học, cơ sinh học, tâm lý học vv − Theo TCVN thì khoa học lao động là khoa học liên ngành nghiên cứu sự thích ứng giữa kỹ thuật, thiết bò, môi trường khã năng lao động của con... lý để đảm an toàn hiệu quả − Nhiệm vụ của khoa học lao động: 14 + Phát hiện khả năng lao động của con người, tạo ra những điều kiện để con người phát huy năng lực lao động của mình, hoàn thành các công việc nhất đònh + Trang bò kỹ thuật - thiết bò các vấn đề khác để lao động đạt năng suất và an toàn − Khoa học lao động chú ý đến các vấn đề từ thiết kế các trang bò, tổ chức lao động nhiều vấn... thay đổi quá khi thay đổi điều kiện chiếu sáng, những màu đỏ thường là dây mang tính (+) còn màu vàng, xanh lục mang ý nghóa (-) − Màu sắc dùng nhấn mạnh trong an toàn lao động thường là: màu đỏ mang tính chất nguy hiểm, dừng lại; màu vàng có ý nghóa nguy hiểm khi chạm phải; màu xanh lục chỉ với ý nghóa an toàn Các màu lam được dùng trong cái hiện báo hướng đi, thông tin 1.5.3.5 Ergonomie trong thiết... vấn đề khác liên quan đến lao động, sao cho phù hợp với trạng thái tâm sinh lý của con người nhằm phát huy khả năng lao động của con người làm cho hiệu quả lao động cac nhất và an toàn nhất Sản xuất càng phát triển, sự thay đổi về quá trình công nghệ, thiết bò môi trường, càng thúc đẩy khoa học lao động phải nghiên cứu sao cho phù hợp hơn 1.5.2.Sự quan hệ giữa con người, máy và môi trường Trong quá trình... chất an toàn của một hệ thống lao động, nó liên quan đến yêu cầu cho trước khoảng thời gian được xen xét 1.4.6.Thời gian lao động 1.4.6.1 Khái niệm Để lao động có năng suất độ tin cậy cao người ta phải tìm ra thời gian lao động liên tục trong một ngày cho hợp lý Khi lao động cũng cần phải bố trí thời gian nghỉ giữa ca để nhằm phục hồi một phần sức lao động đã mất Việc tìm ra trò số thời gian lao... xung quanh nhung sáng hơn màu vật gia công Thường chọn màu xanh lục nhạt − Các thiết bò vận chuyển, nâng: Thường dùng các màu gây sự chú ý của người xung quanh: như màu đỏ, vàng, đen … − Các thiết bò liên lạc kỹ thuật: đường dây, thiết bò kỹ thuật điện thì màu của dây phải sáng rõ, bão hòa, dễ phân biệt, nó không được thay đổi quá khi thay đổi điều kiện chiếu sáng, những màu đỏ thường là dây mang tính... trình lao động được thoải mái, an toàn, năng suất Nhân trắc học còn chú ý đến kích thước chiếm chỗ của không gian làm việc Thông số nhân trắc thay đổi theo thời gian, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật Nghiên cứu về nhân trắc học người ta chú ý đến" Ngưỡng người", đó là kích thước cơ thể của số đông người trong một tập thể Thông số nhân trắc học phụ thuộc vào giới tính, dân tộc vò trí lao động, cũng như... là nhòp ngày – đêm: ban ngày chức năng cơ thể có tư thế sẵn sàng hoạt động còn ban đêm ở trạng thái nghỉ phục hồi tái sinh năng lượng dự trữ Do vậy hoạt động vào ban đêm, ngoài gánh nặng lao động do công việc, cơ thể còn phải hoạt động cao hơn để nâng cao chức năng của cơ thể để nó hoạt động như ban ngày Mặt khác trong đònh hình ngày – đêm thì con người luôn có nhu cầu ngủ vào ban đêm Nếu chuyển ngược

Ngày đăng: 08/05/2014, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w