Học đạihọchiệuquả Cũng giống như khi còn học tiểu học hay trung học, muốn thời gian trên giảng đường đạihọc thực sự hiệuquả và chất lượng bạn phải có động lực học tập, sự cố gắng nỗ lực không ngừng, phương pháp học tập khoa học, khả năng sắp xếp thời gian hợp lý và những chiến lược làm bài thi hiệu quả. Thực tế, để thành công trên giảng đạihọc bạn cần thực hiện những điều gì? Khi rời trường trung học bước chân vào giảng đường đại học, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng sinh viên có động lực học tập cao hơn, khả năng học tập tiếp thu những cái mới nhanh nhạy hơn; giáo viên yêu cầu bạn cao hơn; công việc học tập khó khăn hơn và sinh viên phải độc lập hơn rất nhiều. Không những thế nếu bạn họcđạihọc xa nhà, bạn sẽ phải làm quen với cuộc sống ở một nơi hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, Globaledu xin đưa ra một vài lời khuyên giúp bạn có thể gặt hái thành công trên giảng đường đại học. 1. Có mục tiêu rõ ràng Muốn thành công trên giảng đường đại học, bạn cần phải toàn tâm toàn ý cho việc học. Bạn phải chắc chắn về tầm quan trọng của việc có một tấm bằng đại học. • Hiểu rõ lý do tại sao bạn thi vào trường đạihọc • Đề ra những mục tiêu học tập cụ thể mà bạn muốn đạt được trong thời gian họcđạihọc • Biết mình sẽ phải làm gì để thực hiện được những mục tiêu đó • Biết chắc rằng những mục tiêu mình đề ra phù hợp với khả năng và những mối quan tâm của bản thân • Linh hoạt – trong quá trình học tập nếu cần thiết hãy thay đổi mục tiêu dựa trên kinh nghiệm của bản thân 2. Sử dụng tiền một cách hợp lý. Ngoài việc học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn họcđại học. Hãy thực hiện những bước dưới đây nếu bạn không muốn lãng phí khoản tiền dành riêng cho việc họcđại học: • Lập một quỹ riêng và chi tiêu trong phạm vi quỹ đó • Mở tài khoản ngân hàng và kiểm tra thường xuyên số dư tài khoản • Hãy chỉ sử dụng di động khi thực sự cần thiết. Số tiền chi cho việc gọi điện có thể sẽ “gốn” một khoản không nhỏ trong ngân quỹ của bạn. 3. Giữ sức khoẻ và tâm lý ổn định. Bạn cần phải có thể lực và tâm lý tốt nhất thì mới có thể học tập tốt ở bậc đại học. Điều này có nghĩa bạn cần dành thời gian chăm sóc bản thân và giữ đầu óc luôn minh mẫn và tỉnh táo. • Ngủ đủ giấc • Đừng trông chờ vào cà-phê hay những đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy trì dự tỉnh táo. Những đồ ăn bổ dưỡng như sữa, bơ lạc, ngũ cốc không đường và hoa quả tươi sẽ giúp bạn không chỉ khoẻ mạnh mà còn minh mẫn và tỉnh táo nữa. • Tránh đồ ăn không có lợi cho sức khoẻ. Đồ ăn nhanh như bánh mỳ và khoai tây chiên thì rất tiện lợi nhưng không tốt cho sức khoẻ. • Hãy tận dụng những dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên trong trường. Những dịch vụ này bao gồm sơ cứu, kiểm tra sức khoẻ chi phí thấp và cấp thuốc miễn phí. • Hãy xin lời khuyên của các thầy cô hay những sinh viên khoá trước khi gặp khó khăn. Họ sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn, thất vọng hay lo lắng. 4. Tận dụng thư viện. Bạn sẽ dành không ít thời gian cho thư viện của trường đại học. Tận dụng nguồn thông tin chủ yếu này một cách khoa học sẽ giúp bạn gặt hái thành công trong học tập. • Tìm hiểu những nguồn thông tin mà thư viện có thể cung cấp cho bạn ngay khi bước chân vào giảng đường đạihọc • Học cách sử dụng các nguồn thông tin của thư viện • Khai thác triệt để những thiết bị hỗ trợ của thư viện như máy phô-tô, máy đọc phim .v.v… • Kiểm tra xem liệu thư viện trường bạn có khu tự học hay không. Nếu có hãy đăng ký sử dụng nếu thư viện yêu cầu bạn đăng ký khi muốn tự học tại đó. 5. Tham gia vào các hoạt động trong trường. Ở trường đại học, còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để các sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết. • Tham gia vào các câu lạc bộ sinh viên phù hợp với sở thích của bản thân. Bạn sẽ tìm thấy có rất nhiều các câu lạc bộ như vậy để lựa chọn. • Tham gia một câu lạc bộ nào đó liên quan đến chuyên ngành bạn đang theo học. Điều này không chỉ giúp bạn học tốt hơn mà còn giúp bạn thiết lập những mối quan hệ rất hữu ích cho sự nghiệp trong tương lai. • Tham gia đội thể thao nào đó của trường. Đây là một cách tuyệt vời để giữ gìn sức khoẻ và làm quen với những người bạn mới. • Tham gia vào những sự kiện, hoạt động ngoại khoá dành cho sinh viên. Bạn sẽ học được những kinh nghiệm quý giá để hoà nhập với tập thể và môi trường mới. Đương nhiên muốn thành công trên giảng đường đạihọc đòi hỏi rất nhiều cố gắng và nỗ lực. Nhưng sự cố gắng và nỗ lực của bạn khi học tập tại đây sẽ vô cùng hữu ích cho cuộc sống của bạn sau này. Học đạihọchiệuquả TS- Để đạt được những thành tích tốt ở bậc sau ĐH, cần phải có 1 phương pháp học tập khác biệt. Phương pháp này đã được nhiều SV VN đang học tại nước ngoài áp dụng và cho thấy rất hiệu quả. Bài viết sau được lược dịch từ “Getting the most out of graduate school”, của Giáo sư Raj Rajagopalan, trường ĐH Florida, đăng trên tạp chí Chemical Engineering Education. Thái độ làm nên sự khác biệt - Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là cách suy nghĩ về cuộc sống. Những ai luôn nghĩ đến chiến thắng dường như nhiều phần sẽ chiến thắng. Ngược lại những ai cảm giác thất bại thì cũng thường kết thúc như vậy. - Cần xác định rõ bạn mong đợi gì ở việc học sau ĐH; cũng như những nỗ lực, nghĩa vụ nào mà nào chương trình đòi hỏi ở bạn. - Đừng trì hoãn việc học những kỹ năng nghề nghiệp và những kỹ năng sống cho đến khi bạn tốt nghiệp. Học những thói quen tốt trong công việc - Nghiên cứu sau ĐH có nghĩa là tạo ra hoặc thực hành những khái niệm mới. Vì thế, đây không phải là một công việc 8 tiếng đồng hồ một ngày. Hãy luôn sẵn sàng học cật lực, và bỏ ra nhiều thời gian để học. - Ghi chép những cuốn sổ thí nghiệm thật tốt. Chia chúng thành nhiều phần. VD: 1 phần cho những bài báo bạn đọc, 1 phần cho nghiên cứu riêng của bạn. Khi đọc một bài báo, viết xuất xứ tài liệu tham khảo trong sổ ghi chép, cắt và dán phần tóm tắt của nghiên cứu, tổng kết ngắn gọn kết quả cùng với những hình và bảng chính, ghi chú những điểm và những câu hỏi thu hút sự chú ý của bạn. (Bạn cũng có thể viết ngày tháng để biến sổ ghi chú thành một cuốn “tạp chí” ghi lại tiến trình suy nghĩ của bạn). Bạn sẽ hiểu rõ giá trị của thói quen này khi chuẩn bị viết các kết quả của mình thành bài báo hoặc luận văn. Nếu lấy nguyên văn một đoạn từ một tài liệu, hãy ghi chú đây là nguyên văn, để tránh việc vô tình sử dụng mà quên sự ghi nhận thích đáng từ nguồn tài liệu gốc. - Dành ít nhất một ngày trong tuần vào thư viện. Đây là nghĩa vụ luôn cập nhật tài liệu của bạn. (Hãy nhận thức rằng nghiên cứu và luận văn là của bạn). - Tham dự những buổi báo cáo và học từ những chuyên gia. Nhận xét những phương pháp người trình bày sử dụng để báo cáo dễ hiểu và hấp dẫn người nghe, đồng thời cũng quan sát những khuyết điểm họ mắc phải để tránh trong bài báo cáo của mình. Hãy tham dự buổi báo cáo, ngay cả khi đề tài không cùng với đề tài nghiên cứu của bạn. - Tập trung cho nghiên cứu của mình, nhưng cũng học thêm những ngành ngoài lĩnh vực. Những người tuyển dụng luôn muốn tuyển những người có kiến thức nền tảng rộng, hơn là những người chỉ biết mỗi một nghiên cứu của họ. Đừng mong đợi khi đi làm bạn sẽ làm cùng một vấn đề khi bạn học cao học hoặc nghiên cứu sinh. Hãy nhớ rằng, học sau đạihọc chính là “học cách học”. Tạo mạng lưới liên lạc và học từ nhiều người khác - Tạo ra “câu lạc bộ tạp chí” hay “hội thảo chuyên đề” với những học viên có cùng mối quan tâm. Tổ chức những buổi thảo luận để bạn có thể học được từ nhiều người khác (bạn có thể phát triển kỹ năng trình bày) và tạo thành mạng lưới các bạn đồng nghiệp. - Biết những người trong hội đồng luận văn và những GS khác. Thỉnh thoảng hãy gặp họ để tìm kiếm những lời khuyên và học từ kinh nghiệm của họ. Bằng cách này, bạn không chỉ tăng thêm kinh nghiệm của mình, mà còn mở rộng mối quan hệ với những người trong khoa, đủ để họ có thể viết những bức thư giới thiệu khi bạn cần. - Tạo “quan hệ toàn cầu”. Nếu có thắc mắc về bài báo bạn đọc, hãy viết cho tác giả. Phần lớn các tác giả rất sẵn lòng giúp đỡ và hồi đáp. Tuy nhiên, cũng đừng nản lòng nếu không nhận được phản hồi. - Tham dự một vài hội nghị quốc gia hay quốc tế về lĩnh vực của bạn, ngay cả khi bạn phải trả chi phí. Đây chính là tiền đầu tư tốt cho tương lai của bạn. Sử dụng buổi tham dự để biết nhiều chuyên gia từ ngoài trường đạihọc của bạn. - Cân bằng những gì bạn học. Nếu bạn làm trong lĩnh vực lý thuyết, hãy biết thêm về những vấn đề thực nghiệm. Nếu bạn làm thực nghiệm, hãy biết thêm về lý thuyết. Học cách đương đầu với khó khăn và giữ được thái độ tích cực - Nghiên cứu là một hoạt động đơn độc. Đừng mong đợi những người khác cũng cảm thấy thú vị với những khám phá mà bạn cho là thú vị. Bạn có thể giảm thiểu được sự “cô lập” nếu biết xây dựng cho mình một mạng lưới các bạn bè có chung mối quan tâm như ở phần trước đã đề cập. - Nghiên cứu bao gồm nhiều trạng thái “xuống” và “lên” tinh thần (thường “xuống” nhiều hơn “lên”), và chìa khóa cho sự thành công là học cách đương đầu và vượt qua trạng thái “xuống” đó. Hãy cố gắng giữ được động cơ. Nếu bạn cảm thấy “xuống” tinh thần, hãy nghĩ một chút, làm một việc gì đó bạn thích, và sau đó trở lại với công việc. Nếu bạn cần có một ai đó để động viên và thúc đẩy bạn đi tiếp, hãy nói chuyện với những người bạn, hay tìm Thầy hướng dẫn để hỏi ý kiến và xin lời khuyên. Chia công việc thành những phần có thể quản lý được, và đảm bảo rằng bạn giữ được sự tiến triển của công việc. Một sự tiến triển dù nhỏ sẽ giúp bạn giữ được động cơ của mình. - Tham dự một khóa học “Quản lý thời gian”. - Nếu bạn thường xuyên ở trạng thái bị áp lực và cảm thấy rất khó khăn trong việc đối phó với áp lực, hãy đương đầu với nó. Hãy nói chuyện với người bạn có thể chia sẻ được, hoặc với Thầy hướng dẫn. Tham dự một khóa học về quản lý áp lực, và bạn sẽ thấy nó rất hữu ích. - Không có điều gì bất thường khi bạn có ý kiến khác với Thầy hướng dẫn. Thậm chí thỉnh thoảng bạn còn “ghét” Thầy nữa. Điều đó là tự nhiên, và cũng rất con người. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy rằng cuối cùng, thái độ tích cực sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống của mình. Nó chính là phản hồi của sự thành công và phản ánh chất lượng cuộc sống của bạn. Làm chủ kỹ năng truyền đạt - Nghề nghiệp của chúng ta là tạo ra ý tưởng và truyền đạt ý tưởng đến những người khác. Bạn sẽ thất bại, nếu chỉ làm được 1 trong 2 điều, có nghĩa là bạn sẽ thất bại ngay cả khi bạn làm rất tốt công việc của mình, nhưng lại không truyền đạt được những thành quả của mình. - Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng viết. Kinh nghiệm cho thấy, việc chỉ đọc các tài liệu kỹ thuật sẽ làm giảm vốn từ vựng và giới hạn trong các thuật ngữ kỹ thuật. Nếu bạn trong ngành khoa học hay kỹ thuật, hãy đọc các tạp chí khoa học phổ thông (VD như Discover, The New Scientist ) để học cách truyền đạt những vấn đề phức tạp thành dễ hiểu. - Học cách trình bày báo cáo hiệu quả. Điều này bao gồm việc sắp xếp hợp lý ý tưởng, chuẩn bị hiệuquả các hình ảnh và cách kết hợp ngôn ngữ cơ thể. Hãy luyện tập trình bày với nhóm nghiên cứu của bạn và hỏi họ cũng như Thầy hướng dẫn góp ý. - Ở bài trình bày, tập trung vào công việc của bạn, nhưng trình bày trong một văn cảnh nghiên cứu rộng. Làm được điều này sẽ gây ấn tượng rằng bạn hiểu rộng hơn về nghiên cứu của mình và cũng chủ động học nhiều hơn những gì mà bạn được chỉ định làm. - Học cách hoạt động nhóm hiệu quả. Đừng chờ đợi đến khi nhận được việc mới học những kỹ năng này. . Học đại học hiệu quả Cũng giống như khi còn học tiểu học hay trung học, muốn thời gian trên giảng đường đại học thực sự hiệu quả và chất lượng bạn phải có động lực học tập, sự cố. làm bạn sẽ làm cùng một vấn đề khi bạn học cao học hoặc nghiên cứu sinh. Hãy nhớ rằng, học sau đại học chính là học cách học . Tạo mạng lưới liên lạc và học từ nhiều người khác - Tạo ra “câu. giảng đường đại học, bạn cần phải toàn tâm toàn ý cho việc học. Bạn phải chắc chắn về tầm quan trọng của việc có một tấm bằng đại học. • Hiểu rõ lý do tại sao bạn thi vào trường đại học • Đề ra