An nam cộng sản đảng

4 564 1
An nam cộng sản đảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại hội thành lập An Nam cộng sản Đảng năm 1929 được tổ chức tại phòng 1, lầu 2, nhà số 1 đường Nguyễn Trung Trực (thời Pháp thuộc - năm 1929 là đường Philippini), phường Bến Thành quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi tổ chức đại hội là căn phòng trong khách sạn của Pháp mang tên "Phong cảnh khách lầu". Khách sạn nằm ở giữa trung tâm thành phố và là nơi thường lui tới của khách vãng lai trong cả nước. Đồng chí Châu Văn Liêm đã nghiên cứu kỹ tình hình ở khách sạn và các khu vực chung quanh nên đã thuê căn phòng trên. Nếu họp ở đây, các đại biểu từ nơi khác đến sẽ ít bị mật thám Pháp để ý. Đại hội với khoảng 30 người tham dự đã tiến hành thành công và bảo đảm an toàn. Lối đi lên căn phòng số 1, lầu 3 và cửa của nhà số 1 đường Nguyễn Trung Trực. Cửa rộng 1,2m, cầu thang bằng gỗ rộng 1,2m dẫn đến phòng số 1. Phòng có 2 buồng: buồng ngoài rộng 3,6m, dài 4,8m; buồng trong rộng 3,6m, dài 4,7m. Khách sạn Phong cảnh khách lầu sau đó đổi tên là Bồng Lai. Chủ khách sạn đã cho thuê dài hạn. Từ sau ngày giải phóng 30/4/1975, một phần tầng trệt, một phần tầng 1 của tòa nhà được sử dụng làm nhà hàng, phần còn lại được sử dụng làm nhà tập thể của công ty Ăn uống thành phố. An Nam cộng sản Đảng ra đời trong hoàn cảnh Việt Nam đang cần có một Đảng Cộng sản để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam tiến lên. Lúc này (1929), Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (VNTNCMĐCH) do Nguyễn Ái Quốc tổ chức là hội thanh niên yêu nước đã làm tròn nhiệm vụ của chính mình là chuẩn bị những điều kiện, những tiền đề cho ra đời một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Trong đại hội VNTNCMĐCH tại Hương Cảng tháng 5/1929, đoàn đại biểu Bắc kỳ nêu vấn đề thành lập Đảng Cộng sản. Đại biểu Bắc Kỳ ra về, sau đó lập ra Đông Dương cộng sản Đảng và có ảnh hưởng lớn ở Nam Kỳ và Trung Kỳ. Xu hướng muốn thành lập Đảng Cộng sản nổi lên rất mạnh trong thanh niên. Các đại biểu ở lại đại hội bầu ra Tổng bộ mới và trở thành "hội trù bị thành lập Đảng Cộng sản" có nhiệm vụ cải tổ VNTNCMĐCH thành lập các chi bộ và chuẩn bị cho ra đời Đảng Cộng sản. Trong lúc đó, ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) có 3 tổ chức Cộng sản có lý tưởng giống nhau nhưng hoạt động không thống nhất. Sau đại hội VNTNCMĐCH, các đại biểu của Nam Kỳ cũng trở về hoạt động tích cực chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Khi nhận được thư của Tổng bộ ở Hương Cảng đồng ý việc thành lập Đảng Cộng sản (thư của đ/c Đỗ và đ/c Lê gửi ngày 20/7/1929), đ/c Châu Văn Liêm và một số đồng chí khác đã gặp Bàng Thống (tức Trần Tư Chính) đại diện cho Đông Dương cộng sản Đảng để bàn việc hợp nhất. Nhưng việc không thành, đ/c Châu Văn Liêm cùng với một số đồng chí khác đã họp tại nhà đ/c Châu Văn Liêm tại đường Hamelin (nay là đường Lê Thị Hồng Gấm) quyết định chọn những người ưu tú trong Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tổ chức ra "An Nam cộng sản Đảng" vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1929. Tháng 10 năm 1929, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Châu Văn Liêm và một số đang ở Trung Quốc thành lập chi bộ An Nam cộng sản Đảng. Sau đó đ/c Châu Văn Liêm đã triệu tập hội nghị gồm các đại biểu đã được chọn lọc và chỉ định ở các tỉnh để thành lập An Nam cộng sản Đảng. Hội nghị gồm 30 người tổ chức tại "Phong cảnh khách lầu" ở góc đường Nguyễn Trung Trực và Lê Lợi. Các đại biểu dự hội nghị đều trở thành đảng viên và được giao nhiệm vụ chọn người phát triển Đảng và thành lập các chi bộ theo hệ thống An Nam cộng sản Đảng. Tháng 11 năm 1929, Lâm thời chấp ủy (tức Ban chấp hành trung ương lâm thời) của An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại Sài Gòn do đ/c Châu Văn Liêm làm bí thư. Từ đó đến trước khi hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, An Nam cộng sản Đảng đã có một hệ thống tổ chức vững mạnh và có tổ chức quần chúng rộng khắp ở các tỉnh Nam Kỳ. Tại Sài Gòn, An Nam cộng sản Đảng đã lập được Tổng công hội Nam Kỳ bao gồm nhiều công hội xí nghiệp, công hội thợ thủ công. An Nam cộng sản Đảng ra đời đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong công nhân, nông dân, phát động phong trào đấu tranh chống khủng bố, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh ở Nam Kỳ. An Nam cộng sản Đảng là một trong 3 tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của An Nam cộng sản Đảng có ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng Việt Nam. Vì vậy di tích nơi thành lập An Nam cộng sản Đảng được Bộ Văn hóa ký quyết định số 1288 - VH/QĐ ngày 16/11/1988 công nhận là di tích lịch sử. Hoàn cảnh Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thành lập các chi bộ cộng sản. Một số thành viên cấp tiến, chủ yêu ở Bắc Kỳ muốn thành lập một đảng cộng sản thực sự ở Việt Nam thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại Đại hội I HVNCMTN (5-1929), nhóm Bắc Kỳ đề nghị giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thành lập đảng cộng sản. Ý kiến này lập tức bị thành viên Tổng bộ Lâm Đức Thụ (gián điệp của Pháp) phản ứng kịch liệt. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ ra về và tiến hành thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, ra sức thu hút các chi bộ Thanh niên. Thành lập Trước ảnh hưởng ngày càng lớn của nhóm Đông Dương, Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam Kỳ quyết định cải tổ toàn bộ phận còn lại thành tổ chức cộng sản. An Nam cộng sản Đảng thành lập vào tháng 8 năm 1929 . Đại hội Thành lập được tổ chức tại phòng 1, lầu 2, nhà số 1 đường Philippini (nay là đường Nguyễn Trung Trực), phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động Tháng 11 năm 1929, Lâm thời chấp ủy (tức Ban chấp hành trung ương lâm thời) của An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại Sài Gòn do Châu Văn Liêm làm Bí thư. Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng có Châu Vǎn Liêm (tức Việt), Nguyễn Thiệu, Trần Não, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách. Từ đó đến trước khi hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, An Nam cộng sản Đảng đã có một hệ thống tổ chức vững mạnh và có tổ chức quần chúng rộng khắp ở các tỉnh Nam Kỳ. Tại Sài Gòn, An Nam cộng sản Đảng đã lập được Tổng công hội Nam Kỳ bao gồm nhiều công hội xí nghiệp, công hội thợ thủ công. Tháng 2 năm 1930, An Nam Cộng sản Đảng cùng các tổ chức cộng sản khác ở Việt Nam (Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) được thống nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam với Trịnh Đình Cửu là người đứng đầu Ban chấp hành trung ương lâm thời. . chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh ở Nam Kỳ. An Nam cộng sản Đảng là một trong 3 tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của An Nam cộng sản Đảng. nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, An Nam cộng sản Đảng đã có một hệ thống tổ chức vững mạnh và có tổ chức quần chúng rộng khắp ở các tỉnh Nam Kỳ. Tại Sài Gòn, An Nam cộng sản Đảng đã lập được. nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, An Nam cộng sản Đảng đã có một hệ thống tổ chức vững mạnh và có tổ chức quần chúng rộng khắp ở các tỉnh Nam Kỳ. Tại Sài Gòn, An Nam cộng sản Đảng đã lập được

Ngày đăng: 05/05/2014, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan