Tài liệu nghị luận xã hội

93 3.3K 1
Tài liệu nghị luận xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu nghị luận hội Một bài văn điểm 10 không chỉ dừng lại ở phân tích nội dung và nghệ thuật đơn thuần. Một tác phẩm văn học bên cạnh phần chứa đựng những giá trị nền tảng tâm hồn muôn đời của con người nói chung nó còn phản ánh một phần hình ảnh hội ở thời điểm tác giả viết ra tác phẩm. Đặc biệt lưu ý và rút ra ý nghĩa hội của tác phẩm là một cách để các bạn ghi điểm ở bài thi Văn. Nhà giáo Ngọc Ký: Đừng ngồi nguyền rủa bóng đêm Thầy giáo 'không tay' huyền thoại gửi gắm đến thế hệ trẻ: thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm, hãy thắp sáng thêm những ngọn nến. - Em rất khâm phục thầy, thầy cho em hỏi khi bị liệt hai tay thì có khó khăn gì trong sinh hoạt của thầy không. Nghị lực nào để thầy tiếp tục sống và đạt được nhiều thành quả như ngày hôm nay. (Trần Hoàng) - Như bạn biết, đôi chân dùng để đi, đôi tay dùng để làm mọi việc. Khi bị liệt 2 tay, không còn cách nào khác, thầy buộc phải dùng chân để thay thế. Vì thế mọi sinh hoạt đều gặp không ít cản ngại, khó khăn. Từ chuyện ăn, chuyện mặc áo quần, đánh răng, rửa mặt Tất cả mọi sinh hoạt hằng ngày với người không có tay quả không đơn giản chút nào. Không thể ỷ lại mãi sự chăm sóc của gia đình, của mọi người. Thầy đã tìm cách dùng đôi chân thay đôi tay theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thầy tự dùng thìa để ăn cơm, dùng những ngón chân để đánh máy vi tính Thay bằng việc giơ tay để đánh răng, rửa mặt, chải đầu, thầy nghĩ ra cách cấu trúc một điểm tựa trong nhà tắm để gác chân lên đó thực hiện các động tác này. Khi đánh vi tính, ngón chân ngắn và to hơn ngón tay nên rất dễ bị dính phím. Thầy nghĩ ra cách hai chân cầm hai cây bút chì trên đầu có gắn cục tẩy để ấn phím. Tóm lại để khắc phục những khó khăn trong cuộc sống đời thường thì vấn đề không chỉ ở chỗ rèn luyện mà còn ở chỗ tìm ra, sáng tạo những cách cho riêng mình. - Kính chào thầy. Em có may mắn từng được nghe thầy về trường nói chuyện khi còn học lớp 7. Em vừa nghe vừa khóc, đến giờ vẫn nhớ những lời thầy dạy. Tuổi thơ của em đã gắn với những câu chuyện về thầy. Những câu chuyện tình bạn trong truyện 'Tôi đi học' của thầy thật xúc động. Đến giờ tình bạn ấy vẫn còn đẹp chứ thầy? Làm sao để mình nuôi dưỡng được những tình bạn đẹp hả thầy? (Thien Ly) - Chào bạn, câu chuyện của bạn đã gợi lại cho thầy những buổi giao lưu của thầy. Những buổi giao lưu đó không chỉ thầy động viên các em mà chính các em đã động viên thầy. Khi em nhắc lại buổi giao lưu đó thầy rất xúc động. Trong hành trình của mỗi người để tới tương lai, không ai có thể đơn độc giành chiến thắng. Mọi thành công đều có sự hợp sức của nhiều sức mạnh. Chúng ta sẽ không thể là người nếu không được cha mẹ sinh ra, chăm sóc. Chúng ta không có tri thức nếu không có sự dạy dỗ của thầy cô giáo. Chúng ta cũng không thể trưởng thành nếu không có sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của bạn bè. Có một câu danh ngôn rất hay là "Ai đẩy tình bạn ra khỏi đời mình tức đã đẩy Mặt Trời ra khỏi Trái Đất". Vì thế thầy vô cùng trân trọng và cảm ơn nghìn lần những tình bạn từ thời ấu thơ cho đến nay. Nhờ họ mà thầy mới có hôm nay. Đọc "Tôi đi học" thầy đã nhớ tới Bằng, tới Liễu, tới Nghiệp "Đen" trong những năm tháng thầy học phổ thông. Những người bạn đó đến nay thầy vẫn liên hệ, đặc biệt anh bạn Nghiệp đã nghỉ hưu sau nhiều năm dạy Đại học Bách Khoa. Bây giờ Nghiệp cùng gia đình luôn gắn bó với gia đình thầy như máu thịt trong mọi buồn vui. Hiện khi thầy cũng đã nghỉ hưu, có rất nhiều những người bạn đã trở thành nguồn động viên vô giá cho thầy dù thầy chưa một lần gặp mặt, chỉ trao đổi qua thư, Internet Có những người chưa học thầy một chữ nhưng vẫn đến với thầy bằng danh xưng học trò như chính em đây. Thầy cảm ơn em rất nhiều! - Em đọc "Tôi đi học" của thầy viết từ hơn 10 năm nay, đến nay rất tiếc không còn giữ được cuốn sách đó. Em đã mất rất nhiều công đi khắp các hiệu sách Hà Nội, năm nào cũng qua cửa hàng sách NXB Kim Đồng với hy vọng cuốn sách được tái bản, mà từ lâu lắm rồi không tái bản thêm lần nào. Thầy có kế hoạch tái bản cuốn sách đó không ạ, nếu không thầy có thể cho em biết cách gì để em có được cuốn sách đó. Trân trọng cảm ơn thầy và gửi tới thầy lòng ngưỡng mộ, khâm phục. (Tạ Ngọc Diệp, Hoài Đức Hà Nội) - Ngọc Diệp ơi, cuốn truyện Tôi đi học của thầy đã ra đời từ năm 1970, đến nay đã tái bản ít nhất 9 lần. Rất tiếc em chưa có điều kiện bắt gặp. Hiện nay theo kế hoạch của nhà xuất bản, tháng 1/2014 sẽ tái bản lần thứ 10. Bây giờ, thầy biết trên thị trường các nhà sách phía Bắc vẫn đang lưu hành cuốn sách của thầy của Nhà xuất bản Văn học. Em hãy tìm và mua nhé. Nếu không mua được, em gửi địa chỉ cho thầy, thầy sẽ gửi tặng con một cuốn trong nay mai. - Con năm nay 23 tuổi, nhìn bạn bè xung quanh con ai cũng vui tươi, cũng có công việc tốt phụ cho gia đình mà con thấy chán nản và cảm thấy mình vô dụng lắm. Con cũng học đại học, may mắn ra trường tìm được việc làm luôn, cứ tưởng mọi thứ sẽ tốt đẹp thì tai họa ập tới, con phát hiện con bị ung thư buồng trứng giai đoạn IV. Con đã có thời gian suy sụp, mọi người trong nhà luôn động viên con không phải lo lắng gì, chỉ cần chăm chữa bệnh, khỏe lại rồi tính tiếp. Nhưng thật sự bệnh này nếu chữa khỏi cũng phải theo dõi ít nhất 5 năm nữa. Có lúc con muốn được chết đi cho khỏe khi mà những đợt vào hóa chất bị thuốc hành, trong người khó chịu không muốn ăn uống, nhìn bạn bè thì khỏe mạnh đi làm còn con là chị cả, tưởng giúp đỡ được gia đình sau khi tốt nghiệp, mà không ngờ lại thành gánh nặng. Bây giờ con đã xong đợt điều trị hóa chất rồi, chỉ phải theo dõi thôi, nhưng tóc con chưa đủ dài để tự tin đi phỏng vấn đâu cả. Hoặc nếu đội tóc giả thì con rất ngại bị người khác phát hiện ra, đôi khi con cảm thấy sợ nếu nói thật con sẽ không được tuyển dụng vì làm gì có công ty nào muốn nhận người nhân viên sức khỏe kém. Con muốn đi du học nước ngoài nhưng gia đình lại sợ con không thể tự lo cho bản thân và gia đình cũng không thể lo cho con. Nhiều ước mơ, hoài bão của con giờ cứ xa vời mà khó với tới. Tương lai con vô định và bất định quá thầy ạ. Con chỉ muốn được khóc, được thét lên nhưng không có chỗ nào cả, chỉ biết nhịn, giữ trong lòng và luôn nở nụ cười trên môi, đôi khi không chịu được thì con chỉ biết khóc một chút để nhẹ nỗi lòng mà thôi. Xin thầy cho con lời khuyên. (Jessica, TP HCM) - Chào con, thầy rất xúc động khi nhận được những lời chia sẻ ngợi ca về thầy mà con gửi tới. Và thầy cũng rất băn khoăn thương mến khi biết con đã tốt nghiệp đại học nhưng gặp căn bệnh hiểm nghèo. Con ơi, cuộc đời không ai biết trước điều gì, nếu ta có năng lực, ta có sự lạc quan, ta sẽ có niềm tin. Như vậy không có lý do gì ta lại không có việc làm. Con đừng nghĩ tới ngày chấm hết cuộc đời mà cứ nghĩ rằng mình còn sống được năm nào, tháng nào, thậm chí ngày nào là mình còn niềm vui, còn hạnh phúc, còn lao động để sáng tạo. Vì thế, theo thầy, con nên tìm những công việc, những hợp đồng đơn giản phù hợp với sức khỏe của con, dù có thể đồng lương hơi thấp nhưng sẽ giúp con rất nhiều trong việc giải tỏa stress, tìm được niềm vui sống. Chúc con luôn lạc quan, thay bằng việc ngồi nguyền rủa bóng đêm, xin con hãy thắp sáng thêm những ngọn nến. - Thưa thầy! Trước hết cho con gửi lời chào sức khỏe đến thầy! Sau, thầy cho con hỏi, con cũng là một người yêu nghề giáo và đã tham gia công tác giảng dạy được một năm. Bản thân con có rất nhiều nhiệt huyết, nhưng từ khi đi dạy con bị rất nhiều áp lực và bị chi phối việc giảng dạy bởi các hoạt động của trường, hầu như con không thể chủ động được việc dạy học. Đặc biệt điều làm con buồn lòng chính là sự đấu đá trong môi trường giáo dục. Thầy có cách nào giúp con có thể tiếp tục đam mê và đi dạy, vì con rất yêu ngành giáo dục. Hiện con là giảng viên một trường đại học ở TP HCM. (Quốc Anh, 23 tuổi, TP HCM) - Chúc mừng con đã bước lên giảng đường ở tuổi rất trẻ. Hiện nay những băn khoăn của con, theo thầy cũng là những băn khoăn chung của các nhà giáo. Thật ra đôi lúc ta hơi lý tưởng hóa môi trường giáo dục, song thực chất giảng đường cũng như sân trường đều là một bộ phận của hội phát triển. Do đó, sự đấu đá cạnh tranh cũng là điều tất yếu, đây là quy luật của thời phát triển. Để tự khẳng định niềm tin yêu nơi bục giảng, mỗi người trong danh dự của mình, nơi chỗ đứng của mình, hãy luôn biết mình là ai, đừng nên vội chủ quan với những kiến thức vừa học. Con hãy luôn tỏ ra khiêm tốn, học hỏi các thế hệ đàn anh đi trước, trao đổi thân thiện với các nhà giáo trẻ đồng trang lứa, luôn hết lòng chăm lo, luôn sáng tạo trong từng buổi dạy, từng lời dạy khi lên lớp mỗi ngày. Làm được những điều đó, thầy tin con sẽ bước qua mọi giới hạn để thanh thản trong tâm hồn, để vui với nghề mà mình đang tâm đắc. Chúc con thành công. - Chào thầy, em rất khâm phục sự nghị lực của thầy. Thầy nghĩ gì khi một doanh nhân bỏ mấy chục tỷ chỉ để mời người khuyết tật nước ngoài, trong khi Việt Nam mình còn rất nhiều trường hợp để quan tâm - chia sẻ? Thầy có thấy chạnh lòng cho người khuyết tật Việt Nam không? (Nguyen Nam, quận 10 - TP HCM) - Trong câu hỏi của em, thầy biết em muốn đề cập đến chuyện mời Nick Vujicic, người không tay không chân đến giao lưu với khán giả Việt Nam đúng không? Quả thật một doanh nghiệp bỏ ra hơn 30 tỷ đồng để mời Nick đến truyền bá nghị lực sống cho thế hệ trẻ Việt Nam, nhìn ở góc độ nào đó có vẻ quá lãng phí và hiệu quả xem chừng chưa hẳn đã cao. Theo góc nhìn của thầy, có những cái hay của nước ngoài không vì ý thức dân tộc hẹp hòi mà bỏ qua. Trong xu thế mở cửa cùng với đón nhận những doanh nghiệp lớn đến làm ăn tại Việt Nam, thì những tấm gương lớn như Nick đến để truyền cảm hứng cho người Việt Nam là rất đáng quý. Cái gì cũng có giá của nó cả. Trong buổi gặp gỡ với Nick hôm đó, thầy là 1 trong 24 tấm gương được vinh danh nghị lực ý chí Việt Nam. Như vậy, rõ ràng nhờ chuyện Nick đến Việt Nam mà lần đầu tiên Việt Nam vinh danh những người có ý chí nghị lực. Cho nên trong buổi gặp Nick hôm đó, thầy cảm thấy mình được học tập Nick không ít những bài học quý, hiểu người, càng hiểu thêm mình. Đấy là cơ hội quý để tôi tự hoàn thiện mình hơn nữa. Tôi cảm ơn Nick, cảm ơn chương trình rất nhiều. - Ngày nay các bạn trẻ nước ta không còn nhiều người mặn mà với văn chương và văn hóa dân tộc nữa. Có người cho rằng tương lai của giới tri thức Việt Nam là nằm trên vai những sinh viên du học với trình độ kiến thức chuyên môn cao. Là một nhà giáo có kinh nghiệm nhiều về văn chương và văn hóa dân tộc, thầy nghĩ tương lai văn chương xứ ta sẽ ra sao? (Trần Minh Trung, quận 3, TP HCM) - Vâng chào bạn, câu hỏi của bạn động đến các giá trị bảo tồn văn hóa, văn chương dân tộc. Đây cũng là một vấn đề bức xúc của những người tâm huyết với văn chương, với các giá trị văn hóa dân tộc. Nói là tương lai của dân tộc đang nằm trên vai những du học sinh có trình độ kiến thức cao phần nào cũng có lý bởi trong hội nhập, chúng ta muốn phát triển, chúng ta phải dám đi ra biển lớn, biết học hỏi các kiến thức tầm cao của các nước phát triển để về nhanh chóng biến xứ Việt từ một nước chưa phát triển sớm trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển. Song chính trong sự phát triển đó, chúng ta rất sợ đánh mất bản sắc dân tộc. Muốn giữ được bản gốc văn hóa, hồn cốt dân tộc tôi nghĩ các nhà hoạch định chính sách phải dành sự quan tâm đặc biệt cho sự bồi đắp và phát triển ngành khoa học nhân văn. Thầy rất băn khoăn khi chương trình sách giáo khoa hiện tại về môn Văn còn lại rất ít những bài ca cách mạng, những hình tượng người anh hùng. Thay vào đó lại xuất hiện hơi nhiều mảng văn học lãng mạn thời 30-45 thế kỷ trước. Theo thầy, hơn bao giờ hết trong giới trẻ hiện nay, chúng ta phải tìm cách bồi dưỡng, dạy dỗ thế nào để các em hiểu được một thời oanh liệt, một thời hào hùng đã đi qua. Để rồi khi đất nước càng phát triển thì những giá trị dân tộc ấy càng được tỏa sáng. Con trai Phó giám đốc Sở: "Lúc được vớt lên, trong túi bố tôi chỉ có hơn trăm ngàn" Lúc nhận được tin dữ, anh Vinh vẫn đang ở Hà Nội. "Lúc đấy 1h đêm, tôi đang ngủ tự nhiên bé con nhà tôi khóc thét. Tôi tỉnh dậy để dỗ bé thì đúng lúc đấy có điện thoại từ nhà gọi " Mấy ngày hôm nay, sự việc ông Nguyễn Tài Dũng - phó giám đốc sở Công thương tỉnh Nghệ An bị nước cuốn trôi trong khi đang chuyển đồ tiếp tế cho nhân dân vùng bị nạn đã khiến cho nhiều người dân, cộng đồng mạng vô cùng thương tiếc. 14h30 chiều ngày 2/10, đoàn xe chở linh cữu ông Nguyễn Tài Dũng đã về đến quê nhà, nơi hàng trăm người dân đã tề tựu từ khi nghe tin dữ. Đám tang dưới mưa đã khiến hàng trăm người không thể kìm được nước mắt. Trong mắt người dân thành Vinh, ông Nguyễn Tài Dũng là một vị lãnh đạo hiền lành, đức độ, luôn sẵn sàng xả thân vì công việc, lo cho nhân dân. Còn đối với những người trong gia đình, ông Dũng là người bố, người chồng, người ông mẫu mực. Ông Dũng có hai người con trai, người con trai cả là anh Nguyễn Tài Vinh, hiện đã lập gia đình. Con trai thứ hai của ông Dũng vẫn chưa tròn 20 tuổi. Đến hiện tại, khi nhắc đến bố mình, anh Nguyễn Tài Vinh, con trai cả của ông Nguyễn Tài Dũng vẫn còn nguyên nỗi đau đớn. "Tôi thực sự sốc trước sự ra đi của bố. Tôi chưa bao giờ nghĩ bố mình sẽ mất như thế này, vì bố tôi trước nay bơi rất giỏi, tôi nghĩ bố sẽ thoát ra và bơi vào bờ được. Nhưng Mẹ tôi thì hoàn toàn suy sụp. Trước đến nay bố mẹ tôi sống rất tình cảm với nhau. Bố ra đi đúng là một mất mát lớn đối với mẹ." Lúc nhận được tin dữ, anh Vinh vẫn đang ở Hà Nội (Anh Vinh là kĩ sư của một công ty về đầu tư và phát triển môi trường, anh cùng vợ con sống và làm việc tại Hà Nội). Anh vẫn còn nhớ như in cảm giác của mình khi nhận được hung tin về người bố đáng kính. "Lúc đấy 1h đêm, tôi đang ngủ tự nhiên bé con nhà tôi khóc thét. Tôi tỉnh dậy để dỗ bé thì đúng lúc đấy có điện thoại từ nhà gọi. Lúc nghe tin tôi thấy rất bình tĩnh, vì nghĩ bố sẽ thoát ra được. Tôi ngay lập tức gọi cho bố nhưng không liên lạc được. Đến 4h sáng vẫn không có tin gì mới, lúc đấy tôi vẫn nghĩ bố thoát ra được nhưng kiệt sức nằm ở đâu đấy. Nhưng linh tính lúc đấy chẳng lành, tôi vội bắt ngay taxi về Hoàng Mai - Quỳnh Lưu. Đến 6h sáng thì tôi hoàn toàn hết hi vọng, chỉ mong xác bố không bị trôi đi xa. Lúc tôi về đến Hoàng Mai thì bố đã được vớt lên 1 lúc rồi. Tôi lao vào định ôm bố nhưng bị ngăn lại, ngậm ngùi đứng từ xa nhìn bố thôi " Trong mắt anh - một người con trai cả trong gia đình, bố anh là một người vô cùng đáng kính. Anh chia sẻ: "Bố tôi là người luôn lo cho mọi người, tằn tiện với bản thân. Ông không bao giờ mua những vật dụng tốt cho bản thân, lúc nào cũng mua những thứ rất rẻ tiền. Tiền bố kiếm được đều lo cho con cái ăn học, hỗ trợ cháu chắt. Anh em họ hàng rất kính trọng bố tôi". Điều anh cảm thấy tự hào ở bố nhất, đó là nghị lực và tinh thần trách nhiệm với công việc. Anh Vinh cũng chia sẻ trên trang cá nhân của mình những dòng khiến tất cả mọi người đều rơi nước mắt. "Cả 1 đời tiết kiệm lo cho vợ con, lúc ra đi trong ví của ông chỉ vỏn vẹn hơn 100 ngàn đồng " Sự ra đi của ông Nguyễn Tài Dũng đã để lại cho gia đình, họ hàng và tất cả người dân Nghệ An nỗi mất mát lớn lao. Tấm gương hi sinh thân mình của người cán bộ đã thực sự lay động lòng người. Chắc chắn sự hi sinh này không hề uổng phí, ông Nguyễn Tài Dũng sẽ trở thành tấm gương về người cán bộ vì nhân dân, sẽ mãi còn in đậm trong tâm trí người dân Nghệ An nói riêng, người dân cả nước nói chung. Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1. "Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là đánh chắc thắng, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới". Về sau, trong hồi ức "Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử”, tướng Giáp đã thổ lộ: "Ngày hôm đó, tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!". Đánh giá về quyết định lịch sử này, tướng Lê Trọng Tấn, trong dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên, nói: "Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ". Còn tướng Vương Thừa Vũ nhận xét: "Nếu theo cách đánh cũ, thì cuộc kháng chiến chống Pháp có thể bị kéo dài thêm tới 10 năm". Đánh thắng thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng quân đội của ông không được nghỉ ngơi lâu, mà phải tiếp tục bắt tay vào cuộc chiến đấu với quân đội Mỹ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán khi tướng Giáp đến Việt Bắc báo cáo về chiến thắng Điện Biên. Năm 1972, trong một chiến thắng vang đội khác của quân đội Việt Nam trước cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của quân đội Mỹ vào Hà Nội, được ví như một trận "Điện Biên Phủ trên không", tướng Giáp đã có chỉ thị nổi tiếng tới các đơn vị phòng không Hà Nội: "Cả nước đang hướng về Hà Nội. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương theo dõi cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội". Sau khi quân đội của tướng Giáp giành chiến thắng trên bầu trời Hà Nội, Mỹ đã phải ký hiệp định Paris, rút quân khỏi Việt Nam, tạo tiền đề cho những chiến thắng sau đó của tướng Giáp. Trong những ngày cuối cuộc kháng chiến thứ hai của mình, Tướng Giáp đã cho đánh đi bức điện lịch sử gửi các đơn vị tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam, sáng 7/4/1975: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!" Kết thúc hai cuộc chiến tranh, khi nhìn nhận lại về cuộc chiến chống Pháp và đối thủ của mình là tướng Navarre, tướng Giáp đã nói với nhà báo, đạo diễn người Pháp Daniel Roussel: "Navarre là một tướng có tài, thua trận không phải là lỗi của ông ta, mà là lỗi của những người bắt đầu cuộc chiến". Trong cuộc gặp đầu tiên với đối thủ người Mỹ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1995, tướng Giáp cũng có rất nhiều câu nói rất đáng nhớ như: "Mỹ xâm lược Việt Nam là sai lầm. Mỹ không hiểu Việt Nam", "Chúng tôi biết là chúng tôi sẽ thắng ngay từ ngày đầu tiên”, hay "Từ 'lo sợ' không có trong tư duy quân sự của chúng tôi". Đáp lại những lời ca tụng của báo chí phương Tây, ông nói: "Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình". Nhận định về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã trao cho mình cấp hàm Đại tướng và quyền Tổng chỉ huy quân đội, trong hồi ký của mình, Tướng Giáp đã viết: "Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử". Là một nhà quân sự, nhà giáo, nhà sử học, tướng Giáp luôn quan tâm đến lịch sử và thế hệ trẻ. Phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành Hội khoa học lịch sử Việt Nam nhiệm kỳ 3, khóa III năm 1996 với tư cách Chủ tịch danh dự hội, ông trăn trở: "Tôi vẫn còn có điều băn khoăn và hơn thế nữa là sự lo lắng, đó là vì sao kiến thức lịch sử lại không phổ biến sâu rộng được trong quảng đại quần chúng, như là giới trẻ?". Nói về nghiệp cầm quân của mình, Tướng Giáp thổ lộ: "Hạnh phúc lớn nhất của người cầm quân là được ở bên chiến sĩ trên chiến trường". Là một vị tướng trọn đời vì đất nước, vì nhân dân, khi được chúc mừng nhân dịp bước sang tuổi 100, tướng Giáp nói: "Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó". 2. ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ BÀI HỌC LÒNG DÂN. (Soha.vn) - 9h sáng ngày 15/10/2013, Báo điện tử Trí Thức Trẻ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến Quốc tế với chủ đề "Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bài học lòng dân". Nhà báo Bùi Ngọc Hải - Phó Tổng Biên Tập báo Điện tử Trí Thức Trẻ: Kính thưa các vị khách quý! Có một thiên tài đã dừng bước nơi cõi tạm. Nhưng những huyền thoại thì vẫn tiếp diễn. Quốc tang ông diễn ra trong hai ngày nhưng với nhiều triệu người dân, “quốc tang” chính thức bắt đầu từ cái thời khắc ngưng đọng 18h09 phút ngày 4/10/2013. Và cho đến hôm nay, “lá cờ rủ trong lòng người” vẫn chưa hề hạ xuống. Khắp mạng hội vẫn rơi nước mắt khi nhắc về Người. Sau lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, chưa bao giờ người Việt lại đổ nước mắt nhiều như thế, nhưng cũng chưa bao giờ người Việt lại xích lại gần nhau như thế. Nói như nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc: “Dường như cả dân tộc đang nắm tay nhau”. Có một người, ở tuổi 103, sau khi nằm xuống, vẫn còn làm nên một “Điện Biên phủ thứ hai” chấn động địa cầu. Đó là Điện Biên phủ trong lòng dân, trong lòng dư luận. Điện Biên Phủ thứ hai ấy càng ý nghĩa trong thời buổi suy thoái kinh tế và suy thoái niềm tin. Chúng ta đang nói đến một người có những chiến công của một Thần Võ nhưng cả đời lại sống như một Thánh Văn. Thật may mắn cho chúng tôi, cách đây hơn 1 tháng, đúng dịp sinh nhật của Con người huyền thoại, chúng tôi đã kịp tổ chức cuộc Giao lưu trực tuyến về Đại tướng. Và hôm nay, rất vinh dự cho Báo, lại được đón các vị khách Quý tới đây, dâng một nén tâm nhang cho người nằm xuống. Điều gì khiến Đại tướng trở thành bất tử trong lòng nhân dân như vậy? Đại tướng đã để lại di sản gì, bài học gì về lòng dân cho các công bộc hôm nay? Việt Nam cần làm gì để khơi dậy sức mạnh của toàn dân tộc, tiếp tục chiến thắng những Điện Biên phủ lớn nhỏ trong các mặt trận kinh tế, văn hóa hội, khoa học công nghệ, quốc phòng? Các vị khách tham gia buổi Giao lưu trực tuyến quốc tế: ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ BÀI HỌC LÒNG DÂN: I. Đầu cầu VIỆT NAM: 1. Hà Nội: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam, ngài Jorge Rondón Uzcátegui Ông Vũ Mão – Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam Thiếu tướng – Nhà văn quân đội Hồ Phương Thiếu tướng Đỗ Quốc Ân – nguyên Tư lệnh Binh chủng Pháo binh Nhà thơ Anh Ngọc – Tác giả bài thơ “Vị tướng già” nổi tiếng Dịch giả Nguyễn Văn Sự - dịch giả cuốn sách “Võ Nguyên Giáp – chiến thắng bằng mọi giá”, “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - danh tướng của thời đại qua tư liệu nước ngoài” của GS sử học người Mỹ Cecil B. Currey. Tiến sỹ Michael Gerard Parsons - tình nguyện viên Australia đang công tác tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam 2. Quảng Bình: Ông Võ Đại Hàm (70 tuổi), cháu gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng ông 3. Thành phố Hồ Chí Minh: Bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang II. Liên bang NGA: Bà Daria Mishukova, Tiến sĩ Việt Nam học người Nga III. ÚC Tiến sĩ Trần Bắc Hải hiện đang sống và làm việc tại Australia IV. PHÁP Nhà sử học Alain Ruscio Tiến sĩ Tạ Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp UEVF V. Vương quốc ANH Ông Lương Sơn Thành - Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Vương Quốc Anh Lại Thị Hương Giang - Phan Thiết Thưa nhà sử học Alain Ruscio, chứng kiến lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Việt Nam, có lẽ ông cũng hiểu được tình cảm, sự kính trọng và ngưỡng mộ của người dân Việt Nam đối với Đại tướng của chúng tôi. Theo ông, điều đó có ý nghĩa thế nào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam qua 2 thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ? Nhà sử học Alain Ruscio Một dân tộc vĩ đại như Việt Nam có đủ phẩm chất để khuất phục và đẩy lùi mọi kẻ thù xâm lược, trước tiên là thực dân Pháp (1945 – 1954), sau đó là đế quốc Mỹ (1954 – 1975). Nhưng điều quan trọng là phải có các nhà lãnh đạo có khả năng khơi dậy, sử dụng, tổ chức, tập hợp những sức mạnh này. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhân vật hàng đầu trong số các nhà lãnh đạo ấy. Lê Hải Hà - Thành phố Hồ Chí Minh Ông từng nói ở đời có hai thước đo lớn nhất là thời gian và lòng người. Và ông cũng đã được chứng kiến những tình cảm thương tiếc của người dân trong thời gian tang lễ dành cho Đại tướng. Theo ông, liệu trong tương lai, đất nước Việt Nam có còn ai có thể được lòng dân như thế nữa không? Nhà sử học Dương Trung Quốc Chúng ta luôn mơ ước có những con người như thế xuất hiện để truyền được cảm hứng và niềm tin cho nhân dân. Nhưng theo tôi, thời đại đã có nhiều thay đổi. Thay vì sự xuất hiện những nhân vật xuất chúng, những thiên tài kiệt xuất cần có những cơ chế, môi trường, hệ thống giá trị để từ trong nhân dân sẽ xuất hiện những con người đáp ứng được yêu cầu của đời sống hiện đại. Suy đi tính lại thì chỉ có một cơ chế dân chủ thực sự chúng ta sẽ có những thế hệ đảm bảo thực hiện được ý nguyện của những bậc tiền nhân như Võ Nguyên Giáp. Nguyễn Thị Thu Trang - Hòa Bình Thưa chú Anh Ngọc, cháu rất thích khổ thơ trong bài “Vị tướng già” "Trong góc vườn mùa thu Cây lá cũng như ông lặng lẽ Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây." Hình tượng “như đứa trẻ” rất là hay ạ. Nhưng có thể cháu chưa hình dung hết được vì sao ông lại gọi Đại tướng là “như đứa trẻ”, ông có thể giải thích lại cho cháu và độc giả biết được không? Nhà thơ Anh Ngọc Câu hỏi này đã thay mặt cho nhiều người. Vì như tôi đã nói, tôi đang đi tìm cái bình thường trong con người khác thường, con người bình thường như cha ông nói: “Một người già mà hai lần trẻ con”, đó là minh triết của cha ông tích lũy từ mấy ngàn đời được thời gian xác nhận nên không sai, điều đó không hề hạ thấp nên chúng ta biết nhìn bằng cả hai nửa của con người. Chính Đại tướng đã nói: Có lần người ta hỏi Đại tướng, công việc hàng ngày của Đại tướng là gì. Sau khi kể 1 vài công việc quan trọng như đọc báo, bàn luận về thời cuộc… thì Đại tướng nở 1 nụ cười rất đắc đạo, Đại tướng nói: “Tôi tập yoga…”. Thế là có những lúc công việc quan trọng của một vị Đại tướng lại chính là tập thể dục dưỡng sinh. Đó mới là nghệ thuật. Cho nên phương Tây có câu: “Không ai là vĩ nhân với người hầu phòng của mình cả”. Đó chính là sự vừa đồng nhất, lại vừa độc lập giữa tuyên truyền và nghệ thuật. Cái điển hình của nghệ thuật đó là cái bình thường có tỉnh phổ quát ở mọi nơi, mọi lúc, có tính vĩnh cửu. Tôi tin rằng, tôi là một người cụ thể, nên những điều tôi nói chắc chắn còn những hạn chế, có điều đúng và điều chưa đúng, tôi rất mong các bạn góp ý cho tôi và tôi xin tiếp thu tất cả một cách hoàn toàn không tự ái. Thu Hiền, sinh viên trường ĐH Sư Phạm Hà Nội Cô Nga ơi, cháu rất tò mò: Sinh viên như bọn cháu thì thể hiện tình cảm với Bác bằng cách thắp nến, xếp hàng hồi lâu để được vào viếng Bác. Còn với các doanh nhân, doanh nghiệp, cháu rất muốn biết, các cô thể hiện tình cảm của mình với Bác như thế nào ạ? Tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga TS Phạm Thị Việt Nga: Thực ra hôm đó, dù là doanh nhân hay người dân, chắc chắn điều đầu tiên, ai cũng theo dõi các bài viết, các thông tin liên quan tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên báo đài để tự mình nhìn nhận lại mình. Đối với doanh nhân như cô, là người từng đi kháng chiến, từng theo dõi bác Giáp từ khi còn sống, cô thể hiện tình cảm bên ngoài bằng cách cùng với cán bộ công nhân viên, lực lượng trẻ, cựu chiến binh đi tới một số địa điểm linh thiêng tại Cần Thơ để kính viếng Người. Còn trong thâm tâm, một người doanh nhân như cô phải suy nghĩ làm sao để học hỏi những binh pháp của Đại tướng để vận dụng trong kinh doanh. Tự ngẫm lại bản thân, xem trong thời gian qua đã sống như thế nào, có xứng đáng hay không để từ đó điều chỉnh lại phong cách sống, lối hành xử và quan hệ với mọi người. Từ đó, lấy làm bài học để huấn luyện cho anh em cán bộ công nhân viên và các Đảng viên tại đơn vị mình. Phan Việt Hằng - Thanh Hóa Thưa ông Võ Đại Hàm, ông có thể kể lại kỷ niệm sâu sắc nhất về Đại tướng và cây khế của người? Ông Võ Đại Hàm Chúng tôi được nghe kể rằng, ở góc nhà cụ có một cây khế. Cây khế này có từ lúc ông sinh ra, là nơi gắn bó với các trò chơi đánh đáo, chơi bi, chơi khăng…rồi cụ thường xuyên mang sách ra đây đọc, học dưới gốc khế. Khi được cụ Giáp giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà, tôi mới biết, cây khế đối với cụ Giáp rất quan trọng, là nơi ghi dấu thời thơ ấu của cụ. Tôi có trọng trách giữ gìn làm sao cây khế, ngôi nhà còn mãi mãi vì đó là dấu ấn của tuổi thơ của cụ, cũng là kỷ vật duy nhất gắn liền với Đại tướng từ nhỏ. Khi sức khoẻ của cụ yếu, không về thăm quê được nhưng cụ vẫn thường gọi điện về hỏi thăm nhà mình thế nào, dân mình ra sao khi trời mưa bão. Câu mà tôi không quên được là: “Cây khế mình vẫn tốt chứ?”. Ngôi nhà này vẫn lưu giữ hình bóng của Đại tướng! Nguyễn Thị Vân Anh - Bắc Ninh Lần cuối cùng ông được gặp Đại tướng là khi nào ạ? Dịch giả Nguyễn Văn Sự Kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, khi ấy bác Giáp tham dự một hội nghị khoa học và tôi đã được gặp Đại tướng ở đó. Một lần nữa là tại nhà riêng số 30 Hoàng Diệu, Alain Ruscio đến đưa sách và xin chữ kí, cũng vào dịp 50 năm kỷ niệm Điện Biên Phủ năm 2004. Phạm Thị Hiển - Thành phố Hồ Chí Minh Đối với nhà thơ, một vị tướng giữa chiến tranh và 1 vị tướng giản dị giữa đời thường thì hình ảnh nào khiến ông ấn tượng hơn? Nhà thơ Anh Ngọc Do tôi làm nghệ thuật nên tôi nhìn thấy cái lõi, cái bản chất. Bản chất của người anh hùng trong chiến tranh và anh hùng trong thời bình không khác nhau. Hai ấn tượng đó đều mạnh và đều có sức hấp dẫn, không thể tùy tiện nói cái nào ấn tượng hơn cái nào nhưng hai cái đó thực chất chỉ là một nếu biết nhìn. Và chúng tôi đã nhìn ra cái là một đó. Lúc người lính chiến đấu trên chiến trường đã mang sức mạnh, vẻ đẹp của 1 con người bình thường, tinh túy. Do đó khi họ trở về thời bình, họ lại mang phẩm chất trí dũng, xả thân của người lính trong con người bình thường. Hai cái đó bình thường và anh hùng cộng lại chính là câu trả lời của tôi. Hương Thảo, 45 tuổi, cán bộ Ngân hàng Thưa ông Vũ Mão, theo quan điểm của ông, nên chọn con đường nào ở Hà Nội để đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp? Có người đề xuất là chọn Quốc lộ 1A đổi tên thành Quốc lộ Võ Nguyên Giáp, cá nhân ông thấy có đồng tình không? Ông Vũ Mão – Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Tôi rất đồng tình với việc ở Hà Nội sẽ có đường mang tên Võ Nguyên Giáp, xứng tầm với tên tuổi của Đại tướng. Có người đề xuất là chọn Quốc lộ 1A đổi tên thành Quốc lộ Võ Nguyên Giáp, tôi thấy đây là một ý tưởng hay. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu trong một tổng thể và cần lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Hoàng Thị Huyền - Hải Dương Ông nhận mình là một người em thân thiết của Đại tướng, vậy thời gian tới ông dự định sẽ tiếp tục viết gì về người anh vừa mới đi xa? Nhà sử học Alain Ruscio Tôi chưa bao giờ dám nhận mình là "em" của Đại tướng. Như vậy ngạo mạn quá. Nhưng tôi tin rằng đối với Đại tướng và phu nhân Bích Hà, tôi đã gần được coi như một "người cháu", một người bạn trung thành. Điều đó, đối với tôi đã là một vinh dự lớn suốt cả cuộc đời. Lưu Hồng Liên - Nam Hà Thưa nhà thơ Anh Ngọc, đọc bài thơ về "Vị tướng già" tôi thấy vô cùng xúc động và đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó quên. Chỉ vài dòng thơ nhưng nhà thơ đã tóm gọn cả cuộc đời của Đại tướng. Vậy ông có thể kể chi tiết về hoàn cảnh ra đời của bài thơ này, có điều gì đặc biệt không? Nhà thơ Anh Ngọc Bài thơ này viết từ năm 1994 nhân dịp kỉ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhân dịp đó tạp chí Văn nghệ Quân đội cử hai nhà văn là Lê Lựu và Trần Đăng Khoa tới phỏng vấn và xin viết bài về Đại tướng. Lúc đó, tôi đang ngồi trên cơ quan thì nhận được cuộc điện thoại của nhà văn Lê Lựu gọi về và nhờ tìm giúp một phóng viên ảnh. Tôi gọi cho Lê Nhật là phóng viên ảnh của báo QĐND tới cổng của nhà tướng Giáp. Tôi nói với anh Nhật: “Anh vào đi, tôi chờ anh ngoài này vì tôi không phải khách mời nên tôi không vào”. Lê Nhật chỉ vào một phút, sau đó chạy ra và nói với tôi: “Đại tướng mời anh vào!”. Tôi được vào. Gặp Đại tướng tôi chào: “Chào thủ trưởng ạ!”. Đại tướng cười và giơ tay chỉ vào ghế và nói: “Mời đồng chí ngồi!”. Tôi thực sự cảm động vì không chỉ được gặp Đại tướng mà Đại tướng hiện ra trước mắt tôi là một hình ảnh mới mẻ vô cùng về những vị tướng trong lịch sử. Vì đằng sau vẻ đẹp của một vị chỉ huy lập chiến công lừng lẫy, Đại tướng là 1 con người rất bình thường với tất cả những tình cảm rất nhân hậu, thông minh. Đặc biệt, Đại tướng rất yêu mến các trí thức văn nghệ sĩ, Đại tướng nói chuyện không phân biệt, không khoảng cách, mọi câu chuyện chúng tôi đều có thể nói với Người - 1 con người tinh hoa, Tôi ngồi quan sát, nghe một phần nội dung, tôi quan sát thần thái con người trước mặt mình, đằng sau những chi tiết mà tướng Giáp kể cho Lê Lựu và Trần Đăng Khoa… tôi còn nghe cả những tấm lòng, sự băn khoăn, lo lắng… của Đại tướng. Nói như tướng Trần Văn Trà: Tướng Giáp là tướng tiếc từng giọt máu của lính. Sở dĩ ông chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, thắng chắc" còn vì một lý do là tiếc xương máu của các chiến sĩ. Đây là phương pháp chưa từng có trên thế giới, tự mình dùng đất của Tổ quốc che cho mình, dùng đất quê mẹ tạo nên sức mạnh. Đất và con người là hai hình ảnh làm tôi xúc động. Lê Lựu và Trần Đăng Khoa về viết ngay. 5 năm sau tôi mới viết vào ngày 21/9/1994. Lúc đầu bắt nguồn từ hình ảnh tướng Giáp. Tôi là nhà thơ nên nhìn thấy cái lõi đặc điểm của nghệ thuật là tính triết học, điển hình của văn học là điển hình chung của CON NGƯỜI. Phạm Văn Mến - Phú Thọ Trong chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam năm 2006, Tổng thống Venezuela khi đó là ngài Hugo Chavez đã tặng Đại tướng phiên bản thanh gươm của người anh hùng dân tộc Simon Bolivar. Theo ngài, giữa Simon Bolivar, cố Tổng thống Hugo Chavez và Đại tướng Võ Nguyên Giáp có điểm gì giống nhau? [...]... cáo, Quốc hội đưa ra nghị định, đồng thời, Đảng Cộng sản Venezuela và Nhà hữu nghị Venezuela - Việt Nam đã gửi thư chia buồn tới Nhà nước và nhân dân Việt Nam, bày tỏ sự tiếc thương đối với Đại tướng Bởi đối với người Venezuela, Đại tướng là tấm gương sáng về tài năng và nhân cách trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Ở Veneuzela có rất nhiều đảng phái, việc thông qua một nghị định... cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột hội Cái chính là việc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá Trước đây trong các cuộc kháng chiến, mọi người sống giản dị, thân thiện với nhau, khoảng cách giàu nghèo thu hẹp, cán bộ gần gũi với dân và tôn trọng dân Ngày nay, bộ phận nhẽ ra phải là ưu tú nhất trong hội là cán bộ, đảng viên nhưng như nhận xét của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 thì "Một bộ phận... Việt chúng ta có sẵn một truyền thống đạo đức tốt đẹp Chỉ cần khắc phục những bất cập trong quản lý Nhà nước, trước hết hãy thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI, để loại hết mọi con sâu, dù là một đàn sâu như lời Chủ tịch Nước, thì xã hội sẽ sớm ổn định , điều tốt đẹp sẽ nầy nở và các tính xấu chắc chắn sẽ bị đẩy lùi Tôi vững tin là như vậy Nước mắt Philippines và bài phát biểu... pháp luật quy định người đưa hối lộ cũng có tội) Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội (cái gọi là chủ nghĩa mackeno) Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng - GS văn hóa nổi tiếng Trần Lâm Biền đã từng ví: Lòng tham như... cơn bão tàn khốc khác có thể ập tới, giống như siêu bão Haiyan ập vào đất nước này hồi cuối tuần Trưởng đoàn đàm phán Philiipines tham dự Hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19), ông Yeb Sano đã có bài phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị, kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn một cơn bão tàn khốc khác có thể ập tới, giống như siêu bão Haiyan ập vào đất nước này hồi... nỗ lực của cộng đồng quốc tế Đó là lý do tại sao các phương thức thực thi điều này ở các nước đang phát triển trở nên quan trọng hơn nhiều Chính Maurice Strong - Tổng thư ký của Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển, Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro 1992 – đã nói rằng “Lịch sử nhắc chúng ta nhớ rằng điều không thể diễn ra hôm nay có thể sẽ trở thành điều tất yếu vào ngày mai” Chúng... Giáp? Đây liệu có thể là một đề tài trong những nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam tiếp theo của bà? Tiến sĩ người Nga Daria Mishukova Tôi tin tưởng rằng những nhận xét cá nhân giúp tác giả vẽ bức chân dung của nhân vật Trong những cuốn sách của mình, tôi viết về những nơi tôi đã đến và những người tôi đã gặp và sử dụng hình ảnh tôi tự chụp để minh họa Rất tiếc, tôi đã không có cơ hội gặp Đại... xanh (vì nếu để chín hết sẽ mất trộm), nào giầy vải lẫn cả loại vải có lẫn formalin (do nhập ẩu nguyên liệu rẻ), nào phạt gây ô nhiễm chỉ nắm "anh có tóc" trong khi hàng chục cơ sở cùng gây ô nhiễm tại cùng chỗ đó Ai cũng có thể kể ra hàng trăm ví dụ về việc lạm dụng chức quyền để gây tác hại cho xã hội Học hàm, học vị là chuyện nghiêm túc với các quy định hết sức chặt chẽ Vậy mà vẫn có những người... sâu sắc Thông qua việc đổi avatar trên tài khoản online, chia sẻ những dòng cảm xúc hay đăng hình ảnh, bài viết về Đại tướng trên trang cá nhân, các bạn sinh viên Việt đang học tập ở Pháp cũng gửi gắm những tình cảm của mình với vị Đại tướng của nhân dân Tại các thành phố tại Pháp, các chi hội sinh viên như Montpellier, Toulouse, Lyon… đã kết hợp cùng với các Hội đoàn khác tổ chức lễ viếng và tọa đàm... gặp Đại tướng nhiều lần Lần gần đây nhất là năm 2009 nhân dịp kỉ niệm 20 năm thành lập hội Cựu chiến binh Việt Nam Lúc đó tôi là thường trực của hội Cựu chiến binh Thành phố Hà Nội Tôi cùng một số đồng chí khác trong Ban cựu chiến binh thành phố đến chúc mừng Đại tướng Và cũng là báo cáo với Đại tướng những gì mà Hội Cựu chiến binh TP Hà Nội làm được trong những năm gần đây để Đại tướng vui Được gặp . Tài liệu nghị luận xã hội Một bài văn điểm 10 không chỉ dừng lại ở phân tích nội dung và nghệ thuật đơn thuần con người nói chung nó còn phản ánh một phần hình ảnh xã hội ở thời điểm tác giả viết ra tác phẩm. Đặc biệt lưu ý và rút ra ý nghĩa xã hội của tác phẩm là một cách để các bạn ghi điểm ở bài. đến lịch sử và thế hệ trẻ. Phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành Hội khoa học lịch sử Việt Nam nhiệm kỳ 3, khóa III năm 1996 với tư cách Chủ tịch danh dự hội, ông trăn trở: "Tôi vẫn còn có

Ngày đăng: 30/04/2014, 14:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhà giáo Ngọc Ký: Đừng ngồi nguyền rủa bóng đêm

  • Con trai Phó giám đốc Sở: "Lúc được vớt lên, trong túi bố tôi chỉ có hơn trăm ngàn"

    • Lúc nhận được tin dữ, anh Vinh vẫn đang ở Hà Nội. "Lúc đấy 1h đêm, tôi đang ngủ tự nhiên bé con nhà tôi khóc thét. Tôi tỉnh dậy để dỗ bé thì đúng lúc đấy có điện thoại từ nhà gọi..."

    • (Soha.vn) - 9h sáng ngày 15/10/2013, Báo điện tử Trí Thức Trẻ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến Quốc tế với chủ đề "Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bài học lòng dân".

    • 3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tâm tưởng thế hệ 9x

    • Chỉ cách đây vài tuần, tôi có một người bạn vừa đi du lịch Hà Nội về. Cô than thở với tôi rằng người Hà Nội ngày nay làm cô thất vọng rất nhiều. Cô vào quán ăn thì bị nạn chặt chém, đối đãi không lịch sự. Cô đi taxi thì bị tài xế chở đường vòng, gian lận cước phí. Những “hạt bụi vàng” như bà Hiền, một nhân vật trong tác phẩm Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải, với phong cách sống thanh lịch, tự trọng và chuẩn mực dường như rất hiếm thấy ở đất thủ đô. Và đó cũng là những gì tôi biết về Hà Nội qua báo đài.

    • Những bài văn “Sống để yêu thương”

      • (Dân trí) - Gọi đó là "những bài văn sống" bởi các em không viết lên từ trí tưởng tượng, hình dung hay chỉ thông qua sách vở mà bằng chính trải nghiệm của bản thân.

      • Cô gái 'chết nửa người' và mong ước hiến giác mạc

      • Xót thương số phận cô giáo vùng cao bị lũ cuốn

      • GS Nguyễn Lân Dũng nói về 5 tính xấu của người Việt

        • GS Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam, đó là ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào".

        • Nước mắt Philippines và bài phát biểu khiến thế giới chết lặng

          • Trưởng đoàn đàm phán Philippines đã kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn một cơn bão tàn khốc khác có thể ập tới, giống như siêu bão Haiyan ập vào đất nước này hồi cuối tuần.

          • Tìm kiếm tinh thần quả cảm

          • Dẫn chứng về tinh thần quả cảm:

          • Gìn giữ tiếng Việt nơi xứ người - Kỳ 3: Cho và nhận

          • Tiếng nước tôi, xin giấu vào long

          • Bạn đã sống hết năng lượng tuổi 20?

          • Làm sao để không tiếc nuối tuổi 20?

          • Đừng ngại trải nghiệm, hãy cứ dấn thân khi còn trẻ

          • Bạn lựa chọn dấn thân hay ngần ngại?

          • Đừng từ bỏ ước mơ

          • Hãy cứ ước mơ đi...

            • Hãy cứ ước mơ vì ước mơ sẽ chỉ đường cho ta lao về đích. Cho dù trên đường đi có thể có vấp ngã nhưng chính ước mơ sẽ nâng chúng ta đứng dậy, bước tiếp và mạnh mẽ hơn bao giờ hết...

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan