Thủthuậttănglợinhuận - khó qua mặt nhà đầu tư 19/05/2012 12:11:36 SA-Số lần đọc:90 Kinh tế càng khó khăn, doanh nghiệp càng nghĩ ra nhiều chiêu làm đẹp báo cáo tài chính, bằng cách các thủthuật hợp lệ lẫn bất hợp lệ để phù phép doanh thu và bùa chi phí. Doanh nghiệp còn có thể làm tănglợinhuận nhờ chuyển giá từ các công ty con hay công ty liên quan khác. Cổ phiếu SSS của Công ty Cổ phần Sông Đà 6.06 bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 1.3.2012 do lợinhuận sau thuế đã kiểm toán năm 2011 là -727 triệu đồng. Trước đó, theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán, doanh nghiệp đạt lợinhuận sau thuế 218 triệu đồng. Nguyên nhân của sự khác biệt lớn trên là báo cáo kiểm toán đã điều chỉnh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và giá vốn. Trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, rủi ro doanh nghiệp sử dụng một số thủthuật để làm đẹp báo cáo tài chính như SSS không phải là ít. Phù phép doanh thu Một thủthuật các doanh nghiệp thường dùng vào cuối năm nhằmtăng con số doanh thubằng cáchcung cấp thêm tín dụngcho khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xuất trước hóa đơn để ghi nhận doanh thu hay thực hiện các hợp đồng “hàng bán có thể trả lại” (nghĩa là thỏa thuận với khách hàng lấy hàng vào cuối năm và đầu năm sau trả lại hàng với lý do nào đó). Nhà đầu tư hoàn toàn có thể phát hiện thủthuật này thông qua việc so sánh nợ phải thu/doanh thu qua các kỳ của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Xây dựng Điện VNECO (VE1) vừa thoát hiểm ngoạn mục từ chỗ lỗ 2,9 tỉ đồng tính đến quý III trở thành đạt lợinhuận 89 triệu trong cả năm 2011. Năm qua, VE1 đã cấp một khoản tín dụng khá lớn cho khách hàng, biểu hiện qua việc tỉ số nợ phải thu/doanh thu khách hàng của tăng từ 76% năm lên 84%. Doanh nghiệp còn có thể làmtăng lợinhuận nhờ chuyển giá từ các công ty con hay công ty liên quan khác. Công ty X, có giám đốc là người nhà với giám đốc công ty Y, vào ngày 20.12 mua hàng của công ty Y. Doanh thu từ lô hàng này vừa đủ để Y không bị lỗ trong năm tài chính. Một pha cứu nguy rất đẹp vào phút chót. Thông thường, các công ty dùng thủthuật này sẽ không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính với các công ty con hoặc không công bố giao dịch với các công ty liên quan. Doanh nghiệp còn có thể làmtăng lợinhuận từ chính tài sản cố định. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, doanh nghiệp không được đánh giá lại giá trị tài sản khi đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùngtài sản này góp vốn kinh doanhthì sau quá trình định giá theo “giá thị trường” doanh nghiệp sẽ có nguồn lợinhuận khác đáng kể. Hay đơn giản hơn làthanh lý một số tài sản cố địnhcó giá trị lớn. Một công ty bị nghi vấn có liên quan đến vấn đề này là Công ty Cổ phần Alphanam (ALP). Trong bối cảnh công ty mẹ lỗ hơn 133 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh, khoản lợinhuận khác 259 tỉ đồng làm lợinhuận trước thuế đảo chiều tăng lên gần 126 tỉ đồng. Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty chỉ ghi nhận: “Quý IV, Công ty có thu nhập từ hoạt động góp vốn bằng tài sản”, ngoài ra không giải thích gì thêm. Đáng lưu ý là nguyên giá tài sản cố định hữu hình của công ty mẹ đã giảm khá lớn, khoảng 51 tỉ đồng. Hay Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST) đã thanh lý tài sản với nguyên giá tổng cộng khoảng 231 tỉ đồng trong năm 2011. Bùa chi phí Đi đôi với doanh thu là chi phí. Với các thủthuật hợp lệ lẫn bất hợp lệ, ban giám đốc có thể làm giảm đi chi phí thật sự của doanh nghiệp. Thủthuật cắt giảm chi phí thường tập trung vào cácước tính kế toán, như thay đổi phương pháp tính khấu hao, chi phí phân bổ trong năm của doanh nghiệp, phương pháp xác định giá vốn. Doanh nghiệp cũng có thể không ghi nhận toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh vào chi phí hoặc giá vốn mà treo lại tại các tài khoản tạm như chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ phân bổ, tạm ứng ; hay lập các khoản dự phòng nợ phải thu, giảm giá chứng khoán, hàng chậm luân chuyển, hàng hỏng không chính xác. Các nhà đầu tư có thể nhận ra hiện tượng bất thường này thông qua việc xem xét các tỉ lệ về giá vốn/doanh thu, chi phí/doanh thu khi các chỉ số này có biến động lớn so với cùng kỳ hoặc so với bình quân ngành khi doanh nghiệp không có biến động lớn về quản lý. Lại thêm một dấu hiệu nghi vấn từ VE1 khi tỉ lệ giá vốn/doanh thu của đơn vị thay đổi từ 88% vào cuối năm 2010 lên tới 91% vào quý III năm 2011 và giảm mạnh còn 81% vào cuối năm. Việc cắt giảm chi phí thông qua các thủthuật kế toán cũng thường đi kèm với hiện tượnggia tăng các tài khoản trên bảng cân đối kế toánnhư hàng tồn kho, sản phẩm dở dang, các chi phí phân bổ hoặc sự sụt giảm trong các tài khoản nợ như phải trả người lao động. Chi phí giá vốn sau kiểm toán của SSS tăng lên 780 triệu đồng là do đơn vị kiểm toán đã bổ sung chi phí cho nhân viên 100 triệu đồng, dự phòng mất việc khoảng 40 triệu đồng và ghi nhận thêm chi phí từ các chi phí trả trước. Doanh nghiệp cũng có thể làm giảm chi phí thông qua việcvốn hóa các khoản chi phíkhông đủ điều kiện. Theo chuẩn mực kế toán, các chi phí lãi vay phát sinh trong thời gian xây dựng cơ bản được vốn hóa vào giá vốn. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần kéo dài thời gian xây dựng cơ bản qua niên độ tài chính là đã giảm được đáng kể chi phí lãi vay. Vốn hóa các khoản hoa hồng thông qua các hợp đồng tư vấn cũng là một cách giảm chi phí phổ biến. Ngoài hiện tượng phổ biến trên, việc nhà quản lý tăng chi phí vào các năm kinh doanh khó khăn nhằm làm giảm chi phí cho năm sắp tới cũng là rủi ro có thể xảy ra. Xem thêm:Thủ thuậttănglợinhuận - khó qua mặt nhà đầu tưSự thật về giá trị tài sản trong doanh nghiệp 15/05/2012 11:47:49 CH-Số lần đọc:212 Tài sản của đơn vị được ghi nhận theo giá mua của nghiệp vụ tại thời điểm mua. Sau đó, qua thời gian đơn vị tiến hành đánh giá lại tài sản để phản ánh giá trị hợp lý của nó trên Bảng cân đối kế toán. Nếu tài sản có sự giảm giá trị, khi đó sẽ phát sinh chi phí giảm giá trị của tài sản và giá trị ghi sổ sẽ được ghi giảm xuống bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản. Tuy nhiên, câu hỏi khi nào và như thế nào áp dụng phương pháp kiểm tra giảm giá trị của tài sản chỉ có thể được giải đáp khi áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 36 (IAS 36) “Giảm giá trị của tài sản”. IAS 36 là một trong các Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và được sửa đổi, cập nhật hàng năm. Nhưng IAS 36 được biết và được sử dụng nhiều hơn ở nhiều quốc gia từ 1/1/2005. Mục đích và phạm vi của chuẩn mực Chuẩn mực này áp dụng đối với tài sản là đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, tài sản cố định vô hình, lợi thế thương mại, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh. Nó có mục tiêu là đảm bảo tài sản được ghi nhận không cao hơn giá trị có thể thu hồi của tài sản. Dấu hiệu giảm giá của trị tài sản Chuẩn mực quy định các dấu hiệu bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Cụ thể, dấu hiệu bên ngoài như sự sụt giảm quan trọng giá thị trường của tài sản, sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng không tốt cho đơn vị trong môi trường công nghệ, thị trường, kinh tế và luật pháp; tăng tỷ lệ lãi suất hoặc tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của thị trường, giá trị ghi sổ của tài sản thuần cao hơn vốn thị trường. Dấu hiệu bên trong như sự hỏng hóc và lỗi thời của tài sản, sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng không tốt đến đơn vị như tài sản không cần dùng, hoạt động kinh tế của tài sản đã và đang trở nên tồi tệ. Khi có dấu hiệu giảm giá trị tài sản, đơn vị tiến hành kiểm tra việc giảm giá trị tài sản, ngược lại, không yêu cầu đơn vị thực hiện kiểm tra giảm giá trị tài sản. Xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản Phương pháp giá trị hợp lý trừ chi phí bán tài sản (gọi tắt là giá trị hợp lý): xác định giá trị hợp lý của tài sản căn cứ vào hợp đồng kinh tế, giá cả thị trường hiện tại, giá của những tài sản tương đương Giá trị hợp lý được hiểu là giá trị có thể thu được từ việc bán tài sản trên cơ sở trao đổi ngang giá giữa các bên trừ đi chi phí bán tài sản đó. Phương pháp giá trị sử dụng để xác định giá trị sử dụng của tài sản, đơn vị cần ước tính luồng tiền tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, xác định sự thay đổi có thể có về giá trị và thời gian của luồng tiền trong tương lai, giá trị thời gian của tiền và các nhân tố khác. Giá trị sử dụng được hiểu là giá trị hiện tại của luồng tiền tương lai ước tính từ việc sử dụng tài sản hay đơn vị tạo tiền. Nếu giá trị hợp lý hoặc giá trị sử dụng cao hơn giá trị ghi sổ, thì không cần tính giá trị còn lại và khi đó tài sản không bị giảm giá trị. Nếu giá trị hợp lý không xác định được, đơn vị tiến hành xác định giá trị sử dụng của tài sản. Đối với tài sản chờ thanh lý, giá trị có thể thu hồi là giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản đó. Dự đoán luồng tiền cần dựa trên các giả định hợp lý, nguồn ngân sách gần đây nhất và không bao gồm luồng tiền phát sinh từ tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc cải thiện hoạt động của tài sản. Thời kỳ dự đoán thường không quá 5 năm; ước tính dự đoán luồng tiền ngoài thời kỳ dự đoán được ngoại suy dựa trên tỷ lệ tăng trưởng đều đặn hoặc giảm dần qua các năm tiếp theo. Tỷ lệ chiết khấu và ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản Trong việc xác định giá trị sử dụng, tỷ lệ chiết khấu được sử dụng là tỷ lệ trước thuế mà nó phản ánh sự đánh giá về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể liên quan đến tài sản hay nhóm tài sản. Chi phí giảm giá trị của tài sản được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh khi giá trị thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ. Đơn vị tạo tiền (CGU) Trên thực tế, luồng tiền được tạo ra không phải từ từng tài sản riêng biệt mà nó được tại ra bởi một nhóm tài sản được sử dụng trong đơn vị. Khi giá trị có thể thu hồi không xác định được cho từng tài sản thì nó sẽ được xác định cho từng nhóm tài sản mà chúng cùng tạo ra luồng tiền. Nhóm tài sản này gọi là đơn vị tạo tiền (CGU). Như vậy, đơn vị tạo tiền là nhóm tài sản được xác định nhỏ nhất mà nó tạo ra luồng tiền vào độc lập với luồng tiền vào từ tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác. Giảm giá trị của lợi thế thương mại Lợi thế thương mại (LTTM) được kiểm tra giảm giá trị hàng năm. Để kiểm tra giảm giá trị, LTTM được phân bổ cho CGU hay nhóm CGUs. Mỗi CGU hay nhóm CGUs mà LTTM phân bổ sẽ phản ánh mức độ nhỏ nhất trong đơn vị mà LTTM được kiểm soát cho mục đích quản trị nội bộ và không lớn hơn bộ phận kinh doanh. Khi giá trị có thể thu hồi của CGU hay nhóm CGUs thấp hơn giá trị ghi sổ, chi phí giảm giá trị được phân bổ để ghi giảm giá trị ghi sổ theo trình tự (i) đầu tiên ghi giảm giá trị ghi sổ của LTTM phân bổ cho CGU; (ii) sau đó ghi giảm giá trị ghi sổ của các tài sản trong nhóm CGU theo tỷ lệ % của tài sản đó trong CGU. Ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị của tài sản Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán, khi có dấu hiệu rằng chi phí giảm giá trị tài sản bị giảm xuống, đơn vị phải tính toán lại giá trị có thể thu hồi của tài sản. Trong trường hợp giá trị thu hồi của tài sản cao hơn giá trị ghi sổ, khi đó giá trị ghi sổ sẽ được ghi tăng lên nhưng không cao hơn nguyên giá của tài sản trước khi ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản. Khi đó, khoản ghi đảo ngược đó được ghi nhận như một khoản thu nhập trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Nợ TK Tài sản/Có TK Thu nhập “ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị của tài sản”). Tuy nhiên, nghiêm cấm việc ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị của LTTM trong mọi trường hợp. Trình bày Đơn vị phải trình bày cho từng nhóm tài sản như chi phí giảm giá trị, ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị, và trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Đơn vị phải trình bày theo theo bộ phận kinh doanh như theo bộ phận chính yếu, chi phí giảm giá trị của tài sản, ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị. Chuẩn mực cũng quy định trình bày cụ thể trong trường hợp chi phí giảm giá trị mang tính trọng yếu và không trọng yếu. Sự ảo tưởng về giá trị thực của tài sản trong các doanh nghiệp tại Việt Nam Chuẩn mực giảm giá trị của tài sản càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế khi mà tồn tại các dấu hiệu cả bên trong và bên ngoài đơn vị về sự sụt giảm giá trị của tài sản. Chính vì vậy, các đơn vị phải tiến hành xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản để bảo đảm rằng tài sản được ghi nhận không cao hơn giá trị có thể thu hồi. Thấy được sự cần thiết trong việc áp dụng IFRS trong đó có IAS 36, rất nhiều quốc gia đã sớm áp dụng đầy đủ IFRS bắt đầu từ 1/1/2005 như Úc, Hồng Kông, các nước Châu Âu … Một số nước áp dụng muộn hơn như Malaysia từ 1/1/2006, Trung Quốc từ 1/1/2007. Rất nhiều nghiên cứu về giảm giá trị của tài sản chỉ ra rằng mức độ tuân thủ tương đối thấp và chất lượng trình bày rất kém tại các nước như Malaysia, Singapore, Anh, Úc, Hông Kông và các nước Châu Âu. Tại Việt Nam, Bộ Tài chính cũng như Hiệp hội nghề nghiệp rất tích cực trong việc ban hành khung pháp lý về kế toán và kiểm toán để phù hợp với thông lệ phổ biến của kế toán và kiểm toán trên thế giới, trong đó có Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Hiệp hội nghề nghiệp cũng đã xây dựng lộ trình trong việc biên soạn mới các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong đó có Chuẩn mực kế toán số 36 (VAS 36) “Giảm giá trị của tài sản”. Khi chưa có chuẩn mực hướng dẫn thực hiện giảm giá trị tài sản, trong khi đó các chuẩn mực hiện tại như Chuẩn mực về tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình hoàn toàn không đề cập về vấn đề này. Hơn nữa, phạm vi điều tiết của chuẩn mực “Giảm giá trị tài sản” lại có sức lan tỏa rất rộng như đất đai, nhà cửa, trang thiết bị … mà những tài sản này lại chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, đặc biệt là ở các Tổng Công ty Nhà nước. Ngoài việc tài sản được ghi nhận theo nguyên giá và khấu hao lũy kế theo quy định hiện hành, giả sử rằng tài sản chỉ bị giảm giá trị 1% thì tình hình tài chính và kết quả kinh doanh hoàn toàn khác và câu chuyện của các nhà đầu tư cũng sẽ hoàn toàn khác. Phải chăng việc xác định giá trị thực của tài sản chỉ là ảo tưởng hão huyền trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Điều này đang là vấn đề quan tâm và lo lắng không chỉ của cơ quan Nhà nước, nhà hoạch định chính sách, người sử dụng BCTC mà ngay cả đối với các kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến của mình. Xem thêm:Sự thật về giá trị tài sản trong doanh nghiệp Các thủ thuật làm tănglợinhuận doanh nghiệp Xem kết quả: / số bình chọn: 57 Bình thường Tuyệt vời Thứ nhất, DN có thể tăng doanh thu và lợinhuận thông qua việc thực hiện giao dịch vào cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận). Giao dịch này được thừa nhận như là bán hàng trả chậm, chứ không phải là bán hàng qua đại lý và nghiễm nhiên làm tăng doanh số và lợinhuận của DN trong kỳ. Thủthuật này thực tế là việc chuyển doanh thu và lợinhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo. Thứ hai, DN sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự nguyện tăng doanh số trong kỳ bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính năm sau. Khách hàng sẽ phản ứng lại bằng việc sẵn sàng "ôm" sản phẩm của DN để chờ tăng giá. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng với các sản phẩm đang được ưa chuộng và có tính khan hiếm hoặc hàng hoá thiết yếu. Thứ ba, ghi nhận trước doanh thu và lợinhuận đối với các hoạt động có thời gian dài. Thủthuật này thường được áp dụng trong các DN xây dựng. Doanh thu sản phẩm cung cấp phải mất nhiều năm nên DN được phép ghi nhận định kỳ (như hợp đồng xây dựng), dựa trên ước tính chủ quan của bên nghiệm thu là DN tiến hành viết hoá đơn và ghi nhận doanh số cũng như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài suốt nhiều năm tài chính là cơ sở để thực hiện thủthuật này. DN có thể chuyển doanh thu và lợinhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại. Thứ tư, lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính kế toán như: các khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và khấu hao tài sản cố định, DN có thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước muốn chủ quan để có được con số lợinhuận mong muốn. B? phi?u Cụ thể: với khấu hao, theo luật định, danh mục tài sản cố định tại DN buộc phải thực hiện khấu hao trong khoảng thời gian nhất định và đây là cơ sở để lựa chọn nhằm tăng hoặc giảm chi phí có thể với chi phí khấu hao; Với các khoản dự phòng phải thu, DN được lập dự phòng với các khoản phải thu quá 3 tháng, nhưng quá trình kinh doanh sẽ luôn tạo một nguồn vốn gối đầu mà DN bị chiếm dụng với khách hàng quen thuộc của mình. Vì vậy DN có thể ghi nhận các khoản thanh toán công nợ trong các giao dịch gần đây cho các lần mua hàng gần nhất và lần mua hàng xa hơn sẽ được quy vào nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng. Cắt giảm các chi phí hữu ích Một thủthuật khác cũng rất đáng lưu ý là việc cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng thiết bị… cũng là một cách có thể làm tănglợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợinhuận tiềm năng trong tương lai. Trong một số tình huống, khi lợinhuậnthu được từ hoạt động kinh doanh chính không đem lại kết quả như mong muốn, để tănglợi nhuận, DN có thể bán các khoản đầu tư sinh lời. Động thái này thường được ví như "gặt lúa non". Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là DN tự bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo. Nhà đầu tư và các thủthuật làm tănglợinhuận Các thủthuật trên nhằm làm gia tăng doanh số và lợinhuận trong kỳ chắc chắn không thể bền lâu. Việc liên tục phải mượn doanh thu của các kỳ sau để đáp ứng được kỳ vọng của NĐT hay vì một mục đích riêng nào đó cuối cùng sẽ gây sức ép mạnh mẽ lên kỳ vọng tăng trưởng và càng về sau càng khó thực hiện. Dù áp dụng thủthuật nào, về lâu dài đều không có lợi cho NĐT cũng như cho chính DN. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một DN không chỉ ảnh hưởng đến riêng DN đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của NĐT đối với thị trường. Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của việc làm sai lệch giá trị, các DN cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho NĐT. Bên cạnh đó, NĐT cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa ngoài tầm kiểm soát. Nguồn: ĐTCK Kiểm toán Lý thuyết kiểm toán Nhận diện thủthuật “làm đẹp” báo cáo tài chính kiemtoan.com.vn - Thứ tư, 06/07/2011 Email In bài Các thủthuật này thường được doanh nghiệp sử dụng để thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi và được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Làm đẹp cửa sổ” (Window dressing) hay “Xào nấu sổ sách” (Cook the books). Để công trình đi vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp phải trải qua nhiều công đoạn kiểm nghiệm, chạy thử và bàn giao. Bằng nhiều lập luận khác nhau, doanh nghiệp có thể vốn hóa một phần chi phí lãi vay vào giá trị công trình, thay vì ghi nhận chi phí này vào kết quả kinh doanh trong kỳ theo đúng bản chất của nó. Cách làm này sẽ giảm được chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận sau thuế. Các doanh nghiệp niêm yết đang đồng loạt công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2010. Nhiều thống kê cho thấy, những giai đoạn khó khăn cũng là lúc các thủthuật kế toán được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên hơn nhằm “làm đẹp” báo cáo tài chính. Các thủthuật này được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Làm đẹp cửa sổ” (Window dressing) hay “Xào nấu sổ sách” (Cook the books). Chúng ta đã từng thấy những khác biệt lớn đến kinh ngạc giữa kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán. Việc nhận diện các thủthuật “làm đẹp” báo cáo tài chính sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn thận trọng và toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm là báo cáo chưa được soát xét. Vietstock xin giới thiệu bài viết của Ông Lê Ngô Luân (MBA, ACCA), hiện đang làm việc tại Quỹ Đầu tư Aureos Capital Vietnam, một quỹ đầu tư private equity, về các thủthuật phổ biến mà các doanh nghiệp áp dụng để “làm đẹp” báo cáo tài chính. Cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng Thông thường, giai đoạn cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh doanh thu nhằm đạt được kế hoạch lợi nhuận mà Đại hội đồng Cổ đông đã thông qua. Một trong những cách để thực hiện điều này là nới lỏng chính sách bán hàng trả chậm (credit policy). Ví dụ, thời hạn thanh toán (trả chậm) được tăng từ 30 ngày lên 60 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn. Khi mà việc tiếp cận nguồn vốn lưu động đang khó khăn như hiện nay, khách hàng sẽ dễ dàng đón nhận ưu đãi này và doanh nghiệp sẽ có cơ hội thúc đẩy doanh thu bán hàng. Thế nhưng, hệ quả của cách làm này thể hiện ở việc dư nợ phải thutăng lên và rủi ro các khoản nợ xấu/nợ khó đòi cũng tăng theo. Điều này cũng sẽ buộc các doanh nghiệp phải trích lập các khoản dự phòng vào cuối năm theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Bên cạnh đó, với thủthuật này, dù doanh thu có tăng trưởng thì dòng tiền của doanh nghiệp ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ước lượng khối lượng công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu Với các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng, san lấp hoặc EPC (Engineering, Procurement and Construction), một trong những thủ thuật phổ biến nhất có lẽ là ước lượng phần trăm hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu. Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều vào nhận định, kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc. Dù việc ước lượng phải dựa trên cơ sở hợp lý, nhưng doanh nghệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán. Ví dụ: Một công ty chuyên cung cấp dịch vụ M&E cho các công trình ở TPHCM. Hợp đồng quy định khách hàng thanh toán dựa trên phần trăm tiến hộ hoàn thành công việc. Các công trình A, B và C (trị giá 10 tỷ đồng/công trình) phải được hoàn thành và bàn giao vào tháng 4/2011. Có thể thấy, một sự thay đổi nào trong phần trăm tiến độ hoàn thành công việc đều ảnh hưởng đến doanh thu dự kiến của doanh nghiệp. Không hợp nhất công ty con khi kết quả bất lợi Gần đây, nhiều doanh nghiệp cấu trúc lại hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty mẹ-con để trở thành tập đoàn đa ngành nghề. Với mô hình này, hoạt động mua bán nội bộ lòng vòng của công ty mẹ và các công ty con là không tránh khỏi. Khi hợp nhất báo cáo tài chính, các giao dịch nội bộ này phải được loại trừ khỏi doanh thu hợp nhất và giá vốn hàng bán phải được đều chỉnh tương ứng. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau doanh nghiệp (tập đoàn) lại không tiến hành hợp nhất (consolidation) kết quả kinh doanh của công ty con vào công ty mẹ và như thế doanh thu của tập đoàn có thể bị ‘thổi phồng’. Ví dụ: Tập đoàn ABC chuyên sản xuất bếp gas và đang sở hữu 90% công ty XYZ kinh doanh cùng ngành nghề. Ngày 25/12/2010, ABC bán cho XYZ một lô hàng trị giá trên hợp đồng là 200 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2010, lô hàng đó vẫn còn nằm trong kho của XYZ. Báo cáo kết quả kinh doanh của ABC và XYZ như sau: Vì nhiều lý do khác nhau, báo cáo kết quả kinh doanh của XYZ không được hợp nhất vào ABC. Rõ ràng là nếu làm điều này thì doanh thu hợp nhất của Tập đoàn ABC sẽ là 1,010 tỷ đồng (thay vì 1,200 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế có thể sẽ thấp hơn mức công bố. Làm giảm chi phí bằng cách “vốn hóa” Để cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, ngoài vài thủ thuật trong ghi nhận doanh thu như vừa đề cập, doanh nghiệp còn có thể sử dụng những thủ thuật làm giảm chi phí kinh doanh trong kỳ bằng cách “vốn hóa” (capitalization). Với thủthuật này, chi phí kinh doanh được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán thay vì được đưa vào Kết quả hoạt động kinh doanh một cách hợp lý. Ví dụ: Chi phí lãi vay trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được đưa vào vận hành trong kỳ. Thông thường các chi phí lãi vay ngân hàng của giai đoạn trước khi công trình đi vào hoạt động sẽ được vốn hóa vào giá trị công trình. Chi phí lãi vay sau thời điểm này phải được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính Một vài doanh nghiệp, ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi còn mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính thông qua việc mua cổ phiếu. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này tất nhiên phải được đánh giá lại theo giá thị trường vào thời điểm cuối năm. Thế nhưng, đối với những cổ phiếu chưa niêm yết và/hoặc thanh khoản thấp thì việc đánh giá lại các khoản đầu tư này xem ra không dễ dàng. Trước nhiều sự lựa chọn, doanh nghiệp có thể chọn cách an toàn nhất thông qua tham vấn từ các công ty chứng khoán để tránh phải ghi nhận dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Cũng bằng phương thức tương tự, doanh nghiệp có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn mức cần thiết để giảm bớt mức thua lỗ ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh. Tóm lại, các thủ thuật kế toán trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí kinh doanh để “làm đẹp” báo cáo tài chính thường được các doanh nghiệp sử dụng để thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Vì thế, nhà đầu tư cần phải thận trọng nhận định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu thêm thông tin và so sánh các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành để có cái nhìn toàn diện và hợp lý hơn. kiemtoan.com.vn . qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo. Nhà đầu tư và các thủ thuật làm tăng lợi nhuận Các thủ thuật trên nhằm làm gia tăng doanh số và lợi nhuận trong kỳ chắc. sản trong doanh nghiệp Các thủ thuật làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp Xem kết quả: / số bình chọn: 57 Bình thường Tuyệt vời Thứ nhất, DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực. như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài suốt nhiều năm tài chính là cơ sở để thực hiện thủ thuật này. DN có thể chuyển doanh thu và lợi nhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại. Thứ tư, lợi