IQ có thể thay đổi theo thời gian, cũng không quyết định khả năng thành công hay thất bại của mỗi cá nhân là những điều không phải ai cũng biết về chỉ số thông minh con người.
Những điều "chưa biết" về chỉ số IQ IQ có thể thay đổi theo thời gian, cũng không quyết định khả năng thành công hay thất bại của mỗi cá nhân là những điều không phải ai cũng biết về chỉ số thông minh con người. 1. Ý nghĩa của chỉ số thông minh IQ Nhà bác học Albert Einstein có chỉ số IQ 160. Ảnh: lifehack.org Chỉ số thông minh hay IQ là khái niệm được các nhà tâm lý học sử dụng để gọi trí thông minh lỏng và trí thông minh kết tinh. Hay nói một cách đơn giản, các bài kiểm tra IQ là phương pháp để đánh giá khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề của con người. Có nhiều hình thức thực hiện các bài kiểm tra IQ khác nhau, tuy nhiên hầu hết trong số đó đều hướng tới mục tiêu phân tích khả năng ngôn ngữ, toán học, xử lý hình ảnh cũng như trí nhớ và tốc độ xử lý thông tin của mỗi người. Kết quả đánh giá các khả năng này cùng với một số bài kiểm tra phụ sẽ được kết hợp và tổng kết thành chỉ số IQ. Lisa Van Gemert, một chuyên gia phân tích khả năng con người, cho biết những người có chỉ số IQ cao thường có khả năng thao tác, xử lý và phân tích thông tin ở mức độ chuyên sâu hơn và tốc độ nhanh hơn so với những người khác. Chỉ số IQ trung bình của con người là 100. Những người có chỉ số IQ thấp hơn hoặc cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình được coi là những trường hợp ngoại lai. 2. Chỉ số IQ không nói lên tất cả Chỉ số thông minh IQ không đánh giá trí thông minh thực tế của con người hay đánh giá khả năng thực hiện các công việc trong cuộc sống. Theo Richard Nisbett, một giáo sư tâm lý tại Đại học Michigan, Mỹ, IQ không đánh giá được tính sáng tạo hay sự tò mò của con người. Chỉ số IQ cũng không thể được áp dụng như một tiêu chuẩn để các giáo viên và phụ huynh đánh giá cảm xúc của những đứa trẻ. Theo Van Gemert, sẽ là một sai lầm nếu như nhìn nhận rằng những đứa trẻ có chỉ số IQ cao chẳng có điều gì khác tốt hơn ngoài một bộ não siêu việt. Chỉ số IQ chỉ là một phần trong những đặc điểm hình thành con người. Nó cũng giống như đôi mắt xanh, đôi chân lớn hay các đặc điểm khác ở tùy từng cá nhân. 3. Chỉ số IQ có thể thay đổi theo thời gian Có rất nhiều yếu tố khiến chỉ số IQ của con người thay đổi theo thời gian như tình trạng căng thẳng hay vấn đề dinh dưỡng. Nghiên cứu của giáo sư Nisbett cho thấy những đứa trẻ sinh sống ở điều kiện kinh tế xã hội thấp nhưng được nhận nuôi và sinh sống trong các gia đình trung lưu sẽ có thể tăng chỉ số IQ thêm 15-20 điểm. Theo Nisbett, tính di truyền không tác động nhiều đến chỉ số IQ như nhiều người vẫn nghĩ. Các yếu tố môi trường mới có khả năng tác động mạnh đến chỉ số IQ của con người. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra chỉ số thông minh của 33 người ở độ tuổi thiếu niên và kiểm tra lặp lại 4 năm sau đó. Trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ số IQ của một số người đã thay đổi hơn 20 điểm. Những đứa trẻ 3, 4 tuổi có thể được coi là thiên tài nếu chúng đọc sách dành cho học sinh lớn tuổi hay nói thông thạo một thứ tiếng khác. Tuy nhiên, không ai có thể dám chắc trí thông minh từ thuở nhỏ sẽ giúp chúng vượt trội hơn so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi trong những giai đoạn phát triển khác nhau của cuộc đời. 4. Thế hệ sau thông minh hơn các thế hệ trước Alexis Martin, 3 tuổi, có thể đọc sách dành cho học sinh lớp 5 và nói tiếng Tây Ban Nha thành thạo. Với chỉ số IQ hơn Kể từ khi chỉ số IQ được tiêu chuẩn hóa lần đầu tiên vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mức tăng ổn định về chỉ số IQ trong mỗi thế hệ sau. Một đứa trẻ 10 tuổi ngày nay sẽ có chỉ số IQ cao hơn một đứa trẻ 10 tuổi sống ở năm 1954. Điều này không có nghĩa rằng đứa trẻ có IQ cao hơn thì có bộ não lớn hơn những thế hệ trước mà chỉ đơn giản là chúng đã cải thiện hơn trong các khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề và sử dụng các khả năng đó trong nhiều trường hợp giả định khác nhau. Sự thay đổi về phương pháp giáo dục, công việc của con người ở mỗi giai đoạn cũng là những nhân tố buộc mỗi người phải vận động tư duy để giải những bài toán khó hay và hình thành các phương pháp giải quyết vấn đề phức tạp. Sức khỏe cũng là yếu tố có mức độ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chỉ số IQ. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng sớm có thể dự báo được chỉ số IQ trung bình của mỗi quốc gia. Số lượng các bệnh truyền nhiễm trên thế giới giảm sẽ góp phần làm tăng chỉ số IQ ở các thế hệ tiếp theo trên phạm vi tổng thể. 5. Chỉ số IQ không quyết định thành công hay thất bại Theo Van Gemert, chỉ số IQ thấp hay cao không phải là yếu tố xác định khả năng thất bại hay thành công của mỗi người. Những thói quen tốt, sự kiên trì và thái độ làm việc nghiêm túc cũng quan trọng không kém trí thông minh bẩm sinh. Thậm chí, nếu không tự phát triển các phẩm chất và năng lực bản thân, thì trí thông minh vốn có của mỗi người sẽ trở nên lãng phí. Trên thực tế, rất nhiều học sinh và sinh viên có chỉ số IQ cao nhưng không thể thành công bởi họ thiếu sự tò mò, tính sáng tạo và khả năng để hòa hợp cùng những người khác. . với những người khác. Chỉ số IQ trung bình của con người là 100. Những người có chỉ số IQ thấp hơn hoặc cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình được coi là những trường hợp ngoại lai. 2. Chỉ số. phải ai cũng biết về chỉ số thông minh con người. 1. Ý nghĩa của chỉ số thông minh IQ Nhà bác học Albert Einstein có chỉ số IQ 160. Ảnh: lifehack.org Chỉ số thông minh hay IQ là khái niệm được. Những điều " ;chưa biết& quot; về chỉ số IQ IQ có thể thay đổi theo thời gian, cũng không quyết định khả năng thành công hay thất bại của mỗi cá nhân là những điều không phải ai cũng biết