Giới thiệu một số mạng lưới thoát nước và dây chuyền công nghệ ứng dụng trong xử lý nước thải sinh thoạt .... Hiện nay, hàng loạt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các hộ gia đình
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đỗ Hữu Ái học lớp 11HMT01 sinh viên Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ
Tôi xin cam đoan đề tài “ Tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước cho thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Niên hạn 25 năm)” dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy TS Thái Văn Nam là của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
………, ngày……tháng……năm……
Sinh viên
Trang 2
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học Trường đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và các thầy
cô đã tham gia giảng dạy ở lớp 11HMT01 trong ba học kỳ qua, các thầy cô đã cung cấp
cho tôi những kiến thức quý báu về chuyên ngành kỹ thuật môi trường giúp tôi có được nền tảng vững chắc trong chuyên môi để hỗ trợ công việc về sau Bên cạnh đó, các thầy cô còn động viên tôi và tập thể lớp rất nhiều, giúp chúng tôi vững tin hơn với ngành học của mình
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi và bạn bè đã luôn đồng hành, nâng đỡ và động viên tôi rất nhiều trong thời gian qua
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Tính cấp thiết của đề tài 1
3 Mục tiêu, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
3.1 Mục tiêu của đề tài 2
3.2 Phạm vi của đề tài 2
3.3 Nội dung nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC THỊ TRẤN CHỢ GẠO – TỈNH TIỀN GIANG 5
1.1 Đặc điểm tự nhiên 5
1.1.1 Vị trí địa lý 5
1.1.2 Địa hình 5
1.1.3 Khí hậu 5
1.1.4 Nhiệt độ 5
1.1.5 Bức xạ và chiếu sáng 6
1.1.6 Mưa 6
1.1.7 Lượng bốc hơi 6
1.1.8 Gió 6
Trang 41.1.9 Địa chất công trình 6
1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội 7
1.2.1 Tình hình diện tích - dân cư 7
1.2.2 Hiện trạng nhà ở 8
1.2.3 Công trình công cộng 8
1.2.4 Hiện trạng công nghiệp 9
1.2.5 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp 9
1.3 Hiện trạng giao thông 10
1.3.1 Đường bộ 10
1.3.2 Đường thủy 10
1.3.3 Bến xe 10
1.4 Hiện trạng cấp điện 10
1.5 Hiện trạng cấp nước 11
1.6 Hiện trạng thoát nước 11
1.7 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 11
1.7.1 Phương hướng phát triển 11
1.7.2 Qui hoạch phát triển 12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC 16
2.1 Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước 16
2.2 Phân loại hệ thống thoát nước 16
2.2.1 Phân loại nước thải 16
2.2.2 Phân loại hệ thống thoát nước 17
2.2.3 Nghiên cứu và lựa chọn phương án thiết kế hệ thống thoát nước thải 18
Trang 52.2.4 Các bộ phận chính trong hệ thống thoát nước 19
2.3 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải 20
2.4 Tiêu chuẩn thoát nước 21
2.5 Đặc điểm chuyển động của nước thải trong mạng lưới 21
2.6 Đường kính tối thiểu và độ đầy tối đa 22
2.7 Tốc độ và độ dốc 23
2.8 Giới thiệu một số mạng lưới thoát nước và dây chuyền công nghệ ứng dụng trong xử lý nước thải sinh thoạt 25
2.8.1 Giới thiệu một số mạng lưới thoát nước 25
2.8.2 Một số dây chuyền công nghệ ứng dụng trong sử lý nước thải sinh hoạt 29
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO THỊ TRẤN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG (NIÊN HẠN 25 NĂM) 32
3.1 Số liệu tính toán 32
3.2 Dân số 32
3.2.1 Tốc độ gia tăng dân số trong 05 năm gần đây 32
3.2.2 Ước tính dân số sau 25 năm 34
3.3 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước 34
3.4 Tính toán lưu lượng 35
3.4.1 Xác định lưu lượng tính toán 35
3.4.2 Tính toán lưu lượng cho từng đoạn ống 39
3.4.3 Tính toán bể điều hòa 62
3.5 Thiết kế trắc dọc và trắc ngang 63
3.5.1 Trắc dọc 63
3.5.2 Trắc ngang 65
Trang 63.6 Thuyết minh tính toán hố ga 65
3.7 Thuyết minh dự toán công trình 69
3.7.1 Công thức tính toán 69
3.7.2 Tính toán cho một số đoạn ống điển hình 71
3.7.3 Dự toán công trình 75
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 78
4.1 Đề xuất sơ đồ quy trình công nghệ xử lý 78
4.2 Lựa chọn sơ đồ công nghệ 82
4.3 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 87
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích tự nhiên 3 khu vực của thị trấn 7
Bảng 1.2 Diện tích tự nhiên 3 khu vực của thị trấn 7
Bảng 1.3 Số học sinh thị trấn Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang 8
Bảng 2.1 Độ đầy của ống 23
Bảng 2.2 Vận tốc trong ống 24
Bảng 2.3 Độ dốc của ống 25
Bảng 3.1 Hệ số không điều hòa chung của nước thải sinh hoạt 36
Bảng 3.2 Thống kê lưu lượng các giờ trong ngày 38
Bảng 3.3 Diện tích các tiểu khu 40
Bảng 3.4 Thống kê lưu lượng nước thải của các tuyến cống 43
Bảng 3.5 Tính tổn thất áp lực cho từng đoạn cống 50
Bảng 3.6 Tính tổn thất áp lực cho đoạn cống chính 1 - TXL 54
Bảng 3.7 Tính toán cao độ cho các đoạn cống 56
Bảng 3.8 Tính toán cao độ trắc dọc cho tuyến cống chính 1 - TXL 61
Bảng 3.9 Tính dung tích bể điều hòa 62
Bảng 3.10 Khoảng cách hố ga 66
Bảng 3.11 Bảng thống kê hố ga trên các tuyến ống 66
Bảng 3.12 Bảng thống kê khối lượng đất đào, đất đắp 72
Bảng 3.13 Dự toán công trình 77
Bảng 4.1 Thành phần nước thải đầu vào 78
Bảng 4.2 Tiêu chuẩn xả nước thải đầu ra 79
Trang 8DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Thành phần tỉ lệ các ngành công nghiệp 9
Hình 1.2 Bảng đồ qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Chợ Gạo đến năm 2020 15
Hình 1.3 Bảng đồ qui hoạch tổng thể thị trấn Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang 15
Hình 2.1 Cấu tạo ống thoát nước 23
Hình 2.2 Vạch tuyến thoát nước thị xã Tây Ninh 26
Hình 2.3 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước cho khu tái định cư Vĩnh Hiệp – Tân Uyên – Bình Dương 28
Hình 2.4 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng Aerotank truyền thống 29
Hình 2.5 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB 30
Hình 3.1 Biểu đồ giao động nước các giờ trong ngày 39
Hình 3.2 Trắc dọc tuyến ống 64
Hình 3.3 Ống thoát nước thải 71
Hình 4.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ 1 80
Hình 4.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ 2 81
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển và đổi mới nên nhu cầu
về mọi mặt cũng ngày càng cao hơn Trong tất cả các nhu cầu trên thì nhu cầu về nước
là nhu cầu tất yếu và quan trọng nhất Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống… Hàng ngày chúng ta dùng nước vào việc ăn, uống, giặt, làm vệ sinh nhà cửa, đường phố, tưới vườn hoa cây cảnh… Lượng nước thải ra từ những hoạt động trên hàng ngày là rất nhiều, cộng với lượng nước mưa hàng năm nữa thì việc thoát nước cho khu đô thị là rất cần thiết
Vì vậy, hệ thống thoát nước là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng không thể thiếu đối với mọi khu dân cư, công nghiệp… Bởi hệ thống thoát nước là một những yếu tố quan trọng đảm bảo được tốt hoạt động sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ trong đời sống con người Chính vì vậy cần xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, khép kín và được xây dựng đầu tiên cùng với toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của khu vực Do đó, việc đầu tư cho hệ thống thoát nước là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển chung
2 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây với xu hướng phát triển của đất nước, tỉnh Tiền Giang
đã tập trung tiến hành nhiều giải pháp nhằm phát triển các huyện phía Đông (khu vực Chợ Gạo, Gò Công ) Kết quả nền kinh tế trong vùng có tốc độ tăng trưởng khá, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển và đời sống nhân dân đã được cải thiện về mọi mặt Chính vì vậy mà các hệ thống kênh rạch bị san lấp rất nhiều Hiện nay, hàng loạt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Chợ Gạo đang hoạt động sản xuất kinh doanh và hàng ngày thải ra một lượng nước thải rất lớn chưa qua xử lý mà đã thải ra ngoài kênh rạch gây ô nhiễm môi
Trang 10trường Ngoài ra, vào mùa mưa lượng nước cần thoát rất nhiều mà hệ thống kênh rạch không đảm bảo thoát nước liên tục được nên dẫn đến tình hình ngập úng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và tình hình sản xuất kinh doanh ở thị trấn Chợ Gạo
Nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh ở thị trấn Chợ Gạo phát triển tốt, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã đồng ý cho phép xây dựng hệ thống thoát nước cho thị trấn Chợ gạo Để có thể xây dựng được hệ thống thoát nước
thì việc “ Tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước cho thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
(Niên hạn 25 năm)” là việc làm rất cấp thiết, cần phải được thực hiện sớm
3 Mục tiêu, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của đề tài
Nhằm đảm bảo thoát nước tốt cho người dân, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị trấn Chợ Gạo không còn bị ô nhiễm và ngập úng, đề tài nghiên cứu nhằm hai mục tiêu sau:
• Tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước cho thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Niên hạn 25 năm)
• Đề xuất qui trình công nghệ xử lý nước thải của hệ thống thoát nước trước khi thải vào nguồn tiếp nhận
3.2 Phạm vi của đề tài
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và số liệu liên quan, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi: Tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước cho thi trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang (Niên hạn 25 năm) đối với nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, trường học, bệnh viện và đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Trang 113.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài này cần phải thực hiện những nội dung chính như sau:
• 3.4 Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu về hiện trạng, quy mô dân số và quy
hoạch phát triển cụm công nghiệp của khu vực thị trấn Chợ Gạo đến năm 2020
• Vạch tuyến thoát nước cho thị trấn Chợ Gạo sao cho lượng nước thải tự chảy mà không cần dùng bơm nhiều để đạt hiệu quả tốt nhất
• Đề xuất các phương án xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra đạt qui chuẩn loại A theo QCVN 14 : 2008/BTNMT (qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt) mà không gây ô nhiễm nguồn nước khi xả ra bên ngoài
Để thực hiện đề tài cần ứng dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
• Phương pháp tổng quan tài liệu:
- Thu thập các tài liệu tổng quan về Thị Trấn Chợ Gạo – Tỉnh Tiền Giang đến năm
Trang 12• Phương pháp thu thập số liệu về khu vực:
- Thu thập các tài liệu về địa chất, bản đồ quy hoạch, dân số, cụm công nghiệp ở Thị Trấn Chợ Gạo – Tỉnh Tiền Giang
• Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:
- Thống kê được toàn bộ diện tích, dân số và chiều dài mỗi tuyến ống thoát nước
Từ đó xử lý các số liệu ta tính được lưu lượng thoát nước của cả khu vực
• Phương pháp tính toán, tra bảng:
Trang 13CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC THỊ TRẤN CHỢ GẠO –
Theo tài liệu đo đạc địa hình, tỷ lệ 1/ 2000, lấy độ cao giả định tại đường Quốc lộ
50 cao độ mặt đất tự nhiên thay đổi từ 0.80 m đến trên 2 m
+ Đất ruộng cao độ : 0.80 – 1 m
+ Đất vườn cao độ : 1.42 – 1.62 m
+ Đất xây dựng công trình cao độ nền đất 2 m
Khu vực giữa Quốc lộ 1A và kênh Chợ Gạo có độ cao trên mực nước biển từ 0.7 – 1.0 m, gồm có vùng đồng bằng nằm giữa xã Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và xã Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông
Nhìn chung địa hình bị chia cắt bởi nhiều ao, hồ, kênh, rạch
1.1.3 Khí hậu
Trung tâm thị trấn Chợ Gạo có chung đặc điểm khí hậu Tỉnh Tiền Giang là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
1.1.4 N hiệt độ
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 27.90C, nhiệt độ giữa các tháng thay đổi không đáng kể
Trang 14- Nhiệt độ cao tuyệt đối là 38.90
1.1.8 Gió
Có hai hướng gió chính:
• Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô, có tần suất khá cao từ 50 – 60 % tính chất khô hơi lạnh và xen kẽ gió Đông với tần suất 30 – 40 %, tốc độ gió trung bình 3.8 m/s
• Vào mùa mưa, gió Tây Nam thổi với tốc độ 2.4 m/s, tần suất 60 – 70 % và gió Tây tần suất 20 – 30 %
1.1.9 Địa chất công trình
Theo tài liệu điều tra cơ bản, cấu tạo nền đất của khu vực thị trấn Chợ Gạo là loại đất phù sa Sông được hình thành từ các đơn vị trầm tích và hàng năm vẫn được bồi đắp bởi phù sa mới, lớp đất có thành phần cơ giới thịt nặng, tỷ lệ sét cao từ 45 – 55 % Sức chịu tải của nền đất < 1 kg/cm², mạch nước ngầm khoảng 6 – 8 m
Trang 151.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội
1.2.1 Tình hình diện tích - dân cư
Thị trấn Chợ Gạo là địa bàn trung tâm của huyện Chợ Gạo với diện tích tự nhiên
318.48 ha (đất nông nghiệp là 158.48 ha chiếm 49.76 % còn lại là 160 ha chiếm 50.24
% gồm đất ở, giao thông và kinh doanh) chia làm 3 khu phố, có 2093 hộ với 10048 nhân khẩu với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1.5 % Diện tích tự nhiên của thị trấn
là 318.48 ha được phân ra làm 3 khu vực sau:
Bảng 1.1 Diện tích tự nhiên 3 khu vực của thị trấn
STT Khu Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (ng/ha)
Bảng 1.2 Diện tích tự nhiên 3 khu vực của thị trấn
STT Khu Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (ng/ha)
Trang 16Do đặc điểm tự nhiên và kinh tế, dân cư phân bố không đều, mật độ dân số bình
quân toàn thị trấn là 31.55 người/ha, tập trung hầu hết tại khu nội thị chợ mới, chợ cũ
và dọc Quốc lộ 50 Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và một số sản xuất nông nghiệp
Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao 58.9% tổng số dân, trong đó
có 76.9% người trong độ tuổi tham gia làm việc trong các ngành kinh tế, chủ yếu là ngành nông nghiệp và 5.3% số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp
1.2.2 Hiện trạng nhà ở
Thị trấn có khoảng 2000 nhà các loại trong đó khoảng 60% là nhà kiên cố, 30% là nhà bán kiên cố và còn lại 10% là nhà tạm thô sơ Đa số nhà ở do dân tự xây dựng và một số nhà tập thể của các công ty
1.2.3 Công trình công cộng
Hầu hết các công trình công cộng được bố trí xây dựng dọc quốc lộ 50 gồm có: Trường học, bệnh viện, trạm y tế, rạp hát, thư viện, sân bóng đá và các cơ quan hành chính cấp huyện và thị trấn
Đối với trường học tỷ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học trong những năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3 Số học sinh thị trấn Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Niên giám thống kê khu vực Gò Công 2006 - 2011, Cục thống kê tỉnh Tiền Giang
Trang 17Đối với bệnh viện, năm 2006 có tổng cộng 92 bác sỹ và y tá chăm sóc cho 361 giường bệnh Đến năm 2011, bác sỹ và y tá tăng lên 125 người chăm sóc cho 381
giường bệnh (Nguồn: Niên giám thống kê khu vực Gò Công 2006 - 2011, Cục thống
kê tỉnh Tiền Giang)
1.2.4 Hiện trạng công nghiệp
Theo số liệu tổng kết giai đoạn 2006 - 2011 giá trị sản xuất ngành công nghiệp của thị trấn Chợ Gạo đạt 35% Trong đó công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng lớn nhất là 40%, kế đến là điện 30%, nước chiếm 20%, các ngành công nghiệp thủ công và ngành nghề truyền thống chiếm 10%
1.2.5 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Bao gồm trồng trọt và chăn nuôi:
- Ngành trồng trọt với hai loại cây thực phẩm chính là lúa và dừa, cây ăn quả là sơ
ri, mãng cầu Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng khoảng 6% năm Nhờ chương trình ngọt hóa Gò Công mà diện tích cây thực phẩm và cây ăn quả được tăng lên đánh kể
Công nghiệp chế biến thực phẩm và nước uống 40%
Điện 30%
Nước 20%
Trang 18- Ngành chăn nuôi của Chợ Gạo tăng trưởng rất nhanh, giá trị sản xuất bình quân tăng 16%/ năm Trong đó đàn heo của huyện chiếm 40% tổng đàn heo của vùng Gò Công
1.3 Hiện trạng giao thông
1.3.1 Đường bộ
Thị trấn Chợ Gạo có Quốc lộ 50 chạy xuyên qua từ đông sang tây là tuyến giao thông quan trọng nối liền với thành phố Mỹ Tho và thành phố Hồ Chí Minh, chiều dài quốc lộ 50 chạy qua thị trấn là 2.8 km, mặt đường có kết cấu bằng bêtông nhựa rộng khoảng 10 m Ngoài ra còn có tỉnh lộ 24 cũ cũng là đường bê tông nhựa, còn lại là các tuyến đường xã khác cũng đang được đường bê tông nhựa hóa
1.3.2 Đường thủy
Kênh Chợ Gạo chạy xuyên qua thị trấn với chiều dài 1.500 m là loại kênh cấp 2, có khả năng thông thuyền khoảng 1000 tấn lúc triều cường Ngoài ra còn có các rạch khác như rạch Bến Trâu, rạch Cầu Sắt có khả năng lưu thông tàu 30-50 tấn
1.3.3 Bến xe
Hiện tại khu vực thị trấn có 1 bến xe Chợ Gạo, quy mô phục vụ khoảng 2000 hành khách mỗi ngày, chuyên chở lượng khách chủ yếu từ trung tâm thị trấn Chợ Gạo đến thành phố Mỹ Tho hoặc các huyện phía đông và ngược lại
1.4 Hiện trạng cấp điện
Thị trấn Chợ Gạo hiện được cấp điện từ trạm 66/15 KV – 20 MVA Mỹ Tho (cách thị trấn khoảng 12 km) nhận điện qua tuyến 15 KV chạy dọc quốc lộ
Mạng lưới phân phối điện trên địa bàn thị trấn có :
- Trạm biến áp phân phối 15/0.6 KV
- Mạng phân phối 15 KV
- Mạng hạ thế
Trang 191.5 Hiện trạng cấp nước
Kênh Chợ Gạo chạy qua thị trấn là nguồn cung cấp nước chính cho thị trấn nhưng hàng năm bị nhiễm mặn từ cuối tháng 1 đến tháng 7, nhiễm mặn từ 2 nguồn:
- Sông Tiền mặn từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 5
- Sông Vàm Cỏ mặn từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 7
Từ năm 1987 thị trấn đã đưa vào sử dụng các giếng khai thác nước ngầm ở độ sâu
220 m, chất lượng nước tương đối tốt, lưu lượng tổng cộng của hệ thống khai thác nước ngầm khoảng 2000 m³/ngày đêm Nhưng vào khô thì lưu lượng nước ngầm khai thác được không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho cả thị trấn chợ gạo
Vì vậy, việc sử dụng nước mặt bị hạn chế, do đó hệ thống cấp nước của thị trấn Chợ Gạo được truyền dẫn về từ trạm xử lý nước khu vực Gò Công với công suất 20000 (m3/ngày đêm)
1.6 Hiện trạng thoát nước
Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, nước mưa và nước thải thoát tự nhiên ra kênh, rạch, ruộng, vườn
1.7 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
đến năm 2020, những định hướng chủ yếu sau:
1.7.1 Phương hướng phát triển
Huy động cao nhất các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng môi trường và nền tảng hạ tầng công nông nghiệp, thương mại
Gắn phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Chợ Gạo - huyện Chợ Gạo với kinh tế -
xã hội của thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công, tiếp tục phát triển các mặt văn hóa nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân
Trang 20 Định hướng đầu tư chiến lược:
- Nhanh chóng hoàn chỉnh xây dựng khu đô thị trung tâm tại thị trấn Chợ Gạo, phát huy vai trò trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển mạnh thương mại dịch vụ
- Tại vùng ven đô thị, hình thành vành đai xanh nông nghiệp phục vụ dân cư khu đô thị và các cụm công nghiệp lân cận, kết hợp tạo sinh thái cảnh quan
- Khu vực nông thôn phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, nếp, rau màu thực phẩm, trái cây, chăn nuôi và các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, gắn liền với bảo quản, sơ chế nhỏ
- Định hướng đầu tư cho khu vực nông thôn là hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế, nâng cao thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động
để chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề và mạng lưới bảo quản - sơ chế cho công nghiệp
1.7.2 Qui hoạch phát triển
Trang 21- Phát triển mạnh heo, bò, phục hồi đàn gia cầm dưới nhiều hình thức chăn nuôi, chú
trọng phát triển các loại hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp kết hợp chặt chẽ với
vệ sinh phòng dịch và cải thiện chất lượng sản phẩm, đưa chăn nuôi lên chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu nông nghiệp
Cấp điện
- Phấn đấu đưa số hộ sử dụng điện từ 99% năm 2011 lên 100% từ năm 2015, đồng thời với tăng chỉ tiêu điện thương phẩm bình quân đầu người từ 303 KWh/người vào năm 2011 lên 991 KWh/người vào năm 2020 Nâng cơ cấu sử dụng điện công nghiệp lên 22.7%
- Các công trình chính là xây dựng mới trạm biến điện 110 kV tại Chợ Gạo có công suất 40 MVA vào năm 2007, cải tạo hệ thống điện lưới, xây dựng thêm đường dây trung thế lên 252 km, lắp đặt mới và cải tạo đường dây hạ thế tăng lên 297 km Tổng dung lượng sẽ đạt 23.028 kVA năm 2011 và 72.669 kVA năm 2020 Điện thương phẩm sẽ tăng lên 209.286 MWh năm 2020
Cấp thoát nước
- Cấp nước: Giai đoạn 2011 - 2020, theo tiến độ đưa đường ống nước thô từ Bình Đức
về Gò Công (qua huyện Chợ Gạo), sẽ từng bước chuyển đổi nguồn cấp nước Tỉ lệ cấp
nước sạch năm 2011 là 83.6%, năm 2015 là 88.7% và năm 2020 là 96.1% Sản lượng nước của nhà máy nước sẽ tăng lên 6.1 triệu m3năm 2020
Trang 22- Thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước cho thị trấn chợ gạo, đến năm 2015 việc xử lý nước thải chỉ được tiến hành tại thị trấn Chợ Gạo và các khu cụm công nghiệp
Bảng 1.4 Qui hoạch Thị Trấn Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
7 Kênh – Công viên ven kênh 7.67 4.79
Trang 23Hình 1.2 Bảng đồ qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Chợ Gạo đến năm 2020
Trang 24CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
2.1 Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ dễ bị phân hủy thối rửa và chứa nhiều vi trùng nguy hiểm cho người
và động vật Nếu những loại nước thải này xả ra một cách bừa bãi, thì không những là một nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và truyền nhiễm bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh sức khoẻ của con người, mà về mặt khác còn gây nên tình trạng ngập lụt, làm hạn chế đất đai, ảnh hưởng đến nền móng công trình gây trở ngại cho giao thông và tác hại đến một số ngành kinh tế quốc dân như chăn nuôi, trồng trọt v.v…
Vì vậy, nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là vận chuyển một cách nhanh chóng các loại nước thải ra khỏi khu dân cư và sản xuất, đồng thời làm sạch và khử trùng tới mức độ cần thiết trước khi xả vào nguồn nước
2.2 Phân loại hệ thống thoát nước
2.2.1 Phân loại nước thải
- Nước thải có nhiều loại khác nhau Tuỳ theo tính chất và nguồn gốc từ đó người ta phân biệt thành 3 loại chính sau đây:
+ Nước thải sinh hoạt: Từ các khu dân cư vùng thương mại, khu vui chơi giải trí
gồm nước rửa, vệ sinh, giặt giữ… nước thải từ các bệnh viện, trường học Đặc biệt cơ bản của nước thải sinh hoạt này là có hàm lượng cao các chất hữu cơ dễ phân hủy, các khoáng chất dinh dưỡng, các chất rắn huyền phù và đặc biệt là các vi sinh vật
+ Nước thải sản xuất: Nhiều lĩnh vực công nghiệp tiêu thụ thải ra một lượng nước
khổng lồ, như các nhà máy luyện kim, hoá chất, hoá dầu, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm… nước đã qua sử dụng trong quá trình sản xuất, nước làm mát thiết bị, nước làm
vệ sinh nhà xưởng, máy móc, nước tắm giặt của công nhân… đều coi là nước thải Thành phần và tính chất nước thải sản xuất rất đa dạng, phụ thuộc vào từng quá trình
Trang 25sản xuất, vào trình độ và bản chất của dây chuyền công nghệ Tuy nhiên, nước thải còn phụ thuộc vào từng loại nhà máy, xí nghiệp, quy mô của xí nghiệp, trình độ của công nghệ cũng như mức độ tái sử dụng nước và biện pháp xử lý của từng xí nghiệp
Người ta thường phân biệt nước thải sản xuất thành hai nhóm: nước nhiễm bẩn nhiều (nước bẩn) và nước nhiễm bẩn ít (nước quy ước sạch)
Nước mưa: Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt các đường phố, quảng
trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn, nhất là lượng nước mưa ban đầu
Nếu trong đô thị, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được dẫn chung, thì hỗn hợp đó người ta gọi là nước thải đô thị
2.2.2 Phân loại hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước được phân thành 4 loại:
- Hệ thống thoát nước chung: là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản
xuất và mưa) xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình xử lý
- Hệ thống thoát nước riêng: có hai hay nhiều mạng lưới riêng biệt gồm một dùng
để vận chuyển nước bẩn nhiều khi xả vào nguồn cho qua xử lý và hai là dùng để vận chuyển nước bẩn ít hơn thì cho xả thẳng vào nguồn Tuỳ theo độ nhiễm bẩn của nước thải sản xuất xả chung với nước thải sinh hoạt hoặc chung với nước mưa Còn nếu trong nước thải sản xuất có chưa chất độc hại thì nhất thiết phải dẫn trong một hệ thống riêng biệt
- Hệ thống thoát nước nửa riêng: theo quan điểm vệ sinh, thì tốt hơn hệ thống riêng
Trong thời gian mưa hệ thống thải vào nguồn ít hơn Tuy nhiên, vì vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao (phải xây dựng hai hệ thống mạng lưới đồng thời) nên ít được sử dụng Nó được sử dụng trong việc cải tạo những hệ thống thoát nước cũ
- Hệ thống thoát nước hỗn hợp: là sự kết hợp hệ thống kể trên, thường gặp ở những
thành phố mở rộng
Trang 262.2.3 Nghiên cứu và lựa chọn phương án thiết kế hệ thống thoát nước thải
• Hệ thống thoát nước chung:
- Ưu điểm:
+ Chỉ có một đường ống, không gian hạ tầng ít bị chiếm chỗ, vận hành đơn giản
+ Đạt giá trị kinh tế đối với mạng lưới thoát nước các khu nhà cao tầng Vì khi đó tổng chiều dài của mạng lưới tiểu khu và đường phố giảm xuống được 30-40% so với
hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, chi phí quản lý mạng lưới giảm 15-20%
+ Mùa mưa nước chảy đầy cống có thể gây ngập lụt
+ Vào mùa khô thì nước chảy lưng cống và tốc độ dòng chảy không đảm bảo điều kiện kỹ thuật gây lắng đọng Do đó phải thường xuyên nạo quét
• Hệ thống thoát nước riêng:
- Ưu điểm:
+ Chế độ thủy lực làm việc của hệ thống ổn định
+ Xử lý sạch nước trước khi xả vào sông, hồ… Đảm bảo được vệ sinh môi trường + Công tác quản lý duy trì hiệu quả
Trang 27• Hệ thống thoát nước nửa riêng:
- Ưu điểm: vệ sinh tốt hơn hệ thống riêng Trong thời gian mưa lượng chất bẩn xả vào nguồn ít hơn
- Nhược điểm: vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao (phải xây dựng hai hệ thống mạng lưới đồng thời) nên ít được sử dụng
• Hệ thống thoát nước hỗn hợp: là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên, thường gặp ở những thành phố cải tạo mở rộng
Lựa chọn mạng lưới thoát nước:
Qua so sánh căn cứ ưu nhược điểm của các hệ thống thoát nước trên và yêu cầu của khu dân cư ta lựa chọn hệ thống thoát nước riêng vì: cần thiết phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN 14 : 2008/BTNMT (qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt), trước khi xả ra nguồn tiếp nhận
Trong hệ thống thoát nước chỉ có thoát nước thải sinh hoạt nên ta chỉ cần làm một
hệ thống thoát nước là đủ
2.2.4 Các bộ phận chính trong hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước bao gồm các bộ phận chủ yếu sau:
- Thiết bị vệ sinh, thu nước thải và thoát nước trong nhà
- Mạng lưới thoát nước ngoài sân nhà và tiểu khu
- Mạng lưới thoát nước ngoài đường phố
- Các trạm bơm và ống dẫn có áp (nếu cần )
- Các công trình làm sạch và các ống, cống xả nước thải đã làm sạch ra nguồn
Bước quan trọng trong việc thiết kế mạng lưới thoát nước là thiết lập sơ đồ thoát nước Sơ đồ thoát nước là mặt bằng của đối tượng thoát nước, trên đó kể cả các bộ phận thoát nước mạng lưới, trạm bơm, trạm xử lí, Vì thế khi chọn các sơ đồ thoát nước cần xem xét đến các yếu tố: mặt bằng quy hoạch, địa hình, quy mô đô thị, nguồn
Trang 28tiếp nhận nước thải, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn nguồn nước, các yêu cầu vệ sinh, khả năng đầu tư…
2.3 Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải
- Khi vạch vạch tuyến mạng lưới thoát nước cần phải cố gắng lợi dụng địa hình để
hệ thống tự chảy để hạn chế tối đa việc dùng bơm chuyển bậc
- Tổng chiều dài cống thoát nước phải nhỏ nhất, tránh đi xuyên qua các công trình sông hồ và phải có biện pháp hạn chế việc tăng độ sâu chôn cống
- Trạm xử lý nước thải trên mạng lưới thoát cần phải nằm cuối dòng chảy của sông,
ở nơi thấp nhất, cuối mạng lưới, cuối hướng gió và phải có khoảng cách an toàn so với khu dân cư 500m
- Khi bố trí hệ thống đường ống thoát nước nằm chung với các công trình ngầm khác trong cùng một hành lang đường hầm kĩ thuật là một điều kiện tốt nhất cho công tác quản lý và phục vụ bảo dưỡng duy tu tránh tình trạng đào đường
- Phân chia lưu vực thoát nước
- Xác định vị trí trạm xử lý và vị trí xả nước vào nguồn
- Vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải cũng tuân theo nguyên tắc tự chảy, lưu lượng nước thải phải được thu gom toàn bộ, đưa vào mạng lưới phải ngắn nhất
- Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình thiết bị và các giải pháp kĩ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước thải
- Tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu tận dụng nguồn nước thải của vùng phát triển lân cận thành phố, thị xã, thị trấn… Do yêu cầu kỹ thuật vệ sinh và nguyên tắc xả nước thải vào mạng lưới thoát nước đô thị mà chia thành
- Lợi dụng tối đa địa hình đặt ống theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao đến phía đất thấp của lưu vực thoát nước, tránh đào đắp nhiều
- Cống thoát nước phải đặt cách móng nhà ít nhất 5 m, cách cây xanh 1 m
Trang 29- Nước thải được thu gom về trạm xử lý nước thải xử lý nước thải, sau đó được bơm lên các công trình xử lý đơn vị tiếp theo Đối với mạng lưới thoát nước thải, khi độ sâu chôn cống > 6 m thì ta phải đặt trạm bơm để giảm độ sâu chôn cống (theo TCXD 51 -
2008 “Thoát nước – Mạng lưới và Công trình bên ngoài”)
2.4 Tiêu chuẩn thoát nước
- Tiêu chuẩn thoát nước là lượng nước thải tính trung bình ngày đêm cho mỗi người
sử dụng hệ thống thoát nước hay lượng nước thải tính trên sản phẩm
- Tiêu chuẩn thoát nước của khu dân cư thường lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước (thực
tế thì chỉ khoảng 70 đến 80% tiêu chuẩn cấp)
- Cũng như cấp nước, tiêu chuẩn thoát nước phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện thiết
bị tiện nghi, điều kiện khí hậu, điều kiện vệ sinh, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế
xã hội và điều kiện địa phương
- Đối với đô thị và xí nghiệp công nghiệp khác nhau thải ra lượng nước khác nhau Những đô thị lớn có thể lấy tiêu chuẩn thoát nước lớn hơn so với đô thị nhỏ Tiêu chuẩn thoát nước trong những ngày lễ, ngày thứ bảy, ngày chủ nhật lớn hơn tiêu chuẩn thoát nước trong những ngày bình thường Vào những giờ ban đêm nước thải ra ít hơn những giờ ban ngày.v.v…
- Nói tóm lại, nước thải ra không đồng đều theo ngày, theo giờ… Và tiêu chuẩn thoát nước không đồng đều giữa các đô thị, thị xã thị trấn và giữa các vùng khác nhau của một đô thị Trong trường hợp này ta lấy tiêu chuẩn thoát nước bằng với tiêu chuẩn cấp nước
2.5 Đặc điểm chuyển động của nước thải trong mạng lưới
- Sự chuyển động của nước thải (do có nhiều cặn lắng) khác với sự chuyển động của nước cấp và nước mưa Việc lấy cặn lắng ở cống rất khó khăn, phức tạp, tốn nhiều công sức và rất mất vệ sinh Vì vậy, phải thực hiện mạng thoát sao cho cống thoát nước
Trang 30làm việc bình thường, nghĩa là phải đảm bảo các chất không hoà tan chứa trong nước thải được vận chuyển liên tục bằng dòng chảy trong cống
- Cặn đóng lại trong đọan cống thường chứa 3 - 8% là chất hữu cơ với kích thước d
≥ 1 mm và 92 - 97% là tạp chất với kích thước trung bình 1 mm Trong cặn chứa 70 - 90% là cát
2.6 Đường kính tối thiểu và độ đầy tối đa
- Đường kính tối thiểu:
+ Trong những đoạn đầu của mạng lưới thoát nước, lưu lượng tính toán thường không lớn, do đó có thể dùng các loại cống có đường kính bé
+ Kinh nghiệm sử dụng cho thấy khả năng làm tắc cống loại D100 mm lớn hơn khoảng hai lần so với loại D200 mm
+ Do vậy, loại cống D100 mm đòi hỏi nhiều chi phí quản lý, trong khi giá thành xây dựng hai loại trên lại chênh nhau không đáng kể
+ Điều ấy chứng tỏ không phải lúc nào cống có đường kính bé đều là kinh tế, mà nó phải có một giới hạn nhất định Để thuận tiện trong quản lý người ta qui định đường kính tối thiểu dùng cho từng hệ thống riêng biệt
+ Đối với mạng lưới thoát nước trong sân nhà thì đường kính tối thiểu là 150 mm, đối với mạng lưới trong tiểu khu và đường phố tối thiểu là 200 mm
- Độ đầy tối đa:
+ Nước thải chảy trong cống, ngay khi đạt lưu lượng tối đa cũng không được đầy cống
+ Tỷ lệ giữa chiều cao lớp nước trong cống so với đường kính của nó là độ đầy tương đối (h/d)
+ Người ta cũng không cho cống chảy đầy còn lý do nữa là cần khoảng trống để thông hơi và tránh sự hao mòn của các loại khí với đường ống sinh ra trong nước thải
Trang 31Hình 2.1 Cấu tạo ống thoát nước
+ Đối với thoát nước thải độ đầy tối đa lấy như sau : h (h)max
+ Tốc độ nhỏ nhất của nước chảy lấy phụ thuộc vào thành phần và độ thô của hạt cát
lơ lửng có trong nước thải, tốc độ này phải đảm bảo cho các hạt cặn không lắng (V ≥ Vkl), bán kính thuỷ lực hoặc độ đầy của ống
+ Đối với nước thải sinh hoạt và nước mưa, tốc độ chảy nhỏ nhất ứng với độ đầy
tính toán lớn nhất của ống quy định như sau:
Trang 320.7 0.8 m/s 0.9 m/s 1m/s 1.15 m/s 1.3 m/s 1.5 m/s
- Độ dốc: là độ dốc nhỏ nhất đường ống, mương và rãnh phải chọn trên cơ sở bảo đảm tốc độ nhỏ nhất đã quy định, độ dốc nhỏ nhất được tính toán như sau:
Trang 332.8.1 Giới thiệu một số mạng lưới thoát nước
- Vạch tuyến mạng lưới thoát nước cho thị xã Tây Ninh - Tỉnh Tây Ninh, qui hoạch chi tiết khu dân cư số 2 – Phường 3
+ Mạng lưới thoát nước được vạch tuyến thoát nước riêng, tổng diện tích mạng lưới 78.05 ha
+ Dân số thiết kế sau 25 năm 38729 người, tổng lưu lượng nước thải Q = 12000 (m3/ngày đêm) Tổng chiều dài mạng lưới ống thoát 12852 m
+ Tổng chi phí đầu tư mạng lưới thoát nước cho thị xã Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh là
38900000000 VNĐ (ba mươi tám tỉ chín trăm triệu đồng)
Đướng kính D (mm) Độ dốc tối thiểu (Imin)
Trang 34L=135M
L=154M L=86.
L=324M
TRƯỜNG MẦN NON
BỆNH VIỆN TRƯỜNG CẤP I
ĐẤT QUY HOẠCH
CHUNG CƯ
TRƯỜNG CẤP II CHUNG CƯ CHUNG CƯ
KHU VUI CHƠI
VI
VII
VIII IX
X
XI
XII XIII
XIV
XV
XVI XVII
XVIII
XIX
XX XXI
XXII XXIII
XXIV
XXV
XXVI XXVII
XXVIII
XXIX
XXX A
B C D
A
B C D
A
B C D
A
B C D
A
B C D
A
B C D
A
B C D
A
B C D A
B
C D E F
A
B C D E
A
B C D A
B
C D E
A
B C D
A B C D A
B C D
A
B C D E A
B C D
A
B C D A
B C
B C D A
B D C
A
B C D A
B C D
A
B C D
A
B C D A
B C D A
B C D
A B C D
A
B C D
A
B C D
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11
12 13 14
33
34 35
36
37 38
39 40 41
42
43 44
45 46 47
48
49 50
51
52 55
61 62
63
64 65
66
67 68
69 70
71
72 73
74 75
76
77 E
E E
F
L=123M
L=79M
L=79M L=152M
Trang 35- Vạch tuyến mạng lưới thoát nước cho khu tái định cư Tân Vĩnh Hiệp – Tân Uyên – Bình Dương
+ Mạng lưới thoát nước được vạch tuyến thoát nước riêng, tổng diện tích mạng lưới 66.66 ha
+ Dân số thiết kế sau 25 năm 17508 người, tổng lưu lượng nước thải Q = 5838 (m3/ngày đêm) Tổng chiều dài mạng lưới ống thoát 16369 m
+ Tổng chi phí đầu tư mạng lưới thoát nước cho thị xã Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh là
46300000000 VNĐ (bốn mươi sáu tỉ ba trăm triệu đồng)
+ Vạch tuyến mạng lưới thoát nước cho khu tái định cư Tân Vĩnh Hiệp – Tân Uyên – Bình Dương
Trang 36TR?M X? LÝ
1 2 3
16
18 20 22 25
27
26 28 30
29 31 34
35 36 38
37 40
41
44 45 47 49
50 51 53 52
55
56 57
58 59 62
61 63
64
65
89 88
91 66
71
77
67 75
72
94
74 7376
97 78
87
85 100
90 92
93
96
99 101
102
106
108 104 103
121 124
125 b
e a
c
KHU I
KHU II
KHU III
KHU IV
KHU V
KHU VI KHU VII KHU VIII KHU IX KHU X KHU XI KHU XII KHU
XIII KHU XIV KHU XV KHU XVI
KHU XVII
KHU XVIII
KHU XIX
KHU XX KHU
XXI KHU
XXII KHU
XXIII
KHU
KHU XXV KHU KHU
XXVIII
KHU
KHU XXX KHU
XXXI KHU
XXXII
KHU
XXXIII
KHU XXXIV KHU
KHU XXXIX
KHU XL
KHU
KHU XLVII
KHU
KHU XLI
KHU
KHU
KHU XLIV
46 17 23
70 69 68
84
126 127
a a a
a
a
a
a a
a a
a a a a a
a a
b
b
b
b b b b b b b b
b b b
b
b
b
b b
b
TH
b b
b b
c
c
c
c c c c c c c c
c c c
c
c
c
c c
c
c
c
c c c
d d d
d
d
d
d d
d d
d d d
d
d e
e
e
e e
e
e
e
e e
e
e
e e
e e
e
e f
f
f
f g
BV
118 95
a
b c d
a
Hình 2.3 Vạch tuyến mạng lưới thoát nước cho khu tái định cư Vĩnh Hiệp –
Trang 372.8.2 Một số dây chuyền công nghệ ứng dụng trong sử lý nước thải sinh hoạt khu, cụm dân cư
Dây chuyền 1: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng Aerotank truyền thống
- Sơ đồ công nghệ:
- Nguyên tắc hoạt động: Công nghệ aerotank truyền thống là công nghệ được sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất bởi tính hiệu quả của nó
Aerotank truyền thống là quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo, các chất hữu
cơ dễ bị phân hủy sinh học được vi sinh vật hiếu khí sử dụng như một chất dinh dưỡng
để sinh trưởng và phát triển
Qua đó thì sinh khối vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ ô nhiễm của nước thải giảm xuống Không khí trong bể Aerotank được tăng cường bằng các thiết bị cấp khí: máy sục khí bề mặt, máy thổi khí…
Quy trình phân hủy được mô tả như sau:
Vi sinh vật + chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + Vi sinh vật mới
Trong quy trình này, bể thiếu khí (Anoxic) được bổ sung nhằm xử lý triệt để hàm lượng nitơ trong nước thải, đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải
Trang 38- Ưu điểm nổi bật:
+ Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%
+ Loại bỏ được Nitơ trong nước thải
+ Vận hành đơn giản an toàn
+ Thích hợp với nhiều loại nước thải
+ Thuận lợi khi nâng cấp công suất lên đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể
- Phạm vi ứng dụng: Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản
Dây chuyền 2: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB
- Sơ đồ công nghệ:
Nguyên tắc hoạt động: UASB là viết tắc của cụm từ Upflow anearobic sludge blanket, tạm dịch là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí UASB được thiết kế cho nước thải có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và thành phần chất rắn thấp Nồng độ COD đầu vào được giới hạn ở mức min là 100 mg/l, nếu SS > 3000 mg/l không thích hợp để xử lý bằng UASB
UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v < 1 m/h) Cấu tạo của bể UASB thông thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha
Trang 39Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này Hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể
và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo
Hiệu suất của bể UASB bị phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, pH, các chất độc hại trong nước thải…
- Ưu điểm nổi bật:
+ Xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, COD= 15000mg/l.+ Hiệu suất xử lý COD có thể đến 80%
+ Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống
- Phạm vi ứng dụng: Ứng dụng cho hầu hết tất cả các loại nước thải có nồng độ COD từ mức trung bình đến cao: chả cá Surimi, thực phẩm đóng hộp, dệt nhuộm…
Trang 40CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHO THỊ TRẤN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG (NIÊN HẠN 25 NĂM)
3.1 Số liệu tính toán
- Tổng diện tích khu dân cư: F = 1170000 (m2
) = 117 (ha)
- Dân số: 10048 (người) năm 2011
- Tiêu chuẩn thải nước khu dân cư: 250 (lít/người.ngày đêm), (Theo TCVN
33:2006, q = (250 – 350 lít/người.ngày đêm) sau 25 năm thị trấn Chợ Gạo sẽ phát triển thành đô thị loại 3)
- Số học sinh trong các trường học trên địa bàn: 2257 học sinh năm 2011
+ Tiêu chuẩn thải nước trường học: 40 lít/học sinh.ngày đêm (Theo TCVN 4513 –
1988 cấp nước bên trong, q = (50 – 75 lít/học sinh.ngày đêm)
- Quy mô bệnh viện: 283 giường bệnh năm 2011
+ Tiêu chuẩn thải nước bệnh viện: 200 lít/giường.ngày đêm (Theo TCVN 4513 –
1988 cấp nước bên trong, q = (250 - 300lít/giường.ngày đêm)
3.2 Dân số
3.2.1 Tốc độ gia tăng dân số trong 05 năm gần đây
- Dân số thị trấn Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang
Dựa vào dân số hai bảng 1.1 và bảng 1.2 ta có công thức tính được tốc độ tăng trưởng dân số trong 5 năm sau:
% 100 ln
ln
0 1
Trong đó:
r: Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân
Pt: Dân số thời điểm t