Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
647,23 KB
Nội dung
BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Báo cáotổng kết Đề tài cấp Bộ: NGHIÊNCỨUNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGDẦUPHANH VH 3.2 Chủ nhiệm đề tài: ThS. TRẦN THẮM 8342 HÀ NỘI 12 - 2010 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Báo cáotổng kết Đề tài cấp Bộ: NGHIÊNCỨUNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGDẦUPHANH VH 3.2 Thực hiện theo Hợp đồng Đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiêncứu khoa học và phát triển công nghệ số 66.10.RD/HĐ-KHCN ngày 25 tháng 02 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: ThS. TRẦN THẮM Các cán bộ tham gia thực hiện đề tài: 1. Nguyễn Công Bắc- Thành viên 2. Nguyễn Thị Huyền Châu - Thành viên 3. Th.s. Nguyễn Công Long - Thành viên 4. Trần Ngọc Hương - Thành viên 5. Th.s.Phạm Thị Thúy Nga - Thành viên 6. Lương Thị Thương - Thành viên HÀ NỘI 12-2010 -1- MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây do sự xuất hiện các loại ô tô có kết cấu mới , sự thay đổi đáng kể về điều kiện sử dụng đã làm cho các loại dầuphanh cũ hạn chế đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Ở Việt Nam, qua nghiêncứu khảo sát các tính chất đặc thù của khí hậu, nhận thấy rằng dầuphanh sử dụng ở trong nước so với loại sử dụng ở vùng ôn và hàn đới phải làm việc ở nhiệt độ cao hơn, khí hậu ẩm ướt, bụi bẩn nhiều, sự hoạt động của vi khuẩn mạnh hơn, Vì vậy dầuphanh cần có đặc tính riêng phù hợp với yêu cầu đó. Thực tế đòi hỏi cần có một loại dầuphanhchấtlượng tương đương với các loại dầ u phanh tốt của nước ngoài nhưng đáp ứng các yêu cầu đặc thù ở trong nước. Xét về mặt kinh tế và thực tiễn, chi phí cho dầuphanh sản xuất ra rẻ hơn là nhập dầuphanh thành phẩm, nguồn hàng chủ động và dễ dàng hơn. Do đó đề tài đi sâu nghiêncứunângcaochấtlượngdầuphanhtổnghợp VH3.2 của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của đề tài là xây dựng phươ ng pháp giảm khả năng hút ẩm cho dầuphanh VH 3.2 trên cơ sở bổ sung hợp phần là este borat của glycol. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài tiến hành những nội dung sau: - Tổnghợp được hợp phần phụ chống ẩm, giảm khả năng hút ẩm cho dầuphanh VH3.2. - Khảo sát tỷ lệ bổ sung hợp phần phụ vào hợp phần chính trong dầuphanh nhằm xác định tỷ lệ thích hợp. - Thử nghiệm khả năng chống ẩm của sản phẩm gồm có thành phần chính và thành phần phụ. - Xây dựng quy trình pha chế sản phẩm dầu phanh. - Xác định chỉ tiêu chấtlượng của sản phẩm. -2- MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………. 1 MỤC LỤC 2 KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT 4 TÓM TẮT NHIỆM VỤ 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1.YÊU CẦU TÍNH CHẤT SỬ DỤNG CỦA DẦU PHANH……… 6 1.2. CÁC LOẠI DẦUPHANH HIỆN NAY………………………………………… 1.2.1. Dầuphanh DOT 3, DOT 4………………………… …………… 1.2.2 Dầuphanh DOT 5………………………… …………………………… 1.2.3. Dầuphanh DOT 5.1…………………………….……… ……………… 7 8 9 1.3. THỰC TRẠNG DẦUPHANH VIỆT NAM HIỆN NAY…………………… 10 1.3.1. Dầuphanh nhập ngoại……………………… ……….…….…….…… 1.3.2. Dầuphanh sản xuất trong nước…………………………………………. 10 11 1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG ẨM DẦUPHANH TRÊN THẾ GIỚI … 14 1.5. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN DẦUPHANHTỔNGHỢP VH 3.2 15 1.5.1. Đặc trưng dầuphanh VH 3.2…………………………………………… 1.4.2. Tác hại của nước trong hệ thống phanh dầu………………………… 1.4.3. Đặt hướng nghiêncứutổnghợphợp phần phụ………………………… 16 18 19 CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM 2 .1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………….….…… 2.1.1. Hóa chất và dụng cụ… ………………………………….….………… 2.1.2. Tổnghợp este borat của glycol……………………….………………… 2.1.3. Khảo sát sự hút ẩm của chất nền có bổ sung este borat………………… 2.1.4. Pha chế dầu phanh………………………………………………………. 2.2. ĐÁNH GIÁ CHẤTLƯỢNG SẢN PHẨM ……………………….…………. 2.2.1. Xác định độ nhớt động học ……………………………………………… 2.2.2. Đo độ trương nở cuppen ……………………………………………… 2.3.3. Đo độ ăn mòn kim loại. ………………………………………………… 2.2.4. Xác định điểm đông đặc………………………………………………… 2.2.5. Đo tỷ trọng ……………………………… ……………………………. 21 21 21 24 24 25 25 25 27 27 28 -3- 2.2.6. Xác định nhiệt độ chớp lửa cốc hở……………………………………… 2.2.7. Xác định tạp chất cơ học………………….……………………… 2.2.8. Xác định độ pH …………………………….…………………………… 2.2.9. Xác đinh nhiệt độ sôi hồi lưu cân bằng …………….………………… 2.2.10. Xác định hàm lượng nước……………………………………………… 29 29 30 30 31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1.TỔNG HỢP ESTE BORATE CỦA DIETYLENGLYCOL MONO METYL ETE 3.1.1. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy………………………… ………………… 3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng…………………………… 3.2. TỔNGHỢP ESTE BORATE CỦA DIETYLENGLYCOL MONO ETYL ETE 3.2.1. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy………………… ………………………… 3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng……………………………………… 3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤTLƯỢNG SẢN PHẨM 3.3.1. Sự hút ẩm chất nền có bổ sung este borat……… …………………… 3.3.2. Tính chất lý hóa của các hỗn hợpchất nền……… ……………………. 3.3.3. Đánh giá một số tính chất của dầu phanh……………………………… 3.3.3.1. Khả năng trương nở cuppen………………………………… 3.3.3.2. Tính chất của dầuphanh pha chế được……………… 32 32 34 35 35 36 37 38 41 43 43 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 46 47 50 -4- KÝ HIỆU VIẾT TẮT DOT - Department Of Transportation DEG - Dietylenglycol DEGMME - Dietylenglycol mono metyl ete DEGMEE - Dietylenglycol mono etyl ete %KL - Phần trăm khối lượng %TT - Phần trăm thể tích E1 - Este borat 1 E2 - Este borat 2 DP1 - Dầuphanh 1 DP2 - Dầuphanh 2 -5- TÓM TẮT NHIỆM VỤ Dầuphanhtổnghợp VH 3.2 là loại dầuphanhđầu tiên do nước ta sản xuất ra và so với các loại dầuphanh nhập ngoại cùng thời kỳ đó thì dầuphanh VH 3.2 có một số ưu điểm phù hợp hơn với điều kiện nước ta. Thành phần của dầuphanhtổnghợp VH 3.2 gồm có chất nền là dietylenglycol và phụ gia đa chức HBF. Thực tế cho thấy dầuphanh trên cơ sở glycol và dẫ n xuất của chúng có nhiều ưu điểm như nhiệt độ sôi cao, hệ số nhiệt – nhớt tốt, không làm nở cao su thiên nhiên và tổng hợp. Song chúng có một nhược điểm cơ bản là háo nước làm giảm nhiệt độ sôi của dầu xuống. Trong nghiêncứu này, đề tài tiến hành nângcaochấtlượngdầuphanhtổnghợp VH 3.2 trên cơ sở bổ sung hợp phần phụ là este borat của glycol làm giảm khả nă ng hút ẩm của dầu. Đề tài đã lựa chọn được tỷ lệ pha chế chất nền thích hợp, đã đánh giá tính chất lý hóa đặc trưng của chất nền có bổ sung hợp phần phụ và so sánh với chất nền của dầuphanh VH 3.2 là dietylenglycol. Chấtlượng của sản phẩm cuối cùng là dầuphanh có sử dụng hợp phần phụ được khảo sát, đánh giá và so sánh với sản ph ẩm dầuphanhtổnghợp VH 3.2. Kết quả thấy rằng, hợp phần phụ là este borat của glycol đáp ứng đầy đủ tính chất để làm hợp phần trong dầu phanh. Việc cải tiến dầuphanh VH 3.2 theo kết quả của đề tài là thực tế cải tiến được và có thể đi vào thực tế sản xuất. -6- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. YÊU CẦU TÍNH CHẤT SỬ DỤNG CỦA DẦUPHANHDầuphanh được sử dụng như một loại dầu bôi trơn đa năng trong hầu hết các bộ phận như phanh hãm bánh lái, hộp số tự động, cửa sổ tự động và những bộ phận tương tự. Vì vậy đòi hỏi dầuphanh phải đáp ứng được những tính chất sau: - Tính bôi trơn tốt để chống mài mòn, bào mòn giảm ma sát. - Nhiệt độ sôi cao, áp suất hơ i bão hòa nhỏ, độ bay hơi thấp để tránh việc tạo nút khí , gây bó phanh, làm phanh mất tác dụng, hao phí dầu. - Độ nhớt nằm trong giới hạn thích hợp theo yêu cầu của sử dụng. Độ nhớt quá cao làm phanh khó khăn, áp suất và công suất hao phí lớn. Độ nhớt quá nhỏ làm dầu dễ bị chảy, làm giảm áp suất và hệ số truyền động, làm mức độ ăn mòn, bào mòn tăng lên. Ngoài ra dầu cần có hệ số nhiệ t - nhớt tốt tức là có độ nhớt phụ thuộc ít nhất vào nhiệt độ để sử dụng được quanh năm với các vùng khí hậu, địa hình khác nhau. - Tính tạo bọt nhỏ với không khí và các khí khác hoặc chính xác hơn là có khả năng đẩy khí ra khỏi dầu và không tạo bọt, tránh cho việc dầu lẫn khí bị co lại khi nén. - Hệ số giãn nở thấp để tránh bị bó phanh khi phanh nóng. - Nhiệt độ đông đặc thấp, cụ thể là dầu có tính linh động ở nhiệt độ âm tối đa của nơi sử dụng. - Có nhiệt độ chớp cháy cao hoặc không cháy hay khó cháy. - Dầu c ần đồng nhất với các vật liệu trong hệ thống phanh. Điều này có nghĩa là các kim loại đen và màu, các chất dẻo, cao su, sơn có tiếp xúc với dầu không bị dầu ăn mòn, phá hủy hoặc ngược lại chúng cũng không được là nguyên nhân làm dầu biến chất hư hỏng. Đặc biệt trong hệ thống phanh người ta phải sử dụng cao su làm cupen để chắn dầu. Đây là khâu yếu nhất và hay hư hỏ ng nhất vì vậy độ trương nở cupen -7- của dầu cần phải nhỏ. Một khâu yếu khác của hệ thống phanh là phần kim loại đen ở ngoài không khí không hoàn toàn ngập trong dầu, rất hay bị gỉ. Khi bị gỉ hệ thống phanh bị mài mòn, kẹt, tắc, phớt chắn dầu bị hỏng, pittong và xi lanh mất khả năng di động và hệ thống phanh mất tác dụng. Vì vậy tính đồng nhất ở đây bao gồm cả mặt tích cực đ òi hỏi dầu phải bảo vệ được các vật liệu có liên quan đến hệ thống phanh. - Dầu cần có môđun đàn hồi có thể tích mọi phía cao tức là có tính chịu nén tốt để phanh làm việc chính xác và an toàn. - Có khả năng truyền nhiệt tốt để giảm bớt nhiệt độ ở vùng ma sát. - Dầu càng ít bị hấp thụ nước càng tốt vì khi hấp thụ nước, nhiệt độ sôi của dầu s ẽ bị giảm, dầu dễ bị phân hủy, gây ăn mòn, gỉ kim loại và dễ tạo nút hơi. 1. 2. CÁC LOẠI DẦUPHANH HIỆN NAY 1.2.1. Dầuphanh DOT 3, DOT 4 Các loại dầuphanh DOT 3 và DOT 4 có màu vàng sáng, được sản xuất trên cơ sở chất nền là glycol. Dung dịch glycol có hai bất lợi. Chúng có độ hút ẩm lớn, nước hấp thụ vào dầu sẽ gây ra hai vấn đề nghiêm trọng: hạ điểm sôi và gây ăn mòn. Dung dịch glycol cũng phá hoại sơn, nếu dung dịch bị đổ vào lớp sơn của ôtô, sơn sẽ bị mất màu và bị tróc ra. Nếu dầuphanh bị đổ vào s ơn thì ta phải mau chóng phun rửa sạch với nhiều nước. Dầuphanh DOT 3 có các phụ gia chọn lọc góp phần tăng cường tính năng của hệ thống phanh. Vì vậy nó được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống phanh ôtô. So với một số loại dầuphanh khác thì dầuphanh DOT 3 có các ưu điểm là : - Chống ăn mòn, mài mòn tốt. - Không ảnh hưởng tới các vật liệu làm kín. - Có độ nhớt thích hợp. - Có độ bền cắt, xé cao. - Có tính bôi trơn và tính năng chống oxy hoá tốt. - Có khả năng hút ẩm trong một thời hạn nhất định. - Có dải nhiệt độ làm việc rộng. So với dầuphanh DOT 3, thành phần nền của dầuphanh DOT 4 bổ sung thêm hợp phần phụ là dẫn xuất của glycol. Nhờ vậy tính năng của nó cũng được -8- cải thiện 1 phần, đáp ứng nhu cầu cao hơn của các loại xe đời sau. Tuy nhiên nhược điểm của loại dầuphanh này là giá thành của nó khá cao so với dầuphanh DOT3. Vì thế, trên thị trường hiện nay, DOT 3 vẫn là loại dầuphanh được sử dụng rộng rãi nhất. 1.2.2. Dầuphanh DOT 5 Dầuphanh DOT 5 có màu tím, được tổnghợp với chất nền là silicon. Dầu Silicone có cấu trúc polymer, trong đó nguyên tử carbon được thay bằng nguyên tử silic. Dimethylpolysiloxane, mộ t trong những dầu silicon được dùng nhiều có cấu trúc như sau : Dầuphanh DOT 3 và DOT 4 có thể trộn lẫn với nhau, tuy nhiên không loại nào được trộn lẫn với dầuphanh DOT 5. Dung dịch silicon nhẹ hơn sẽ nổi lên trên dung dịch glycol. Người ta cho rằng sẽ có xu hướng hình thành một lớp màng nước giữa chúng và sẽ tạo ra sự gỉ sét ở mức đó. Ngoài ra, khi hai dung dịch này trộn lẫn sau đó khuấy trộn lên, chúng sẽ tạo bọt và hình thành màng bao bọt khí. Điều này sẽ gây mất hiệu l ực phanh . Dung dịch silicon đã khắc phục được 1 số nhược điểm của dung dịch glycol. Silicon là một chất không hút ẩm, vì vậy nó không hấp thụ nước. Từ chỗ không hấp thụ nước, nên sẽ không gây ăn mòn hoặc ăn mòn rất ít đối với hệ thống phanh. Silicon không gây ảnh hưởng lên các bề mặt sơn, nhựa và cao su. Đây là yếu tố rất quan trọng trong công tác bảo quản dầuphanh cũng như lựa chọn loại vật liệu làm kín . Nhược điểm cơ bản của Silicon là ở giá thành: nó rất đắt, giá của dung dịch silicon cao hơn ba hoặc bốn lần loại dung dịch glycol. Ở một số vùng, giá của nó có khi đắt hơn đến mười lần. Mặt khác, dung dịch silicon có tính nén khi nóng lên. Điều này tạo ra sự mềm xốp ở bàn đạp phanh dưới những điều kiện làm việ c khắc nghiệt. Dung dịch silicon cũng có xu hướng tạo ra bọt khi bị ép xuyên qua khe hở nhỏ hoặc chịu sự rung động quá mạnh. Do khuynh hướng tạo bọt, dung dịch silicon hay dầuphanh DOT 5 không nên sử dụng ở hệ thống [...]... đường nghiêncứu thứ 2 được đông đảo các nhà khoa học theo đuổi, và đây cũng chính là hướng nghiêncứu của đề tài này: dựa trên nền tảng dầuphanh VH 3.2 của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam để nghiêncứu nâng caochấtlượng 1.5.1 Đặc trưng dầuphanh VH 3.2 [5],[6] Dầuphanh VH 3.2 là loại dầuphanhđầu tiên do nước ta sản xuất ra.Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nước ta thiếu trầm trọng dầu phanh, ... chủng loại dầuphanh chất lượngcao hơn nhưng chi phí phải thích hợp cũng như tính năng của nó phải phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình nước ta Có 2 hướng nghiêncứu đã được đặt ra : - Thứ nhất là nghiêncứu 1 loại dầuphanh hoàn toàn mới - Thứ 2 là nghiêncứu cải tiến loại dầuphanh đã có sẵn (hợp phần phụ và các loại phụ gia) Với trình độ khoa học kỹ thuật cũng như hiện trạng cơ sở vật chất kỹ... sôi của dầuphanh DOT 3 xuống dưới 130 oC thì hệ phanh không còn duy trì được hoạt động ổn định 1.5.3 Đặt hướng nghiêncứutổnghợphợp phần phụ Từ các đặc điểm của của dầuphanh kể trên, cho thấy việc nâng caochấtlượng dầu phanh chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề làm sao nângcao nhiệt độ -19- sôi của dầu, tức là giảm khả năng hút ẩm, còn các thông số khác sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp bằng cách... loại dầuphanh của Công ty APP bao gồm ba nhãn hiệu: APP VH 3.2, APP DOT 3, APP DOT 4 Các loại dầuphanh này được sản xuất từ chất lỏng tổng hợpchấtlượngcao và các phụ gia đặc biệt chuyên dụng, sử dụng thích hợp cho hệ thống phanh và côn ôtô làm việc trong dải nhiệt độ rộng và cao, không tạo túi khí Dầuphanh APP VH 3.2 đặc biệt thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và thích hợp cho hệ thống phanh. .. tiếp xúc với nước Dầuphanh VH 3.2 chống được sự rửa trôi chất bôi trơn, chống kẹt phần ngoài không khí của xilanh - Nhiệt độ đông đặc không cần cao lắm -16- Thành phần dầuphanh VH 3.2 gồm có chất nền diethylene glycol và phụ gia đa chức HBF (hàm lượng 5 % khối lượng) 1.5.1.1 Chất nền của dầuphanh VH3.2 Xuất phát từ điều kiện những năm 80, khi nghiêncứu các chất làm chất nền cho dầuphanh VH3.2, nhóm... được một lượng nhỏ dầuphanh bước đầu đáp ứng phần nào yêu cầu của người sử dụng trong nước * Dầuphanh của Công ty APP [5] Các loại dầuphanh của Công ty APP được nghiêncứu để phù hợp với điều kiện làm việc, đặc thù địa lý của Việt Nam Chấtlượngdầuphanh của Công ty này được xem là tốt nhất trong các loại dầuphanh sản xuất trong nước Hàng -11- năm Công ty APP sản xuất ra 1000 tấn dầuphanh tại... thể giải quyết theo các hướng sau : - Sử dụng chất có khả năng tương tác với nước (thủy phân) làm thành phần phụ của dầuphanh (nâng cao nhiệt độ sôi ướt ) - Sử dụng các hợp phần phụ có nhiệt độ sôi cao để làm tăng nhiệt độ sôi chung của dầuphanh (nâng cao nhiệt độ sôi khô ) - Sử dụng chất ít hút ẩm hơn DEG làm hợp phần phụ (nâng cao nhiệt độ sôi ướt ) Chất được chọn ngoài việc thỏa mãn ít nhất 1... nhằm đưa ra quy trình tổnghợp trong quy mô nghiêncứu Tỷ lệ mol các chất phản ứng được chọn là 3/1 vì thực chất hỗn hợp phản ứng bao gồm ete của glycol là chất có thể sử dụng làm thành phần cho dầu phanh, axit boric nếu dư cũng không ảnh hưởng đến tính chấtdầuphanh trong quá trình làm việc bởi hai yếu tố Thứ nhất là do phụ gia HBF sử dụng trong dầuphanh VH3.2 có tính kiềm cao nên ảnh hưởng của... sôi cao lâu, ít có khả năng tạo thành nút khí, độ nhớt ở nhiệt độ ẩm ít thay đổi Nhưng khi bị nước lẫn vào, nhiệt độ sôi lại giảm đi mạnh hơn, nhanh hơn các loại dầu thông thường 1.5 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN DẦUPHANHTỔNGHỢP VH3.2 Tất cả các loại dầuphanhcao cấp sử dụng ở Việt Nam đều do các hãng nước ngoài đưa vào, tuy có chất lượngcao song giá cả chưa thật sự hợp lí Ngoài ra, các sản phẩm chất lượng. .. phanh đòi hỏi loại dầuphanh phẩm chất không cao hơn DOT 3 Dầuphanh APP DOT 3 và APP DOT 4 đạt được một số chỉ tiêu kỹ thuật quốc tế và tiêu chuẩn Âu, Mỹ về dầuphanh nên thích hợp cho nhiều hệ thống phanhdầu lắp trên các thiết bị vận tải có xuất xứ khác nhau Một số đặc tính kỹ thuật của dầuphanh do hãng APP sản xuất được thể hiện ở Bảng 1.3 Bảng 1.3 : Chỉ tiêu kỹ thuật của dầuphanh công ty APP . THIỆN DẦU PHANH TỔNG HỢP VH 3.2 15 1.5.1. Đặc trưng dầu phanh VH 3.2…………………………………………… 1.4.2. Tác hại của nước trong hệ thống phanh dầu ……………………… 1.4.3. Đặt hướng nghiên cứu tổng hợp hợp phần. nở cao su thiên nhiên và tổng hợp. Song chúng có một nhược điểm cơ bản là háo nước làm giảm nhiệt độ sôi của dầu xuống. Trong nghiên cứu này, đề tài tiến hành nâng cao chất lượng dầu phanh tổng. Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ: NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẦU PHANH VH 3.2 Thực hiện theo Hợp đồng Đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và