bao thanh toán xuất khẩu
Khoá luận tốt nghiệp Trang 1 Lời mở đầu Bao thanh toán xuất khẩu đã được áp dụng rộng rãi tại rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở Việt Nam, từ sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động Bao thanh toán của các tổ chức tín dụng đã có một số ngân hàng triển khai thực hiện nghiệp vụ này. Và chắc chắn trong thời gian tới dịch vụ này sẽ phát triển một cách mạnh mẽ. Với đề tài “Tiềm năng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”, bài viết mong muốn chỉ ra những cơ hội và thách thức cũng như các điểm mạnh và điểm yếu khi ngân hàng Ngoại thương tiến hành cung cấp dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu. Từ đó bài viết cũng đề xuất một số kiến nghị để ngân hàng Ngoại thương khắc phục điểm yếu, vượt qua thách thức nhanh chóng đưa dịch vụ này đến với khách hàng. Bài viết gồm ba phần: Chương 1: Tổng quan về bao thanh toán xuất khẩu. Chương 2: Tiềm năng phát triển hoạt động bao thanh toán xuất khẩu ở VCB. Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động bao thanh toán xuất khẩu ở VCB. GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh Khoá luận tốt nghiệp Trang 2 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU. Nếu phân chia theo phạm vi hoạt động địa lý thì bao thanh toán gồm bao thanh toán nội địa và bao thanh toán quốc tế, trong bao thanh toán quốc tế lại chia ra thành bao thanh toán xuất khẩu và bao thanh toán nhập khẩu. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến bao thanh toán xuất khẩu. 1.1 Khái niệm . Có rất nhiều khái niệm khác nhau về bao thanh toán. Theo từ điển kinh tế (Dictionary of Economic_Christopher Pass & Bryan Lones) thì “bao thanh toán (factoring) là một sự dàn xếp tài chính, qua đó một công ty tài chính (công ty mua nợ_Factor) mua lại các khoản nợ của một doanh nghiệp với số tiền ít hơn giá trị của khoản nợ đó. Lợi nhuận phát sinh từ sự chênh lệch giữa tiền thu được của số nợ đã mua và giá mua thực tế của khoản nợ đó. Lợi ích của doanh nghiệp bán nợ là nhận được tiền ngay thay vì phải chờ đến lúc con nợ thương mại trả nợ và hơn thế nữa là tránh được những phiền toái và các chi phí trong việc theo đuổi các con nợ chậm trả”. Theo từ điển thuật ngữ Ngân hàng (Hans Klaus) thì “bao thanh toán là một loại hình tài trợ dưới dạng tín dụng chuyển nhượng nợ. Một doanh nghiệp chuyển toàn bộ hay một phần khoản nợ cho một công ty tài chính chuyên nghiệp (công ty mua nợ, thông thường là một công ty trực thuộc ngân hàng). Công ty này đảm nhận việc thu các khoản nợ và theo dõi các khoản phải thu để hưởng thủ tục phí và có lúc ứng trước các khoản nợ. Thông thường công ty mua nợ phải chịu rủi ro mất khả năng thanh toán của món nợ”. Theo Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng nừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Theo điều 1 Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản tháng 06/2004 của FCI (General Rules for International Factoring Verion June 2004), hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh Khoá luận tốt nghiệp Trang 3 một đơn vị bao thanh toán, có thể vì hoặc không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau đây: - Kế toán sổ sách các khoản phải thu; - Thu nợ các khoản phải thu; - Phòng ngừa rủi ro nợ xấu. Điều 2 chương 1 công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT Convention on Internation Factoring) còn bổ sung thêm một chức năng nữa của bao thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng tiền thanh toán trước. Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bao thanh toán là “một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá giữa bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá”. Như vậy, về cơ bản, bao thanh toán là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó người cho vay được đảm bảo bằng cách nắm giữ quyền được đòi khoản phải thu của người đi vay. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tóm lại, một cách đơn giản nhất bao thanh toán được hiểu là sự chuyển nhượng nợ của người mua hàng (con nợ) từ người bán hay cung ứng dịch vụ (chủ nợ cũ) sang đơn vị bao thanh toán (chủ nợ mới). Đơn vị bao thanh toán đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua. Đơn vị bao thanh toán có thể trả trước toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua sau khi trừ đi một khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được tiền hàng đều do người tài trợ gánh chịu. Bao thanh toán xuất khẩu có thể giúp nhà xuất khẩu vừa nhận được tiền ngay sau khi giao hàng, không phải bận tâm về rủi ro thanh toán từ phía nhà nhập khẩu, vừa tiết giảm khối lượng công việc ghi chép sổ sách và theo dõi quá trình thu nợ người mua nước ngoài. 1.2 Phân loại . Có nhiều cách phân loại bao thanh toán xuất khẩu tuỳ thuộc vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ phân loại bao thanh toán xuất khẩu theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán, theo tính chất thông báo và phương thức sử dụng. 1.2.1 Theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán: bao thanh toán xuất khẩu truy đòi và miễn truy đòi. Bao thanh toán xuất khẩu truy đòi: là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho nhà xuất GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh Khoá luận tốt nghiệp Trang 4 khẩu khi nhà nhập khẩu không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Vì vậy, trong nghiệp vụ bao thanh toán có truy đòi, tổn thất chỉ thực sự xảy ra cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp khoản phải thu không được thanh toán và nhà xuất khẩu không thể bù đắp khoản thiếu hụt. Bao thanh toán xuất khẩu miễn truy đòi: là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi nhà nhập khẩu không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối thanh toán khoản phải thu do bên xuất khẩu giao hàng không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. 1.2.2. Theo tính chất thông báo: bao thanh toán xuất khẩu có thông báo và không thông báo. Bao thanh toán xuất khẩu có thông báo: là hình thức bao thanh toán, trong đó nhà nhập khẩu được thông báo là khoản thanh toán tiền hàng được chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán. Trong bao thanh toán xuất khẩu có thông báo, nhà xuất khẩu có nghĩa vụ phải cung cấp cho đơn vị bao thanh toán biên lai giao hàng, giấy chuyển nhượng khoản tiền hàng và hai bản hoá đơn, trong đó nêu rõ đơn vị bao thanh toán và chỉ ra rằng khoản tiền hàng đã được bán cho đơn vị bao thanh toán. Bao thanh toán xuất khẩu không thông báo: là hình thức bao thanh toán, trong đó nhà nhập khẩu không biết việc khoản tiền hàng mình phải thanh toán đã được chuyển cho đơn vị bao thanh toán. Nhà nhập khẩu vẫn thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu như thông lệ và nhà xuất khẩu sẽ chuyển số tiền hàng này cho đơn vị bao thanh toán. 1.2.3. Theo phương thức sử dụng: bao thanh toán xuất khẩu kỳ hạn và bao thanh toán xuất khẩu thông thường. Bao thanh toán xuất khẩu kỳ hạn (Maturity Factoring): là hình thức bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán không thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu tại thời điểm mua các khoản phải thu, mà hai bên thoả thuận một kỳ hạn thanh toán bình quân (kỳ hạn). Trong hình thức này, sau khi ký hợp đồng bán hàng, nhà xuất khẩu thông báo cho đơn vị bao thanh toán. Nếu chấp thuận tài trợ, đơn vị bao thanh toán sẽ ký hợp đồng bao toàn bộ khâu thanh toán và chịu mọi rủi ro thương mại cho nhà xuất khẩu. Sau đó, nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán. Vào thời điểm đến hạn đã thoả thuận, đơn vị bao thanh toán sẽ chuyển tiền cho nhà xuất khẩu sau khi đã trừ đi khoản phí hoa hồng nghiệp vụ. Như vậy, đơn vị bao GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh Khoá luận tốt nghiệp Trang 5 thanh toán đã thực hiện chức năng quản lý các khoản nợ phải thu và đảm nhận các rủi ro không thanh toán từ nhà nhập khẩu. Bao thanh toán xuất khẩu thông thường (Conventional Factoring): là hình thức bao thanh toán mà ngoài hai chức năng quản lý thu nợ và nhận rủi ro thanh toán như bao thanh toán xuất khẩu kỳ hạn, đơn vị bao thanh toán còn thực hiện chức năng tài trợ ứng trước cho nhà xuất khẩu một phần giá trị khoản phải thu theo một tỷ lệ nhất định. Khoản tài trợ ứng trước này được tính lãi theo số ngày tài trợ thực tế với mức lãi suất thường cao hơn mức lãi suất thị trường. Đơn vị bao thanh toán có thể ứng trước khoản phải thu 1 lần cho nhà xuất khẩu với tỷ lệ ứng trước cao hơn (ví dụ 95%) hoặc ứng trước với một tỷ lệ thấp (ví dụ 75%) và sau một thời hạn thoả thuận, đơn vị bao thanh toán sẽ chuyển trả phần còn lại sau khi đã trừ đi phí và lãi tài trợ. 1.3 Luật điều chỉnh . Luật quốc tế: - UNIDROIT (cơ quan quốc tế về thống nhất tư pháp) đã ban hành Công ước về Bao thanh toán quốc tế vào ngày 28/5/1988. Công ước đã đưa các khái niệm, chuẩn mực về nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế, các yếu tố cơ bản của hợp đồng cũng như các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong loại giao dịch tài chính này trong thương mại quốc tế. Công ước chỉ điều chỉnh hoạt động bao thanh toán quốc tế, có hiệu lực từ ngày 01-05-1995 tại những nước đã phê chuẩn hoặc thừa nhận công ước. - Công ước Liên hiệp quốc về việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế (UNCITRAL) 2001. Công ước này được Hội đồng chung Liên hiệp quốc thông qua ngày 12-12-2001. Công ước chưa có hiệu lực vì chưa đủ số lượng quốc gia tham gia phê chuẩn và thừa nhận. - Quy tắc chung về bao thanh toán xuất nhập khẩu (GRIF) do FCI lập. Hoạt động bao thanh toán xuất khẩu phải luôn tuân theo các quy tắc, tập quán và điều lệ quốc tế bắt nguồn từ “Quy tắc chung về bao thanh toán xuất nhập khẩu (GRIF) do FCI lập (ấn bản tháng 6/2004) và trong một số trường hợp còn phải phù hợp với luật pháp của quốc gia có liên quan. Luật quốc gia: Ở Việt Nam, nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước và quốc tế bằng đa dạng hoá hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, ngày 06 tháng 9 năm 2004 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế hoạt động bao GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh Khoá luận tốt nghiệp Trang 6 thanh toán của các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 1096/2004/QĐ- NHNN. Đây là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh nghiệp vụ này. Ngoài ra, điều kiện pháp lý phục vụ cho hoạt động bao thanh toán xuất khẩu ở Việt Nam còn có: - Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004. - Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/6/05 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. - Một số văn bản khác có liên quan như pháp lệnh quản lý ngoại hối, … 1.4 Chức năng. Bao thanh toán có 4 chức năng chính đó là: Chức năng quản lý các khoản phải thu. Sau khi nhà xuất khẩu bán các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán sẽ phụ trách toàn bộ việc quản lý và theo dõi sổ sách bán hàng, tiến độ thu nợ tiền hàng cho nhà xuất khẩu, xử lý các hoá đơn và theo dõi việc thanh toán tiền hàng của nhà nhập khẩu khi đến hạn. Với chức năng này bao thanh toán giúp cho nhà xuất khẩu tập trung hơn vào công việc sản xuất kinh doanh của mình nhờ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí theo dõi, quản lý các khoản phải thu. Chức năng dịch vụ thanh toán. Bên cạnh việc thực hiện chức năng kiểm tra giám sát khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán còn là trung gian thanh toán giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hay tổ chức bao thanh toán nhập khẩu. Chức năng dịch vụ thanh toán được thể hiện qua việc đơn vị bao thanh toán sẽ đảm nhận mọi nhiệm vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu về những khoản thanh toán chuyển nhượng, đảm nhiệm mọi nghiệp vụ nhờ thu hoặc thông báo cho nhà xuất khẩu giải quyết những vướng mắc trong thanh toán. Chức năng tài trợ thuần tuý: Với chức năng này, thông thường ngay sau khi nhận được hoá đơn của nhà xuất khẩu, đơn vị bao thanh toán sẽ thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu một tỷ lệ % trị giá hoá đơn (thường từ 75-85%). Phần còn lại đơn vị bao thanh toán cam kết sẽ thanh toán sau một thời hạn nhất định (sau khi đã trừ đi các chi phí, lãi suất và hoa hồng). Như vậy, nhà xuất khẩu sẽ có được một khoản vốn lưu động bằng tiền để tài trợ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh ngay khi xuất GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh Khoá luận tốt nghiệp Trang 7 trình hoá đơn cho đơn vị bao thanh toán mà không cần phải đợi đến khi nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu. Chức năng phòng chống rủi ro. Nghiệp vụ bao thanh toán còn thực hiện chức năng phòng chống rủi ro cho nhà xuất khẩu. Trong bao thanh toán miễn truy đòi, nhà xuất khẩu bán toàn bộ khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán và đơn vị bao thanh toán sẽ chịu toàn bộ rủi ro khi nhà nhập khẩu không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Cụ thể là đơn vị bao thanh toán sẽ trả cho nhà xuất khẩu 100% giá trị khoản phải thu đã bán trừ trường hợp nhà nhập khẩu từ chối thanh toán khoản phải thu vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán. Tỷ lệ 100% này mang ý nghĩa là nhà xuất khẩu sẽ thu được 100% giá trị khoản phải thu đã bán, nhưng bù lại họ phải trả một khoản phí và lãi cho đơn vị bao thanh toán. 1.5 Chủ thể. Một giao dịch bao thanh toán quốc tế bao gồm ba chủ thể chính tham gia là: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài và nhà tài trợ bao thanh toán ở nước nhà xuất khẩu (gọi là tổ chức bao thanh toán xuất khẩu). Ngoài ra, do thương mại quốc tế có nhiều rủi ro hơn thương mại nội địa, đồng thời khoảng cách về địa lý, tập quán thương mại… gây trở ngại không nhỏ cho tổ chức bao thanh toán xuất khẩu khi tìm hiểu về con nợ nước ngoài, nên còn có sự tham gia của tổ chức bao thanh toán nhập khẩu. Tuy nhiên sự tham gia này là không bắt buộc. Quan hệ giữa các bên: Quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu nước ngoài: là mối quan hệ dựa trên hợp đồng thương mại cơ sở, điều chỉnh nghĩa vụ mua bán của hai bên. Quan hệ giữa nhà xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán xuất khẩu: là mối quan hệ dựa trên hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu được ký kết giữa hai bên. Quan hệ giữa tổ chức bao thanh toán xuất khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài: là quan hệ pháp lý giữa chủ nợ và con nợ, có hiệu lực thực thi được pháp luật công nhận. Quan hệ là hệ quả từ hợp đồng giữa nhà xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Quan hệ giữa đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu: là mối quan hệ đại lý hoặc đối tác, theo đó tổ chức bao thanh toán xuất khẩu ủy thác việc thu hồi nợ trực tiếp từ người mua cho tổ chức bao thanh toán nhập khẩu hoặc tổ chức bao thanh toán nhập khẩu có thể bảo lãnh GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh Khoá luận tốt nghiệp Trang 8 thanh toán cho người nhập khẩu. Thông thường hai tổ chức bao thanh toán này trong cùng một hiệp hội bao thanh toán quốc tế. Quan hệ giữa đơn vị bao thanh toán nhập khẩu và người nhập khẩu: đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đóng vai trò người thụ ủy thu tiền thanh toán từ người mua hoặc trực tiếp bảo lãnh thanh toán cho nhà nhập khẩu trước đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. 1.6 Quy trình bao thanh toán xuất khẩu. Bao thanh toán xuất khẩu có nhiều loại và ứng với mỗi loại là một quy trình riêng. Sau đây sẽ trình bày quy trình bao thanh toán xuất khẩu được thực hiện bởi một đơn vị bao thanh toán và quy trình bao thanh toán xuất khẩu có sự tham gia của đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. 1.6.1 Quy trình bao thanh toán xuất khẩu được thực hiện bởi một đơn vị bao thanh toán. Chuẩn bị giao dịch Nhà xuất khẩu đăng ký sử dụng dịch vụ với đơn vị bao thanh toán. Sau khi thẩm định hồ sơ bao thanh toán của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán và nhà xuất khẩu sẽ ký một hợp đồng bao thanh toán. Nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu về hợp đồng bao thanh toán đã ký. Nhà nhập khẩu ký cam kết thanh toán, được xác nhận bởi đơn vị bao thanh toán. Sơ đồ 1: Quy trình bao thanh toán xuất khẩu một đơn vị bao thanh toán. Các bước giao dịch Bước 1. Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu. Bước 2. Nhà xuất khẩu chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán để để yêu cầu được ứng trước. GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh NHÀ XUẤT KHẨU NHÀ NHẬP KHẨU ĐƠN VỊ BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU 1 46 3 2 5 Khoá luận tốt nghiệp Trang 9 Bước 3. Đơn vị bao thanh toán ứng trước cho nhà xuất khẩu một tỷ lệ % trị giá hoá đơn. Bước 4. Đơn vị bao thanh toán theo dõi, quản lý khoản phải thu và tiến hành các thủ tục thu nợ từ nhà nhập khẩu khi khoản phải thu đến hạn thanh toán. Bước 5. Nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán. Bước 6. Đơn vị bao thanh toán tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho nhà xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng bao thanh toán. Quy trình sẽ được quay trở lại bước 1 để tiếp tục giao dịch mỗi khi có đơn hàng mới. 1.6.2 Quy trình bao thanh toán xuất khẩu có sự tham gia của đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. Chuẩn bị giao dịch Nhà xuất khẩu đăng ký sử dụng dịch vụ với đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Sau khi thẩm định hồ sơ bao thanh toán của nhà xuất khẩu và tìm được đại lý bao thanh toán phù hợp, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và nhà xuất khẩu sẽ ký một hợp đồng bao thanh toán. Nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu về hợp đồng bao thanh toán đã ký và mối quan hệ với đại lý bao thanh toán tại nước của nhà nhập khẩu. Các bước giao dịch Sơ đồ 2: Quy trình bao thanh toán xuất khẩu 2 đơn vị bao thanh toán. Bước 1. Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh NHÀ XUẤT KHẨU NHÀ NHẬP KHẨU Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu 1 4 5236 2 5 Khoá luận tốt nghiệp Trang 10 Bước 2. Nhà xuất khẩu chuyển nhượng chứng từ mua bán hàng hoá cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thông qua đơn vị bao thanh toán xuất khẩu để yêu cầu ứng trước. Bước 3. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu ứng trước cho nhà xuất khẩu một tỷ lệ % trị giá hoá đơn. Bước 4. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu theo dõi quản lý khoản phải thu và tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn. Bước 5. Nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu chuyển tiền cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Bước 6. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho nhà xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng bao thanh toán. Quy trình sẽ được quay trở lại bước 1 để tiếp tục giao dịch mỗi khi có đơn hàng mới. 1.7 Lợi ích . 1.7.1 Đối với người xuất khẩu. Lợi ích đầu tiên phải kể đến là nhà xuất khẩu được cải thiện luồng tiền mặt. Thông thường sau khi bán hàng trả chậm cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu phải đợi đến khi nhà nhập khẩu thanh toán mới nhận được tiền hàng trong khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Nghiệp vụ bao thanh toán cho phép nhà xuất khẩu ứng trước tiền ngay sau khi chuyển nhượng hoá đơn dựa trên số lượng hàng bán, đồng thời cũng cho phép họ có thời gian bán chịu cho nhà nhập khẩu như bình thường. Như vậy, luồng tiền mặt của người xuất khẩu tăng do thời hạn bán hàng được duy trì, nhà xuất khẩu được cung cấp nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Nhà xuất khẩu có thể loại trừ được các khoản nợ xấu. Các tổ chức bao thanh toán với những nghiệp vụ chuyên môn của mình, họ có thể tư vấn cho khách hàng đâu là rủi ro trong quan hệ buôn bán, giúp khách hàng theo dõi sổ sách, thu hồi công nợ… Vì vậy nhà xuất khẩu sẽ tránh được những khoản nợ xấu. Người xuất khẩu có thể yên tâm vì các đơn vị bao thanh toán hoàn toàn có đủ năng lực chuyên môn, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng như sự hiểu biết chuyên môn để có thể thực hiện tốt việc thu hồi nợ trong trường hợp bên nhập khẩu không thanh toán hoặc thanh toán chậm. Nhà xuất khẩu có được những lợi thế nhất định trong kinh doanh và quan hệ thương mại. Khoản ứng trước do đơn vị bao thanh toán cung ứng tạo GVHD: CN. Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh [...]... doanh Với bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán chỉ quan tâm đến nhà nhập khẩu và không yêu cầu người xuất khẩu phải mang tài sản ra thế chấp Như vậy, bao thanh toán đã giải quyết được việc thiếu hụt vốn lưu động cho nhà xuất khẩu 1.7.2 Đối với người mua Bao thanh toán không chỉ mang lại lợi ích cho nhà xuất khẩu mà còn cho cả nhà nhập khẩu Bao thanh toán tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu có thể... mình Nhà nhập khẩu có thể coi đơn vị bao thanh toán như một kênh thông tin tham khảo quan trọng về năng lực sản xuất, cung ứng hàng hoá của nhà xuất khẩu Trước khi quyết định cung cấp sản phẩm bao thanh toán cho nhà xuất khẩu, đơn vị bao thanh toán cũng đã xem xét đến tình hình hoạt động và khả năng tài chính của nhà xuất khẩu Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể thông qua đơn vị bao thanh toán để tham khảo... bao thanh toán, thậm chí còn tốn nhiều thời gian và chi phí Rủi ro từ phía người nhập khẩu - Nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán: rủi ro này xảy ra khi năng lực tài chính của người nhập khẩu không đủ để thanh toán khoản phải trả Trong bao thanh toán miễn truy đòi toàn bộ rủi ro này tổ chức bao thanh toán phải gánh chịu Trong bao thanh toán có truy đòi thì cũng ảnh hưởng đến đơn vị bao thanh toán. .. doanh số bao thanh toán thực hiện với các thành viên khác của FCI trong năm trước đó hoặc trong 12 tháng liên tục gần nhất tối thiểu đạt 20 triệu EUR (nếu thực hiện cả 2 loại bao thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu, với điều kiện doanh số của mỗi loại bao thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu tối thiểu đạt 1 triệu EUR trở lên) hoặc 40 triệu EUR nếu chỉ thực hiện 1 loại bao thanh toán xuất khẩu hoặc nhập khẩu. .. ngoài nước 2.2 Tiềm năng hoạt động bao thanh toán xuất khẩu ở VCB 2.2.1 Sơ lược về bao thanh toán xuất khẩu trên thế giới Biểu đồ 1: Doanh số bao thanh toán xuất khẩu qua FCI (đơn vị: triệu EUR) 42,073 32,405 21,606 13,310 2001 14,649 2002 2003 2004 2005 Nguồn: FCI GVHD: CN Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh Khoá luận tốt nghiệp Trang 24 Bao thanh toán xuất khẩu là một dịch vụ tài chính khá phổ... lớn cho việc phát triển sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu Nghiêm trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng 2.2.3.2.3 Quy trình bao thanh toán xuất khẩu chưa hiệu quả GVHD: CN Nguyễn Phước Kinh Kha SVTH: Ao Kim Thanh Khoá luận tốt nghiệp Trang 31 Qua quy trình bao thanh toán xuất khẩu của VCB (phụ lục 1), nhìn chung nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu tại VCB cũng chưa được tách... năng bao thanh toán xuất khẩu 2.2.3.2.5 Dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu chưa thực sự hấp dẫn Bao thanh toán xuất khẩu là một dịch vụ rất hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động cho các doanh nghiệp Tuy nhiên do đặc điểm của thị trường Việt Nam là đầy rủi ro nên VCB không thể mạo hiểm Do đó, dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu mà VCB cung cấp cho khách hàng chưa thật sự hấp dẫn các doanh nghiệp xuất. .. thanh toán nội địa, bao thanh toán xuất khẩu vẫn chưa được thực hiện) Con số này quá nhỏ so với các nước khác trên thế giới, tuy nhiên nó vẫn thể hiện một bước chuyển biến tích cực của thị trường sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu ở Việt Nam 2.2.3 Thực trạng và tiềm năng phát triển hoạt động bao thanh toán xuất khẩu ở VCB Ngày 31/05/2006 VCB bắt đầu cung cấp dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu cho khách hàng... tín dụng (quan hệ khách hàng) là trung gian tiếp nhận hồ sơ, chứng từ bao thanh toán xuất khẩu và chuyển hồ sơ, chứng từ đến bộ phận bao thanh toán xuất khẩu, xác nhận tính xác thực của thông tin trong hồ sơ, cung cấp thêm thông tin về nhà xuất khẩu cho bộ phận bao thanh toán ở hội sở Bên cạnh đó, do nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu chỉ mới được thực hiện thí điểm tại hội sở và chi nhánh VCB Đồng... nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu là nguyên nhân làm cho trình độ hiểu biết của nhân viên bị hạn chế Không chỉ các doanh nghiệp mà ngay cả nhân viên của VCB, khái niệm về bao thanh toán xuất khẩu cũng chưa được phát triển rộng rãi Có những người đã được học về bao thanh toán xuất khẩu nhưng chỉ dừng lại ở mức độ kiến thức cơ bản, chưa hiểu sâu về bản chất nghiệp vụ Do bao thanh toán xuất khẩu là nghiệp . thanh toán xuất khẩu kỳ hạn và bao thanh toán xuất khẩu thông thường. Bao thanh toán xuất khẩu kỳ hạn (Maturity Factoring): là hình thức bao thanh toán mà đơn vị bao thanh toán không thanh toán. thanh toán xuất khẩu được thực hiện bởi một đơn vị bao thanh toán và quy trình bao thanh toán xuất khẩu có sự tham gia của đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. 1.6.1 Quy trình bao thanh toán xuất khẩu. bao thanh toán xuất khẩu và nhà xuất khẩu sẽ ký một hợp đồng bao thanh toán. Nhà xuất khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu về hợp đồng bao thanh toán đã ký và mối quan hệ với đại lý bao thanh toán