Đề tài Nghiên cứu thiết kế, chế tạo ứng dụng thử nghiệm bộ giàn khoan địa chất biển nông thuộc công trình nghiên cứu khoa học cấp
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM TRUNG TÂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BIỂN o0o BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM BỘ GIÀN KHOAN ĐỊA CHẤT BIỂN NÔNG 9044 Hà Nội, 2011 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM TRUNG TÂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BIỂN o0o Tác giả: ThS. Lê Anh Thắng TS. Vũ Trường Sơn KS. Nguyễn Minh Hiệp KS. Nguyễn Lương Huy KS. Trần Mạnh Tuấn KS. Văn Trọng Bộ KS. Nguyễn Văn Minh KS. Văn Đức Nam KS. Trần Hồng Thái TC. Dương Văn Lộc và nnk BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM BỘ GIÀN KHOAN ĐỊA CHẤT BIỂN NÔNG Chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Anh Thắng Giám đốc TS. Vũ Trường Sơn Hà Nội, 2011 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 6 I.1. SỰ CẦN THIẾT 6 I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ 7 I.3. THỜI GIAN THỰC HIỆN 8 I.4. ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU 8 I.5. KINH PHÍ 9 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO GIÀN KHOAN 10 II.1. NGOÀI NƯỚC 10 II.2. TRONG NƯỚC 17 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THIẾT KẾ, CHẾ TẠO GIÀN KHOAN21 III.1. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, VẬN HÀNH GIÀN KHOAN BIỂN NÔNG 21 III.2. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THIẾT KẾ GIÀN KHOAN ĐỊA CHẤT BIỂN NÔNG 28 III.3. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHẾ TẠO GIÀN KHOAN ĐỊA CHẤT BIỂN NÔNG 42 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ CÔNG TÁC VẬN HÀNH, THỬ NGHIỆM GIÀN KHOAN 44 IV.1. CÔNG TÁC THỬ NGHIỆM TẠI HỒ SUỐI HAI 44 IV.2. CÔNG TÁC THỬ NGHIỆM TẠI VÙNG BIỂN VÂN ĐỒN (QUẢNG NINH) 49 CHƯƠNG V. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT VẬN HÀNH GIÀN KHOAN 58 V.1. NHÂN LỰC, PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ, VẬT TƯ VÀ TÀI LIỆU PHỤC VỤ LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH GIÀN KHOAN 58 V.2. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 4 MỞ ĐẦU Công tác điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản biển ở Việt Nam đã tiến hành được 20 năm nay, tuy nhiên hiện nay. Các tài liệu địa vật lý, trầm tích đáy biển có nhiều, tuy nhiên chúng ta chưa tiến hành được khoan lấy mẫu trên biển vì vậy việc luận giải tài liệu địa chất còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là việc đánh giá tài nguyên dự báo của các loại hình sa khoáng, vật liệ u xây dựng ở đáy biển. Trên thực tế nếu thuê tàu khoan của nước ngoài để tiến hành khoan trên biển thì chi phí rất lớn và không làm chủ được công nghệ, thiết bị. Xuất phát từ tình hình trên, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển đã mạnh dạn đề xuất mở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, ứng dụng thử nghiệm bộ giàn khoan địa chấ t biển nông" và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại quyết định số 834/QĐ-BTNMT ngày 4/5/2009. Đề tài nêu trên đã được thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010. Cho đến nay, tập thể tác giả tham gia đề tài đã tiến hành đầy đủ các nội dung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm bộ giàn khoan như thuyết minh đề tài đã được phê duyệt. Sản phẩm chính của đề tài bao gồm: 1. Các báo cáo chuyên đề phụ c vụ công tác thiết kế, chế tạo, vận hành giàn khoan, bao gồm: - Tổng quan về điều kiện khí tượng thủy văn, hải văn đới biển ven bờ Việt Nam phục vụ nghiên cứu thiết kế giàn khoan - Đánh giá cấu trúc và thành phần vật chất tầng nông vùng biển đến 15m nước phục vụ thiết kế chế tạo giàn khoan và lựa chọn vị trí khoan thử nghiệm - Xây dự ng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn vận hành của giàn khoan , bao gồm: + Xác định các thông số cơ bản của thiết bị nâng giàn khoan: + Xác định yêu cầu kỹ thuật của mặt sàn thi công khoan. + Xác định yêu cầu kỹ thuật của thiết bị khoan + Xác định yêu cầu về hệ thống ống chống định hướng (đoạn ống ngoài cùng từ giàn khoan đến dưới đáy biển 5+10m) + Xác định yêu cầu về an toàn trong quá trình lắp đặt, vận hành giàn khoan + Xác định yêu cầu về việc định vị giàn khoan, neo, giá neo và tời neo + Xác định yêu cầu về nhân lực, thiết bị chủ yếu lắp đặt trên giàn khoan 2. Bộ bản vẽ thiết kế giàn khoan 5 3. Bộ giàn khoan địa chất biển nông (lưu giữ tại kho của Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển) 4. Tài liệu kết quả khoan thử nghiệm 5. Quy trình lắp đặt, sử dụng giàn khoan Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài được chúng tôi tổng hợp các kết quả chính đạt được của các chuyên đề. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được trình bày theo 5 chương như sau: Chương I. Thông tin chung về đề tài Chương II. Tổng quan tình hình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo giàn khoan Chương III. Kết quả công tác thiết kế, chế tạo giàn khoan Chương IV. Kết quả công tác vận hành, thử nghiệm giàn khoan Chương V. Quy trình lắp đặt, vận hành giàn khoan Trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo, các chuyên viên Bộ Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển. Nhân dịp này t ập thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác nói trên. 6 CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI I.1. SỰ CẦN THIẾT Từ trước đến nay, công tác điều tra, nghiên cứu về địa chất khoáng sản biển ở Việt Nam được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện. Tuy nhiên, việc điều tra cơ bản (theo mạng lưới và quy trình được các cấp có thẩm quyền phê duyệt) về vấn đề này thì mới chỉ được thực hiện tại Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển (tr ước đây là Liên đoàn Địa chất biển). Cụ thể gồm các đề án, dự án sau: - Đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn vùng biển ven bờ (0-30m nước) Việt Nam, tỷ lệ 1/500.000” do TSKH. Nguyễn Biểu làm chủ nhiệm. Đề án đã được thực hiện từ năm 1991 đến năm 2000 trên diện tích 97.431km 2 trên vùng biển ven bờ 0-30m nước từ Móng Cái đến Hà Tiên. - Đề án “Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung bộ từ 0-30m nước ở tỷ lệ 1/100.000 và một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1/50.000” do TS. Đào Mạnh Tiến làm chủ nhiệm. Đề án được thực hiện từ năm 2001-2006 trên diện tích 9.750km 2 ở vùng biển Tuy Hòa – Vũng Tàu (0-30m nước). - Đề án “Khảo sát đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ Sóc Trăng tỷ lệ 1/100.000” do TS. Vũ Trường Sơn làm chủ nhiệm. Đề án bắt đầu thực hiện từ 2006 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2009 với diện tích điều tra 5.552km 2 . - Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam” do TS. Đào Mạnh Tiến (2007-2009) và ThS. Trịnh Nguyên Tính làm chủ nhiệm. Đây là một dự án lớn, được thực hiện từ 2007 và dự kiến hoàn thành vào năm 2011 với diện tích điều tra rất lớn ở các tỷ lệ khác nhau: 1/500.000 (170.130km 2 ), 1/100.000 (7.416km 2 ), 1/50.000 (345km 2 ). Trong quá trình thực hiện các dự án, đề án nêu trên, hệ thống trang thiết bị ngày càng được hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng tài liệu thu thập. Hiện nay, Trung tâm Địa chất khoáng sản biển là đơn vị có hệ thống thiết bị lấy mẫu trầm tích đáy biển đầy đủ và mạnh nhất ở Việt Nam. Cụ thể gồm: - Cuốc đại dương: lấy mẫu sâu nhất đến 0,4m (tính từ đ áy biển) - Ống phóng trọng lực: lấy mẫu sâu nhất đến 2,2m (tính từ đáy biển) đối với trầm tích hạt mịn như bùn, sét; còn đối với trầm tích hạt thô như cát, cát sạn thì chỉ khoảng 0,3-0,8m. - Ống phóng piston: lấy mẫu sâu nhất đến 1,5m đối với trầm tích hạt thô như cát, cát sạn (tính từ đáy biển) - Ống hút piston tay (lặn lấy mẫu): lấy mẫu sâu nhất khoảng 1,6m (tính t ừ đáy biển). 7 Đánh giá chung về thiết bị lấy mẫu địa chất, khoáng sản biển: Với điều kiện trang thiết bị như trên có thể thấy rằng việc luận giải tài liệu địa chất còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là việc đánh giá tài nguyên dự báo của các loại hình sa khoáng, vật liệu xây dựng ở đáy biển. Những hạn chế cụ thể về việc luận giải tài liệu địa chất khoáng sản biển gồm: - Độ sâu lấy được mẫu (tính từ đáy biển) nhỏ (chỉ đến 0,5m đối với trầm tích hạt thô) - Việc luận giải địa chất, đánh giá triển vọng khoáng sản dưới sâu hiện chủ yếu dựa vào các tài liệu địa vật lý (địa chấn, từ biển) có liên kết tương đối (về không gian) với các lỗ khoan bãi triều, một số vùng có liên kết với m ột số lỗ khoan biển (do ngành dầu khí hoặc các công ty nước ngoài thực hiện). Như vậy, kết quả đưa ra chưa có tính định lượng cao. - Chưa có khoan biển để kiểm tra các kết quả luận giải tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao làm cơ sở để xác định các tham số địa chấn (ranh giới phân tập, thành phần trầm tích theo các trường sóng phản xạ ) - Việc đánh giá triển vọng khoáng s ản các tập dưới sâu (trên 2m tính từ đáy biển) hiện chủ yếu là sử dụng kết quả phân tích mẫu trầm tích tầng mặt, ống phóng (đến độ sâu khoảng 2m nếu trầm tích là hạt mịn) để nội suy, tính toán. Trong một số đề án, dự án chúng tôi đã đưa nội dung khoan biển vào khi xây dựng đề án, tuy nhiên do kinh phí rất lớn, nguồn vốn đầu tư có hạn nên hạng mục này không được phê duyệt. Trên thực tế nếu thuê tàu khoan của nước ngoài để tiến hành khoan trên biển thì các công ty chỉ thực hiện nếu quy mô đầu tư đủ lớn: khối lượng khoan phải lớn hơn 500-700m khoan, tổng kinh phí hợp đồng trên 10-11tỷ VNĐ. Ví dụ: Để tiến hành khoan 2000m ở vùng biển ven bờ các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận (độ sâu 5-20m nước, chiều sâu khoan vài mét đến 62m), Công ty Timah đã phải đầu tư trên 1 triệu USD. Như v ậy, việc nghiên cứu, thiết kế giàn khoan địa chất biển nông với nguồn kinh phí nhỏ là việc làm cần thiết, phù hợp trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Ở giai đoạn đầu, tập thể tác giả chỉ đề xuất tiến hành khoan đến độ sâu 15m nước để rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh dần công nghệ, quy trình vận hành để tiến tới chế tạo các giàn khoan ở độ sâu lớn hơn. Kết quả c ủa đề tài cũng là tiền đề để Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển xin phép đầu tư giàn khoan tự nâng đến độ sâu 30m nước. I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ 1.2.1. Mục tiêu Có được bộ giàn khoan, gọn nhẹ, cơ động phục vụ khoan địa chất ở vùng biển đến độ sâu 15m nước, độ sâu khoan nhỏ hơn 20m (tính từ đáy biển). 8 I.2.2. Nhiệm vụ (nội dung đề tài) Gồm các nội dung sau: 1. Thu thập tổng hợp, đánh giá về tài liệu về giàn khoan biển, hồ, cửa sông của Việt Nam và thế giới 1.1. Thu thập tổng hợp tài liệu về các loại giàn khoan trên biển, hồ, cửa sông của các nước trên thế giới 1.2. Thu thập tổng hợp tài liệu về các loại giàn khoan trên biển, hồ, cửa sông tại Việt Nam 1.3. Xây dựng báo cáo tổng quan về công tác khoan biển, sông, hồ trên thế giới và Việt Nam 2. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành giàn khoan biển nông 2.1. Tổng quan về điều kiện khí tượng thủy văn, hải văn đới biển ven bờ Việt Nam phục vụ nghiên cứu thiết kế giàn khoan 2.2. Đánh giá cấu trúc và thành phần vật chất tầng nông vùng biển đến 15m nước phục vụ thiết kế chế tạo giàn khoan và lựa chọn vị trí khoan thử nghiệm 2.3. Xây dựng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn vận hành của giàn khoan: - Xác định các thông số c ơ bản của thiết bị nâng giàn khoan: - Xác định yêu cầu kỹ thuật của mặt sàn thi công khoan. - Xác định yêu cầu kỹ thuật của thiết bị khoan - Xác định yêu cầu về hệ thống ống chống định hướng (đoạn ống ngoài cùng từ giàn khoan đến dưới đáy biển 5-10m) - Xác định yêu cầu về an toàn trong quá trình lắp đặt, vận hành giàn khoan - Xác định yêu cầu về việc định vị giàn khoan, neo, giá neo và tờ i neo - Xác định yêu cầu về nhân lực, thiết bị chủ yếu lắp đặt trên giàn khoan 3. Thiết kế giàn khoan 4. Chế tạo, lắp đặt giàn khoan 5. Vận hành thử nghiệm trong điều kiện sông, hồ 6. Vận hành thử nghiệm giàn khoan trên biển (02 lần) 7. Xây dựng qui trình lắp đặt, sử dụng giàn khoan 8. Xây dựng báo cáo tổng kết đề tài I.3. THỜI GIAN THỰC HIỆN Thời gian thực hiện đề tài là 24 tháng (từ 1/2009 đến 12/2010) I.4. ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU I.4.1. Đơn vị chủ trì Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) 9 I.4.2. Đơn vị phối hợp 1. Công ty TNHH một thành viên Tư vấn – Thiết kế - Công nghệ tàu thủy và Dịch vụ hàng hải (Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy): 2. Công ty Cổ phần dạy nghề số 1 Việt Nam - VIETVANDA I.5. KINH PHÍ Tổng kinh phí thực hiện đề tài là: 1 582 triệu đồng, trong đó: - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 1 582 triệu đồng - Từ nguồn tự có của tổ chức: 0 triệu đồng - Từ nguồn khác 0 triệu đồng 10 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO GIÀN KHOAN II.1. NGOÀI NƯỚC Trên thế giới, hệ thống giàn hoạt động trên biển chủ yếu phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, khoáng sản rắn và các mục đích quân sự. Tuy sử dụng cho đa mục đích, nhưng nhìn chung chúng đều có cấu tạo tương đối giống nhau (đối với từng kiểu cụ thể) và đều nhằm phục vụ hoạt động sinh hoạt và làm việc của con ngườ i ở trên biển. Dựa vào khả năng di chuyển, mức độ ổn định và phương pháp cố định ta có thể liệt kê được một số giàn điển hình như sau (theo UK Offshore Operators Association Ltd.): - Giàn cố định (Fixed Platform) - Giàn tự nâng (Jack Up Platform) - Giàn bán chìm (Semi Submersible Platform) - Giàn neo đứng (TLP or Spar) - Cụm kết cấu đa năng: Nổi, Sản xuất và Kho chứa (Floating Production & Storage Units, FPSU) Nhìn chung các công trình biển trong công nghiệp dầu khí đều có kích thước rất lớn và giá thành rất cao (có thể lên đến hàng trăm tri ệu đô la Mỹ). Kích thước của chúng theo từng chiều (cho cả ba chiều dài x rộng x cao) có thể lên đến hàng trăm mét. Hình II.1. Các loại giàn khoan dầu khí điển hình [...]... II.11 Sử dụng phao ghép làm giàn khoan biển (khu vực cầu Bãi Cháy) Hình II.12 Giàn tự nâng 86 phục vụ thi công cảng Cái Lân (có thể khoan ở độ sâu nước đến 11,5m) 20 CHƯƠNG III KẾT QUẢ CÔNG TÁC THIẾT KẾ, CHẾ TẠO GIÀN KHOAN III.1 XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, VẬN HÀNH GIÀN KHOAN BIỂN NÔNG Đề tài đã tiến hành nghiên cứu các chuyên đề để làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế, chế tạo, ... 3 Bộ 3 Bộ 3 Bộ GKN.09/H.303 GKN.09/H.303 GKN.09/H.304 GKN.09/H.305 01 3 Bộ 01 01 3 Bộ 3 Bộ GKN.09/E.101 04 Ký hiệu Số tờ GKN.09/E.101.01 02 GKN.09/E.101.02 02 GKN.09/E.102 04 GKN.09/E.103 03 GKN.09/E.104 03 GKN.09/E.105 03 3 Bộ Ghi chú 3 Bộ 3 Bộ 3 Bộ 3 Bộ 3 Bộ 3 Bộ Bảng III.5 Danh mục bản vẽ thiết kế thi công giàn khoan địa chất biển nông STT Tên bản vẽ 1 Quy trình chế tạo và lắp ráp giàn khoan nông. .. thuyết minh như các bảng trên, dưới đây chúng tôi chỉ trình bày các nét khái quát về giàn khoan địa chất biển nông, cụ thể như sau: III.2.1 Giới thiệu chung giàn khoan III.2.1.1 Giàn khoan và công dụng: Giàn khoan địa chất biển nông là giàn khoan không tự hành được và làm công tác khoan ven biển để thăm dò địa chất Giàn khoan là hệ thống phao nổi gồm hai panel được liên kết với nhau thành dạng “tàu hai... chế tạo, vận hành giàn khoan, cụ thể gồm 03 chuyên đề sau: - Tổng quan về điều kiện khí tượng thủy văn, hải văn đới biển ven bờ Việt Nam phục vụ nghiên cứu thiết kế giàn khoan - Đánh giá cấu trúc và thành phần vật chất tầng nông vùng biển đến 15m nước phục vụ thiết kế chế tạo giàn khoan và lựa chọn vị trí khoan thử nghiệm - Xây dựng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn vận hành của giàn khoan , bao gồm: +... đã khoan trên 2000m khoan với độ sâu vài mét đến 62m ở độ sâu 520m nước Hình II.10 Tàu khoan biển nông Geotin I (Công ty Timah - Indonesia) Tuy nhiên, đối với các giàn khoan, tàu khoan dạng này đòi hỏi chi phí cao (chi phí chế tạo cũng như chi phí vận hành, khai thác, bảo dưỡng) Để nghiên cứu địa chất công trình phục vụ xây dựng cảng biển, một số công ty tại Việt Nam đã tiến hành khoan biển nông, khoan. .. công tác thiết kế gồm các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế thi công kèm theo thuyết minh, cụ thể được trình bày theo các bảng sau: Bảng III.4 Danh mục bản vẽ thiết kế kỹ thuật giàn khoan TT Tên hồ sơ bản vẽ Ký hiệu II Tính nghiệm bền kết cấu Kết cấu cơ bản 13 27 01 01 05 3 Bộ 3 Bộ 3 Bộ 3 Bộ 3 Bộ 27 03 3 Bộ 3 Bộ Thiết kế phần thiết bị gắn kết nâng giàn khoan - Phần kết cấu (8-13) 8 9 3 Bộ GKN.09/H.201... tời neo, khung giàn khoan, ): khối lượng được tính toán khi thiết kế chi tiết giàn khoan III.2 KẾT QUẢ CÔNG TÁC THIẾT KẾ GIÀN KHOAN ĐỊA CHẤT BIỂN NÔNG Sau khi đã có được các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về giàn khoan, chúng tôi đã phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Tư vấn – Thiết kế - Công nghệ tàu thủy và Dịch vụ hàng hải (Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy) để tiến hành thiết kế giàn khoan Sản phẩm... Block 4P Kí hiệu Số tờ GKN.LR.01T 9 GKN.CT.01T 19 Ghi chú 3 Bộ 3 Bộ GKN.LR.01P GKN.CT.01P 9 19 3 Bộ 3 Bộ GKN.LR.02T GKN.CT.02T 9 22 3 Bộ 3 Bộ GKN.LR.02P GKN.CT.02P 9 21 3 Bộ 3 Bộ GKN.LR.03T GKN.CT.03T 9 17 3 Bộ 3 Bộ GKN.LR.03P GKN.CT.03P 9 17 3 Bộ 3 Bộ GKN.LR.04T GKN.CT.04T 9 21 3 Bộ 3 Bộ GKN.LR.04P GKN.CT.04P 9 20 3 Bộ 3 Bộ Kết quả của công tác thiết kế được trình bày chi tiết tại các bản vẽ và thuyết... bình từ 10-15 cm/s Chế độ dòng chảy III.1.2 Chuyên đề Đánh giá cấu trúc và thành phần vật chất tầng nông vùng biển đến 15m nước phục vụ thiết kế chế tạo giàn khoan và lựa chọn vị trí khoan thử nghiệm Các đặc điểm cơ bản về cấu trúc và thành phần vật chất tầng nông vùng biển ven bờ Việt Nam được trình bày tại bảng III.2 23 Bảng III.2 Một số đặc điểm cấu trúc và thành phần vật chất vùng biển ven bờ Việt... cấu tạo địa chất của đáy biển Giàn tự nâng, về mặt cơ bản chỉ thích hợp đối với các nền đáy biển có cấu tạo từ cát Còn đối với các nền cứng (chẳng hạn như nền san hô) thì chân giàn rất khó cắm đủ sâu vào nền đáy biển và như thế giàn sẽ rất dễ bị lật Trong khi với các nền mềm (ví dụ như nền bùn) thì giàn sẽ bị lún và điều này cũng rất dễ gây lật giàn 3 Giàn bán chìm (Semi Submersible Platform) Giàn . NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM BỘ GIÀN KHOAN ĐỊA CHẤT BIỂN NÔNG 9044 Hà Nội, 2011 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ. nnk BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM BỘ GIÀN KHOAN ĐỊA CHẤT BIỂN NÔNG Chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Anh. BIỂN NÔNG 21 III.2. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THIẾT KẾ GIÀN KHOAN ĐỊA CHẤT BIỂN NÔNG 28 III.3. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHẾ TẠO GIÀN KHOAN ĐỊA CHẤT BIỂN NÔNG 42 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ CÔNG TÁC VẬN HÀNH, THỬ