1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Các loại gỏi cá ngon

9 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 252,38 KB

Nội dung

Có nhiều kiểu gỏi cá: gỏi khô, gỏi ghém, gỏi trộn, gỏi chấm nước mắm, gỏi chan nước lèo, gỏi sanh cầm,... Nói nôm na hoặc tra từ điển cũng vậy, gỏi thường được hiểu là món ăn ...

1 Các loại gỏi ngon dễ làm 2 GỎI ĐÀ NẴNG Có nhiều kiểu gỏi cá: gỏi khô, gỏi ghém, gỏi trộn, gỏi chấm nước mắm, gỏi chan nước lèo, gỏi sanh cầm, Nói nôm na hoặc tra từ điển cũng vậy, gỏi thường được hiểu là món ăn làm bằng sống ăn kèm với rau thơm. Thực ra chẳng phải đơn giản vậy đâu, phải chọn đúng loài nào để làm gỏi ra gỏi, phải chọn thứ rau thơm nào ăn gỏi cho thích hợp, rồi thì cách làm cá, cách trộn gỏi, cách pha chế nước mắm, cách nấu nồi nước lèo. Mỗi địa phương có cách làm gỏi và ăn gỏi của riêng mình Trời sinh ra muôn loài thì con người cũng có vô số cách ăn. kho, canh cá, om, rán, xào, chả cá, hủ tiếu cá, lẩu cá, miến cá, Rồi thì làm đủ loại mắm: mắm nguyên con, mắm xay nát, mắm trộn thính, trộn xôi, mắm ăn sống, mắm nấu chín, mắm chiên, mắm trộn thịt băm và trứng, mắm ủ chua. Lại nghe đồn cả chè ngọt nấu bằng khô cơm đinh hương, bằng cước vi cá. Nhưng có một cách ăn ngon và thú vị, nhắc đến là thèm, đó là gỏi cá. Chắc chắn món gỏi ở miền trung khác món gỏi ở đồng bằng sông Cửu Long hay miền châu thổ sông Hồng. Ăn gỏi sanh cầm là ăn các loại còn sống, loại nhỏ có vẩy. Miệt biển chọn mai, trích vừa kéo lưới lên còn nhảy, nếu đã đưa vào bờ thì phải còn tươi rói. Chuẩn bị sẵn mấy cọng hành lá, dăm trái ớt, vài hạt muối. Ai ăn sanh cầm thì tự tay mình bắt cá, tuốt vẩy, ngắt bỏ đầu bỏ ruột, rửa sơ, kẹp tép hành rồi cứ thế, cắn trái ớt, nhai thêm hạt muối. Nhai phải nghe rạo rạo, nhai càng nát tươi, vị sanh cầm càng ngọt, càng thấm. Hớp tí rượu, mắt lim dim, lúc ấy tất cả những gì tuyệt nhất trên thế gian đều như ngưng đọng lại. Mấy ông già răng rụng không còn nhai được nữa, khi gặp đám nhậu sanh cầm, nhìn bọn trẻ ăn mà chảy nước miếng, nuối tiếc thời trai trẻ. Mà sanh cầm chỉ nên ăn 3 miếng thôi, đừng thấy ngon ăn nhiều sẽ gặp lắm điều bất lợi. Còn nữa gỏi không phải làm bằng 3 sống mà là gỏi tái, nhưng không được dùng lửa. đồng thì chọn diếc là nhất, thứ đến là trắm, chầy, mã. biển làm gỏi thường chọn các loài có thịt trắng trong, có vẩy, mình nhỏ như mai, trích, đục, nhưng cũng có khi làm từ các loài lớn như mú, chẻm, bẽo. Đôi khi thèm gỏi mà tìm không ra loài đúng điệu, tạm "vơ bậy" chỉ, phèn, đổng để bóp gỏi dẫu chả ra gì, nhưng cũng tạm an ủi đỡ được cơn ghiền. làm gỏi chỉ lấy thịt, bỏ xương sống, nếu có xương dăm phải khía băm nhỏ. Tuy nhiên, mai có người làm gỏi vẫn để xương ăn cho giòn, cho đã. Gỏi tái là làm sao cho thịt từ mầu trắng trong chuyển sang mầu trắng ngà bằng cách dùng các chất chua như phèn, dấm, me, chanh, khế, xoài sống, me non, nhưng có người lại dùng chất chát như trộn thính, trộn hoa chuối thái nhỏ, trộn nước đọt ổi. Ngâm bằng phèn, bằng dấm, sau đó phải rửa và vắt kiệt nước, còn nếu trộn các vị chua chát khác thì vắt thịt trước khi trộn. Ở miệt vườn, diếc làm gỏi thường gói từng tảng thịt vào giấy bản cho rút nước, nhét gỏi vào trong hũ gạo hoặc "cà tăng" lúa để nhiệt từ gạo hay lúa làm cho thịt được tái chín, sau đó lấy tảng thịt ra, thái lát mỏng, trộn thính bắp rang hay gạo rang giã nhỏ.Rau thơm ăn gỏi chọn thứ nào tùy theo khẩu vị và tập tục mỗi vùng. Có nơi không ăn gỏi với ngò nhưng có nơi lại xắt ngò thật mịn trộn với gỏi cá. Thường các loại rau quả ăn với gỏi là chuối chát, khế chua, rau diếp cá, rau húng, lá đinh lăng, đọt xoài, đọt xộp, bông so đũa Làm gỏi không phải chỉ biết tái thịt và chọn rau quả thích hợp ăn kèm, mà phải biết trộn gỏi nếu làm gỏi khô, gỏi ghém, biết đâm đúng cách một cối nước mắm, biết nấu thơm ngon một nồi nước lèo. Gỏi khô, gỏi ghém là gỏi ăn không cần nước mắm mà đã được trộn đủ 5 vị : mặn, chua, ngọt, cay, béo với tỷ lệ làm sao cho gỏi mằn mặn, ngòn ngọt, chua chua, cay cay, beo béo. Vị béo nếu không có đậu phộng rang giã nhỏ thì dùng mè rang hoặc dùng cả hai thứ, đôi khi cho thêm thịt heo ba rọi luộc thái chỉ. Gỏi chấm nước mắm thì thịt khi ăn phải chấm nước mắm gỏi. Nước mắm gỏi pha chế rất công kỹ. Nước mắm phải thật ngon, ớt tỏi đâm thật nhuyễn như tương, vị chua ít khi dùng chanh mà dùng me chín đã bỏ hột, vị ngọt và vị béo không dùng đường và đậu phộng mà chỉ dùng kẹo đậu phộng ngoài ra phải chỉ cho thêm chuối sứ thật chín để mắm gỏi được sền sệt, khi chấm thì nước mắm bết vào miếng cá. Ăn gỏi thường với bánh tráng (bánh đa) nướng, nhưng cũng có người ăn bánh tráng sống nhúng nước, cuốn gỏi với rau và cả với bánh tráng nướng bóp vụn rồi chấm mắm. Lại có vùng ăn gỏi với bún và cho rằng ăn với bún ngon hơn ăn với bánh tráng.Nước lèo ăn gỏi chan nấu từ đầu, xương đã lọc thịt, nấu mở vung, lửa riu riu, lọc lấy nước trong, nêm tí me, tí muối, tí đường, bỏ vài cọng húng quế, cọng ngổ cho thơm. Ăn gỏi chan là trộn chung vào trong tô cả bún, rau, bánh tráng và chan nước lèo nóng. Trộn gỏi và đâm nước mắm gỏi thật cay thì ăn gỏi càng ngon, ăn vừa xuýt xoa, vừa giàn giụa nước mắt, nước mũi. Ăn gỏi thì phải uống rượu. Ăn gỏi phải chậm rãi, không cốt ở nhiều, chỉ đủ tận hưởng vị ngọt của gỏi, kỵ nhất là ăn lấy no, nhồm nhoàm, hùng hục. GỎI ĐIÊU HỒNG 4 Hơi cầu kỳ trong cách thực hiện nhưng chắc chắn bạn sẽ khiến cả gia đình trầm trồ trước món ăn có hương vị đặc biệt và lại không ngán trong những ngày lễ này. Nguyên liệu: điêu hồng: một con, rau sống các loại, khế chua: 2 trái, chuối chát: 2 quả, gừng, riềng, xả, ớt (hai loại), mè, bơ đậu phộng, tương ớt, hành, chanh, hành tây, dưa leo, bánh tráng, bún, tỏi băm. Thời gian thực hiện: 30 phút Cách làm: - rửa sạch, lóc lấy thịt, cắt mỏng. - Nước cốt chanh + gừng + hành tây thái sợi + ít nước mắm + bột ngọt trộn đều, dùng tay bóp nhẹ để chín tái, vắt ráo. - Để làm nước chấm (sốt đậu phộng, dùng ăn gỏi cá, nem ) cần chuẩn bị: Nước mắm đặc: một chén, một hũ nhỏ bơ đậu phộng, hai muỗng xả băm, một muỗng gừng băm, một trái ớt sừng băm, hai muỗng mè rang, hai muỗng đậu phộng, hai muỗng tương ớt, một ít nước. Phi thơm gừng, sả, ớt sừng, cho mè + đậu phộng + nước tương + nước + nước mắm + bơ đậu phộng vào nấu sôi. - Xếp thịt sống ra đĩa, rưới gia vị đã làm lên mặt. Dùng kèm rau quế, chuối chát và khế thái lát mỏng, bánh tráng cuốn và chấm với tương đậu 5 GỎI MAI I. NGUYÊN LIỆU - 1kg mai - 1 xị giấm - 30g đậu phộng, ớt, ngò - 30 bánh tráng - 1 muỗng canh nước mắm ngon - 1/2 chén mắm tôm - Rau sống, 1 trái chanh - Hành, tỏi, tiêu, bột ngọt, rau răm 1 nắm II. CÁCH THỰC HIỆN 1. Chuẩn bị - Ớt tỉa hoa. - mai làm sạch, để ra rổ cho ráo. Cầm mai lên tay, bóp nhẹ lên lưng, tách đôi, cầm đuôi giựt mạnh cho rời xương sống ra. 2. Cách chế biến - Chế giấm vào tượng, cho mai vào, lấy đũa sơ đều. 1/2 chén giấm hòa với đường nhuyễn, bột ngọt, hành, tỏi, bằm nhỏ phi thơm. - Vắt mai cho khô, bỏ giấm đã dùng, trộn chén giấm đường gia vị. Cho mai vào trộn đều. - Đậu phộng rang giã sơ, chừa một ít rải trên mặt, còn bao nhiêu trộn vào gỏi. * Nước chấm: Bằm tỏi, ớt cho vào mắm tôm, thêm đường, giấm, chanh gọt hết vỏ, lấy múi chanh, bỏ hột, cho vào cối ấn cho giập, để chanh vào mắm tôm, nêm vừa ăn. 3. Trình bày / Cách dùng Món này ăn với bánh tráng, rau sống, mắm tôm. 6 GỎI CHẺM Món ăn cung cấp: 908,25 calo, đạm 55,82mg, béo 41,61mg, đường 75,9mg, Ca 207,85mg, Fe 210,42mg. Nguyên liệu: 4 phần chẻm 250g, hành tây 100g, rốt 50g, cần tàu 5g, nước mắm 20ml, tỏi 3g, hành tím 5g, đậu phộng 20g, bánh phồng tôm 20g, đường 50g, dầu ăn 30g. Cách làm: chẻm lọc bỏ xương, cắt lát mỏng. Chần sơ. Hành tây, rốt, cần tàu cắt sợi. Hành tím phi vàng, đậu phộng rang, giã nhỏ. Trộn đều hỗn hợp gồm nước cốt chanh, đường, tỏi, muối. Ngâm vào hỗn hợp. Ngâm rốt với nước đường cho giòn. Trộn hành tây, rốt, cần tàu, cá, nước mắm. Rắc hành tím, đậu phộng lên. Ăn kèm với bánh phồng tôm. 7 GỎI LÓC I. NGUYÊN LIỆU - 1 con lóc lớn độ 1kg - 300g tôm bạc thẻ - 2 củ hành tây lớn - Đường, đậu phộng rang - 300g thịt bắp đùi - 3 củ cải trắng - 1 củ rốt - 1 củ tỏi, rau cần, hành củ - Bánh phồng tôm - Rau răm, ớt, giấm, chanh, dầu, nước mắm II. CÁCH THỰC HIỆN 1. Chuẩn bị - lóc: lạng lấy thịt, bỏ da rửa sạch để ráo nước dùng dao xắt theo chiều ngang dày độ 4 ly. - Cho 1/2 chén nước lạnh và 2/3 chén nước giấm vào nồi, đập giập 3 tép tỏi + vỏ chanh thái nhỏ + 1/2 lá rau cần tàu + hành lá + 1/2 muỗng đường. Đun thật sôi, đổ vào, trụng nhanh tay độ 5 phút chín, để ráo nước. - Tôm thẻ: bóc vỏ, rạch trên lưng tôm lấy chỉ đen, bắc chảo dầu nóng, phi hành cho thơm, bỏ tôm vào chiên cho chín. Xé tôm làm đôi theo bề dọc. - Thịt bắp đùi: luộc chín, thái mỏng. - Củ cải trắng, rốt: rửa sạch xắt chỉ, bóp muối xả sạch ngâm với giấm, đường. - Củ hành tây: cắt theo chiều dọc cho mỏng, ngâm vào giấm, đường. - Ruột chanh: bóc ra từng múi tán nhỏ. - Rau răm: xắt chỉ nhỏ, rau cần ngắt lấy lá. - Cọng rau cần: cắt ngắn độ 6cm. Chẻ 2 đầu ngâm nước cho bông. - Hột vịt: tráng mỏng, xắt sợi dài 20cm, ngang 5 ly. - Ớt: 1 trái xắt chỉ và 1 trái tỉa hoa. - Hành củ loại nhỏ: xắt mỏng xào với dầu cho vàng. 2. Cách chế biến Cho thịt, tôm, đậu phộng, củ cải trắng, rốt, củ hành tây, muối chanh, rau răm, lá rau cần, hành củ xào dầu vào chung thau, trộn đều gần ăn rưới thêm nước mắm, chanh, tỏi, ớt vào. 3. Trình bày / Cách dùng 8 Trút gỏi ra dĩa hình bầu dục, sắp lên trên mặt gỏi, sắp sợi hột vịt dọc và ngang theo đường chéo hình thoi. Xen kẽ khoảng hình thoi sắp cọng rau cần tỉa bông và ớt xắt chỉ. Giữa dĩa gỏi cấm ớt tỉa bông cho đẹp. Món này là món ăn đầu trong buổi tiệc, ăn chung với bánh phồng tôm. GỎI MÚ Chuẩn bị nguyên liệu: 100g phi lê mú 1 củ gừng 2 trái ớt sừng 2 củ hành tây 1 chén giấm 3 thía súp đường 50g đậu phộng rang. Rau thơm bánh tráng dùng kèm. Nước chấm: 1 thìa súp nước mắm + 1 thìa súp bơ đậu phộng + 2 thìa súp đường + 1 thìa súp nước cốt chanh + 1 thìa phê tỏi băm + 1 thìa phê ớt băm + 1/2 thìa phê mù tạc vàng trộn đều cho vào máy sinh tố xay nhuyễn lược lại. 9 Cách thức chế biến: rửa sạch, dùng khăn sạch khô thấm cho ráo nước, xắt lát mỏng. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ. Ớt sừng bỏ hạt, xắt sợi. Rau thơm rửa sạch, để ráo nước. Hành tây lột vỏ, bào mỏng. Nấu sôi hỗn hợp giấm đường, cho vào trụng sơ, vớt ra. Xếp hành tây và gừng ra đĩa, cho lên, rắc ớt và đậu phộng lên mặt. Dùng kèm bánh tráng, rau thơm và nước chấm. . thì cách làm cá, cách trộn gỏi, cách pha chế nước mắm, cách nấu nồi nước lèo. Mỗi địa phương có cách làm gỏi và ăn gỏi cá của riêng mình Trời sinh ra muôn loài cá thì con người cũng có vô số cách. Các loại gỏi cá ngon dễ làm 2 GỎI CÁ ĐÀ NẴNG Có nhiều kiểu gỏi cá: gỏi khô, gỏi ghém, gỏi trộn, gỏi chấm nước mắm, gỏi chan nước lèo, gỏi sanh cầm, Nói. cá chầy, cá mã. Cá biển làm gỏi thường chọn các loài có thịt trắng trong, có vẩy, mình nhỏ như cá mai, cá trích, cá đục, nhưng cũng có khi làm từ các loài cá lớn như cá mú, cá chẻm, cá bẽo.

Ngày đăng: 15/04/2014, 18:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w