1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

5B674B8276473A6Dbao Cao De An Trang Trai 9.9.Doc

96 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Án Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Tỉnh Hưng Yên Đến Năm 2025 Tầm Nhìn Đến Năm 2030
Trường học Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hưng Yên
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 4,5 MB

Cấu trúc

  • I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP ĐỀ ÁN (11)
  • II. CÁC CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN (11)
    • 1. Văn bản của Trung ương, Quốc Hội, Chính Phủ và các Bộ, Ngành (11)
      • 1.1. Các văn bản Luật (11)
      • 1.2. Các Nghị định, Nghị quyết và Quyết định của Chính phủ (12)
    • 2. Văn bản của tỉnh (13)
    • 3. Các tài liệu cơ sở khác (14)
  • III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (14)
  • IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
  • Phần 1.............................................................................................................................5 (15)
    • I. CÁC NGUỒN LỰC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (15)
      • 1. Điều kiện tự nhiên (15)
        • 1.1. Vị trí địa lý (15)
        • 1.2. Địa hình (15)
        • 1.3. Khí hậu, thủy văn (15)
          • 1.3.1. Khí hậu (15)
          • 1.3.2. Thủy văn, sông ngòi (16)
      • 2. Tài nguyên thiên nhiên (16)
        • 2.1. Tài nguyên đất đai (16)
        • 2.2. Tài nguyên nước (17)
        • 2.3. Tài nguyên du lịch và nhân văn (17)
    • II. CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ - XÃ HỘI (17)
      • 1. Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh (17)
      • 2. Nguồn nhân lực (18)
        • 2.1. Dân số (18)
        • 2.2. Lao động (18)
      • 3. Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại (19)
      • 4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành nông nghiệp (20)
        • 4.1. Giao thông (20)
        • 4.2. Hệ thống điện (20)
        • 4.3. Hệ thống chế biến, cơ giới hoá (20)
      • 1. Thuận lợi (21)
      • 2. Khó khăn (21)
  • Phần 2...........................................................................................................................13 (23)
    • I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG PHÁT TRIỂN (23)
    • II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÁC TRANG TRẠI (24)
      • 1. Số lượng trang trại và gia trại (24)
        • 1.1. Số lượng trang trại và gia trại toàn tỉnh (24)
          • 1.1.1. Số lượng trang trại (24)
          • 1.1.2. Số lượng gia trại (24)
        • 1.2. Loại hình trang trại và gia trại theo huyện, thị xã, thành phố (25)
          • 1.2.1. Trang trại và gia trại trồng trọt (25)
          • 1.2.2. Trang trại và gia trại chăn nuôi (26)
          • 1.2.3. Trang trại và gia trại thủy sản (26)
          • 1.2.4. Trang trại và gia trai tổng hợp (27)
      • 2. Thực trạng sử dụng đất trang trại (28)
        • 2.1. Tổng diện tích đất trang trại sử dụng (28)
        • 2.2. Diện tích đất bình quân/1 trang trại (29)
          • 2.2.1. Trang trại trồng trọt (29)
          • 2.2.2. Trang trại chăn nuôi (30)
          • 2.2.3. Trang trại thủy sản (30)
          • 2.2.4. Trang trại tổng hợp (30)
      • 3. Vốn đầu tư trang trại (30)
        • 3.1. Vốn đầu tư trang trại toàn tỉnh (30)
        • 3.2. Về cơ cấu vốn đầu tư (31)
        • 3.3. Vốn đầu tư bình quân 1 trang trại (33)
          • 3.3.1. Trang trại trồng trọt (33)
          • 3.3.2. Trang trại chăn nuôi (33)
          • 3.3.3. Trang trại thủy sản (34)
          • 3.3.4. Trang trại tổng hợp (34)
      • 4. Doanh thu, lợi nhuận của các trang trại (35)
        • 4.1. Doanh thu, lợi nhuận của các trang trại toàn tỉnh (35)
        • 4.2. Doanh thu, lợi nhuận của các trang trại các loại hình (36)
          • 4.2.1. Doanh thu, lợi nhuận của trang trại trồng trọt (36)
          • 4.2.2. Doanh thu, lợi nhuận của trang trại chăn nuôi (36)
          • 4.2.3. Doanh thu, lợi nhuận của trang trại thủy sản (37)
          • 4.2.4. Trang trại tổng hợp (37)
      • 5. Nguồn nhân lực trang trại (38)
        • 5.1. Lao động trang trại (38)
          • 5.1.1. Lao động trang trại toàn tỉnh (38)
          • 5.1.2. Lao động trang trại trồng trọt (39)
          • 5.1.3. Lao động trang trại chăn nuôi (40)
          • 5.1.4. Lao động trang trại thủy sản (40)
          • 5.1.5. Lao động trang trại tổng hợp (40)
        • 5.2. Trình độ học vấn của chủ trang trại (41)
      • 6. Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ và xử lý môi trường (42)
        • 6.1. Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ (42)
          • 6.1.1. Ứng dụng trong khâu sản xuất (42)
          • 6.1.2. Ứng dụng trong khâu tiêu thụ (43)
        • 6.2. Thực trạng xử lý ô nhiễm môi trường (43)
      • 7. Liên kết hợp tác của các chủ trang trại, gia trại thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã (44)
      • 8. Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế trang trại (45)
        • 8.1. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển trang trại (45)
        • 8.2. Tình hình thực hiện kế hoạch số 93A/KH-UBND tỉnh Hưng Yên (45)
    • II. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÁC TRANG TRẠI VÀ GIA TRẠI (45)
      • 1. Thị trường tiêu thụ các nông sản tại trang trại của tỉnh Hưng Yên (45)
      • 2. Các kênh tiêu thụ nông sản tại các trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (46)
        • 2.1. Kênh truyền thống (hiện nay chiếm khoảng 80-90% sản lượng nông sản) (46)
        • 2.2. Kênh bán hàng online (49)
      • 3. Đánh giá tình hình xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá tại trang trại, gia trại (49)
      • 4. Năng lực cạnh tranh của trang trại tỉnh Hưng Yên với trang trại của các tỉnh lân cận (49)
        • 4.1. Năng lực cạnh tranh của các trang trại lợn thịt tỉnh Hưng Yên (49)
        • 4.2. Năng lực cạnh tranh về trang trại trồng trọt (cây ăn quả) (50)
        • 4.3. Năng lực cạnh tranh về trang trại thuỷ sản (51)
    • III. ĐÁNH GIÁ CHUNG (21)
      • 1. Tác động tích cực của kinh tế trang trại tỉnh Hưng Yên (52)
      • 2. Những khó khăn, hạn chế đến sự phát triển kinh tế trang trại (52)
      • 3. Nguyên nhân (54)
      • 4. Cơ hội (54)
      • 5. Thách thức (54)
  • Phần 3...........................................................................................................................45 (56)
    • I. MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TRANG TRẠ (56)
      • 1. Bối cảnh trong nước, tỉnh Hưng Yên (56)
        • 1.1. Bối cảnh quốc tế (56)
        • 1.2. Bối cảnh tỉnh Hưng Yên (56)
      • 2. Dự báo về dân số, lao động (56)
        • 2.1. Dự báo dân số (56)
        • 2.2. Dự báo lao động (56)
      • 3. Dự báo về thị trường tiêu thụ (57)
        • 3.1. Dự báo về nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh (57)
        • 3.2. Dự báo về nhu cầu tiêu thụ nông sản của Thủ đô Hà Nội (57)
        • 3.3. Dự báo thị trường xuất khẩu một số nông sản (58)
          • 3.3.1. Thị trường rau quả (58)
          • 3.3.2. Thị trường dược liệu (58)
      • 4. Dự báo về tác động của biến đổi khí hậu (59)
      • 5. Dự báo về tiến bộ khoa học - công nghệ có khả năng ứng dụng tại Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (59)
      • 6. Dự báo tác động của đại dịch COVID19 (60)
      • 7. Phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng 2030 (60)
    • II. QUAN ĐIỂM (61)
    • III. CÁC TIÊU CHÍ VỀ TRANG TRẠI VÀ GIA TRẠI TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (62)
    • IV. MỤC TIÊU (62)
      • 1. Mục tiêu chung (62)
      • 2. Mục tiêu cụ thể (63)
        • 2.1. Giai đoạn 2021 - 2025 (63)
        • 2.2. Định hướng đến năm 2030 (63)
    • V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN (64)
      • 1. Nhiệm vụ (64)
        • 1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng nguồn nhân lực (64)
        • 1.2. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trang trại, gia trại tập trung (64)
        • 1.3. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ sản xuất của các khu trang trại, gia trại tập trung (66)
        • 1.4. Đào tạo tập huấn (66)
          • 1.4.1. Đối với các chủ trang trại, gia trại (66)
          • 1.4.2. Đối với lao động làm việc tại trang trại, gia trại (67)
        • 1.5. Đầu tư, hỗ trợ các trang trại, gia trại thực hiện nông nghiệp số, hữu cơ tuần hoàn gắn với chuỗi liên kết (67)
        • 1.6. Hỗ trợ đầu tư chuẩn hóa sản phẩm của trang trại tham gia Chương trình OCOP (68)
        • 1.7. Hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tham gia các sàn thương mại điện tử, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm (68)
        • 1.8. Hỗ trợ các chủ trang trại, gia trại liên kết, hợp tác thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp (68)
      • 2. Các giải pháp thực hiện (69)
        • 2.1. Giải pháp tuyên truyền (69)
        • 2.2. Giải pháp tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển trang trại (69)
        • 2.3. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng (69)
        • 2.4. Giải pháp phát triển trang trại số (70)
        • 2.5. Giải pháp mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản của các trang trại, gia trại (70)
          • 2.5.1. Xúc tiến thị trường trong nước (70)
          • 2.5.2. Xúc tiến thị trường xuất khẩu (71)
        • 2.6. Giải pháp khoa học công nghệ (71)
          • 2.6.1. Đối với rau quả (71)
          • 2.6.2. Đối với hoa, cây cảnh (72)
          • 2.6.3. Đối với chăn nuôi (72)
          • 2.6.4. Đối với chăn nuôi thủy sản (73)
        • 2.7. Giải pháp phát triển sản xuất, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết (73)
        • 2.8. Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị (74)
        • 2.9. Giải pháp tài chính, tín dụng (74)
        • 2.10. Giải pháp về chính sách (75)
          • 2.10.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất (75)
          • 2.10.3. Chính sách đất đai (75)
          • 2.10.4. Chính sách tín dụng (75)
        • 2.11. Nhu cầu vốn thực hiện đề án (76)
          • 2.11.1. Nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 (76)
          • 2.11.2. Nguồn vốn (76)
          • 2.11.3. Cơ chế, định mức hỗ trợ thực hiện đề án (76)
    • VI. HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN (77)
      • 1. Hiệu quả kinh tế (77)
      • 2. Hiệu quả xã hội (77)
      • 3. Hiệu quả môi trường (78)
  • Phần 4...........................................................................................................................67 (78)
    • 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (78)
    • 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư (78)
    • 3. Sở Tài chính (78)
    • 4. Sở Tài nguyên và Môi trường (78)
    • 5. Sở Khoa học và Công nghệ (78)
    • 6. Sở Công Thương (79)
    • 7. Ngân hàng Nhà nước tỉnh (79)
    • 8. Đề nghị UBMTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp (79)
    • 9. Đề nghị các cơ quan thông tin, truyền thông (79)
    • 10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (79)
    • 11. Ủy ban nhân dân cấp xã (80)
    • 12. Các trang trại, gia trại (80)
  • PHỤ LỤC (81)

Nội dung

i ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Hưng Yên, tháng 9/2021 MỤC LỤC PHẦN[.]

SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP ĐỀ ÁN

Phát triển kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay Ở nước ta, kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới đất nước và đang được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, mặc dù mới ở bước khởi đầu, song mô hình kinh tế này đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là từ năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại

Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần khai thác thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn, cải tạo những vùng đất, mặt nước trước đây có giá trị sản lượng hàng hoá thấp, trở thành vùng sản xuất hàng hoá hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn Trong những năm gần đây, loại hình kinh tế trang trại đã thể hiện ưu thế về hiệu quả kinh tế so với kinh tế hộ nhờ vào lợi thế của quy mô, hiệu quả trong sản xuất

Kinh tế trang trại của Hưng Yên hình thành và phát triển đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa lớp, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho nông dân, đóng góp quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp Theo số liệu tổng hợp tính đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 714 trang trại; tổng doanh thu năm 2020 của các trang trại đạt 1.880,19 tỷ đồng, bình quân 2,63 tỷ đồng/trang trại (chiếm 14,5% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp)

Tuy nhiên các trang trại của tỉnh Hưng Yên nói chung chưa đồng đều, còn nhiều trang trại quy mô nhỏ, năng lực sản xuất còn hạn chế, sự liên kết hợp tác còn chưa bền vững, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đã bộc lộ một số vấn đề bất cập về đất đai, vốn, công nghệ, thị trường, lao động Việc phát triển kinh tế trang trại của tỉnh đang xuất hiện một số vấn đề cần tháo gỡ như: Vấn đề quan hệ lao động giữa chủ trang trại với người làm thuê; vấn đề hợp tác, liên kết giữa các trang trại và giữa các trang trại với tổ chức kinh tế khác; vấn đề liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; vấn đề môi trường v.v Do đó cần phải có những phương án, giải pháp đồng bộ và lộ trình thích hợp cho phù hợp, sát với thực tế và có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và bối cảnh hội nhập Vì vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án: “ Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Hưng Yên đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2030 ” là hết sức cần thiết.

CÁC CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN

Văn bản của Trung ương, Quốc Hội, Chính Phủ và các Bộ, Ngành

- Luật An toàn thực phẩm năm 2010

1.2 Các Nghị định, Nghị quyết và Quyết định của Chính phủ

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại.

- Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 -

- Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững.

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị định số 83/NĐ-CP, ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông.

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ.

- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP, ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa.

- Nghị định số 94/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

- Quyết định số 703/QĐ-TTg, ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030.

- Quyết định số 255/QĐ-TTg, ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

- Thông tư số 49/2013/TT - BNNPTNT ngày 19/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT, ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia.

- Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tiêu chí kinh tế trang trại.

Văn bản của tỉnh

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 10/5/2011 của Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XVIII về Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị gia tăng cao, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XIX về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc ban hành quy định “Định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.

- Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Quyết định số 142/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt đề án “Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2017 - 2020”;

- Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 05/3/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa từ năm 2018 đến năm 2020.

- Nghị quyết số 199/2019/NQ-HĐND ngày 27/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển, hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Công văn số 1767/UBND-KT2 ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc xây dựng đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025,tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt đề cương nhiệm vụ, dự toán Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh HưngYên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Các tài liệu cơ sở khác

- Đề án phát triển các ngành của tỉnh đã, đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, số liệu, tài liệu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp điều tra, thống kê: sưu tập các tư liệu, tài liệu đã công bố và lưu trữ trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến đề án, phân tích, thừa kế các tư liệu điều tra

2 Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực trạng sản xuất, tiêu thụ các của trang trại trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hưng Yên

3 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của nông dân (PRA): Phỏng vấn các chủ trang trại về sản xuất, tiêu thụ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, thực hiện các chính sách phát triển trang trại

4 Phương pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS: Bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn

CÁC NGUỒN LỰC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng ĐBSH, là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là 1 trong 9 tỉnh nằm trong vùng Thủ Đô Địa phận tỉnh trải dài từ 20 0 36’ đến 21 0 36’ vĩ độ Bắc và từ 105 0 53’ đến 106 0 15’kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 địa phương là:

Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Ninh

Phía Tây và Tây Bắc giáp với Thủ đô Hà Nội

Phía Đông: Giáp với tỉnh Hải Dương

Phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình và phía Tây Nam giáp với tỉnh Hà Nam. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố và 09 huyện, thị xã với tổng diện tích tự nhiên 930,22 km 2 và dân số 1.269.090 người (năm 2020), mật độ dân số trung bình 1.364 người/km 2

Hưng Yên nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc Đây là thị trường lao động và tiêu thụ hàng hoá tiềm năng, là nơi đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ dồi dào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp Không chỉ có vị trí thuận lợi nằm kề sát thủ đô Hà Nội, Hưng Yên còn nằm trên các trục giao thông huyết mạch Quốc lộ 5A, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng

Là tỉnh có lợi thế phát triển công nghiệp, lại có vị trí gần các trung tâm công nghiệp, Hưng Yên có cơ hội chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá, nông nghiệp đô thị, có điều kiện để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn trong hoạt động sản xuất kinh tế trang trại phục vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sống, chế biến và sản phẩm hoa, cây cảnh… của các thành phố và khu công nghiệp.

Là tỉnh đồng bằng nên địa hình của Hưng Yên thuộc loại khá bằng phẳng, có xu thế hơi thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông; địa hình bằng phẳng là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp

Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bốn mùa rõ rệt Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa Số giờ nắng trung bình 1.650 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 23,2 0 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16 0 C. Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.500 - 8.600 0 C Lượng mưa trung bình 1.450 - 1.650mm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lượng mưa cả năm, gây úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thường có mưa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế

Nhìn chung, chế độ khí hậu thời tiết của Hưng Yên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: các chế độ nhiệt, ẩm, nắng cho phép canh tác nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm và thích hợp để bố trí một cơ cấu cầy trồng, vật nuôi đa dạng có nguồn gốc nhiệt đới và một số cây trồng (rau, hoa, quả,…) có nguồn gốc ôn đới.

Tỉnh Hưng Yên có nhiều sông ngòi, ba phía xung quanh tỉnh đều giáp với các sông lớn trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Phía Tây có sông Hồng, phía Nam có sông Luộc, phía Đông là sông Cửu An Ngoài ra có sông Đuống chảy qua địa phận tỉnh Hải Dương, sát tỉnh Hưng Yên ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh và hệ thống các sông nội đồng như Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc Hưng Hải.

- Mực nước triều TB tháng lớn nhất vào tháng 10

- Mực nước triều TB tháng nhỏ nhất vào tháng 3

- Mùa cạn nước thượng nguồn về nhỏ, mực nước trong sông xuống rất thấp. Nhờ ảnh hưởng của thuỷ triều trong những pha triều lên mực nước được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 93.019,7 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 58.876,9 ha (chiếm 63,3%), diện tích đất phi nông nghiệp 34.012,4 ha (chiếm 36,56%), đất chưa sử dụng 130,40 ha (chiếm 0,14%) Là tỉnh thuộc ĐBSH nhưng hệ số diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh Hưng Yên thấp nhất trong vùng (0,05 ha), diện tích đất chưa sử dụng còn rất ít

Các loại đất khác nhau nhưng đều do phù sa bồi tụ Gần hai rìa sông là đất cát, cát pha tầng dầy, rồi tiếp đến là cát pha tầng mỏng, tổng thể có thể chia thành hai vùng.

- Vùng ngoài đê: Đây là vùng đất phù sa trẻ nhất nằm chủ yếu ngoài đê gồm một phần diện tích của các huyện: Văn Giang, Kim Động, Tiên Lữ, Khoái Châu, Phù Cừ và TP.Hưng Yên

- Vùng trong đê: Đất phù sa không được bồi, mầu nâu tươi, trung tính, ít chua,không giây hoặc giây yếu Vùng này tập trung nhiều nhất ở Yên Mỹ, Khoái Châu,Văn Giang, Kim Động, Văn Lâm, Tiên Lữ, Ân Thi, Mỹ Hào Loại đất này có độ phì cao, giàu các chất đạm, lân, tương đối nhiều mùn, thích hợp trồng lúa, các loại hoa mầu.

Nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, là 2 hệ thống sông lớn nhất ở miền Bắc nên Hưng Yên có nguồn nước ngọt rất dồi dào.

Nguồn nước mặt hết sức phong phú của hệ thống sông Hồng, sông Luộc (riêng sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s, chiếm gần 15% tổng lượng nước sông cả nước) và các sông khác trong nội đồng là điều kiện rất thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho cả công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thủy.

Nguồn nước ngầm của Hưng Yên cũng thuộc loại phong phú Theo kết quả điều tra, trong địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, chất lượng tốt nhất là khu vực dọc đường 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thỏa mãn cho yêu cầu phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.

2.3 Tài nguyên du lịch và nhân văn

CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Khái quát về tình hình kinh tế của tỉnh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2010 - 2015 là 7,5%/năm; giai đoạn 2015 - 2020 là 8,3%/năm; Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng 2,78%/năm Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,3%/năm Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 6,84%/năm Năm 2020 GRDP bình quân đầu người 130 triệu đồng/năm (cao hơn so với mức trung bình của vùng ĐBSH là 5 triệu đồng/người/năm)

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên luôn đạt mức cao trong số các tỉnh vùng ĐBSH và vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ, tăng gần gấp1,2 lần so với tăng trưởng trung bình vùng ĐBSH (6,5%/năm) trong cùng kỳ Hy vọng với xu thế lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, đủ sức hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển chất lượng cao một cách bền vững đồng thời nông nghiệp sẽ làm hậu phương vững chắc cho công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch hợp lý theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chung của cả nước và phát huy được lợi thế so sánh về vị trí địa lý và tiềm năng của tỉnh Năm 2010 cơ cấu kinh tế nông nghiệp - thủy sản chiếm 17,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 48,0%; dịch vụ chiếm 34,1% Năm 2015 cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thủy sản là 12,8%, công nghiệp xây dựng chiếm 51,2% và dịch vụ là 36,0%; Năm 2020, công nghiệp - xây dựng 61,3%; nông nghiệp - thủy sản 9,3%; thương mại - dịch vụ 29,4% Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, do vậy nên nhu cầu nông sản an toàn chất lượng trên địa bàn tỉnh ngày càng cao.

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có lịch sử phát triển lâu đời, Hưng Yên là tỉnh có mật độ dân số rất đông đúc Dân số trung bình năm 2020 là 1.269.090 người, đạt mật độ bình quân 1.364 người/km2, trong đó cao nhất là huyện Yên Mỹ với 1.722 người/km2; thấp nhất là huyện Phù Cừ 849 người/km2. Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2010 -2015 là 1,08%/năm; giai đoạn 2016

Hưng Yên là tỉnh có tốc độ đô thị hóa chậm so với các tỉnh vùng ĐBSH, từ năm 2015 đến nay dân số đô thị tỉnh Hưng Yên 12%, nông thôn là 88% Năm 2020 dân đô thị 16,5%, nông thôn 83,5% (tỷ lệ dân số nông thôn cả nước trung bình 67,8%; vùng ĐBSH là 67,9%; tỉnh Quảng Ninh là 38,6%; tỉnh Hải Dương 77% và

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1,48%; tương ứng với 6.025 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo 1,68% tương ứng là 6.844 hộ Giải quyết việc làm thường xuyên cho 17,8 vạn lao động.

Năm 2020 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 722.006 người, chiếm 64,1% dân số, trong đó lao động nam là 361.416 người chiếm 50,1%; lao động nữ là 360.590 người, chiếm 49,9% Từ năm 2015 đến nay lao động của tỉnh đã có sự chuyển dịch cơ cấu: năm 2015, tỷ lệ lao động nông thôn 11,9%; đô thị là 88,1%; năm 2020, lực lượng lao động ở thành thị là 115.004 người, chiếm 15,9% và lao động ở nông thôn là 607.002 người, chiếm 84,1%

Năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh là 65% (cao hơn so với mức trung bình của vùng ĐBSH là 5-7%) Chất lượng lao động nông nghiệp mặc dù luôn được chú trọng đào tạo, tập huấn; có rất ít người được đào tạo chuyên môn về phát triển mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao….Trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên nói chung, phát triển kinh tế trang trại nói riêng.

3 Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại được xác định là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, cho đến nay chưa có chính sách ưu đãi riêng cho trang trại Phát triển kinh tế trang trại chủ yếu chỉ được hưởng từ những chính sách dành cho ngành nông nghiệp nói chung

Hàng năm tỉnh Hưng Yên đã tăng cường triển khai, hướng dẫn các chính sách của Trung ương và địa phương về phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể: tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh về quản lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt , phòng trừ dịch bệnh triển khai hỗ trợ theo Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 7/9/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên về đổi mới, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2020; hỗ trợ một phần kinh phí mua giống vật nuôi, cây trồng, áp dụng các biện pháp sản xuất VietGAP, chăn nuôi an toàn sinh học, triển khai tuyên truyền hướng dẫn thực hiện theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại.

Những bất cập, rào cản chính sách đến phát triển kinh tế trang trại:

- Về đất đai: Chính Phủ đã có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 về kinh tế trang trại, đây là hành lang pháp lý rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển kinh tế trang trại Tuy nhiên nhiều chính sách trong Nghị quyết dành cho kinh tế trang trại không còn phù hợp nữa Đất sử dụng cho kinh tế trang trại được hưởng chính sách ưu tiên, tuy nhiên đất trang trại chủ yếu là trên đất nông nghiệp mà trên đất nông nghiệp không được phép đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất của trang trại, bên cạnh đó hiện nay đa số các trang trại trên địa bàn của tỉnh đều là hợp đồng thuê, nhận khoán đất của xã, thời gian thuê đất có thời hạn, vì vậy các chủ trang trại cũng không mạnh dạn đầu tư Điều này không những làm hạn chế sự năng động trong hoạt động sản xuất mà còn khó khăn cho chủ trang trại.

- Về chính sách tín dụng hỗ trợ cho các trang trại: Trên thực tế việc tiếp cận chính sách ưu đãi tín dụng đối với trang trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn Ngày 09 tháng 6 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn; Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT - NHNN ngày 22 tháng 7 năm 2015 hướng dẫn thực hiện. Theo Nghị định này các chủ trang trại được vay không có tài sản đảm bảo với mức tối đa 1 tỷ đồng, tuy nhiên các chủ trang trại vẫn phải nộp cho các tổ chức tín dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với chủ trang trại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do UBND xã xác nhận Tuy nhiên, vốn vay được rất thấp (trung bình mỗi trang trại chỉ được vay từ 150-200 triệu đồng), với mức vay như vậy thì rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất

Ngoài ra, nếu như các chủ trang trại chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan, tổ chức tín dụng sẽ xem xét lại thời hạn trả nợ, đồng thời căn cứ vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của chủ trang trại cũng như khả năng trả nợ để xem cho vay mới hay không Đây là cơ chế chính sách mới cần có thời gian để đi vào cuộc sống và có hướng dẫn cụ thể để các ngân hàng và các chủ trang trại có định hướng thực hiện.

- Năng lực xây dựng phương án sử dụng đất của các chủ trang trại hạn chế, nên còn nhiều trường hợp xây dựng công trình của trang trại sai phép Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại chủ yếu chưa qua đào tạo nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ nông sản còn yếu kém thiếu tính ổn định, bền vững.

4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành nông nghiệp

Hưng Yên có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua (quốc lộ 5A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình…) nối liền với 3 cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ “Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” tạo ra cơ hội lớn để bứt phá về thu hút đầu tư Ngoài ra hệ thống đường liên tỉnh kết nối với vùng Thủ đô, tỉnh lộ, đường sông, đường huyện lộ và hệ thống giao thông nông thôn từng được được hoàn thiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên.

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG PHÁT TRIỂN

Bảng 1 Vị trí, vai trò của kinh tế trang trại đối với kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2020

Trang trại Toàn tỉnh Tỷ lệ trang trại/toàn tỉnh (%) Quy mô Sản lượng (Tấn)

Quy mô lượng Sản (tấn)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và niên giám thống kê

Các trang trại của tỉnh hiện nay đã và đang góp phần đáng kể vào việc phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng lao động, đất đai, vốn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Về quy mô của trang trại trồng trọt còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong sản xuất nông nghiệp: Cây ăn quả sản xuất tại trang trại chiếm 0,7% về diện tích; 0,9% về sản lượng; hoa cây cảnh chiếm 0,6% về diện tích Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy GTSX trung bình/1 ha trồng trọt (cây ăn quả) tại các trang trại gấp 5-6 lần so với GTSX trung bình toàn tỉnh Trong những năm tới tập trung phát triển trang trại trồng trọt gắn với du lịch sinh thái (chủ yếu tại các huyện còn diện tích đất nông nghiệp như Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ, Kim Động).

Chăn nuôi tại các trang trại chiếm tỷ lệ khá cao: đàn lợn trang trại chiếm 69,8% về quy mô đàn; chiếm 70,8% về sản lượng thịt hơi; đàn gia cầm chiếm 33,1% về quy mô đàn; chiếm 34,2% về sản lượng; đàn trâu bò trang trại chiếm 3,7% về quy mô đàn, chiếm 4,2% về sản lượng thịt hơi.

Lao động tại các trang trại chiếm khoảng 0,8% lao động nông nghiệp toàn tỉnh.GTSX của trang trại năm 2020 là 1.880.190 triệu đồng (chiếm 14,5%) GTSX toàn ngành nông nghiệp.

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÁC TRANG TRẠI

1 Số lượng trang trại và gia trại

1.1 Số lượng trang trại và gia trại toàn tỉnh

Năm 2010 tổng số trang trại của tỉnh là 2.384 trang trại, tuy nhiên sau khi rà soát lại trang trại theo tiêu chí tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 thì số trang trại giảm mạnh, năm 2015 tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh còn 726 trang trại.

Năm 2020 sau khi rà soát lại trang trại theo tiêu chí tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì số trang trại của tỉnh đạt tiêu chí là 714 trang trại Giai đoạn 2010- 2015 các địa phương giảm nhiều là huyện Phù Cừ giảm 263 trang trại; huyện Yên Mỹ giảm 120 trang trại; huyện Khoái Châu giảm 341 trang trại; huyện Văn Lâm giảm

197 trang trại; Giai đoạn 2015 - 2020: huyện giảm nhiều nhất là huyện Văn Giang (giảm 171 trang trại) Một số huyện còn đất để phát triển trang trại như huyện Phù

Cừ (tăng 44 trang trại); huyện Kim Động tăng 39 trang trại; huyện Yên Mỹ tăng 28 trang trại; huyện Khoái Châu tăng 27 trang trại; TP Hưng Yên tăng 22 trang trại.

Năm 2010 số lượng gia trại trên địa bàn tỉnh là 154 gia trại, sau khi rà soát lại tiêu chí trang trại tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 thì các trang trại không đạt tiêu chí chuyển thành gia trại, vì vậy số gia trại của tỉnh năm

2015 tăng lên là 1.588 gia trại Từ năm 2015 đến nay số lượng gia trại trên địa bàn tỉnh khoảng 1.600 - 1.700 gia trại, các huyện có số lượng gia trại lớn là huyện Văn Giang 542 gia trại (chiếm 32%); huyện Khoái Châu 341 gia trại (chiếm 20%); huyện Văn Lâm 197 gia trại (chiếm 12%); huyện Phù Cừ 263 gia trại (chiếm 16%).

Bảng 2 Số lượng trang trại và gia trại tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2020

TT Năm Trang trại Gia trại

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn và kết quả điều tra tại các huyện, thị, thành phố

Ghi chú: (năm 2010 tiêu chí kinh tế trang trại xác định theo quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2003/TTLT/BNN- TCKT ngày 23/6/2003 và Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày

04/7/2003; từ năm 2011 tiêu chí kinh tế trang trại được xác định theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011; Năm 2020 tiêu chí kinh tế trang trại theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) Đồ thị trang trại và gia trại (biểu đồ tăng trưởng)

1.2 Loại hình trang trại và gia trại theo huyện, thị xã, thành phố

1.2.1 Trang trại và gia trại trồng trọt

Năm 2010 tổng số trang trại trồng trọt là 80 trang trại, năm 2015 số trang trại trồng trọt còn 9 trang trại (giảm 79 trang trại so với năm 2010) Năm 2020 tổng số trang trại trồng trọt toàn tỉnh là 14 trang trại, tăng 5 trang trại (tương đương 9,2%/năm) so với năm 2015; trong đó huyện Phù Cừ tăng 04 trang trại, TP Hưng Yên tăng 03 trang trại Từ năm 2018 đến nay các trang trại trồng trọt có xu hướng tăng, bởi tỉnh Hưng Yên đã tích cực thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ đất trồng lúa, đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao; cùng với đó là việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất trên địa bàn.

Năm 2010 số lượng gia trại trồng trọt là 21 gia trại; năm 2015 là 141 gia trại (tăng 120 gia trại so với năm 2010) Số lượng gia trại trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay khoảng 140 - 160 gia trại, các huyện có số lượng gia trại trồng trọt lớn là huyện Văn Lâm 40 gia trại (chiếm 27,6%); huyện Khoái Châu 25 gia trại (chiếm 17,2%); huyện Văn Giang 30 gia trại (chiếm 20,7%); huyện Kim Động 13 gia trại (chiếm 9,0%)

Bảng 3 Số lượng trang trại và gia trại trồng trọt tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2020

TT Năm Trang trại Gia trại

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn và kết quả điều tra tại các huyện, thị, thành phố

1.2.2 Trang trại và gia trại chăn nuôi

Năm 2010, tổng số trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là 1.830 trang trại, năm

2015 còn 637 trang trại (giảm 1.193 trang trại do tiêu chí trang trại thay đổi) Tổng số trang trại chăn nuôi trên toàn tỉnh năm 2020 là 585 trang trại, giảm 52 trang trại (tương đương 1,7%/năm) so với năm 2015 Số lượng trang trại giảm mạnh ở huyện Văn Giang (176 trang trại), tiếp theo là huyện Văn Lâm và huyện Tiên Lữ với số trang trại giảm lần lượt là 15 và 10 trang trại Số trang trại chăn nuôi có xu hướng giảm trong những năm gần đây, vì các trang trại cần phải đáp ứng các tiêu chí về môi trường, xa khu dân cư theo quy định của Luật chăn nuôi, mặt khác do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn Châu Phi năm 2019, đến nay nhiều trang trại chăn nuôi lợn vẫn ngừng sản xuất và chưa tái đàn.

Năm 2010 số gia trại chăn nuôi trên địa bàn là 81 trang trại, số lượng gia trại trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay khoảng 1.200 gia trại, các huyện có số lượng gia trại chăn nuôi lớn là huyện Khoái Châu 330 gia trại (chiếm 25,8%); huyện Văn Giang 370 gia trại (chiếm 28,9%); huyện Phù Cừ 235 gia trại (chiếm 18,5%)

Bảng 4 Số lượng trang trại và gia trại chăn nuôi tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2020

TT Năm Trang trại Gia trại

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn và kết quả điều tra tại các huyện, thị, thành phố

1.2.3 Trang trại và gia trại thủy sản

Năm 2010, số lượng trang trại thuỷ sản toàn tỉnh là 38 trang trại, năm 2015 do tiêu chí đánh giá trang trại thay đổi nên số lượng trang trại thuỷ sản còn 14 trang trại Tổng số trang trại nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh năm 2020 là 22 trang trại, tăng 8 trang trại (tương đương 9,5%/năm) so với năm 2015 Nhìn chung số lượng trang trại thủy sản biến động không nhiều trong giai đoạn 2015 - 2020 Các trang trại thủy sản có xu hướng tăng ở các địa phương như: TP Hưng Yên (tăng 03 trang trại), huyện Tiên Lữ (04 trang trại), huyện Phù Cừ (03 trang trại), huyện Kim Động

(02 trang trại), huyện Ân Thi (02 trang trại) vì ở những địa phương này có nhiều vùng đất trũng, khó trồng các loại cây trồng nên chuyển đổi sang phát triển thủy sản Ngược lại, các huyện như như Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ,…không phát triển trang trại thủy sản vì diện tích đất nông nghiệp, đất mặt nước ngày càng thu hẹp.

Sự phát triển của các trang trại nuôi thủy sản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về các sản phẩm hàng hóa thủy sản có số lượng lớn và bảo đảm chất lượng Nhờ tập trung nguồn vốn đầu tư và áp dụng các máy móc thiết bị, tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ (công nghệ sông trong ao, ao bán nổi, kỹ thuật cho ăn tự động, cảm biến ôxy, khoáng chất trong ao nuôi…) kinh tế trang trại thủy sản có hiệu quả hơn nhiều so với trồng lúa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2010 toàn tỉnh có 10 gia trại thuỷ sản, năm 2015 số gia trại thuỷ sản là

41 gia trại (tăng 31 gia trại so với năm 2010) Số lượng gia trại thủy sản trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay khoảng 40-50 gia trại, tập trung chủ yếu ở huyện Khoái Châu chiếm 50% tổng số gia trại toàn tỉnh.

Bảng 5 Số lượng trang trại và gia trại thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015 - 2020

TT Năm Trang trại Gia trại

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn và kết quả điều tra tại các huyện, thị, thành phố

1.2.4 Trang trại và gia trai tổng hợp

Năm 2010, tổng số trang trại tổng hợp toàn tỉnh là 436 trang trại, năm 2015 giảm xuống còn 66 trang trại (giảm 370 trang trại do tiêu chí đánh giá trang trại thay đổi) Năm 2020 tổng số trang trại tổng hợp trên toàn tỉnh là 93 trang trại, tăng

27 trang trại (tương đương 7,1%/năm) so với năm 2015 Số lượng trang trại giảm ở huyện Yên Mỹ (10 trang trại), huyện Khoái Châu (09 trang trại), thị xã Mỹ Hào

ĐÁNH GIÁ CHUNG

- Tỉnh Hưng Yên giáp với Thủ đô Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại tiếp nhận các tiến bộ khoa học - kỹ thuật đồng thời được tiếp cận với thị trường tiêu thụ nông sản chất lượng cao với số lượng lớn nhất Việt Nam.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh như: giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc tương đối phát triển, bước đầu đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, cho phát triển kinh tế trang trại nói riêng.

- Đất đai của tỉnh bằng phẳng, màu mỡ, nằm trong vùng có điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt.

- Dân cư Hưng Yên nói chung và cư dân nông thôn nói riêng nằm trong khu vực có mặt bằng dân trí khá so với một số vùng trong cả nước, có truyền thống cần cù lao động Một bộ phận đáng kể năng động, nhạy bén trong tổ chức sản xuất kinh doanh, hoà nhập với cơ chế thị trường.

- Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao, có ý nghĩa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại của tỉnh ở mức cao trong những năm tới.

- Đất sản xuất là vấn đề khó khăn nhất của trang trại hiện nay của cac tỉnh trên cả nước nói chung, Hưng Yên nói riêng Bình quân đất nông nghiệp của tỉnh trên đầu người thấp (455m2/người), ruộng đất đa phần còn manh mún trong sử dụng, là trở lực cho việc mở rộng quy mô tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, thâm canh phát triển nông sản hàng hoá, phát triển kinh tế trang trại.

- Hệ thống cơ chế chính sách phát triển kinh tế trang trại còn tản mạn, chưa cụ thể, tính khả thi khi áp dụng vào thực tế thấp Chưa có chính sách riêng để phát triển kinh tế trang trại.

- Ô nhiễm môi trường còn xẩy ra ở một số nơi, đặc biệt là ở một số khu vực nông thôn, khu sản xuất của một số làng nghề

- Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan và khó lường, trong khi sản xuất nông nghiệp phụ thuộc lớn vào thiên nhiên, do vậy các trang trại chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Phần 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

I VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN

Bảng 1 Vị trí, vai trò của kinh tế trang trại đối với kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2020

Trang trại Toàn tỉnh Tỷ lệ trang trại/toàn tỉnh (%) Quy mô Sản lượng (Tấn)

Quy mô lượng Sản (tấn)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và niên giám thống kê

Các trang trại của tỉnh hiện nay đã và đang góp phần đáng kể vào việc phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng lao động, đất đai, vốn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Về quy mô của trang trại trồng trọt còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong sản xuất nông nghiệp: Cây ăn quả sản xuất tại trang trại chiếm 0,7% về diện tích; 0,9% về sản lượng; hoa cây cảnh chiếm 0,6% về diện tích Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy GTSX trung bình/1 ha trồng trọt (cây ăn quả) tại các trang trại gấp 5-6 lần so với GTSX trung bình toàn tỉnh Trong những năm tới tập trung phát triển trang trại trồng trọt gắn với du lịch sinh thái (chủ yếu tại các huyện còn diện tích đất nông nghiệp như Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ, Kim Động).

Chăn nuôi tại các trang trại chiếm tỷ lệ khá cao: đàn lợn trang trại chiếm 69,8% về quy mô đàn; chiếm 70,8% về sản lượng thịt hơi; đàn gia cầm chiếm 33,1% về quy mô đàn; chiếm 34,2% về sản lượng; đàn trâu bò trang trại chiếm 3,7% về quy mô đàn, chiếm 4,2% về sản lượng thịt hơi.

Lao động tại các trang trại chiếm khoảng 0,8% lao động nông nghiệp toàn tỉnh. GTSX của trang trại năm 2020 là 1.880.190 triệu đồng (chiếm 14,5%) GTSX toàn ngành nông nghiệp.

II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÁC TRANG TRẠI

1 Số lượng trang trại và gia trại

1.1 Số lượng trang trại và gia trại toàn tỉnh

Năm 2010 tổng số trang trại của tỉnh là 2.384 trang trại, tuy nhiên sau khi rà soát lại trang trại theo tiêu chí tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 thì số trang trại giảm mạnh, năm 2015 tổng số trang trại trên địa bàn tỉnh còn 726 trang trại.

Năm 2020 sau khi rà soát lại trang trại theo tiêu chí tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì số trang trại của tỉnh đạt tiêu chí là 714 trang trại Giai đoạn 2010- 2015 các địa phương giảm nhiều là huyện Phù Cừ giảm 263 trang trại; huyện Yên Mỹ giảm 120 trang trại; huyện Khoái Châu giảm 341 trang trại; huyện Văn Lâm giảm

197 trang trại; Giai đoạn 2015 - 2020: huyện giảm nhiều nhất là huyện Văn Giang (giảm 171 trang trại) Một số huyện còn đất để phát triển trang trại như huyện Phù

Cừ (tăng 44 trang trại); huyện Kim Động tăng 39 trang trại; huyện Yên Mỹ tăng 28 trang trại; huyện Khoái Châu tăng 27 trang trại; TP Hưng Yên tăng 22 trang trại.

Năm 2010 số lượng gia trại trên địa bàn tỉnh là 154 gia trại, sau khi rà soát lại tiêu chí trang trại tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 thì các trang trại không đạt tiêu chí chuyển thành gia trại, vì vậy số gia trại của tỉnh năm

2015 tăng lên là 1.588 gia trại Từ năm 2015 đến nay số lượng gia trại trên địa bàn tỉnh khoảng 1.600 - 1.700 gia trại, các huyện có số lượng gia trại lớn là huyện Văn Giang 542 gia trại (chiếm 32%); huyện Khoái Châu 341 gia trại (chiếm 20%); huyện Văn Lâm 197 gia trại (chiếm 12%); huyện Phù Cừ 263 gia trại (chiếm 16%).

Bảng 2 Số lượng trang trại và gia trại tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2020

TT Năm Trang trại Gia trại

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn và kết quả điều tra tại các huyện, thị, thành phố

MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TRANG TRẠ

1 Bối cảnh trong nước, tỉnh Hưng Yên

Việt Nam tham gia tổng cộng 16 FTA (trong đó, 10 FTA đang có hiệu lực; 02 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực; 01 FTA đã hoàn tất đàm phán nhưng chưa ký;

03 FTA đang trong quá trình đàm phán) Tổng số đối tác đang có FTA với Việt Nam là 21 (nền kinh tế) Khi tất cả 16 FTA này có hiệu lực với Việt Nam thì số đối tác mở cửa cho Việt Nam thông qua FTA sẽ là 57 nền kinh tế Về cơ bản các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham mang đến cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, tuy nhiên thách thức về trách nhiệm xã hội, môi trường, truy suất nguồn gốc, Nhìn chung các Hiệp định Thương mại mà Việt Nam là thành viên có tác động sâu rộng đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp của Việt Nam nói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng, từ đó đặt ra cho việc phải tổ chức quản lý lại ngành nông nghiệp cho phù hợp với các qui định trong các FTA sẽ tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển và ngược lại.

1.2 Bối cảnh tỉnh Hưng Yên Định hướng đến năm 2030, xây dựng Hưng Yên giàu, đẹp, văn minh, có công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước; GRDP bình quân đầu người trong nhóm dẫn đầu cả nước, đạt trên 8.500 USD/người, thu nhập của người dân khu vực nông thôn cao gấp hơn 2 lần so với năm 2020; kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP; có các khu đô thị lớn, nông thôn mới kiểu mẫu; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đảm bảo nông sản an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

2 Dự báo về dân số, lao động

Trong giai đoạn 2016-2020, dân số Hưng Yên sẽ tăng trung bình 1,09%/năm. Giai đoạn 2021- 2030 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 0,75%/năm, dân số dự kiến đạt 1.300.000 người năm 2025 và 1.400.000 người năm 2030.

2.2 Dự báo lao động Đến năm 2025, dự kiến lực lượng lao động của tỉnh khoảng 750 ngàn lao động, năm 2030 dự kiến khoảng 800 ngàn lao động Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo sẽ đạt 71% năm

3 Dự báo về thị trường tiêu thụ

3.1 Dự báo về nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Căn cứ vào kết quả dự báo dân số, căn cứ định mức dinh dưỡng cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế trong đó xác định số lượng lương thực - thực phẩm chính tiêu thụ bình quân cho 1 người trong năm và tham khảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.

Từ hai căn cứ trên tính toán nhu cầu lương thực - thực phẩm cân đối với dân số tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

Bảng 33 Nhu cầu lương thực - thực phẩm cho dân số tỉnh Hưng Yên đến năm

BQ/ ng/ năm (kg) cầu dân Nhu tại chỗ (tấn)

Nhu cầu khách du lịch (tấn)

Nhu cầu khách vãng lai (tấn) nhu cầu Tổng (tấn)

BQ/ ng/ năm (kg) cầu dân Nhu tại chỗ (tấn)

Nhu cầu khác h du (tấn) lịch

Nhu cầu khách vãng lai (tấn) nhu cầu Tổng (tấn)

3.2 Dự báo về nhu cầu tiêu thụ nông sản của Thủ đô Hà Nội

Với dân số gần 10 triệu người, sản xuất lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ: Dự kiến đến năm 2025, sản lượng lương thực sản xuất ra trên địa bàn TP Hà Nội đáp ứng được 47% nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn; sản lượng rau đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thành phố là 60%; thịt bò đáp ứng 23%; thịt gà đáp ứng 77%; thịt lợn đáp ứng 67%; sản phẩm quả đáp ứng 23% Đến năm 2030, sản lượng lương thực sản xuất ra trên địa bàn TP Hà Nội đáp ứng được 45% nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn; sản lượng rau đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thành phố là 70%; thịt bò đáp ứng 33%; thịt gà đáp ứng 77%; thịt lợn đáp ứng 74%; sản phẩm quả đáp ứng 31%

Thủ đô Hà Nội còn là vùng tập trung dân số và có mức sống cao của cả nước.Hưng Yên với lợi thế là tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, đây là điều kiện thuận lợi đối với các loại nông sản hàng hóa của tỉnh Hưng Yên tiêu thụ ở thị trường trong nước; Tuy nhiên, yêu cầu sản phẩm nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với nông sản hàng hóa của các đơn vị, địa phương cung cấp khác.

3.3 Dự báo thị trường xuất khẩu một số nông sản

Một số thị trường trên thế giới đã chấp nhận sản phẩm quả của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả đứng thứ tư sau gạo, cà phê, điều, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, tốc độ tăng cao nhất trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, từ năm 2010 đến 2017 kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 5,0 lần Năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả lần đầu tiên vượt qua giá trị xuất khẩu mặt hàng gạo, đạt 2,5 - 2,6 tỷ USD, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp Việt Nam Dự báo xuất khẩu rau quả năm 2025 đạt khoảng hơn 5 tỷ USD, hiện tại các sản phẩm rau quả của Việt Nam đã vươn xa tới gần 60 thị trường trên thế giới, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước

Hưng Yên là 1 tỉnh có lợi thế sản xuất rau, quả: Diện tích trồng cam và nhãn của tỉnh cao nhất vùng Đồng Bằng Sông Hồng Trong điều kiện thị trường xuất khẩu rau, quả hiện nay đang thuận lợi, tỉnh Hưng Yên cần phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của cây nhãn lồng đặc sản, sản xuất thực hiện thâm canh theo quy trình VietGap, đủ tiêu chuẩn tiến tới xuất khẩu, cung cấp cho các siêu thị trong nước Đây là hướng đi mới góp phần giải bài toán đầu ra cho sản xuất rau, quả cho các trang trại trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới Nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng và vốn tri thức bản địa chính là kho tàng quý báu để Việt Nam triển khai các nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm từ dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế Tuy nhiên, hiện nay việc nuôi trồng dược liệu trong nước vẫn chưa chủ động và dược liệu chưa trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến đến năm 2025 tới khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Chính vì vậy, ngoài những tiềm năng và thế mạnh về nguồn tài nguyên và thuốc từ dược liệu, Việt Nam có nhiều cơ hội giúp thúc đẩy phát triển ngành dược liệu trong nước.

Dự kiến đến năm 2025 cả nước có khoảng 300 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 150 cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại dược liệu được dùng phổ biến.

Dự kiến năm 2025 cả nước có 1.700 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 30.000 tấn mỗi năm Khối lượng dược liệu xuất khẩu theo thống kê đạt gần 7.000 tấn mang lại giá trị trên 6 triệu USD mỗi năm.

Bên cạnh đó, trên thế giới đang có xu hướng định hình lại phương pháp nghiên cứu tìm ra các thuốc mới thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính cùng chi phí lớn (khoảng 700.000 triệu USD cho phát triển thuốc mới) Các nhà khoa học dược, tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học.

4 Dự báo về tác động của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu sẽ có những tác động trái chiều đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Theo kịch bản biến đổi khí hậu dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đến năm 2030 nhiệt độ trung bình của tỉnh Hưng Yên có thể tăng thêm 0,7 o C so với nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 1980 - 1999 Đến năm 2030 lượng mưa trung bình hàng năm tăng 2,0%/năm so với trung bình giai đoạn 1980

QUAN ĐIỂM

- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở lấy khoa học - công nghệ làm nền tảng, động lực then chốt để phát triển sản xuất, thực hiện từng bước chuyển đổi số, nông nghiệp tuần hoàn dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu về đất đai, giống, môi trường, thời tiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển kinh tế trang trại phải gắn liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

- Phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở vừa phát huy triệt để nội lực tại chỗ trong dân vừa thu hút và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài

- Đa dạng hoá các loại hình trang trại, kết hợp các trang trại quy mô lớn, vừa và nhỏ Kết hợp giữa trang trại gia đình và trang trại tập thể, nhóm. Đa dạng hoá các loại hình trang trại theo hướng sản xuất kinh doanh (VACR,VCR, RAC ).

CÁC TIÊU CHÍ VỀ TRANG TRẠI VÀ GIA TRẠI TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1 Tiêu chí trang trại: Theo tiêu chí Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

2 Tiêu chí gia trại: Các hộ sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhưng chưa đạt được tiêu chí trang trại.

3 Tiêu chí về trang trại, gia trại thực hiện nông nghiệp số: Là các trang trại áp dụng nông nghiệp thông minh trong sản xuất, tiêu thụ (các công nghệ dự kiến áp dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam và tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng 2030)

3.1 Trong khâu sản xuất: Ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật (IOT), ứng dụng công nghệ đèn LED; ứng dụng công nghệ máy bay không người lái để chăm sóc, theo dõi, quản lý cây trồng, vật nuôi từ xa.

3.2 Trong khâu tiêu thụ: Truy suất nguồn gốc bằng công nghệ thông tin (công nghệ Blockchain, Checkvn ).

4 Tiêu chí trang trại, gia trại đạt tiêu chuẩn hữu cơ: Sản xuất hữu cơ được chứng nhận theo tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017 (trồng trọt hữu cơ); TCVN 11041-3:2017 (chăn nuôi hữu cơ).

MỤC TIÊU

- Phát triển trang trại nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại

- Phấn đấu đến năm 2025 tỉnh Hưng Yên có nền kinh tế trang trại phát triển mạnh của cả nước Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất của các trang trại Đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh trang trại nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

- Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả, bền vững Phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

- Dự kiến đến năm 2025 số lượng trang trại toàn tỉnh là 770 trang trại (đạt tốc độ tăng trưởng 1,5-2%/năm giai đoạn 2021-2025); số gia trại ổn định 1.670 gia trại Chú trọng tăng số lượng trang trại, gia trại trồng trọt (gắn với du lịch sinh thái), trang trại, gia trại tổng hợp VAC và trang trại, gia trại đặc thù chăn nuôi các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao như ếch, ba ba, rắn ; tăng số lượng trang trại, gia trại tại các huyện, thành phố như Tiên Lữ, Khoái Châu, Ân Thi, Phù Cừ, Kim Động; giảm số lượng trang trại, gia trại tại các huyện, thị như Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang.

- Giá trị sản xuất của trang trại, gia trại đạt 2.500 - 3.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

- Phấn đấu khoảng 30% trang trại, 10% gia trại thực hiện chuyển đổi số;

- Trang trại tham gia liên kết chuỗi: khoảng 25% trang trại; 10% gia trại tham gia các hình thức liên kết sản xuất, đăng ký nhãn hiệu;

- Trang trại tham gia sản xuất hữu cơ:

+ Dự kiến khoảng 25% trang trại tham gia sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ; 10% gia trại sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

+ Dự kiến khoảng 5% số trang trại sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tuần hoàn.

- Có 80% chủ trang trại, gia trại được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành và quản lý trang trại.

- Dự kiến đến năm 2030 số lượng trang trại toàn tỉnh là 850 trang trại (đạt tốc độ tăng trưởng 2-3%/năm giai đoạn 2026 - 2030) Số lượng gia trại ổn định 1.670 gia trại

- Giá trị sản xuất của trang trại, gia trại đạt 3.500 - 4.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

- Phấn đấu khoảng 70% trang trại, 25% gia trại thực hiện chuyển đổi số.

- Phấn đấu khoảng 70% trang trại; khoảng 30% gia trại tham gia các hình thức liên kết sản xuất.

- Trang trại tham gia sản xuất hữu cơ: Phấn đấu khoảng 70% trang trại, gia trại sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ; khoảng 30% số trang trại, gia trại sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tuần hoàn.

- Có 90% chủ trang trại, gia trại được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành và quản lý trang trại.

Bảng 35 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế trang trại đến năm 2025, định hướng 2030

Trang trại Gia trại Trang trại Gia

2 GTSX trang trại, gia trại/GTSX nông nghiệp toàn tỉnh 2.500 - 3.000 tỷ đồng 3.500 - 4.000 tỷ đồng

4 Trang trại, gia trại thực hiện nông nghiệp số

- Đạt tiêu chí khâu sản xuất 30% 10%

- Đạt tiêu chí khâu sản xuất, tiêu thụ 5% - 70% 25%

5 Trang trại, gia trại thực hiện chuỗi liên kết 25% 10% 70% 30%

6 Trang trại, gia trại sản xuất hữu cơ 25% 10% 70% 30%

7 Trang trại, gia trại sản xuất hữu cơ tuần hoàn 5% 50%

8 Chủ trang trại, gia trại được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành và quản lý trang trại 50% 70-80%

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn giúp nắm bắt, vận dụng các quy định hiện hành của nhà nước có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại; nâng cao năng lực quản lý sản xuất, điều hành cho các chủ trang trại, gia trại và các cán bộ quản lý lĩnh vực kinh tế trang trại;

- Tổ chức các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm trong tỉnh, ngoài tỉnh về phát triển kinh tế trang trại, gia trại nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức, điều hành, phát triển kinh tế trang trại, gia trại.

1.2 Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trang trại, gia trại tập trung

Các địa phương rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, gia trại điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai,nguồn lao động để phát triển kinh tế trang trại, gia trại hợp lý; tiếp tục sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực tế phát triển kinh tế trang trại; tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kỹ thuật phù hợp phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế trang trại gắn với xây dựng NTM Phát triển các vùng kinh tế trang trại, gia trại sản xuất nông sản hàng hoá có lợi thế với quy mô lớn theo quy hoạch, đạt các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh Gắn sản xuất với chế biến,bảo quản và tiêu thụ, thực hành quản lý sản xuất và chất lượng nông sản theo chuỗi giá trị, tăng sản lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Theo phát triển nông nghiệp của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm

2030, tập trung mở rộng phát triển kinh tế trang trại, gia trại tại các huyện, thành phố như Tiên Lữ, Khoái Châu, Ân Thi, Phù Cừ, Kim Động, nhất là diện tích đất ngoài bãi sông Hồng, sông Luộc; các địa phương như Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, phát triển các trang trại, gia trại phù hợp với quy mô đất đai nhỏ hẹp Dự kiến các vùng trang trại, gia trại tại các huyện, thị, thành phố như sau:

Bảng 36 Các vùng trang trại, gia trại tập trung

TT Huyện, Thị, thành phố Các vùng trang trại, gia trại tập trung đến năm

1 TP Hưng Yên Vùng trang trại của TP Hưng Yên tập trung tại xã ngoài đê sông Hồng: Phú Cường, Quảng Châu, Hoàng Hanh, Tân Hưng, xã Hồng Nam

- Vùng trang trại, gia trại trồng trọt Thủ Sỹ, Thiện Phiến, Cương Chính, Minh Phượng, Đức Thắng

- Vùng trang trại, gia trại chăn nuôi Trung Dũng, Hải Triều, Lệ Xá, Đức thắng, Hưng Đạo, Thuỵ Lôi

- Vùng trang trại, gia trại thủy sản Minh Phượng, Cương Chính, Hải Triều, Thủ Sỹ,

- Vùng trang trại, gia trại trồng trọt

Xã Tống Phan; xã Tam Đa; xã Minh Tiến; xã Đoàn Đào; xã Nguyên Hòa; xã Nhật Quang; xã Minh Tân; xã Quang Hưng; xã Nhật Quang; xã Tống Phan.

- Vùng trang trại, gia trại chăn nuôi Tất cả các xã trên địa bàn huyện

- Vùng trang trại, gia trại thủy sản Xã Quang Hưng, Tống Trân

- Vùng trang trại, gia trại trồng trọt Xã Hùng An, Đồng Thanh, Song Mai, Vĩnh Xá, Đức Hợp, Mai Động

- Vùng trang trại, gia trại chăn nuôi Tất cả các xã trên địa bàn huyện

- Vùng trang trại, gia trại thủy sản Xã Phú Thịnh, Mai Động, Thọ Vinh, Đức Hợp

- Vùng trang trại, gia trại trồng trọt Xã Hạ Lễ, Tiền Phong, Đa Lộc, Xã Quang Vinh,

Xã Đào Dương; Tiền Phong; Đa Lộc; Hồng Quang

- Vùng trang trại, gia trại chăn nuôi

Xã Quang Vinh, Xuân Trúc, Tân Phúc, Quang Lãng, Phù Ủng, Đào Dương, Đặng Lễ, Bãi Sậy, Bắc Sơn, Văn Nhuệ, Tiền Phong, Nguyễn Trãi, Hồng Vân, Hoàng Hoa Thám, Hồ Tùng Mậu, Hạ

Lễ, Đa Lộc, Cẩm Ninh

- Vùng trang trại, gia trại thủy sản Xã Đặng Lễ, Hạ Lễ, Đa Lộc

- Vùng trang trại, gia trại trồng trọt Xã Yên Phú, Minh Châu, Yên Hòa; xã Thanh

- Vùng trang trại, gia trại chăn nuôi Tất cả các xã trên địa bàn huyện

- Vùng trang trại, gia trại thủy sản Xã Trung Hòa, Tân Lập, Liêu Xá

- Vùng trang trại, gia trại trồng trọt

Xã Đông Kết, Hàm Tử, Bình Kiều, Ông Đình, An

Vỹ, Dân Tiến, Dạ Trạch, Bình Minh, Liên Khê; Xã Đông Tảo, xã Dạ Trạch, xã Tân Dân, Đông Ninh, Đại Tập

- Vùng trang trại, gia trại chăn nuôi Xã Tân Dân, Đông Kết, Liên Khê, Bình Minh,

Phùng Hưng, Dạ Trạch, Đông Tảo.

- Vùng trang trại, gia trại thủy sản Xã Đông Kết, Liên Khê, Phùng Hưng, Đại Hưng.

- Vùng trang trại, gia trại trồng trọt Xã Xuân Quan; xã Phụng Công; TT Văn Giang;

- Trang trại, gia trại chăn nuôi Thị trấn Văn Giang, Mễ Sở, Yên Nghĩa

- Vùng trang trại, gia trại trồng trọt Xã Lương Tài, Việt Hưng, Đại Đồng, Minh Hải,

- Vùng trang trại, gia trại chăn nuôi Xã Lương Tài, Việt Hưng, xã Lạc Đạo

- Vùng trang trại, gia trại thủy sản Xã Lương Tài, Việt Hưng

- Vùng trang trại, gia trại tập trung Xã Hòa Phong, Cẩm Xá, Dương Quang

1.3 Hỗ trợ hạ tầng phục vụ sản xuất của các khu trang trại, gia trại tập trung

Nhà nước đầu tư hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng, kho chứa, sơ chế, chế biến,…cho các khu, vùng sản xuất tập trung của trang trại, gia trại; khuyến khích, hỗ trợ các chủ trang trại, gia trại huy động, lồng ghép các nguồn vốn tự có và nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ các nguồn khác đề phát triển kết cấu hạ tầng phát triển sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm … Đồng thời, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để thu hút các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất tại các vùng, khu trang trại, gia trại

1.4.1 Đối với các chủ trang trại, gia trại

Có kế hoạch hàng năm đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp cho chủ trang trại, gia trại Thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn dưới hình thức đào tạo tập trung tại chỗ hoặc tập trung tại các địa điểm thích hợp (xã, huyện, tỉnh) với chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao, đầy đủ và ngắn gọn Đào tạo chủ trang trại tập trung vào các kiến thức về phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, phát triển thông tin thị trường, phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao năng lực cho chủ trang trại, gia trại khi tham gia sàn thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, chuyển đổi nông nghiệp số …

Bên cạnh tăng cường đào tạo, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý, năng lực thị trường, tuyên truyền kiến thức về hội nhập, về những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế đối với ngành nông nghiệp nói chung cho các chủ trang trại. Đưa nội dung đào tạo bồi dưỡng chủ trang trại vào chương trình khuyến nông, phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn

1.4.2 Đối với lao động làm việc tại trang trại, gia trại

Hàng năm mở các lớp đào tạo cơ bản đối với người lao động trực tiếp làm việc tại các trang trại về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và quản lý, sử dụng thức ăn, phân bón, thuốc BVTV, các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, kỹ thuật sử dụng một số thiết bị chuyên dụng và tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch, xử lý vệ sinh thú y …

1.5 Đầu tư, hỗ trợ các trang trại, gia trại thực hiện nông nghiệp số, hữu cơ tuần hoàn gắn với chuỗi liên kết

Hỗ trợ đầu tư, tư vấn, hướng dẫn cho các chủ trang trại, gia trại đầu tư học tập, nghiên cứu, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ tham gia chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, internet vạn vật, để quản lý, điều hành, phát triển sản xuất tại trang trại, gia trại Ưu tiên hỗ trợ các trang trại đầu tư hệ thống tưới thông minh, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống nhà lưới, phân bón hữu cơ, giống, các hệ thống ứng dụng công nghệ điện toán đám mấy, công nghệ tự động, công nghệ chuyển đổi số … để thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất của các trang trại.

Xây dựng các mô hình điểm để phổ biến nhân rộng các trang trại, gia trại nông nghiệp thực hiện chuyển đổi số, sản xuất hữu cơ, theo hướng hữu cơ, tuần hoàn gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng

Hỗ trợ, tư vấn cho các trang trại thực hiện chuỗi liên kết theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 199/2019/NQ-HĐND ngày 27/3/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;

Tăng cường giới thiệu, quảng bá hiệu quả các mô hình liên kết, giúp chủ trang trại, gia trại hiểu và tham gia các mô hình liên kết, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, quy trình sản xuất sản phẩm tiên tiến, hiểu biết về thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, tự nguyện tham gia các chuỗi liên kết để tạo ra sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh

1.6 Hỗ trợ đầu tư chuẩn hóa sản phẩm của trang trại tham gia Chương trình OCOP

Tiếp tục hỗ trợ các sản phẩm trang trại, gia trại về chất lượng sản phẩm; mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; chứng nhận sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm; bảo vệ môi trường; mẫu mã bao bì, để chuẩn hóa sản phẩm, đủ điều kiện tham gia Chương trình OCOP của tỉnh.

1.7 Hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tham gia các sàn thương mại điện tử, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN

Kinh tế trang trại là đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực nông thôn Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tổ chức sản xuất quy mô lớn, hạn chế tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ thâm canh cao Đặc biệt, phát triển kinh tế trang trại luôn gắn liền với chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh và gắn liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông thôn và kinh tế nông thôn vì các trang trại luôn đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng các loại nông sản hàng hóa có giá trị cao đồng thời khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có Đây là những yếu tố cơ bản góp phần vào sự tăng trưởng trong nông nghiệp đồng thời cũng là điều kiện thực hiện công bằng xã hội trong nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cùng với sự đầu tư nhằm phát triển hạ tầng phụcvụ trực tiếp nhu cầu sản xuất và dân sinh theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ở nông thôn Kinh tế trang trại phát triển là hình mẫu thực tiễn cho các hộ nông dân trên địa bàn học tập và áp dụng vào sản xuất.

Các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vì lợi ích thiết thực, lâu dài nên luôn có ý thức khai thác hợp lý các yếu tố phục vụ sản xuất và quan tâm yếu tố bảo vệ môi trường; các trang trại chăn nuôi xây dựng hầm Biogas, máy ép phân, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, ; các trang trại trồng trọt xây dựng khu vực thu gom rác thải, vỏ thuốc BVTV; các trang trại thủy sản sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý nguồn nước thải

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai đề án theo giai đoạn và hàng năm; tham mưu, chỉ đạo, thực hiện và hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, triển khai đề án ở địa phương; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện đề án.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án, phương án bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương,ngân sách tỉnh thực hiện đề án.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện các chính sách tại Đề án này.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đề án theo chức năng nhiệm vụ.

Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí phần ngân sách tỉnh triển khai thực hiện Đề án.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các đề án theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Tiến hành rà soát lại tình hình sử dụng đất nông nghiệp, có biện pháp xử lý đối với các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả; hướng dẫn các địa phương, các chủ trang trại về thu hồi đất, cấp đất, cho thuê đất theo quy định.

Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ trang trại thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường theo quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và hỗ trợ về khoa học, công nghệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thiết kế sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển kinh tế trang trại, gia trại.

- Hỗ trợ các địa phương và các tổ chức kinh tế của chủ trang trại và chủ trang trại phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm.

Sở Công Thương

Phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế trang trại, gia trại thiết kế sản phẩm; thực hiện có hiệu quả hoạt động khuyến công, công tác xúc tiến thương mại sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm; tăng cường công tác thông tin giới thiệu sản phẩm,hàng hóa; tiếp cận thị trường trong nước, nước ngoài để quảng bá giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hỗ trợ các chủ trang trại, gia trại tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất.

Đề nghị UBMTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia đề án; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị ngành hàng của các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đề nghị các cơ quan thông tin, truyền thông

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên thường xuyên tuyên truyền về các mô hình tốt, các điển hình tiên tiến để kịp thời động viên, khuyến khích học tập các mô hình, các điển hình trong phát triển kinh tế trang trại.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch vùng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của địa phương gắn với Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới làm căn cứ tổ chức thực hiện;

- Công bố công khai quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, gia trại, trên địa bàn để các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu quyết định đầu tư phát triển kinh tế trang trại;

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ trang trại, gia trại tiếp cận, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định; chủ động cân đối, lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, đề án, dự án ưu tiên cho phát triển kinh tế trang trại, gia trại.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ trang trại, gia trại thành lập các tổ, nhóm, hội, câu lạc bộ (đặc biệt đối với những ngành hàng, sản phẩm chủ lực của đại phương) tạo nguồn phát triển thành các hợp tác xã, THT chuyên ngành, các doanh nghiệp nông nghiệp Chỉ đạo UBND cấp xã ưu tiên cho các chủ trang trại tham gia triển khai thực hiện các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, mô hình ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật.

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn đối với kinh tế trang trại, gia trại theo đúng pháp luật hiện hành.

Ủy ban nhân dân cấp xã

- Đề xuất xây dựng kế hoạch, quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại; xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ trang trại, gia trại tiếp cận, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định.

- Hướng dẫn, phổ biến tiêu chí kinh tế trang trại cho cá nhân, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã; Lập sổ theo dõi phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án, định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện.

Các trang trại, gia trại

- Thực hiện đầy đủ các nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại đã được triển khai.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế trang trại; tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm; thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo đúng quy hoạch, quy trình kỹ thuật, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, đảm bảo nâng cao chất lượng, giá trị, an toàn thực phẩm gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

- Thường xuyên cập nhật các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng, hỗ trợ sản xuất, chính sách về đất đai để phát triển kinh tế trang trại Tích cực tham gia, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung chính sách hiện có của nhà nước.

Ngày đăng: 16/03/2023, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w