5 vấn đềcầnbiết về ăn dặmĂndặm là cột mốc quan trọng trong cuộc đời bé. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của bậc làm cha làm mẹ lần đầu khi bắt đầu tập cho bé cách ăn cùng thức ăn mới. Khi nào nên giới thiệu thức ăn mới cho bé? Hãy giới thiệu đến bé thức ăn mới khi bé ít quấy và bạn đang thấy thoải mái. Đó có thể là giữa ngày (cữ trưa) hoặc sau khi bé vừa ngủ sáng dậy. Khi bé không quá mệt hoặc buồn ngủ, khả năng bé “cự tuyệt” thức ăn nói chung ít hơn, cũng như thức ăn mới nói riêng. Mẹ cũng cần giảm thiểu sự sao lãng của bé nữa. Để bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn nửa muỗng vì phần lớn thức ăn cũng rơi ra khỏi miệng bé trong quá trình bé ăn. Hãy để cho con bạn có thời gian học phản xạ mới của việc ăn bằng muỗng. Làm khi khi bé từ chối thức ăn dặm? Việc tập cho bé ăndặm có thể mất đến vài tuần làm quen trước khi bé có thể bắt đầu quen với việc ăn từ tô, chén. Một số bé có thể mất nhiều thời gian hơn để điều chỉnh việc ăn, chủ yếu là do việc ăn từ muỗng, nhai và nuốt (phản xạ đẩy lưỡi thường biến mất sau khoảng tháng thứ 4). Như MarryBaby đã nói, việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn của bậc cha mẹ, do vậy bạn không nên chán nản bỏ cuộc mà hãy thử lại vào ngày khác. Vấnđề chính ở đây là bạn cần phải thoải mái và có sự chuẩn bị sẵn sàng để thiên thần của bạn điều chỉnh sự thay đổi này. Ngoài ra, đôi lúc bé có thể thích món gì đó khác món bột gạo nhàm chán dành cho bé, mẹ có thể thử thay bằng trái cây hoặc rau củ quả xay nhuyễn, mịn. Tập cho bé ăndặm đòi hỏi sự kiên nhẫn rất nhiều của cha mẹ. Ảnh: onlymyhealth.com Nên tập cho bé ăndặm gì đầu tiên? Theo các chuyên gia đình dưỡng, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn bột gạo ngũ cốc tăng cường chất sắt. Gạo dễ tiêu hóa, vị ngọt dịu và không có gluten nên khó có khả năng gây dị ứng thức ăn cho bé. Ngoài ra, món này cũng dễ chế biến và bạn có thể điều chỉnh chất lượng và kết cấu khi thực hiện. Mặc dù các mẹ có thể tự chế biến cháo tại gia, nhưng bột gạo ngũ cốc tăng cường chất sắt có nhiều chất khoáng cần thiết hơn cho sự phát triển của bé. Mẹ có thể bắt đầu với một lượng nhỏ cố định trong sữa cho bé bú và bắt đầu tăng dần để bé điều chỉnh thích ứng với loại thức ăn mới này. Ở giai đoạn này, chỉ đong bằng vài muỗng trà là đủ do dạ dày bé vẫn còn nhỏ. MarryBaby tiết lộ cho các mẹ biết là dạ dày bé nhỏ chỉ cỡ nắm tay của bé thôi nhé. Chú ý hàm lượng dinh dưỡng trong thức ănđể giúp bé phát triển khỏe mạnh. Ảnh: dpshots.com Chuẩn bị thực phẩm ăndặm như thế nào? Một vài trái cây chẳng hạn như dưa hấu, xoài, chuối có độ mềm tự nhiên, mẹ có thể dùng nĩa dầm nhuyễn. Các loại rau củ và trái như rau bina, đậu, cà rốt, táo và lê có thể hầm cho mềm ra rồi dùng máy xay nhuyễn. Những loại rau củ cứng hơn có thể luộc chín rồi nghiền nát. Nếu nhà có điều kiện, mẹ hãy tận dùng lò vi sóng và nồi áp suất để nấu thức ăndặm cho bé, tiết kiệm nhiều thời gian. Lưu ý rửa sạch rau củ và trái cho sạch và cắt hay lột bỏ các phần vỏ không có chất dinh dưỡng bên ngoài để bảo vệ bé khỏi thuốc trừ sâu và chất bảo quản. . 5 vấn đề cần biết về ăn dặm Ăn dặm là cột mốc quan trọng trong cuộc đời bé. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm đòi. khả năng bé “cự tuyệt” thức ăn nói chung ít hơn, cũng như thức ăn mới nói riêng. Mẹ cũng cần giảm thiểu sự sao lãng của bé nữa. Để bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn nửa muỗng vì phần lớn thức ăn cũng. miệng bé trong quá trình bé ăn. Hãy để cho con bạn có thời gian học phản xạ mới của việc ăn bằng muỗng. Làm khi khi bé từ chối thức ăn dặm? Việc tập cho bé ăn dặm có thể mất đến vài tuần làm