Ôn tập môn Lịch sử Đảng

10 815 0
Ôn tập môn Lịch sử Đảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: Trình Bày Quá Trình Chuẩn Bị Về Tư Tưởng Chính Trị Và Tổ Chức Cho Việc Thành Lập Đảng Cộn Sản Việt Nam Của Nguyễn Ai Quốc ? Sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), phong trào Cộng Sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin và đã đi đến một sự lựa chọn dứt khoát con đường giải phóng dân tộc do Lênin vạch ra. Tháng 12 năm 1920, tại Đại Hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã tán thànhviệc gia nhập Quốc tế thứ III và biểu quyết sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ Cộng Sản đầu tiên của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc tích cực xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Về mặt tư tưởng và chính trị: - Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ”, báo “Nhân đạo” – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng Sản Pháp, báo “Đời sống công nhân” – tiếng nói của giai cấp công nhân, báo “Sự thật” (Liên Xô), Tạp chí thư tín quốc tế (Quốc tế Cộng Sản), báo Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội)… và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh”. Qua nội dung của các bài báo đó Người đều tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bốc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Bằng những bằng chứng sinh động, cụ thể, Người đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Đặc biệt, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạng thuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh. Hệ thống quan điểm đó được truyền vào Việt Nam nhằm chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho việc thành lập Đảng. Về mặt tổ chức: - Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia sáng tạo Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á-Đông để thống nhất hành động chống chủ nghĩa thực dân. - Tháng 6-1925, Người thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tổ chức trung kiên là “Cộng sản đoàn” làm nồng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam; mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo một số thanh niên Việt Nam thành những cán bộ cách mạng, trong đó một số được chọn đi học ở Trường đại học Phương đông (Liên Xô), một số được cử đi học quân sự, phần lớn sau này được đưa về nước hoạt động. - Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức Cộng Sản ở Việt Nam: Đông Dương Cộng Sản đảng (6-1929), An Nam Cộng Sản đảng (7-1929) và Đông Dương Cộng Sản liên đoàn (9-1929). - Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị thống nhất Đảng đã họp tại Cửu Long (Hương Cảng), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã nhất trí hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các hội quần chúng; thông qua Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo. Các văn kiện quan trọng của Đảng được hội nghị thông qua là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Câu 1: Trình Bày Quá Trình Chuẩn Bị Về Tư Tưởng Chính Trị Và Tổ Chức Cho Việc Thành Lập Đảng Cộn Sản Việt Nam Của Nguyễn Ai Quốc ? Sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), phong trào Cộng Sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin và đã đi đến một sự lựa chọn dứt khoát con đường giải phóng dân tộc do Lênin vạch ra. Tháng 12 năm 1920, tại Đại Hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã tán thànhviệc gia nhập Quốc tế thứ III và biểu quyết sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ Cộng Sản đầu tiên của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc tích cực xúc tiến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Về mặt tư tưởng và chính trị: - Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ”, báo “Nhân đạo” – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng Sản Pháp, báo “Đời sống công nhân” – tiếng nói của giai cấp công nhân, báo “Sự thật” (Liên Xô), Tạp chí thư tín quốc tế (Quốc tế Cộng Sản), báo Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội)… và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh”. Qua nội dung của các bài báo đó Người đều tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bốc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Bằng những bằng chứng sinh động, cụ thể, Người đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Đặc biệt, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạng thuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh. Hệ thống quan điểm đó được truyền vào Việt Nam nhằm chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho việc thành lập Đảng. Về mặt tổ chức: - Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia sáng tạo Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á-Đông để thống nhất hành động chống chủ nghĩa thực dân. 1 - Tháng 6-1925, Người thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tổ chức trung kiên là “Cộng sản đoàn” làm nồng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam; mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo một số thanh niên Việt Nam thành những cán bộ cách mạng, trong đó một số được chọn đi học ở Trường đại học Phương đông (Liên Xô), một số được cử đi học quân sự, phần lớn sau này được đưa về nước hoạt động. - Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức Cộng Sản ở Việt Nam: Đông Dương Cộng Sản đảng (6-1929), An Nam Cộng Sản đảng (7-1929) và Đông Dương Cộng Sản liên đoàn (9- 1929). - Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị thống nhất Đảng đã họp tại Cửu Long (Hương Cảng), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã nhất trí hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các hội quần chúng; thông qua Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo. Các văn kiện quan trọng của Đảng được hội nghị thông qua là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu 2: Trình Bày Y Nghĩa Của Việc Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Năm 1930 ? - Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở nước ta trong thời đại mới, là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối, giải pháp, giai cấp lãnh đạo CMVN. Đây là sự chọn lựa lần nhất của CMVN. - Sự vận động đúng quy luật của chân lý là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là sự kết hợp giữa CN Mác Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. - Sự khẳng định giai cấp công nhân đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử của dân tộc. - Có đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ trong cả nước sẽ quyết định toàn bộ quá trình phát triển của CMVN và đưa CMVN phát triển theo đúng xu thế thời đại. 2 Câu 3: Trình Bày Y Nghĩa Lịch Sử Và Nguyên Nhân Thắng Lợi Của Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp ? a/ Ý nghĩa lịch sử: - Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng 1 nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. - Chứng minh đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính kết hợp sự chi viện quốc tế là hoàn toàn đúng đắn. - Vĩnh viễn kết thúc ách thống trị dài 96 năm của thực dân Pháp ở Đông Dương, mở ra con đường làm tan rã không gì cứu vãn nổi hệ thống thực dân cũ của đế quốc nói chung. Cuộc kháng chiến thực dân Pháp thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc xây dựng đi lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn cho cả nước, chi viện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. b/ Nguyên nhân thắng lợi: - Do sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo, vững vàng của Đảng, đứng đâu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến và đường lối cách mạng đúng đắn, động viên và tổ chức được toàn dân đánh giặc bảo vệ được thành quả cách mạng tháng 8. - Do tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta biến thành một sức mạnh tổng hợp đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi (sự hy sinh chịu đựng gian khổ lâu dài, kháng chiến của lực lượng vũ trang 3 thứ quân và tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm, có chính quyền nhân dân, có mặt trận tống nhất rộng rãi…). - Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia chống 1 kẻ thù chung. -Có sự đồng tình và ủng hộ giúp đỡ ngày càng to lớn từ 1950 trở đi của Liên Xô, Trung Quốc và bè bạn các dân tộc bị áp bức và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Câu 4: Phân Tích Nhiệm Vụ , Vị Trí Và Mối Quan Hệ Của Chiến Lược Cách Mạng Dân Tộc , Dân Chủ Ơ Miền Nam Và Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Ơ Miền Bắc Do Đại Hội III ( 9/1960) Của Đảng Vạch Ra ? Đảng xác định CM Việt Nam trong giai đoạn này có 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau, tiến 3 hành đồng thời ở cả 2 miền: Một là: CM XHCN ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của CM cả nước. Hai là: CM dân tộc dân chủ ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dân tộc dân chủ trong cả nước. - Trong 2 chiến lược CM đó, mỗi chiến lược có vị trí quyết định của nó và nhằm giải quyết yêu cầu riêng của từng miền và có liên quan chặt chẽ với nhau. - Cuộc CM XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của CM cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước. - Cuộc CM ở miền Nam: có vị trí quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng ở miền Nam thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành CM dân tộc dân chủ trong cả nước. - Vì đều là trong một nước nên 2 nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau, tác động nhau cùng nhau phát triển và có một mục tiêu chung trước mắt là hòa bình đất nước. - Đây là cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ nhằm chống đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. Ta kiên trì đấu tranh giữ vững đường lối thống nhất hòa bình nước nhà, nhưng đồng thời đề cao cảnh giác sẵn sàng đối phó nếu đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh xâm lược ở miền Bắc thì nhân dân cả nước quyết tâm đánh bại chúng để hoàn thành độc lập và thống nhất đất nước. (Đường lối này được Đại hội lần thứ III của Đảng thông qua). Đường lối đó chính là ngọn cờ dẫn đến thắng lợi rực rỡ của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Câu 5: Trình Bày Y Nghĩa Lịch Sử Và Nguyên Nhân Thắng Lợi Của Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước ( 1945 –1975 )? Nguyên Nhân Nào Quan Trọng Nhất ? a/ Ý nghĩa: - Quân dân ta quét sạch bọn đế quốc xâm lược chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ (Pháp) và mới (Mỹ) trên đất nước ta. Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập và thống nhất hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đưa cả nước tiến lên theo con đường XHCN. Là một chiến công hiển hách nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta. - Nhân dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, tăng 4 cường lực lượng của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới. Là một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đạisâu sắc. b/ Nguyên nhân: - Do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam người đại diện trung thành với lợi ích sống còn của dân tộc… - Do tinh thần hy sinh, yêu nước nồng nàn của nhân dân và quân đội cà nước, bền bỉ đấu tranh: Miền Nam: Ngày đêm đối mặt với quân thù, chiến đấu sáng tạo, dũng cảm, hy sinh vô điều kiện… Miền Bắc: Vừa chiến đấu vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho Miền Nam đánh thắng giặc Mỹ, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc. - Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. - Do tinh thần ủng hộ hết lòng và giúp đỡ to lớn của các nước XHCN anh em (nhất là Liên Xô, Trung Quốc) nhiệt tình ủng hộ của phong trào công nhân và nhân dân tiến bộ trên thế giới trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ. Câu 6: Hãy Phân Tích Và Chứng Minh Rằng Sự Lãnh Đạo Của Đảng Cộng SảnViệt Nam Là Nhân Tố Cơ Bản Đầu Tiên Quyết Địng Mọi Thắng Lợi Của Cách Mạng Việt Nam? 1/ Đảng Cộng Sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng đại biểu trung thành và đầy đủ lợi ích sống còn vừa là nguyện vọng chân chính của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và là của cả dân tộc Việt Nam: - Ngoài lợi ích phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác. Độc lập Dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là mục đích lý tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Chỉ có Đảng như vậy mới được dân tin dân yêu một lòng một dạ đi với Đảng làm thành sức mạnh vị đại chiến thắng mọi kẻ thù, mọi khó khăn gian khổ. 5 - Ngày nay Đảng lãnh đạo chính quyền. Bên cạnh những đội ngũ đảng viên ưu tú, có một bộ phận không ít đảng viên thoái hóa, biến chất lợi dụng chức quyền mưu lợi ích cá nhân. - Tình hình đó cần phải tăng cường chỉnh đốn Đảng, kiên quyết ngăn ngừa và chống triệt để để giữ vững bản chất cách mạng của Đảng. 2/ Đảng biết “lấy dân làm gốc”: - Đảng khẳng định “sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”. Không có nhân dân ủng hộ, tin tưởng cùng đi với đảng thì sự nghiệp cách mạng không thể thành công được. - Đảng luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với dân như cá với nước. - Mọi đường lối của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. 3/ Đảng biết nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tường Hồ Chí Minh để định ra đường lối chủ trương chính sách độc lập tự chủ sáng tạo: - Chủ nghĩa Mác Lênin là học thuyết cách mạng, là vũ khí lý luận tư tưởng của giai cấp vô sản nhằm giải phóng giai cấp vô sản – Từ lúc thành lập cho đến nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn nắm vững và vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối chủ trương sách lược từng thời kỳ, và nhờ sự vận dụng đúng đắn đó Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi. - Tuy vậy mặt đúng đắn là cơ bản, Đảng không tránh khỏi ở thời kỳ này hay thời kỳ khác, đã phạm sai lầm trong lãnh đạo chỉ đạo nguyên nhân làdo bệnh giáo điều, rập khuôn, máy móc, chủ quan chưa xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Đặc biệt khi đi vào xây dựng chỉ nghĩa xã hội. Đảng đã mắc sai lầm nghiêm trọng kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Căn bản là do chủ quan duy ý chí, nôn nóng, ảo tưởng, bảo thủ, trì trệ. Đảng đã rút kinh nghiệm và từ đại hội VI Đảng đã sửa chữa. Do đó công cuộc đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. - Để Đảng luôn nêu cao được vai trò tiên phong lãnh đạo cách mạng, Đảng tự chỉnh đốn, đồi mới, trước hết là trong tư duy, nâng cao trí tuệ của đảng lên một bước phát triển mới. Muốn vậy Đảng phải coi trọng đúc kết kinh nghiệm vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội để đề ra chủ trương đường lối thật đúng đắn với cách mạng nước ta. - Về mặt tổ chức phải coi trọng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, xây dựng 6 Đảng thành một đội tiền phong chiến đấu, đoàn kết thống nhất trên cơ sở đường lối, chính sách và các nguyên tắc của Đảng. Coi trọng công tác bồi dưỡng giáo dục Đảng viên về mọi mặt: Đề cao tự phê bình và phên bình và coi đó là quy luật phát triển của Đảng. Có như vậy đảng mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình mà giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam đã tin tưởng và giao phó. Câu 7: Trình Bày Những Thắng Lợi Có Y Nghĩa Lịch Sử Vĩ Đại Và Mang Tầ Vóc Thời Trong Hơn 70 Năm Đấu Tranh Của Nhân Dân Ta Dứoi Sự Lãng Đạo Của Đảng Cộn Sản Việt Nam ? 1/ Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công: - Lật nhào 80 năm thống trị của đế quốc Pháp, phát xít Nhật, lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. - Mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do, dân chủ nhân dân tiến lên CNXH. - Sự kiện tiêu biểu cho xu thế thời đại cách mạng giải phóng dân tộc gắn với phát triển của xã hội theo định hướng CNXH. - Mở đầu cho việc suy yếu và đi đến tan rã của CN thực dân cũ trên thế giới. 2/ Thắng lợi của 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2: - Lần đầu tiên một nước nhỏ bé, thuộc địa đã đánh bại 1 đế quốc xâm lược hùng mạnh thế giới mở ra một trang sử chói lọi cho nhân dân Việt Nam, vĩnh viễn kết thúc 96 năm thống trị của đế quốc Pháp đồng thời là thắng lợi của nhân dân bị áp bức trên thế giới, mở ra sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân trên nữa nước, tạo điều kiện vững chắc để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. 3/ Thắng lợi của 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc: - Là một chiến thắng vĩ đại nhất, hiển hách nhất của nhân dân ta, dân tộc ta chống ngoại xâm – đã đánh bại một đế quốc đầu xỏ là đế quốc Mỹ. Đưa Tổ Quốc hoàn toàn độc lập và vĩnh viễn thống nhất. - Kết thúc hoàn toàn cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước mở ra giai đoạn mới, là đưa đất nước đi lên theo định hướng XHCN: một xã hội dân giàu, nước mạnh, công 7 bằng, dân chủ, văn minh. - Có ý nghĩa quốc tế to lớn: đập tan cuộc phản kích của đế quốc Mỹ đánh vào các lực lượng cách mạng (sau chiến tranh thế giới II), giáng một đòn đầu tiên vào chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ, làm đảo loạn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ, góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ trên toàn thế giới. “Nêu lênmột tấm gương sáng chói cho phong trào giải phóng dân tộc và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới”. 4/ Thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên theo định hướng XHCN từ năm 1975 đến nay, nhất là thắng lợi trong công cuộc đổi mới trong 15 năm qua (1986-2000): - Đây là một cuộc đấu tranh mới, đầy trở ngại khó khăn. Đảng đã lãnh đạo vượt qua thử thách khó khăn, đến nay đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Trong khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, trong cải tạo và xây dựng nền kinh tế, trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc giữ gìn trật tự an ninh và làm nghĩa vụ quốc tế. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới trên 15 năm qua đã đưa đất nước ta phát triển về mọi mặt, sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với những năm đầu 1975-1985. Câu 8: Trình Bày Những Thành Tựu Đổi Mới Vế Các Mặt Chính Trị , Văn Hóa , Kinh Té6 …Tù Năm 1986- 2000 ? Những thành tựu trong 15 năm đổi mới (1986-2000): - Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. - Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ yếu tăng hơn trước. - Nền kinh tế từ khan hiếm, thiếu nghiêm trọng lương thực và hàng tiêu dùng nay đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. - Từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. - Từ chỗ nền kinh tế chủ yếu chỉ có 2 thành phần (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) đã chuyển sang nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. - Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do những biến động ở Liên Xô và Đông Âu gay ra, không để bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ở khu vực Châu Á mặc dù hậu quả đối với nước ta 8 khá nặng nề. - Phá thế bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. - Giữ vững ổn định chính trị – xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố. - Sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với 10 năm trước. Câu 9: Trình Bày 6 Đặc Trưng Của Cnxh Mà Đảng Và Nhân Dân Ta Đang Xây Dựng Trong Cương Lĩnh Xây Dựng Đất Nước Do Đại Hội Dảng Lần Thứ 7 Đề Ra ? Đặc Trưng Nào Là Cơ Bản Nhất , Phân Tích ? Những đặc trưng cơ bản: - Do nhân dân lao động làm chủ. - Tất cả mọi công dân đúng độ tuổi quy định, không bị những hạn chế do nhà nước quy định đều có quyền tham gia bầu cử. - Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. - Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động. - Có nền Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. - Không phân biệt sắc tộc. - Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt đường lối chính trị trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Câu 10: Phân Tích Y Nghĩa Lịch Sử Và Nguyên Nhân Thắng Lợi Của Cách Mạng Tháng Tám 1945 ? a/ Ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Tháng 8: - Thắng lợi Cách mạng tháng 8 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là 1 bước nhảy vọt trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam. - Là cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên do Đảng Cộng Sản lãnh đạo giành thắng lợi 9 ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, lật đổ chế độ quân chủ hàng nghìn năm, lật đổ chế độ thực dân gần trăm năm, giành độc lập, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân, đưa người dân nô lệ thành người tự do, làm chủ vận mệnh. Đưa Đảng Cộng Sản Việt Nam từ bất hợp pháp trở thành người lãnh đạo chính quyền 1 quốc gia độc lập. - Chứng minh xu thế thời đại, chứng minh con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam lựa chọn là đúng: Độc lập dân tộc gắn với phương hướng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. - Chọc thủng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dạn cũ, góp phần làm duy yếu và tan rã. b/ Nguyên nhân thắng lợi: .Khách quan: -Tình hình quốc tế thuận lợi (Liên Xô đánh bại phát xít Đức, Ý, Nhật) quân Nhật ở Đông Dương tan rã, ta chớp đúng thời cơ “ngàn năm có một”. .Chủ quan: - Do sự lãnh đạo sáng suốt đúng đắn của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam trong 15 năm: qua 3 cuộc tổng diễn tập, qua điều chỉnh chiến lược sách lược đúng đắn, chuẩn bị lực lượng chính trị, vũ trang, phương pháp cách mạng đúng, nắm bắt thời cơ đúng, tạo nên 1 sức mạnh tổng hợp. - Do tinh thần yêu nước, chống đế quốc xâm lược, chống phong kiến áp bức bốc lột, sự hy sinh cao cả của đồng bào, của các chiến sĩ cách mạng. 10

Ngày đăng: 03/04/2014, 22:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan