1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

cấu trúc dữ liệu và giải thuật PASCAL

130 1,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

§¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n PASCAL § 1. Các bước giải bài toán trên máy tính điện tử 1.1. Các bước để giải bài toán trên máy tính điện tử Bài toán ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng như một nhiệm vụ xử lý thông tin nào đó. Để giải một bài toán trên máy tính cần thực hiện các bước công việc sau đây: 1. Xác định rõ nội dung của bài toán: Đây là bước đầu tiên của quá trình giải bài toán trên máy tính. Trong bước công việc này, phải xác định mục đích giải bài toán, xác định các dữ liệu ban đầu cần cho việc giải bài toán, các thông tin kết quả thu được sau khi giải bài toán. Bước công việc này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tất cả các công việc tiếp theo. 2. Mô hình hoá bài toán: Nếu bài toán có nội dung toán học thì phải biểu diễn bài toán đã xác định ở bước 1 dưới dạng một mô hình toán học. Cụ thể hơn là phải biểu diễn các quan hệ giữa thông tin kết quả với các dữ liệu ban đầu dưới dạng các công thức hay phương trình toán học có như vậy mới có thể dùng máy tính để giải được. 3. Chọn phương pháp giải: Bước này phải trả lời được ba câu hỏi: Bài toán có thể giải được không? Nếu giải được thì theo phương pháp nào? Phương pháp nào là tốt nhất? 4. Viết thuật giải: Trên cơ sở phương pháp đã chọn ở bước 3, tiến hành viết thuật toán giải bài toán. Đây là bước công việc rất khó khăn. Một bài toán có thể được giải theo nhiều thuật toán khác nhau. Một thuật toán hợp lý sẽ giúp cho việc lập trình trở nên dễ dàng hơn. Nhìn chung thuật toán giải bài toán ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hiệu quả của bài toán. Thuật toán có thể được trình bây dưới dạng sơ đồ khối. Điều đó làm cho thuật toán rõ ràng, dễ hiểu dễ đọc. 5. Lập chương trình: Căn cứ vào thuật toán đã viết ở bước 4 mà tiến hành lập chương trình giải bài toán. Cần chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp với loại bài toán khả năng của máy tính được sử dụng. 6. Thử nghiệm chương trình: Bước công việc này là phải Gi¸o tr×nh Tin häc §¹i c¬ng 149 Khoa Tin häc Kinh tÕ chạy thử chương trình đã lập để phát hiện khắc phục các lỗi. Đối với các chương trình lớn phức tạp, việc mắc lỗi trong quá trình lập chương trình là khó có thể tránh khỏi. Cần chuẩn bị các bộ dữ liệu khác nhau với các kết quả đã biết trước để chạy thử. Chương trình có thể không gây lỗi hoặc cho kết quả đúng đối với bộ dữ liệu này nhưng lại mắc lỗi hoặc cho kết quả sai đối với bộ dữ liệu khác. Vì vậy, càng thử được với nhiều bộ dữ liệu khác nhau thì càng tốt. Cần chú ý đến các bộ dữ liệu đặc biệt. Có thể chia các lỗi thành ba loại: Lỗi ngữ pháp, lỗi ngữ nghĩa lỗi thuật toán. Lỗi ngữ pháp là lỗi do khai báo sai, các lệnh dùng không đúng quy định của ngôn ngữ. Những lỗi này thường dễ phát hiện ngay khi tiến hành dịch chương trình ra ngôn ngữ máy để thực hiện. Lỗi ngữ nghĩa thường phát hiện ra khi thực hiện chương trình, ví dụ như chia cho 0. Lỗi thuật toán thường khó phát hiện, có thể do công thức tính toán sai, chu trình lặp vô hạn Người lập trình thường phải tự mình phát hiện các lỗi trong thuật toán. 7. Giải bài toán: Dùng chương trình đã thử nghiệm để giải bài toán với dữ liệu thực tế. 8. Phân tích đánh giá sử dụng kết quả: Các thông tin kết quả do máy tính cung cấp cần được phân tích, đánh giá, kiểm tra nếu thấy hợp lý thì sử dụng. 9. Viết tài liệu hướng dẫn: Nếu chương trình được viết cho nhiều người dùng thì cần viết tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình để cung cấp cho người dùng cùng với các bản dịch chương trình nguồn ra ngôn ngữ máy. 1.2.Sự ra đời phát triển của PASCAL PASCAL là ngôn ngữ lập trình cấp cao do giáo sư N. Klaus With (Trưòng đại học Zurich, Thuỵ Sĩ) phát minh ra vào đầu những năm 1970. Ông đặt tên ngôn ngữ này là PASCAL để kỷ niệm nhà toán học người Pháp thế kỉ 17 là Blaise Pascal. Lúc đầu PASCAL được sáng tác nhằm mục đích dạy môn lập trình cho sinh viên trong các trường đại học. PASCAL giúp cho sinh viên cũng như những người mới học lập trình có được thói quen viết một chương trình có cấu trúc sáng sủa, rõ ràng, dễ đọc dễ hiểu cho cả những người khác. Trước khi PASCAL ra đời các sinh viên học lập trình bằng FORTRAN, là Ch¬ng III LËp tr×nh b»ng Pascal 150 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n một ngôn ngữ lâu đời nhất là ngôn ngữ không có cấu trúc. Giáo sư With thấy rằng có thể tránh được rất nhiều lỗi khi lập trình bằng một ngôn ngữ có cấu trúc khối có sự kiểm tra kĩ lưỡng sự tương thích giữa các kiểu dữ liệu. PASCAL là một ngôn ngữ có định kiểu mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là mọi biến hằng của một kiểu dữ liệu không thể tự do đem trộn lẫn với các biến hằng của một kiểu dữ liệu khác. Ví dụ cả hai vế của lệnh gán phải có cùng một kiểu, trừ trường hợp vế trái là biến thực (Real) còn vế phải là một giá trị nguyên (Integer). Việc qui định kiểu một cách chặt chẽ như vậy bắt buộc người lập trình luôn luôn phải viết các biểu thức gồm các dữ liệu tương thích về kiểu. PASCAL là một ngôn ngữ có cấu trúc, với một số đặc điểm tương tự ngôn ngữ ALGOL ngôn ngữ C. Đặc điểm của một ngôn ngữ có cấu trúc là có thể tách các dữ liệu (biến, hằng, ) các lệnh liên quan đến một công việc nhất định thành một khối riêng, tách khỏi phần còn lại của chương trình để người lập trình có thể giải quyết riêng từng phần một, từng khối một nhiều người có thể tham gia lập trình, mỗi người phụ trách một khối. Thông thường một khối tương ứng với một nhiệm vụ cụ thể, xác định, được thực hiện bằng các chương trình con với các biến địa phương các biến tạm thời của chương trình con đó. Bằng cách này có thể viết các chương trình con sao cho các sự kiện xảy ra trong đó không ảnh hưởng đến các phần khác của chương trình nằm ngoài chương trình con này. Lúc đầu PASCAL chủ yếu được dùng để dạy học. Trong quá trình phát triển, PASCAL đã thể hiện các ưu điểm của mình, trở thành một ngôn ngữ lập trình mạnh, được thương mại hoá nhanh chóng. Từ PASCAL do giáo sư With sáng tạo ra, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế các hãng đã phát triển thêm, đã tạo ra nhiều chương trình dịch PASCAL khác nhau, phổ biến hơn cả là: - ISO PASCAL (PASCAL chuẩn, ISO:International Standard Organization). - ANSI PASCAL (American National Standard Institute). - TURBO PASCAL (Của hãng Borland). Gi¸o tr×nh Tin häc §¹i c¬ng 151 Khoa Tin häc Kinh tÕ - IBM PASCAL (Của hãng MicroSoft). - UCSD PASCAL (University of California at San Diego). 1.3.Giới thiệu Turbo PASCAL Turbo PASCAL là sản phẩm của hãng Borland (Mỹ). Hiện nay Turbo PASCAL là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi nhất so với các loại PASCAL khác cũng như so với các ngôn ngữ khác vì các ưu điểm của nó: Tốc độ dịch nhanh, chương trình dịch ngắn gọn, các phần mở rộng của nó so với PASCAL chuẩn đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng Turbo PASCAL không ngừng được cải tiến, phát triển. Cho đến nay đã có các phiên bản sau đây: - Turbo PASCAL 1.0, 2.0, 3.0, 4.0, 5.0, 6.0 (1990) 7.0 (1992). Turbo PASCAL bao gồm nhiều tệp, trong đó có 2 tệp quan trọng nhất, bắt buộc phải có là TURBO.EXE TURBO.TPL. Hai tệp này có thể được chứa gọn trên một đĩa mềm. Tệp TURBO.EXE chứa một hệ soạn thảo (dùng để soạn thảo chương trình PASCAL) một chương trình dịch (dùng để dịch chương trình PASCAL ra ngôn ngữ máy). Tệp TURBO.TPL là một thư viện, chứa các hàm, các thủ tục các đơn vị chương trình chuẩn (có sẵn) của PASCAL. Ngoài ra, nếu muốn sử dụng các chức năng đồ họa của Turbo PASCAL thì cần có thêm các tệp sau đây: - GRAPH.PTU tệp chứa các lệnh, hàm, biến kiểu dữ liệu liên quan đến đồ hoạ. - EGAVGA.BGI tệp chứa các chương trình điều khiển màn hình các kiểu VGA hoặc CGA; - SANS.CHR, GOTH.CHR các tệp chứa các kiểu chữ (fonts) khác nhau dùng trong chế độ đồ họa. Khi được cài đặt vào máy, các tệp của Turbo PASCAL thường được đặt trong thư mục TURBO. Thư mục này gồm các thư mục con như sau: BIN Chứa các tệp TURBO.EXE, TURBO.TPL… UNIT Chứa các đơn vị chương trình *.TPU SOURCE Chứa các chương trình nguồn lớn làm Ch¬ng III LËp tr×nh b»ng Pascal 152 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n ví dụ. EXAMPL ES Chứa các ví dụ để trình diễn. DOC Chứa các tệp tài liệu. BGI Chứa các tệp dùng trong chế độ đồ hoạ. Tuy nhiên, tuỳ theo ý muốn của người sử dụng, các thư mục con đó có thể có các tên khác. § 2. Bộ chữ viết, từ khoá, tên trong PASCAL 2.1.Bộ chữ viết dùng trong PASCAL Mỗi loại ngôn ngữ, ngôn ngữ của con người cũng như ngôn ngữ của máy tính điện tử đều có bộ chữ viết riêng của mình. Trong PASCAL bộ chữ viết gồm có: a. Các chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh - Các chữ cái viết thường từ a đến z. - Các chữ cái viết hoa từ A đến Z. - Dấu gạch nối "_" . b. Các chữ số Bao gồm các chữ số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. c. Các kí hiệu đặc biệt Ký hiệ u ý nghĩa Ký hiệu ý nghĩa + Dấu cộng ; Dấu chấm phẩy - Dấu trừ : Dấu hai chấm * Dấu nhân hay dấu sao > Dấu lớn hơn / Dấu chia hay gạch chéo < Dấu nhỏ hơn = Dấu bằng { Dấu ngoặc móc mở ^ Dấu mũ } Dấu ngoặc móc đóng % Dấu phần trăm [ Dấu ngoặc vuông mở Gi¸o tr×nh Tin häc §¹i c¬ng 153 Khoa Tin häc Kinh tÕ ? Dấu hỏi ] Dấu ngoặc vuông đóng . Dấu chấm ( Dấu ngoặc tròn mở , Dấu phảy ) Dấu ngoặc tròn đóng # Dấu thăng ' Dấu nháy đơn $ Dấu đô la Dấu khoảng trống, dấu cách Mỗi chữ cái, chữ số hoặc kí hiệu đặc biệt được gọi là một kí tự. Turbo PASCAL không phân biệt chữ hoa chữ thường trong các tên, nhưng có phân biệt chữ hoa chữ thường trong các hằng kiểu ký tự các hằng kiểu dãy ký tự. Khi viết chương trình PASCAL, một số dấu phép tính được viết bằng hai kí tự: := Dấu phép gán Dấu các toán tử quan hệ: < > Dấu Khác <= Dấu không lớn hơn >= Dấu không nhỏ hơn 2.2.Từ khoá (Keyword) Từ khoá là những từ tiếng Anh, mỗi từ có ý nghĩa nhất định trong Turbo PASCAL. ý nghĩa của các từ khoá sẽ lần lượt được nghiên cứu trong các phần sau. Khi sử dụng các từ khoá phải viết đúng chính tả sử dụng đúng ý nghĩa của nó. Tên của người sử dụng không được trùng với các từ khoá. Trong Turbo PASCAL có các từ khoá sau đây: • Từ khoá chung: Program, Unit, Begin, End, Procedure, Function. • Từ khoá khai báo: Const, Var, Type, Label, Array, Uses, File, record, object, set, string. • Từ khoá của lệnh rẽ nhánh: If then else, case of. • Từ khoá của lệnh chu trình: For to do, For downto do, while do, repeat until. • Từ khoá điều khiển: with, goto. • Từ khoá toán tử: And, or, not, div, mod. • Từ khoá Nul: Nul. Khi trình bầy qui cách các lệnh, các từ khoá sẽ được viết bằng các chữ hoa, còn khi viết trong chương trình có thể viết Ch¬ng III LËp tr×nh b»ng Pascal 154 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n hoa hoặc viết thường. 2.3.Tên (Define) Tên là thành phần rất quan trọng của PASCAL. Nó được dùng để chỉ các đối tượng khác nhau trong chương trình như các hằng, các biến, các nhãn, các hàm, các thủ tục Tên là một dãy kí tự, bao gồm chữ cái, chữ số dấu gạch nối. Tên phải bắt đầu bằng chữ cái không được chứa dấu khoảng trống (space). Trong Turbo PASCAL 7.0 tên có thể có độ dài tùy ý, nhưng chỉ có 63 ký tự đầu tiên là có ý nghĩa. Tên không được trùng với từ khóa có thể viết bằng chữ hoa chữ thường, hoặc lẫn lộn cả chữ hoa chữ thường. PASCAL không phân biệt chữ hoa chữ thường trong các tên. Ví dụ: - Các tên sau đây dùng đúng: GIAIPHUONGTRINH, GiaiPhuongTrinh, Delta, HO_VA_TEN, A1, A2, DIA_CHI, LOP, ADDRESS - Các tên sau đây dùng sai: #LOP Bắt đầu bằng kí hiệu đặc biệt ARRAY Trùng với từ khoá. 1AB Bắt đầu bằng chữ số HO TEN Chứa dấu cách Khi đặt các tên phải cố gắng đặt sao cho chúng có ý nghĩa, phản ánh được nội dung của đối tượng mang tên này. Để dễ đọc các tên, có thể sử dụng dấu gạch nối hoặc viết kết hợp giữa chữ hoa chữ thường. Ví dụ: tên GIAIPHUONGTRINH có thể đặt là: GIAI_PHUONG_TRINH hoặc GiaiPhuongTrinh Chú ý: có thể dùng dấu gạch nối (_) để đặt tên như trong các ví dụ nêu trên, nhưng không được dùng dấu trừ (-). Trong Turbo PASCAL có một số tên đã được định nghĩa trước (Predefined Identifier), gọi là các tên chuẩn. Người dùng cần phải sử dụng những tên này theo ý nghĩa đã gán cho chúng. Tuy nhiên, nếu muốn có thể thay đổi ý nghĩa của các tên chuẩn. Đối với các từ khoá thì không thể làm như thế Gi¸o tr×nh Tin häc §¹i c¬ng 155 Khoa Tin häc Kinh tÕ được. Một số tên chuẩn thường được dùng trong Turbo PASCAL Abs boolean Char Integer Real Byte Text False True Arctan Read Readln Write Writeln Sqr Sqrt Số lượng các tên chuẩn phụ thuộc vào từng bản của Turbo PASCAL. Đối với từng tên chuẩn sẽ có giải thích kĩ càng về ý nghĩa, cách viết cách sử dụng trong chương trình. 2.4.Dấu chấm phẩy Dấu chấm phẩy ";" không thể thiếu được trong PASCAL, nó được dùng để ngăn cách các câu lệnh. Không nên hiểu đây là dấu kết thúc lệnh. 2.5 Lời giải thích (Comment) Lời giải thích dùng để giải thích cho chương trình thêm rõ ràng dễ hiểu khi người sử dụng nghiên cứu lại chương trình. Khi thực hiện, máy sẽ bỏ qua những phần giải thích này. Lời giải thích là dãy ký tự bất kỳ được đặt trong cặp dấu ngoặc móc mở { ngoặc móc đóng } hoặc trong cụm dấu ( * *). Chú ý: Nếu lời giải thích mở bằng cặp dấu (* thì phải đóng bằng cặp dấu *), nếu mở bằng dấu ngoặc móc mở { thì phải đóng bằng dấu ngoặc móc đóng }. Không thể mở bằng cặp dấu (* đóng lại bằng dấu ngoặc móc đóng } ngược lại. § 3. Cấu trúc một chương trình PASCAL Cấu trúc của một chương trình PASCAL thường gồm có 3 phần sau: 1- Phần tên chương trình. 2- Phần khai báo. 3- Phần thân chương trình. Trong ba phần trên chỉ có phần thân chương trình là phần bắt buộc phải có đối với mọi chương trình. Phần tên chương trình phần khai báo có thể có hoặc không tuỳ thuộc vào từng người sử dụng từng chương trình cụ thể. 3.1.Phần tên chương trình Ch¬ng III LËp tr×nh b»ng Pascal 156 §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Phần này dùng để đặt tên cho chương trình PASCAL. Nó bắt đầu bằng từ khoá PROGRAM, tiếp theo là một tên mà người dùng đặt cho chương trình phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;). Phần tên chương trình cho phép người dùng phân biệt chương trình này với chương trình khác. Chương trình dịch PASCAL không quan tâm đến phần này có hay không. Phần tên chương trình không bắt buộc phải có trong một chương trình PASCAL. Ví dụ: Phần tên chương trình có thể có dạng PROGRAM SAPXEP; PROGRAM TAOTEPSN; PROGRAM GiaiPhuongTrinhBac2; Chú ý: Không nên nhầm lẫn tên chương trình trong phần này với tên tệp chứa chương trình PASCAL. 3.2.Phần khai báo Phần này có nhiệm vụ mô tả các đối tượng của bài toán, mô tả dữ liệu, các biến, các hằng, chương trình con. Tất cả các tên (trừ các tên chuẩn) được sử dụng trong chương trình đều phải được khai báo. Trong quá trình dịch chương trình nguồn ra chương trình đích, nếu phát hiện một tên chưa được khai báo, trên màn hình sẽ xuất hiện thông báo lỗi quá trình dịch bị dừng lại. Một chương trình PASCAL có thể gồm các mục khai báo sau: - Khai báo các đơn vị chương trình UNIT (USES). - Khai báo các hằng (CONST). - Khai báo các nhãn (LABEL). - Khai báo các kiểu dữ liệu (TYPE). - Khai báo các biến (VAR). - Khai báo các thủ tục (PROCEDURE). - Khai báo các hàm (FUNCTION). Bao nhiêu mục khai báo được sử dụng là tuỳ theo yêu cầu của từng chương trình cụ thể tuỳ ý muốn của người dùng. a.Khái niệm hằng biến Hằng (Constant) là một giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Tên hằng là tên được đặt theo quy ước để đại diện cho một giá trị không thể thay Gi¸o tr×nh Tin häc §¹i c¬ng 157 Khoa Tin häc Kinh tÕ đổi. Biến (Variable) là một giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Tên biến là tên được đặt theo quy ước để đại diện cho một giá trị có thể thay đổi. b.Khai báo hằng Thông thường, mỗi khi muốn sử dụng một hằng, người sử dụng viết luôn hằng đó. Ngoài cách đó ra, có thể đặt tên cho hằng đó khi sử dụng hằng ấy chỉ cần gọi nó ra. Nhìn bề ngoài, tên hằng giống như tên biến. Điểm khác nhau cơ bản giữa hằng biến là với biến trong chương trình có thể thay đổi giá trị của biến có tên đó bằng nhiều cách, còn đối với hằng thì không thể thay đổi giá trị đã gán cho tên hằng đó. Mục khai báo hằng dùng để đặt tên cho các hằng được bắt đầu bằng từ khoá CONST, tiếp theo là các lệnh khai báo hằng. Quy cách: Const <Tên hằng> = <Giá trị hằng>; Nếu có nhiều tên hằng có cùng một giá trị thì các tên đó cách nhau bằng dấu phẩy. Nếu có nhiều lệnh khai báo hằng thì phân cách các lệnh bằng dấu chấm phẩy (;). Ví dụ: Mục khai báo hằng có thể có dạng: CONST GIOIHAN = 255; TOIDA = 1024; TEN = 'Quynh Linh'; A,B,C = -1.234; Một số hằng đã được định nghĩa sẵn trong Turbo PASCAL. Người sử dụng có thể sử dụng các hằng đó mà không cần khai báo chúng. Tên hằng Kiểu hằng Giá trị của hằng PI Real 3.1415926536E+00 FALSE Boolean Sai TRUE Boolean Đúng MAXINT Integer 32767 c. Khai báo biến Tất cả các biến sử dụng trong chương trình đều phải được Ch¬ng III LËp tr×nh b»ng Pascal 158 [...]... bỏo cỏc hm; BEGIN END Đ 4 Cỏc bc thc hin mt chng trỡnh PASCAL Mun chy mt chng trỡnh PASCAL gii mt bi toỏn cn thc hin mt s bc cụng vic Cỏc bc cụng vic ú l: khi ng PASCAL, son tho chng trỡnh, dch chng trỡnh, chy chng trỡnh, thoỏt khi PASCAL 4.1.Khi ng Turbo PASCAL Gi s cỏc tp ca Turbo PASCAL trong th mc TURBO ca th mc gc ca a C khi ng Turbo PASCAL, t du nhc ca DOS chuyn v th... Turbo PASCAL, t du nhc ca DOS chuyn v th mc TURBO lm th mc hin thi ri gi: TURBO PASCAL s c mỏy tớnh in t np t a vo b nh Khi Turbo PASCAL ó c np ỳng vo b nh, mn hỡnh cú dng nh hinh v 3.1 160 Chơng III Lập trình bằng Pascal Đại học Kinh tế Quốc dân Hỡnh 3.1 Mn hỡnh PASCAL Dũng phớa trờn ca mn hỡnh l dũng thc n ca Turbo PASCAL Phớa di ca mn hỡnh l dũng thụng tin hng dn Phn gia mn hỡnh trng, dnh ch cho... Write( 'PASCAL' ); GoToXY(X-6,Y+1);TextColor(Green); Write( 'PASCAL' ); GoToXY(X+6,Y+2);TextColor(Blue); Write( 'PASCAL' ); GoToXY(X,Y+3);TextColor(0); Write( 'PASCAL' ); Giáo trình Tin học Đại c ơng 181 Khoa Tin học Kinh tế Readln; End f.Cỏc th tc LowVideo v NormVideo Hai th tc ny iu khin sỏng ca ký t c in trờn mn hỡnh Th tc LowVideo lm cho sỏng yu i Th tc NormVideo cho sỏng bỡnh thng Vớ d: In dóy ký t "PASCAL" ... trong ngụn ng PASCAL c gi l chng trỡnh ngun Tp cha chng trỡnh ny cú phn m rng l .PAS Mỏy tớnh khụng th thc hin c chng trỡnh ny gii bi toỏn m phi dch chng trỡnh ra ngụn ng mỏy thỡ mi thc hin c Chng trỡnh trong ngụn ng mỏy c gi l chng trỡnh ớch Tp ny cú phn m rng l .EXE Vic dch chng trỡnh ngun ra chng trỡnh ớch c thc hin bi chng trỡnh dch PASCAL Khi bm Alt+F9 lỳc ú chng trỡnh dch ca Turbo PASCAL s dch... thc hin mt chng trỡnh PASCAL Nhp t hp phớm Ctrl+F9 Khi ú mỏy kim tra xem ó cú chng trỡnh ớch cha Nu cú chng trỡnh ớch thỡ mỏy s thc hin chng trỡnh ú gii bi toỏn Nu cha cú chng trỡnh ớch thỡ mỏy s dch chng trỡnh ngun ra chng trỡnh ớch, ri mi thc hin Nhp t hp phớm Alt+F5 xem kt qu bi toỏn Xem xong nhp phớm bt k tr v mn hỡnh son tho 4.5.Thoỏt khi Turbo PASCAL kt thỳc Turbo PASCAL cn thoỏt khi nú... trỡnh trong Turbo PASCAL Đ 5 Mt s kiu d liu thng dựng 5.1.Khỏi nim kiu d liu Cỏc d liu do mỏy tớnh x lý cú nhiu c im khỏc nhau Cn c vo cỏc c im ú m ta phõn chia d liu thnh cỏc kiu khỏc nhau Kiu d liu (Data Types) l s qui nh v cu trỳc, min giỏ tr m mt bin thuc kiu ú cú th nhn c v tp hp cỏc phộp toỏn xỏc nh trờn min giỏ tr ú Trong PASCAL mi hng, mi bin u phi thuc v mt kiu d liu nht nh PASCAL ũi hi cht... trong PASCAL c chia thnh biu thc s hc, biu thc lụ gic v biu thc dóy ký t Biu thc s hc l biu thc cú kt qu l mt giỏ tr s nguyờn hoc mt giỏ tr s thc Biu thc lụ gic l biu thc cú kt qu l mt giỏ tr lụ gic 172 Chơng III Lập trình bằng Pascal Đại học Kinh tế Quốc dân Biu thc dóy ký t l biu thc cú kt qu l mt giỏ tr dóy ký t 6.2.Cỏc phộp toỏn (Operator) Cỏc phộp toỏn c vit bng cỏc du phộp toỏn Trong TURBO PASCAL. .. NONAME000.PAS M tp ang cú trờn a hay tp mi trong mt ca s mi Ct mt tp trong b nh vo a Ct mt tp ( trong b nh) vo a vi tờn mi i th mc hin thi In ni dung tp ra mỏy in Ci t mỏy in Thoỏt khi PASCAL tm thi v DOS T DOS v PASCAL bng lnh EXIT Kt thỳc PASCAL v DOS F2 Change dir Print Print setup DOS shell eXit Alt+X SEARCH Find Replace Search again Go To line number Show last compilier error Find error Find procedure... REAL Mt giỏ tr kiu thc l mt s thc nm trong khong m mỏy tớnh in t cú th x lớ c Gii hn ny ph thuc vo tng mỏy tớnh v tng chng trỡnh Trong Turbo PASCAL gii hn l 2.9E -39 ữ 1.7E+38 Bin thc l bin nhn cỏc giỏ tr thc T khoỏ REAL c dựng khai bỏo bin thc Trong chng trỡnh Pascal s thc cú th c vit di hai dng du phy tnh v du phy ng b.S thc du phy tnh S thc du phy tnh l s thc cú phn nguyờn v phn l Du chm (.) c dựng... dóy ký t i vi cỏc d liu kiu dóy ký t ch cú mt phộp tớnh duy nht l phộp ghộp c ký hiu bng du cng (+) Phộp tớnh ny to nờn mt dũng ký t bng cỏch ghộp hai dóy ký t cho trc vi nhau Vớ d: 'TURBO'+' PASCAL' = 'TURBO PASCAL' Giáo trình Tin học Đại c ơng 171 Khoa Tin học Kinh tế c.So sỏnh hai dóy kớ t Khi so sỏnh hai dóy ký t, mỏy s so sỏnh tng cp ký t vi nhau k t trỏi qua phi theo tiờu chun sau Hai dóy ký

Ngày đăng: 03/04/2014, 20:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w