Bài thuốcchữabệnhviêmxoang Những ai bị viêmxoang mới thấm hết nỗi thống khổ của căn bệnh này mỗi đợt “trở trời” viêm cấp. Uống thuốc giảm đau mãi chưa chắc tốt… Những ai bị viêmxoang mới thấm hết nỗi thống khổ của căn bệnh này mỗi đợt “trở trời” viêm cấp. Uống thuốc giảm đau mãi chưa chắc tốt… Viêmxoang thường được điều trị theo Tây y hoặc nạo VA khi bệnh trở nặng. Theo y học cổ truyền, để trị viêm xoang, ngoài các bàithuốc còn có bấm huyệt, chiếu laser. Điểm mặt “kẻ tấn công” Xoang là những hốc chứa không khí nằm trong sọ, thông vào hốc mũi và được bao bởi niêm mạc. Niêm mạc mũi chứa nhiều lông chuyển giống như cây chổi, lùa dẫn chất dơ trong xoang ra tận hốc mũi. Nhờ vào sự thông thoáng này mà xoang không bị viêm nhiễm nhưng nếu đường thông vào mũi có vật cản (bụi), bị nghẹt (sổ mũi), vi khuẩn gây viêm mũi, ngạt mũi… sẽ có thể khiến xoang bị viêm, gây đau. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói xe, bụi bẩn, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu khiến viêmxoang phát triển. Đây là điều kiện cho các loại vi khuẩn có cơ hội tấn công gây viêm mũi rồi dần chuyển sang viêm xoang. Vệ sinh cá nhân kém, dùng chung khăn mặt, sức đề kháng kém hay người có cơ địa dị ứng với hóa chất, phấn hoa, đồ biển… làm cho niêm mạc mũi bị phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang cũng dẫn đến viêm xoang. Ngoài ra, thay đổi độ cao như khi bạn di chuyển bằng máy bay hoặc lặn sâu dưới đại dương hay dùng quá nhiều thuốc chống nghẹt mũi cũng có nguy cơ bị viêm xoang. Bàithuốc cho từng triệu chứng bệnh Tùy theo từng triệu chứng và biểu hiện của bệnh sẽ có những bàithuốc phù hợp: 1. Nhiễm phong hàn: Những triệu chứng như: đau vùng mặt, nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi đục, hơi thở hôi, sưng quanh ổ mắt (trẻ em), sốt mệt mỏi lừ đừ, đàm xuống họng, lưỡi bị trắng, sợ lạnh kéo dài khoảng 4 tuần. Phương thuốc điều trị: - Tử tô 8-10g (hạt tía tô) - Bạc hà 8-10g - Bạch chỉ 8-10g - Quế chi 6-8g - Khương hoạt 6-8g - Sinh khương 8-10g Chảy mũi nhiều, thêm tân di hoa 4-6g. Tử tô, bạch chỉ, sinh khương, tân di hoa có sơ tán phong hàn ở đầu. Bạc hà giúp giải nhiệt, bớt đau đầu. 2. Phong nhiệt: Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu, khó chịu, sốt, sợ gió, ra nhiều mồ hôi, nghẹt mũi, môi miệng khô rát, đau họng, tiểu ít, mệt mỏi lừ đừ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch phù. Phương thuốc điều trị: - Tang diệp 8-10g - Cúc hoa 8-10g - Bạc hà 8-10g - Mạn kinh tử 8-10g - Kinh giới 6-8g Nếu nước tiểu vàng, dùng thêm rễ tranh 8-10g Trong đó, tang diệp, cúc hoa, mạn kinh tử, kinh giới giúp sơ phong tán nhiệt, hết nhức đầu. 3. Phong thấp: Cảm thấy nhức đầu, cảm giác đầu rất nặng, đàm xuống họng, mệt mỏi, ho, chảy mũi đục, chân tay tê mỏi mệt, đi tiêu lỏng, tiểu ít, rêu lưỡi trắng nhớt. Phương thuốc điều trị: - Bạch chỉ 8-10g - Mạn kinh tử 8-10g - Thổ phục linh 8-10g - Trần bì 2-4g - Bán hạ chế 4-6g - Gừng sống 6-8g - Cam thảo đất 8-10g Nếu bệnh nhân ít tiểu, toa thuốc sẽ cho thêm Mã đề 8-10g Trong đó, bạch chỉ, thổ phục linh: trừ phong thấp. Mạn kinh tử: sơ phong tán nhiệt. Trần bì, bán hạ chế: lý khí hóa đàm. Gừng sống: sơ phong tán hàn, trừ đàm. Cam thảo: lợi tiểu, tiêu độc. Cách sắc thuốc: Bỏ các vị ở mỗi bàithuốc nấu chung với 3 chén nước, sắc còn 1 chén, uống lần 1. Giữ lại bã, chiều sắc lại uống lần 2. Điều trị bằng laser kết hợp bấm huyệt Cách điều trị này được áp dụng tại các bệnh viện y học cổ truyền, người bệnh không thể tự thực hiện. 1. Nhiễm phong hàn: Chiếu quang châm hồng ngoại kết hợp với bấm huyệt 25 phút. Phương huyệt: - Huyệt Bách hội: 5 phút (đỉnh đầu) - Huyệt phong trì: 10 phút (2 hõm phía sau ót dưới chân tóc) - Huyệt nghinh hương: 10 phút (2 bên cánh mũi) 2. Phong nhiệt: Thời gian: 25 phút Phương huyệt: - Huyệt Bách hội: 10 phút - Huyệt Toản trúc: 10 phút (2 đầu chân mày) - Huyệt Thái dương: 5 phút (giữa đuôi chân mày và mép tóc) 3. Phong thấp: Thời gian: 30 phút Phương huyệt: - Huyệt Bách hội: 5 phút - Huyệt Thái dương: 5 phút - Huyệt Ấn đường: 10 phút (giữa 2 chân mày) - Phong trì: 10 phút Phòng bệnh tốt nhất Để tránh bị viêm xoang, bạn nên thực hiện các nguyên tắc sau: - Ăn nhiều trái cây, rau củ để tăng cường sức đề kháng - Chích ngừa cúm mỗi năm - Thường xuyên rửa tay trước khi ăn, sau khi bắt tay người khác - Đeo khẩu trang khi đi trên đường, nơi có khói, bụi - Uống thật nhiều nước - Đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị khi phát hiện những bất thường ở mũi, xoang, họng, dị ứng đường hô hấp - Không nên dùng toa thuốc của người khác hoặc tự mua kháng sinh về điều trị tránh tình trạng lờn thuốc - Giữ ấm vùng đầu, mặt, không ngồi trước quạt, máy lạnh. Không tắm gội khi trời đã về khuya. Đi sớm về khuya nên đội nón, đeo khẩu trang để tránh bị lạnh mũi. . Bài thuốc chữa bệnh viêm xoang Những ai bị viêm xoang mới thấm hết nỗi thống khổ của căn bệnh này mỗi đợt “trở trời” viêm cấp. Uống thuốc giảm đau mãi chưa chắc tốt… Những ai bị viêm xoang. căn bệnh này mỗi đợt “trở trời” viêm cấp. Uống thuốc giảm đau mãi chưa chắc tốt… Viêm xoang thường được điều trị theo Tây y hoặc nạo VA khi bệnh trở nặng. Theo y học cổ truyền, để trị viêm xoang, . thông xoang cũng dẫn đến viêm xoang. Ngoài ra, thay đổi độ cao như khi bạn di chuyển bằng máy bay hoặc lặn sâu dưới đại dương hay dùng quá nhiều thuốc chống nghẹt mũi cũng có nguy cơ bị viêm xoang.