Mẹogiúpbéđỡđau sau tiêmphòngTiêmphòng có thể là những trải nghiệm không hề dễ chịu đối với trẻ em, đặc biệt là với những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Cha mẹ hãy giúpbé trải qua việc tiêmphòng một cách nhẹ nhàng và đỡđau hơn với một số mẹo nhỏ dưới đây: 1. Làm trẻ phân tâm Mỗi khi đi tiêm, cha mẹ hãy mang theo cho trẻ một đồ chơi mới, hoặc chỉ cho trẻ một bức tranh trên tường hay đơn thuần chỉ là nói điều gì đó buồn cười hoặc thổi bong bóng cho trẻ xem… Những việc này sẽ khiến trẻ mất tập trung vào các mũi tiêm và cảm thấy đỡđau hơn. Theo ông Herschel Lessin bác sỹ chuyên khoa nhi đến từ Tập đoàn Y tế Trẻ em tại New York, Mỹ thì chỉ một chút xao lãng nhỏ lúc tiêm cũng sẽ rất hiệu quả đối với trẻ. 2. Ho Đối với trẻ lớn hơn một chút thì “ho” là một biện pháp khá thành công. Theo kết quả một nghiên cứu đăng trên tạp chí Pediatrics của Mỹ thì ho một lần trước và một lần giữa các mũi tiêm (nếu tiêm hơn 1 mũi/lần) sẽ giúp trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 5 và từ 11 đến 12 cảm thấy đỡđau hơn. Ngoài ra, với các trẻ khoảng 3 tuổi thì một mẹo “luôn luôn hiệu quả” mà bác sỹ Lessin thường áp dụng đó là khuyến khích trẻ tưởng tượng rằng các bé đang thổi nến sinh nhật. 3. Đồ ngọt Một nghiên cứu đã được tiến hành vào năm 2010 nhằm xem xét tác động của đồ ngọt, ví dụ như đường, đối với các bé từ 1 đến 12 tháng tuổi khi tiêm chủng. Kết quả là hầu hết các bé được cho nếm một chút đường trước khi tiêm khóc ít hơn cả trong và sau khi tiêm so với những bé không ăn uống gì hoặc chỉ uống nước. Chính vì thế, “hãy mang theo chút đồ ngọt cho bé mỗi khi đi tiêm chủng”, TS Lessin khuyên. 4. Hoạt hình Điều gì có thể quyến rũ các bé hơn là những nhân vật hoạt hình vui tươi nhảy nhót trên màn hình? Theo kết quả một Nghiên cứu do các nhà khoa học tại trường Đại học Georgia (Mỹ) thực hiện đăng trên Tạp chí Journal of Pediatric Psychology thì trẻ em thường cảm thấy đỡđau hơn khi các cô y tá bật phim hoạt hình trong quá trình tiêm chủng. “Bất kỳ biện pháp gì khiến trẻ phân tâm, kể cả hoạt hình, trò chơi điện tử…đều giúp trẻ trải qua việc tiêm chủng nhẹ nhàng hơn”, TS Lessin cho biết. Nếu tại phòngtiêm chủng mà bạn thường đưa bé đến không có ti vi thì có thể đề nghị bác sỹ cho bạn được mang những vật dụng cá nhân, ví dụ như ipad hoặc máy tính xách tay, để hỗ trợ. 5. Núm vú giả Dù là để trẻ nhai, ngậm…hay vì bất kỳ mục đích nào khác thì một núm vú giả có thể khiến các bé nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi bị tiêm. Một nghiên cứu được trường Đại học Michigan (Mỹ) tiến hành chỉ ra rằng các núm vú giả có thể giúp trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé mới được vài tháng tuổi, đỡ bị đau hơn trước, trong và sau khi tiêm phòng. Và nếu những núm vú đó được nhúng vào nước đường trước khi cho trẻ ngậm thì sẽ càng mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, sau khi tiêm chủng, nếu được bú mẹ thì cũng sẽ giúpbé bớt khóc hơn. . Mẹo giúp bé đỡ đau sau tiêm phòng Tiêm phòng có thể là những trải nghiệm không hề dễ chịu đối với trẻ em, đặc biệt là với những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Cha mẹ hãy giúp bé trải. tuổi, đỡ bị đau hơn trước, trong và sau khi tiêm phòng. Và nếu những núm vú đó được nhúng vào nước đường trước khi cho trẻ ngậm thì sẽ càng mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, sau khi tiêm. và một lần giữa các mũi tiêm (nếu tiêm hơn 1 mũi/lần) sẽ giúp trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 5 và từ 11 đến 12 cảm thấy đỡ đau hơn. Ngoài ra, với các trẻ khoảng 3 tuổi thì một mẹo “luôn luôn hiệu quả”