HỨATỬHOÀI-NHÀĐIÊUKHẮCHứaTửHoài trước khi đi học đã có một năm làm công nhân mỏ than Làng Cẩm Thái Nguyên, tuy ở tuổi 17 nhưng đã có vóc dáng cao to, gương mặt hiền, chất phác, có đôi bàn chân, bàn tay có vẻ như quá cỡ, trong sinh hoạt có phần rụt rè, ít nói và luôn nở nụ cười thân thiện. Trong bốn năm học HứaTửHoài chăm chỉ tiếp thu những kiến thức về văn hoá và chuyên môn. Năm 1963 HứaTửHoài tốt nghiệp và được phân công về công tác tại Bảo tàng Việt Bắc nhưng sau đó 3 năm, HứaTửHoài trở lại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và tiếp tục học Đại học khoa điêukhắc với sự hướng dẫn của các thầy giáo là các nhàđiêukhắc cách tân và nổi tiếng của Việt Nam đó là nhàđiêukhắc Lê Công Thành và nhà điêukhắc Nguyễn Hải. Anh đã học hỏi được nhiều ở các nghệ sĩ bậc thầy này về ngôn ngữ điêukhắc hiện đại. Tuy nhiên anh vẫn thích phong cách của tác giả điêukhắc nổi tiếng thế giới Henri Morơ (Henri Moore) bởi sự liên tưởng tạo hình mà ông ta đã đem lại. Tháng 9 năm 1971 sau khi tốt nghiệp HứaTửHoài lại trở về công tác tại cơ quan cũ nay đã được đổi tên là Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Bắc - Tp. Thái Nguyên. Từ đó ngoài các công tác về mỹ thuật nội thất và điêukhắc được Bảo tàng giao, anh âm thầm sáng tác điêukhắc với các tác phẩm tượng gỗ, một chất liệu luôn sẵn có ở núi rừng Việt Bắc, quê hương anh. Vào thời kỳ đó, Giám đốc Bảo tàng Nông Viết Toại rất quan tâm đến năng lực sáng tạo điêukhắc của anh, luôn tạo điều kiện cho anh, nên đã đề xuất giành cho anh một khu vực ngoại cảnh Bảo tàng để anh làm vườn tượng, và anh rất hứng thú với đề xuất tuyệt vời này. Năm 1973, anh đã có tác phẩm Thông đường Trường Sơn, tiếp đó là các tác phẩm Kim Đồng (1975). Đặc biệt với tác phẩm tượng gỗ: Bộ đội về làng - gỗ mít cao 70cm sáng tác năm 1975 anh đã giành được giải A tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1976 tổ chức tại Khu triển lãm Vân Hồ Hà Nội, đây là giải thưởng đầu tiên của anh nhưng lại là một giải thưởng cao nhất tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đã đánh giá anh là một tác giả đầy triển vọng của điêukhắc Việt Nam. Năm 1978 anh sáng tác các tác phẩm Học nhóm, Bác Hồ ở Việt Bắc, và tác phẩm Du kích Bắc sơn tham dự triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1980, ba tác phẩm Bất Khuất, Du Kích Bắc Sơn và Soong Sli- tượng gỗ dạ hương cao 80cm (1983) dự triển lãm 10 năm điêukhắc lần thứ hai (1973 - 1983) đã đem lại giải Nhất cho anh và điều trùng hợp là bạn học của anh là nhàđiêukhắc Tạ Quang Bạo cũng nhận được giải Nhất từ triển lãm này. Tác phẩm tượng gỗ Soong Sli đã được đồng nghiệp và các nhà phê bình Mỹ thuật đánh giá cao, khẳng định một phong cách tượng gỗ riêng của HứaTửHoài trong làng điêukhắc Việt Nam và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Những năm tiếp theo, trong sáng tác anh đã có nhiều tác phẩm mới và giành được nhiều giải thưởng xứng đáng tại các triển lãm lớn: tác phẩm Bất khuất - gỗ mít cao 100cm Giải A triển lãm Mỹ thuật đề tài lực lượng vũ trang 1984; tác phẩm Bên bếp lửa- tượng gỗ cao 60cm (1985) Huy chương vàng tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1985; tác phẩm Bi hùng- tượng gỗ cao 120cm (1990), Bác Hồ về Bản- gỗ dạ hương cao 110cm giải nhì tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1990; tác phẩm ác mộng- tượng gỗ cao 140cm (1996) giải Nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam 1996. Bên cạnh những tác phẩm nhận được những giải thưởng cao tại các triển lãm, nhà điêukhắc Hứa TửHoài còn có nhiều tác phẩm khác như: Tuổi thơ, Ông cháu, Hoàng Văn Thụ, Nàng Tô Thị; Bác Hồ với thiếu nhi vùng cao Các tác phẩm điêukhắc tại đài liệt sĩ tỉnh Thái Nguyên, phù điêu gỗ, có kích thước lớn hơn 20m2 tại tiền sảnh bảo tàng Thái Nguyên và phù điêu chất liệu đá cho Bảo tàng Lạng Sơn Cho dù nhàđiêukhắcHứaTửHoài có sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để làm tác phẩm, nhưng đối với chúng tôi những người làm công tác mỹ thuật và công chúng rộng rãi đều biết tới anh là một nhàđiêukhắc chất liệu gỗ xuất sắc. Các tác phẩm tượng gỗ HứaTửHoài thường có bố cục giản dị, chặt chẽ, tìm tòi các hình khối chắt lọc, căng nở và đặc biệt tình cảm của người nghệ sĩ được bộc lộ qua tác phẩm mạnh mẽ và sâu sắc cũng như bản tính của anh thâm trầm, ít lời, xuề xòa, gần gũi trong sinh hoạt nhưng lại rất sâu sắc, khó tính trong sáng tác. Anh tâm sự với họa sĩ Vũ Ngọc Anh, HứaTửHoài nói: những tâm đắc nhất là cái còn đang nằm trong tâm tưởng. Bởi vì giữa cái suy ngẫm trừu tượng và sự khắc gọt cụ thể, bao giờ cũng có một khoảng cách mà bản lĩnh nghề nghiệp chỉ rút ngắn cự ly chứ không thể hoà đồng chúng với nhau. Tôi có thói xấu, là cứ sau một thời gian, nhìn lại tượng của mình, dù là tâm đắc cũng thấy ngường ngượng làm sao Có thể nói nhàđiêukhắcHứaTửHoài là một trong những nhà điêukhắc thành công trong các tác phẩm với chất liệu gỗ, số lượng tác phẩm của anh không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm được anh sáng tác đều được đánh giá cao tại các triển lãm mỹ thuật. ở HứaTử Hoài, sáng tạo nghệ thuật như là một tài năng bẩm sinh, chân thực, trau chuốt và đầy ắp tình cảm của tác giả. HứaTửHoài cũng là một trong các nhà điêukhắc người dân tộc thiểu số có vị trí xứng đáng trong nền điêukhắc Việt Nam hiện đại đó là các nhàđiêu khắc: HứaTửHoài dân tộc Nùng, Đinh Rú dân tộc Chăm - giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và các nhàđiêukhắc Hồ Uông dân tộc Vân Kiều, Mô Lô Kai dân tộc Kà Tu, Đàng Năng Thọ dân tộc Chăm, nhận được nhiều giải thưởng trong các triển lãm Mỹ thuật toàn quốc và của Hội Mỹ thuật Việt Nam. NhàđiêukhắcHứaTửHoài là người dân tộc Nùng, sinh ngày 23/2/1942, tại xã Quốc Khánh, Tràng Định - Lạng Sơn trong một gia đình nông dân nghèo. Trong quá trình công tác và hoạt động nghệ thuật từ ngày ra trường anh gắn bó với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Bắc với thành phố Thái Nguyên và ngôi nhà tại phố Phủ Liều 2, Phường Hoàng Văn Thụ Tp. Thái Nguyên. Năm 2001, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng Nhà điêukhắc Hứa TửHoài giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Bác Hồ với thiếu nhi vùng cao - tượng xi măng (2m) - 1990 - 1996, Bên bếp lửa- tượng gỗ (60) - 1985, Tuổi thơ - tượng gỗ (40), Bi hùng- tượng gỗ (120) - 1990, Soong Sli- tượng gỗ (80) - 1983, ác mộng - tượng gỗ (140) - 1996. Hội đồng giải thưởng Nhà nước đã nhận xét: HứaTửHoài là nhàđiêukhắc dân tộc Nùng. Từ trong lòng quê hương, ông đã sáng tác những tác phẩm điêukhắc về Bác Hồ, những tượng đặc tả người dân tộc miền Núi chân thật, có nét riêng của tác giả trong sáng tạo nghệ thuật. . đáng trong nền điêu khắc Việt Nam hiện đại đó là các nhà điêu khắc: Hứa Tử Hoài dân tộc Nùng, Đinh Rú dân tộc Chăm - giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và các nhà điêu khắc Hồ Uông. cao - tượng xi măng (2m) - 1990 - 1996, Bên bếp lửa- tượng gỗ (60) - 1985, Tuổi thơ - tượng gỗ (40), Bi hùng- tượng gỗ (120) - 1990, Soong Sli- tượng gỗ (80) - 1983, ác mộng - tượng gỗ (140) -. tục học Đại học khoa điêu khắc với sự hướng dẫn của các thầy giáo là các nhà điêu khắc cách tân và nổi tiếng của Việt Nam đó là nhà điêu khắc Lê Công Thành và nhà điêu khắc Nguyễn Hải. Anh