1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Người mua cần cảnh giác với thông tin quảng cáo nhà đất pot

5 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 244,32 KB

Nội dung

Người mua cần cảnh giác với thông tin quảng cáo nhà đất Hiện nay, số lượng trung tâm môi giới bất động sản mọc lên như nấm. Tuy nhiên, không phải trung tâm nào cũng uy tín. Có nhiều trung tâm môi giới nhà đất giở mánh khóe bắt tay với chủ nhà, “mượn” tạm một căn nhà để dẫn khách đến xem và nghiễm nhiên “móc túi” khách hàng. Đặc biệt hơn khi không ít các website thông tin về mua - bán - thuê bất động sản “bịa” ra một ngôi nhà bất kỳ, đi chụp ảnh, quay video và “đóng dấu”… “đã giao dịch” để đánh bóng thương hiệu khiến khách hàng lầm tưởng, chủ nhà liên tục bị làm phiền. Chuyện gia đình ông Đỗ Mạnh Hùng (Tây Hồ, Hà Nội) là một ví dụ điển hình, tình cờ ông Hùng được bạn bè và chính những người đang thuê mặt bằng tầng 1 căn nhà của ông cho biết hình ảnh ngôi nhà và video clip quay lại cảnh quan ngôi nhà ông xuất hiện tràn lan trên các website nhà đất, các công ty môi giới BĐS. Ông Hùng bán tín bán nghi bởi không hiểu chuyện gì đang xảy ra với ngôi nhà mình khi nó bỗng dưng… “nổi tiếng” (?) Theo gợi ý của những người bạn, ông Hùng đã vào trang tìm kiếm “Google” và “search” đúng địa chỉ ngôi nhà mình thì nhận được hàng nghìn kết quả với nội dung: “Cho thuê nhà Yên Phụ, Tây Hồ, nhà mặt đường. Địa chỉ: số 102 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội. Nhà 4 tầng, diện tích mặt bằng 30m2, tổng diện tích sử dụng 120m2, mặt tiền 4.3m. Khu dân trí cao, an ninh tốt, giao thông thuận tiện. Giá cho thuê: 24 triệu/tháng”. Ông Hùng khẳng định nhà ông không cho thuê cũng như chưa bao giờ đăng tin cho thuê, ngoài hình ảnh bên ngoài ngôi nhà là đúng còn đâu mọi thông số về ngôi nhà đều sai, người liên hệ là một cái tên với số điện thoại lạ lẫm. Đặc biệt hơn, thông tin về ngôi nhà ông Hùng đã có tới hơn 800 lượt xem và hồn nhiên được “đóng dấu” đỏ chót trên website với nội dung “đã giao dịch”. Một trường hợp khác là câu chuyện của anh Nguyễn Văn Cường (Cầu Giấy, Hà Nội); gần 2 năm nay, máy điện thoại của anh Cường liên tục có những số máy lạ gọi đến với cùng một chủ đề “hỏi thuê nhà”. Cảm thấy bực mình và phiền phức, anh Cường đã tìm lại thông tin anh rao cho thuê căn nhà tập thể ở quận Cầu Giấy trên mạng cách đây gần 2 năm đã được rất nhiều các website về nhà đất khác “copy” và rao trên mạng của họ. Tinh vi hơn khi ngoài nội dung thông tin về ngôi nhà, họ còn trực tiếp đến tận nơi mục sở thị và quay lại căn nhà anh Cường để đưa lên mạng. Tuy nhiên, chính vì cái slogan “chất lượng nhất từ trước đến nay” mà không ít website kiểu này đã gây phiền nhiễu cho chủ nhà, sự kỳ vọng cho người có nhu cầu thuê nhà, đồng thời khiến họ mất chi phí liên lạc. Không chỉ có vậy, hiện nay một số trang web đăng thông tin xong nhưng không gỡ xuống, hoặc để tăng uy tín sẵn sàng “copy” ở chỗ khác đăng lên trang đầu; hoặc bịa ra một ngôi nhà bất kỳ, đi chụp ảnh, quay video và “đóng dấu”… “đã giao dịch” để đánh bóng thương hiệu. Hiện nay, trong khi quỹ đất trong nội thành ngày càng eo hẹp khiến nhu cầu thuê nhà càng mở ra. Bất cứ một thông tin “cho thuê nhà” nào được “tung” lên mạng, ngay lập tức như một bầy ong tìm mật, vô số các website về nhà đất và các trung tâm môi giới “copy” về, đăng lên và nghiễm nhiên biến thành quảng cáo và giao dịch của mình. Trước việc website thông tin về thị trường BĐS bùng nổ mạnh mẽ, nhiều ắt sẽ có sự cạnh tranh, và dẫu không có sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng các website từ lâu đã “ngầm” hiểu về việc “share” (chia sẻ) thông tin. Cuối cùng, những người chịu thiệt lại là các khách hàng và chủ sở hữu. Để lôi kéo khách, một số trung tâm lấy danh nghĩa là chủ nhà cho thuê hoặc cần bán kèm theo số điện thoại liên lạc hoặc địa chỉ cụ thể, thậm chí còn rao miễn trung gian lên website của mình. Khách hàng liên hệ giao dịch thì được nhân viên niềm nở dẫn đi xem nhà, đến nơi mới té ngửa là trung tâm môi giới nhà đất. Không ít trung tâm còn giở mánh khóe bắt tay với chủ nhà, “mượn” tạm một căn nhà để dẫn khách đến xem và thản nhiên thu từ 100.000 đến 200.000 đồng gọi là lệ phí môi giới. Việc thành lập các trung tâm môi giới nhà đất hiện nay quá dễ dàng, chỉ cần một địa điểm tạm bợ, 1 chiếc bàn, 1 nhân viên ngồi ký hợp đồng, 1 nhân viên “quản trị” 1 chiếc laptop với công việc “lang thang” trên các website nhà đất khác “copy” - “paste” thông tin là xong. Hiện nay rất khó xác định việc các trung tâm môi giới, các website đăng thông tin, hình ảnh… nhà đất là thật hay giả, có lừa đảo khách hàng hay không. Để tránh tiền mất tật mang, khách hàng cần phải tham khảo và tìm hiểu kỹ nhiều nguồn thông tin, nếu thấy có dấu hiệu khả nghi phải đến trình báo với cơ quan Công an nơi gần nhất. Đặc biệt, đã đến lúc cơ quan chức năng có liên quan không thể bỏ trống công tác kiểm tra, hậu cấp phép ở các trung tâm môi giới nhà đất, quản lý các website giao dịch BĐS để họ thỏa sức khuynh đảo thị trường, thậm chí nay có mặt, mai biến mất ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. . Người mua cần cảnh giác với thông tin quảng cáo nhà đất Hiện nay, số lượng trung tâm môi giới bất động sản mọc lên như. môi giới nhà đất giở mánh khóe bắt tay với chủ nhà, “mượn” tạm một căn nhà để dẫn khách đến xem và nghiễm nhiên “móc túi” khách hàng. Đặc biệt hơn khi không ít các website thông tin về mua -. và chính những người đang thuê mặt bằng tầng 1 căn nhà của ông cho biết hình ảnh ngôi nhà và video clip quay lại cảnh quan ngôi nhà ông xuất hiện tràn lan trên các website nhà đất, các công

Ngày đăng: 03/04/2014, 08:20