Học cách nói chuyệncóduyên
Nói chuyệncó duyên! Ai cũng mong nuốn được khen như thế. Nhưng trong
thực tế có biết bao người đã khổ sở vì… vô duyên.
Duyên là gì mà chi phối chúng ta đến thế?
Ca dao có câu:
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình.
Theo Hoàng Phê trong quyển Tự điển Tiếng Việt thì chữ duyêncó nhiều nghĩa:
- Phần cho là trời định dành cho mỗi người về khả năng có quan hệ tình cảm hòa
hợp, gắn bó nào đó trong cuộc đời.
Duyên còn có nghĩa là sự hài hòa của một số nét tế nhị, đáng yêu ở con người, tạo
nên vẻ đẹp hấp dẫn, tự nhiên.
Duyên theo nghĩa đầu thì khỏi bàn, vì “trời định” rồi, đành cho qua luôn.
Còn chữ duyên theo nghĩa thứ hai thì rõ ràng chúng ta có thể đạt được, nếu muốn.
Chúng ta có thể tạo ra sự hài hòa, những nét tế nhị, đáng yêu cho chính mình bằng
cách rèn luyện để có thể… hấp dẫn một cách tự nhiên.
Sau nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà Tâm lý học đã nêu ra
những phương cách để rèn luyện trở thành người “ăn nói mặn mà có duyên”.
1/ Bạn hãy… ít nói!
Đúng vậy! Nói ít thì ít sai sót, hớ hênh. Nếu vừa gặp ai bạn cũng huyên thuyên như
“tuột băng” thì người nghe sẽ… mệt. Họ chưa kịp hiểu câu đầu thì đã có câu kế
tràn tới, lấp đầy lỗ tai. Nói nhiều, nói nhanh thì các âm được phát ra không rõ, ảnh
hưởng rất nhiều giọng nói của bạn. Hẳn bạn đã từng nghe câu:
Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Và tục ngữ:
” Ăn có nhai, nóicó nghĩ”.
Hãy nói ít thôi. Nói đúng chuyện, đúng lúc, đúng chỗ và dịu dàng, từ tốn thì …có
duyên lắm đấy!
2/ Bạn hãy đôn đốc người khác nói!
Đừng nản! Đừng nghĩ là bị tra tấn bằng ngôn ngữ. Bạn chân thành lắng nghe người
khác thổ lộ cũng là một cách giúp họ trút bớt “gánh nặng”, đem lại sự cân bằng
tâm lý. Tuy nhiên, không phải là im thin thít mà cần đôn đốc bằng vẻ mặt tươi tỉnh,
nụ cười khuyến khích và những câu: ”Ồ, rồi sao nữa?”, “hay quá! Bạn kể tiếp đi!”.
Rồi bạn sẽ phải ngạc nhiên khi kết thúc cuộc nóichuyện người ta sẽ khen bạn “Nói
chuyện có duyên” dù bạn gần như… im lặng để lắng nghe.
3/ Cần tránh cãi cọ:
Dù ý kiến của người đối diện có mâu thuẫn với ý kiến của bạn cũng cần bình tĩnh.
Bạn cứ để người ta nói một mạch đi. Trong lúc đó, bạn suy nghĩ, tìm cáchnói thế
nào để người ta đồng ý với mình. Nếu “cơn bão” vẫn không giảm thì bạn đành nói:
”Bạn mất bình tĩnh rồi. Chúng ta hãy tạm quên chuyện này đi, chờ một dịp khác sẽ
bàn sâu hơn”.
4/ Tốt hơn hết bạn nên nói về những điều người đối diện thích
Thật không công bằng, phải không? Đừng nghĩ vậy. Sự quan tâm của bạn đến
người khác cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn. Dẫu sao, bạn cũng làm một người
vui, cuộc nóichuyện trở nên thú vị. Càng tuyệt hơn nữa, nếu người trò chuyện với
bạn là người có văn hóa thì lập tức họ cũng muốn nói đến những gì bạn thích.
5/ Hãy làm cho cuộc gặp gỡ trở nên vui vẻ bằng cách khôi hài hóa câu chuyện:
Sự khôi hài sẽ giúp bạn và mọi người thoát ra ngoài vùng căng thẳng. Mọi bực bội
được xoa dịu. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khôi hài và châm biếm để tránh điều
đáng tiếc.
6/ Hãy… rút lui:
Đó là kế sách tuyệt vời nhất nếu bạn gặp phải một đối tượng nói quá nhiều, hay
gây sự, thích châm biếm, độc đoán… Chỉ còn cách làm bộ coi giờ trên đồng hồ đeo
tay hoặc che miệng ngáp liên tục. Sau đó, rút êm.
Chúc bạn “ăn nói mặn mà có duyên”.
. Học cách nói chuyện có duyên Nói chuyện có duyên! Ai cũng mong nuốn được khen như thế. Nhưng trong thực tế có biết bao người đã khổ sở vì… vô duyên. Duyên là gì mà chi. giọng nói của bạn. Hẳn bạn đã từng nghe câu: Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Và tục ngữ: ” Ăn có nhai, nói có nghĩ”. Hãy nói ít thôi. Nói đúng chuyện, . một cách tự nhiên. Sau nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà Tâm lý học đã nêu ra những phương cách để rèn luyện trở thành người “ăn nói mặn mà có duyên . 1/ Bạn hãy… ít nói!