SỐNG ĐỂYÊU THƯƠNG
Buổi sáng một ngày đầu thu, chúng tôi đến ngôi nhà đặc biệt và đầy ắp tiếng
cười vui nằm trên phố Trần Hưng Đạo, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An,
Quảng Nam. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ là cô gái 28 tuổi, gương mặt
sáng, luôn nở nụ cười tươi tắn. Cô là Nguyễn Thị Thúy Phương, Ủy viên Chi
hội thanh niên khuyết tật thành phố Hội An.
Tuổi thơ của Phương là những tháng ngày tập tễnh đến trường trong sự đưa đón
của người thân, khi cha mẹ, lúc anh chị trong nhà nhưng cô luôn ước mơ có đôi
chân lành lặn để được tự đến trường, được đùa giỡn như chúng bạn. Chính ước mơ
cháy bỏng đó đã giúp Phương học rất giỏi. Cô quyết tâm thi đậu vào một trường
đại học để có cuộc sống xa nhà, có cơ hội được tự đi lại bằng chính đôi chân của
mình. Ước mơ đến giảng đường đại học đã thành hiện thực khi cô nhận được giấy
báo trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Rồi những năm tháng ở giảng đường đại học trôi nhanh, Phương đi thực tập chuẩn
bị cho việc tốt nghiệp ra trường. Làm việc cho một cơ sở thủ công mỹ nghệ của
người khuyết tật tại Hội An, Phương hàng ngày tiếp xúc với những đứa trẻ khuyết
tật. Sự hội ngộ của những người cùng chung số phận tật nguyền khiến Phương
dành trọn tình yêu thương cho các em, như yêu chính bản thân mình.
Ra trường, Phương xin vào làm việc tại Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố
Hội An. Từ đó cô dấn thân tham gia vào các hoạt động công tác xã hội mà đối
tượng tiếp cận hàng ngày là những đứa trẻ và các bạn bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh,
thiểu năng trí tuệ Tranh thủ thời gian sau giờ làm, thời gian nghỉ cuối tuần,
Phương tìm đến ngôi nhà tình thương dành cho người khuyết tật thành phố, hiện có
hơn 10 người khuyết tật làm việc và học tập. Mỗi trường hợp là một hoàn cảnh
nhưng cùng chung số phận và họ đã san sẻ nỗi lo, cùng nhau thực hiện ước mơ
cuộc đời.
Tại đây Phương chỉ dẫn họ trong cách sinh hoạt ăn ở, công việc hàng ngày. Đối với
các em không có người thân đưa đón, Phương đón và đưa họ về nhà sau mỗi ngày
làm việc. Buổi tối, Phương dạy tiếng Anh, dạy cách giao tiếp với khách người
nước ngoài, cách bán hàng cho các em. Công việc của Phương giờ như người mẹ,
người chị, người thầy. Cô lúc nào cũng động viên họ cứ làm đi, đừng ngần ngại,
hãy chứng minh cho tất cả thấy rằng tàn nhưng không phế.
Nguy
ễn Thị Thúy Phương (bên phải) đang hướng
dẫn cách làm đèn lồng cho một thanh niên khuyết tật.
Là cô gái giỏi giang, nói tiếng Anh lưu loát, Phương đảm nhận nhiệm vụ tìm lực
lượng tình nguyện viên người nước ngoài đến dạy tiếng Anh cho các em tại cơ sở,
vận động kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ về công cụ thủ công Hàng ngày Phương còn
tranh thủ vào mạng tìm hiểu những sản phẩm có mẫu mã mới phù hợp với khả
năng của người khuyết tật và dễ dàng tiêu thụ trên thị trường để hướng dẫn các em
cách làm. Để sản phẩm của cơ sở ngày càng được nhiều du khách biết đến, cô lặn
lội tìm gặp và nhờ những du khách nước ngoài đang sinh sống, làm việc ở Hội An
đưa thông tin quảng bá cho bạn bè thế giới.
Cô giáo Sara, tình nguyện viên người Úc, chia sẻ: “Tôi rất vui khi được tham gia
cùng với Thúy Phương dạy ngoại ngữ cho những người khuyết tật. Bản thân
Phương là một thanh niên khuyết tật nhưng đã biết vượt lên số phận, không những
tự nuôi sống bản thân mình, mà còn giúp đỡ các bạn cùng cảnh ngộ”.
Còn với Phương, khi giúp được các em cô cảm thấy vui và kèm đó bản thân cũng
nhận được sự chia sẻ từ chính các em. Phương tâm sự: “Mình hiểu rõ những thiệt
thòi trong cuộc sống của các em, mình chỉ muốn làm điều gì đó giúp các em đỡ
mặc cảm, sớm tự tin hòa nhập với cộng đồng. Mong ước của mình là làm sao để
giúp được người khuyết tật có được công ăn việc làm ổn định, có thu nhập và làm
chủ cuộc sống, tương lai của mình”.
. SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG Buổi sáng một ngày đầu thu, chúng tôi đến ngôi nhà đặc biệt và đầy ắp tiếng cười. chân lành lặn để được tự đến trường, được đùa giỡn như chúng bạn. Chính ước mơ cháy bỏng đó đã giúp Phương học rất giỏi. Cô quyết tâm thi đậu vào một trường đại học để có cuộc sống xa nhà, có. hội ngộ của những người cùng chung số phận tật nguyền khiến Phương dành trọn tình yêu thương cho các em, như yêu chính bản thân mình. Ra trường, Phương xin vào làm việc tại Hội Nạn nhân chất