Kinhnghiệmđi "săn"
việc khimớiratrường
Đây là chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ, mỗi người cảnh ngộ khác nhau,
và đã có quá nhiều chia sẻ về việc này. Tuy nhiên mình vẫn muốn viết tý, biết đâu
lại có ích cho 1 số bạn, mình dùng từ đi “săn” việc theo đúng nghĩa của nó, có lẽ từ
đó mới là quan trọng nhất, nếu bạn chưa hiểu nó thì e là bạn chưa phải là ứng viên
“ngon”.
Sau đây là 9 điều mình thấu cảm khi mất tròn 3 tháng săn việc:
1 – Tập trung & chuẩn bị từ dài hạn:
Tuy bạn học kinh tế, nhưng khiratrường không có ngành nào tên là ngành kinh tế, vì vậy
kinh tế là một từ rất chung chung, ngay từ khi năm 2-3 bạn phải xác định rõ bạn muốn
hoạt động trong ngành nào, càng thu hẹp phạm vi càng tốt. Khi đó song hành với kiến
thức kinh tế, bạn phải có cả kiến thức về ngành mà bạn muốn làm việc: Một ví dụ chí tử
là khi mình học QTKD, xin việc vào vị trí chuyên viên xúc tiến đầu tư nc ngoài ở
Vinaconex, 500 người bị loại còn đúng 2 ứng viên, CEO phỏng vấn trực tiếp, bảo vệ slide
và thuyết trình bằng Tiếng Anh trong phòng kín về 1 chủ đề tự chọn đã dc thông báo
bằng công văn dấu đỏ trước đó một tuần. Mình chọn về chủ đề huy động vốn tài trợ cho
các dự án BĐS thông qua investment bank. Bài thuyết trình rất trôi chảy, tuy nhiên sếp
hỏi 4 câu khiến mình chết cứng: 1 – bạn có biết hiện tại nhà đầu tư nước ngoài của quốc
gia bào nào tài trợ nhiều vốn cho BĐS nhất tại thị trường VN và tại sao lại là các quốc
gia đó, 2 – bạn có biết quy định pháp lý nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường bất động sản
ở thời điểm hiện tại, 3 – bạn có cách nào để người nước ngoài có thể sở hữu nhà ở VN
trong khi pháp luật VN còn hạn chế việc này 4 – bạn có biết sự khác biệt giữa BĐS 3
miền Bắc – Trung - Nam….
Đấy, 4 câu này thử hỏi một người học QTKD có trả lời được ko??? Nếu bạn ko thực sự
quan tâm đến ngành bạn muốn theo đuổi? Mặc dù sau đó mình cũng đỗ nhưng bị chuyển
xuống vị trí điều phối viên dự án
2 – Biết người biết ta – sự khác biệt tạo nên sự khác biệt:
Trước hết phải xác định mình muốn gì từ rất lâu, và tập trung đam mê tìm hiểu cái đó,
mọi việc sẽ đơn giản hơn nếu bạn biết mình thực sự muốn gì. Đôi khi nếu bạn trả lời rằng
bạn sẵn sàng làm tất cả mọiviệc thì bạn là người cộng sản chứ ko phải con người của thị
trường. Nhà tuyển dụng cần những người đáp ứng được nhu cầu của họ chứ chưa hẳn cần
một người có vẻ xuất sắc. Hãy tìm hiểu xem họ muốn gì và mình có thích hợp với ý
muốn đó hay không, hãy quên chuyện bạn hơn các bạn cùng lớp khác thời còn là SV đi,
vì núi cao còn nhiều núi cao hơn, lớp sóng sau xô lớp sóng trước và đây là kỳ thi mà
không phân biệt tuổi tác. Hãy bắt đầu từ những cái nhỏ ngay khi nó còn chưa lớn, bạn
hãy yên tâm rằng người khác cũng đã trải qua những việc vặt như bạn, những cảm giác
như bạn chỉ có điều là họ đã trải qua sớm hơn bạn những 1-2 năm. Nếu như bạn chê rằng
“việc bé thì khinh, việc lớn thì kinh còn việc bình thường thì ko thích” thì rút cuộc bạn là
kẻ “tự sướng".
3 – Sự tinh ý:
Nếu để ý bạn có thể thấy mùa tuyển dụng của các công ty thông thường là vào cuối mùa
hè và mùa thu, vì thời điểm này SV ratrường đông (tức hàng về nhiều), thứ 2 là các công
ty tăng cường nhân lực cho kế hoạch sản xuất 6 tháng cuối năm (vì mùa đông có lưu
lượng mua sắm rất lớn nhờ tết + noel….). Do vậy bạn nên apply vào thời điểm này, nếu
qua thời này mà bạn vẫn "ế" thì hãy xem lại mình đi. Một vấn đề tiếp theo là giới tính,
đây là vấn đề không hề đơn giản đâu, nhiều công ty thích tuyển nam vì Nam giới ko phải
nghỉ đẻ, ko chịu tác động nhiều chuyện gia đình, chồng con nên họ lăn xả công việc tốt
hơn (nếu như một công việc cả nam và nữ đều làm được thì thường ưu tiên Nam). Ngược
lại, nếu công việc ghi rõ ưu tiên Nữ thì bạn nữ đã có lợi thế hơn hẳn. Đối với những công
việc ghi là ưu tiên về giới tính bạn cũng nên cân nhắc với lợi thế của mình, có thể nó
"ngon" hơn vì bạn đã có ưu thế hơn 1 nửa của thế giới
4- Đừng như 1 cái máy:
Nhiều bạn "túng quá hóa liều", gửi hồ sơ đi rất nhiều nơi, thật không thông minh chút
nào, hãy biết lựa chọn công việc theo nhu cầu của nhà tuyển dụng và hành động thông
minh hơn qua mỗi lần đi "săn", bạn hãy nhớ đến câu slogan của tập đoàn Tân Hiệp Phát:
“ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai”, đó đó, hãy khát
khao bằng 1 trái tim nóng nhưng đủ tỉnh táo với 1 cái đầu lạnh để xét đoán con mồi, đừng
"mang 1 con dao mổ trâu chỉ để đi giết 1 con gà"
5 – Tái ông thất mã:
Thường thì vị trí tuyển dụng "ngon" ở các công ty lớn thì không nhanh được, mất cũng
phải đến 3-5 tháng từ lúc thông báo tới lúc gọi đi làm, vì quy trình lâu, hồ sơ lớn, qua
nhiều vòng lại còn phạm vi rông. Vì vậy time để xin việc thường cũng phải mất 3-6 hoặc
9 tháng nhưng ko nên quá 1 năm. Đôi khi bạn vội vàng đi làm việc vì “đang đói” và chợt
nhận ra rằng ngoài kia còn nhiều "con mồi ngon" hơn. Hãy dựa vào 2 tiêu chuẩn chính là
niềm đam mê và thu nhập để xác định "con mồi", khi đó bạn không phải là người tham
lam và cũng không phải "kẻ bóc ngắn cắn dài". Vẫn biết là cái duyên với CV đó, nhưng
trước hết là sự chủ động trước các cơ hội: khi bạn có 3 công ty gọi đi làm hãy tìm hiểu
thêm thông tin trước khi quyết định (về tất cả chế độ, cơ hội phát triển & môitrường làm
việc)
6- Lấy mận thay đào, lấy xà thay cột:
Thật ra bạn có thể đi du lịch, học tiếp cao học, chơi thể thao, nhạc….hoặc trải nghiệm gì
đấy trong khi thất nghiệp, thậm chí là lấy vợ…đây cũng là cách ko tồi, (tất nhiên song
song với đi săn việc). Có vẻ nhiều bạn đang nghĩ mình đùa nhưng sự thật là cách đó cũng
có cái hay của nó, vì bạn có time thư thái và tích lũy nhiều hơn về cuộc sống, cân bằng để
có tỉnh táo đi săn việc. Khimớira trường, cái đầu tiên mình nghĩ tới là cải thiện tình
trạng sức khỏe và phong độ của mình sau 4 năm ĐH, cũng như Nguyễn Ái Quốc năm
xưa mớira tù, điều đầu tiên mà ông nghĩ tới là “tân xuất ngục - học đăng sơn” để cải
thiện sức khỏe mới làm cách mạng được. Bạn hãy nhấn phím F5 (refresh) cho chính mình
7- Sự bất công.
Khiđi săn việc, bạn nghe đâu đó đến các cụm từ đại loại như: nhất thân nhì quen tam
tiền tứ chế, hay nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba trí tuệ, còn lại thì mặc kệ, rồi thì câu con
cháu các cụ cả, đây là 1 thực tế nhưng vẫn là 1 thực tế công bằng. Thử hỏi bạn có lợi thế
về tiền, về quan hệ, bạn có sử dụng ko, tất nhiên có – trừ khi bạn là quái kiệt. Vậy hãy
hành động như thể bạn đang được đối xử công bằng, tỉnh táo tìm ra lợi thế của mình để
lách vô. Thực tế mình đi làm và nhận thấy, doanh nghiệp có thể không cần những người
giỏi, nhưng họ rất cần những người "quái kiệt" – từ này mô tả sự từng trải, già dơ, sự
chăm chỉ nhưng cũng rất tinh quái. Đây là những người có khả năng tạo ra năng suất lao
động cao hơn những người bình thường. Nếu bạn không chịu chấp nhận 1 cuộc chơi công
bằng thì, xin lỗi, chính bạn là kẻ vị kỷ. Mình có nhớ điều đầu tiên mà Bill Gates nhắc nhở
chúng ta là: "Cuộc sống vốn ko công bằng nhưng điều quan trọng là bạn phải học cách
thích nghi với nó."
8- Lén vượt trần thương:
Đây là 1 kế trong binh pháp tôn tử. Hãy hình dung nếu bạn không tìm dc việc thì hãy tự
làm việc như 1 freelancer (gọi là self employee). Có rất nhiều các công việc mà bạn tự
kiếm dự án về làm, ví dụ: dịch thuật, làm dự án công nghệ thông tin, tự kinh doanh
online, chơi chứng khoán, vàng, forex… Tùy theo hoàn cảnh mà có hàng tá các công việc
bạn tự làm, có lợi nhuận mà chả cần bản CV chói lóa….
9- Ko có gì là chắc chắn và ổn định cả:
Chính điều này tạo ra sự thú vị của cuộc sống. Bạn hãy yên tâm là “săn việc – làm việc –
học tập – rồi săn việc” là 1 vòng tròn khép kín và liên tục vận động, nhưng không phải
luẩn quẩn mà để phát triển đến cấp độ cao hơn. Hãy thôi thúc đến những điều tốt đẹp
nhất là chuẩn bị cho cái xấu nhất, hãy luyện cho mình thói quen học tập, làm việc, săn
tìm cơ hội vì có như thế bạn mới ứng phó được với những biến động không ngừng của
cuộc sống hiện đại, và hãy “take it easy” xem đó là chuyện “bình thường”, và tìm thấy
niềm vui, sự chủ động trong vòng tròn đó. Có câu này nghe quen quen, nặng lý thuyết
giáo điều nhưng có thể vẫn đúng: “dĩ bất biến - ứn vạn biết”. Rốt cuộc thì khi bạn có
những giá trị cốt lõi thì bạn sẽ không phải băn khoăn trước những “vạn biến” của đời
sống vì “tâm lành – trí vững ” mọiviệc đều ok.
Sau cùng mình dừng lại ở con số 9 để lấy may vì đối với người Phương Đông, số 9 là số
may mắn. Và cũng muốn nhắn nhủ 1 điều rằng may mắn là cái phái sinh thôi, ai thành
công cũng cần may mắn, nhưng nếu bạn có may mắn mà ko biết tận dụng cũng chẳng
khác nào thế giới là 1 quyển sách đầy màu nhiệm mà bạn lại “mù chữ” thì nó cũng chả có
tác dụng gì.
. Kinh nghiệm đi "săn" việc khi mới ra trường Đây là chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ, mỗi người cảnh ngộ khác nhau, và đã có quá nhiều chia sẻ về việc này. Tuy. tỉnh táo đi săn việc. Khi mới ra trường, cái đầu tiên mình nghĩ tới là cải thiện tình trạng sức khỏe và phong độ của mình sau 4 năm ĐH, cũng như Nguyễn Ái Quốc năm xưa mới ra tù, đi u đầu tiên. săn việc: 1 – Tập trung & chuẩn bị từ dài hạn: Tuy bạn học kinh tế, nhưng khi ra trường không có ngành nào tên là ngành kinh tế, vì vậy kinh tế là một từ rất chung chung, ngay từ khi