1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Olympic Bắc Kinh 2008: Adidas đấu với Nike. pdf

4 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 106,2 KB

Nội dung

Olympic Bắc Kinh 2008: Adidas đấu với Nike Ông Gerhard Heiberg, giám đốc tiếp thị của Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) cho rằng Olympic 2008 sẽ là “thành công thương mại lớn nhất thế kỷ 21”. Chưa biết thực tế sẽ ra sao, nhưng ngay từ bây giờ Adidas và Nike đã chuẩn bị “vũ khí” cho cuộc chiến thương hiệu tại Bắc Kinh Hiện Nike thống lĩnh thị trường Trung Quốc, nhưng Adidas sẽ chi hơn 100 triệu USD để trở thành nhà cung cấp trang phục chính thức của Olympic, từ vận động viên các đội tuyển Trung Quốc cho đến ban tổ chức, tình nguyện viên… Tính ra sẽ có khoảng 600.000 người mặc trang phục của Adidas để xuất hiện trước 4 tỉ khán giả truyền hình trên thế giới. “Chúng tôi muốn là số 1 ở Trung Quốc”, phát ngôn viên Anne Putz của Adidas cho biết. Với 3.000 điểm bán và mỗi ngày mở thêm trung bình 1,5 điểm bán mới, Adidas dự kiến đạt 5.000 điểm bán từ nay đến năm 2010. Nhãn hiệu Reebok – được Adidas mua lại hồi năm ngoái với giá 3 tỉ euro – hiện có 550 cửa hàng ở Trung Quốc và cũng sẽ tăng lên 2.200 vào năm 2010. Adidas có Yao Ming, trong khi Nike chỉ có Liu Xiang Để chinh phục đối thủ cạnh tranh, Adidas có một chủ bài rất lợi hại: Yao Ming. Cầu thủ bóng rổ nổi tiếng ở giải NBA này đã bị Reebok “giật” từ tay Nike vào năm 2003. Dù có trong tay kỷ lục gia thế giới cự ly 110m vượt rào là Liu Xiang, Nike vẫn khó cạnh tranh lại Adidas về tầm ảnh hưởng bởi Yao Ming là ngôi sao đầu tàu ở Trung Quốc. Hơn nữa, Adidas còn tài trợ cho hai gương mặt rất được mến mộ ở châu Á là Zidane và Beckham. Nếu vực dậy thành công Reebok, Adidas có thể tranh giành vị trí dẫn đầu thế giới của Nike trong vài năm nữa, bởi từ khi mua lại Conserve vào năm 2003, dường như Nike vẫn chưa tìm ra chiến lược phát triển mới. Do cạnh tranh nhau quyết liệt, cả Nike lẫn Adidas đều giữ kín doanh số của mình ở thị trường Trung Quốc. Theo ước tính của hãng tiếp thị thể thao Zou Marketing, doanh số của Nike trong năm 2005 vào khoảng 600 triệu USD, so với 385 triệu của Adidas. Nhưng nhãn hiệu Đức này phấn đấu lấp dần khoảng cách khi đặt mức doanh số năm 2010 là 1,36 tỉ USD (1 tỉ euro). Hiện Adidas dẫn đầu thị trường trang phục thể thao tại Nhật và Ấn Độ. Năm 2006, châu Á chiếm 1/5 doanh số của hãng, tức khoảng 2 tỉ euro. Một nhà phân tích cho biết: “Adidas cung cấp đầy đủ các sản phẩm bóng đá, bóng rổ và golf, những môn thể thao “vua” ở châu Á. Đơn đặt hàng của hãng tăng 20%/năm ở khu vực này. Với nhịp độ đó, Adidas sẽ vượt qua Nike vào năm 2008”. Từ khi nhà sáng lập Phil Knight từ chức chủ tịch vào năm 2004, Nike không có chiến lược rõ ràng. Người kế nhiệm William Perez chỉ nắm quyền được 13 tháng. Từ tháng 1.2006, Nike được điều hành bởi hai “cựu binh”: Mark Parker và Charlie Denson. Do bị sa lầy vào các vấn đề quản lý, Nike không sớm nhận ra mối đe doạ của Adidas ở châu Á. Nhưng hãng cũng đã sẵn sàng nghênh chiến. Ngày 3.8 vừa qua, Nike đã mở một cửa hàng rộng 13.000m2 ngay tại trung tâm Bắc Kinh. “Khi Olympic đến gần, chúng tôi sẽ đẩy mạnh vị trí dẫn đầu của nhãn hiệu”, Charlie Denson cho biết. “Chúng tôi sẽ đạt doanh số 1 tỉ USD ở thị trường đang đứng hàng thứ 2 chỉ sau Mỹ”. Các nhãn hiệu khu vực trỗi dậy Trong khi thị trường Mỹ và châu Âu đang đạt đến mức bão hoà, doanh số giày thể thao ở châu Á vẫn tiếp tục tăng hàng năm từ 15-20%. Bernd Janssen, nhà phân tích của hãng UBS cho rằng châu Á chính là trạm chuyển tiếp tăng trưởng cho các tập đoàn dụng cụ thể thao. Tuy nhiên, ở thị trường rộng lớn này đâu chỉ có Nike và Adidas. Puma cũng đạt được mức độ tăng trưởng khá với số lượng đơn đặt hàng tăng 20,4%, chủ yếu là ở Trung Quốc. Dù vậy, Puma vẫn chưa đủ khả năng khiến hai gã khổng lồ kia phải lo ngại, bởi nhãn hiệu con báo đen này chưa tài trợ ngôi sao hàng đầu nào cả, trong khi “người tiêu dùng châu Á muốn mang đôi giày mà thần tượng của họ sử dụng”, theo nhận xét của Bernd Janssen. Nhưng cuộc chiến giành ưu thế dẫn đầu ở thị trường châu Á không tóm gọn ở cuộc đấu tay đôi Nike – Adidas, bởi cả hai còn phải để mắt đến vấn nạn hàng giả – một yếu tố kìm hãm sự phát triển của các nhà sản xuất trang thiết bị thể thao – và sự cạnh tranh của các nhãn hiệu nội địa như Anta, Li Ning, Peak hoặc Double Star. Dù chưa vượt xa khỏi biên giới quốc gia, nhưng các sản phẩm này vẫn có rất nhiều khách hàng ở Trung Quốc. Li Ning, nhãn hiệu của nhà cựu vô địch thể dục dụng cụ hiện có hơn 4.000 cửa hàng. Năm 2005, hãng đạt doanh số 300 triệu USD. Thậm chí Li Ning còn tài trợ cho ngôi sao bóng rổ Mỹ Shaquille O’Neal, huyền thoại sống của giải NBA. . Olympic Bắc Kinh 2008: Adidas đấu với Nike Ông Gerhard Heiberg, giám đốc tiếp thị của Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) cho rằng Olympic 2008 sẽ là “thành công thương. ra sao, nhưng ngay từ bây giờ Adidas và Nike đã chuẩn bị “vũ khí” cho cuộc chiến thương hiệu tại Bắc Kinh Hiện Nike thống lĩnh thị trường Trung Quốc, nhưng Adidas sẽ chi hơn 100 triệu USD. Anne Putz của Adidas cho biết. Với 3.000 điểm bán và mỗi ngày mở thêm trung bình 1,5 điểm bán mới, Adidas dự kiến đạt 5.000 điểm bán từ nay đến năm 2010. Nhãn hiệu Reebok – được Adidas mua lại

Ngày đăng: 02/04/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w