“Coca –Cola”thương
hiệu tốithượng
Coca-Cola là một câu chuyện thành công thươnghiệu điển hình nhất trong
lịch sử xây dựng thương hiệu. Hiện nay, Coca-Cola có mặt trên 196 quốc gia
và luôn được đánh giá là thươnghiệu đáng giá nhất trên thế giới với trị giá
thương hiệu đạt mức 50 tỷ đô la.
Công ty này cũng tạo nên những thươnghiệu thành công khác nữa, như
Fanta và Diet Coke. Coca-Cola không phải là loại nước uống có coca đầu
tiên trên thị trường. Năm 1863, một loại thức uống không dùng cho mục
đích điều trị ra đời, đã phổ biến việc dùng lá coca làm nguyên liệu chính.
Thức uống này được gọi là “Vin Mariani”, một loại rượu dùng lá coca làm
nguyên liệu được Angelo Mariani chế tạo, đã phổ biến rộng rãi trong giới
thượng lưu châu Âu. Các văn sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng và ngay cả các
hoàng gia châu Âu vào thời đó cũng ca tụng loại rượu này. Thậm chí Giáo
hoàng Leo XIII cũng rất ưa thích rượu này và dùng nó hầu như mỗi bữa ăn.
Bí quyết thành công của Vin Mariani không đến từ rượu mà chính là từ mùi
vị của loại lá coca. Nhưng loại rượu này lại sử dụng quá nhiều lá coca, do đó
nó có một hàm lượng cocain rất cao. Vì vậy, Vin Mariani không chỉ có
hương vị mạnh mà còn gây nghiện nữa.
Hai mươi ba năm sau (1886), khi Vin Mariani đã đạt đến đỉnh điểm vinh
quang ở châu Âu, một dược sĩ ở Georgia (Mỹ) tên là John Pemberton đã giới
thiệu một loại nước coca khác được gọi là “Coca-Cola”. Thay vì dùng rượu
như Vin Mariani, ông này dùng nước đường, rồi thêm vào đó hạt coca cùng
một hỗn hợp gồm bảy loại “hương tự nhiên” khác nữa, mà công thức vẫn
được giữ bí mật cho đến tận ngày nay, và tiếp thị sản phẩm của mình như
một loại thuốc bổ óc. Mặc dù đây là loại thức uống không cồn nhưng nó vẫn
hàm chứa chất cocain.
Cái tên “Coca-Cola” không được Pemberton nghĩ ra mà là do nhân viên kế
toán của ông, Frank Robinson - hiện được xem là người có kiểu chữ viết nổi
bật nhất thế giới - đặt ra, và chính mẫu chữ này đã trở thành căn bản cho
mẫu biểu tượng của thươnghiệu Coca-Cola. Tuy nhiên, trong khi Robinson
lo đặt tên và vẽ lôgô, chính Pemberton mới là người chịu trách nhiệm xây
dựng và phát triển thươnghiệu này ngay từ những bước đầu tiên.
Nhưng năm đầu tiên thật sự không mấy hứa hẹn. Pemberton đã bố trí bán
loại nước bổ dưỡng của mình tại một máy bán nước giải khát có ga ở một
hiệu thuốc ở Atlanta với giá 5 xu một ly. Mặc cho chất lượng gây nghiện
tiềm tàng của loại thức uống này, doanh số vẫn giẫm chân ở mức sáu ly một
ngày, không đủ để trang trải chi phí sản xuất. Nói cách khác, Coca-Cola
không phải là một Vin Mariani thứ hai.
Tuy nhiên, Pemberton có được một ưu thế hơn hẳn người tương nhiệm châu
Âu của mình, ông Angelo Mariani – đó là khả năng thiên phú về marketing.
Trong khi một số tiền ít ỏi quý báu được đầu tư cho thươnghiệu Vin
Mariani, Pemberton đã cảm nhận được sức mạnh của quảng cáo ngay từ
buổi đầu. Mẩu quảng cáo đầu tiên cho Coca-Cola xuất hiện trên tờ The
Atlanta Journal chỉ ba tuần sau khi loại thức uống này được giới thiệu ra thị
trường. Trong khi Vin Mariani nhanh chóng xuất hiện và cũng biến mất thật
nhanh, Coca-Cola vẫn cứ đều đặn phát triển và lớn mạnh dần lên với sự hỗ
trợ của quảng cáo.
Trong suốt hai năm đầu tiên, Pemberton luôn tập trung vào quảng cáo.
Nhưng đến năm 1888, chỉ vài tuần trước khi qua đời, ông bán lại quyền sở
hữu thươnghiệu này cho một dược sĩ đồng nghiệp, cũng là một nhà tư bản
nhỏ địa phương, ông Asa Candler (thị trưởng tương lai của Atlanta).
Candler chính thức thành lập công ty Coca-Cola vào năm 1892 và đăng ký
bản quyền nhãn hiệu vào năm tiếp theo. Năm 1895, Candler hoàn tất dự án
mở rộng của mình, Coca-Cola được đóng chai và bán ra trên khắp nước Mỹ.
Kể từ đầu thế kỷ 20, các nhà máy đóng chai được mở ra ở nhiều nơi. Suốt
thế kỷ này, Coca-Cola đã liên tục phát triển và trở thành thươnghiệu được
nhận biết rộng rãi nhất trên toàn thế giới, cho dù không có sự hỗ trợ của chất
cocain và bất chấp việc mở rộng của thươnghiệu đối thủ Pepsi-Cola.
Vì vậy, có thể nói rằng Coca-Cola là một câu chuyện thành công thương
hiệu điển hình nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu. Hiện nay, Coca-
Cola có mặt trên 196 quốc gia và luôn được đánh giá là thươnghiệu đáng
giá nhất trên thế giới với trị giá thươnghiệu đạt mức 50 tỷ đô la. Công ty
này cũng tạo nên những thươnghiệu thành công khác nữa, như Fanta và
Diet Coke.
Nhưng liệu thươnghiệu này có thể phạm sai lầm hay không? Chắc chắn là
có, vì không một thươnghiệu nào có thể trường tồn mạnh mẽ mãi mãi. Ngày
nay, Coca-Cola đang phải gánh chịu những tổn hại đến hình ảnh thươnghiệu
cũng chính vì những gì đã giúp tạo nên giá trị cho nó.
Được xem là một biểu tượng của Mỹ ở một mức độ nào đó, Coca-Cola gần
như bị tẩy chay ở một số khu vực trong vùng Trung Đông. Đặc biệt là sau
các cuộc chiến Iraq và Afghanistan, một số thức uống được hậu thuẫn bởi
dân Hồi giáo, như Quibla cola, đã lập tức tăng vọt doanh số trong những thị
trường nơi mà Coca-Cola đang dần suy yếu.
Thương hiệu này cũng đang lãnh nhận sự công kích kịch liệt từ các quan
chức y tế - họ đã chú ý và nhấn mạnh đến sự chuyển đổi của loại thức uống
này từ việc sử dụng đường sang sử dụng nước mật đường từ bắp trái có hàm
lượng đường cao hơn. Chính vì vậy mà Coca-Cola đã bị quy kết là tác nhân
đứng hàng thứ hai sau McDonald’s đã gây ra và khiến cho tỷ lệ béo phì ở
Mỹ ngày càng tăng vọt.
Tương lai của thươnghiệu hoàn toàn phụ thuộc vào tương lai của thị trường.
Nếu nhận thức về sức khoẻ được nâng cao hơn nữa, thươnghiệu này sẽ có
nguy cơ gánh chịu những tổn thất nặng nề. Không như những thươnghiệu
khác, Coca-Cola không nằm trong vị thế có thể tiến hoá cùng với thị trường.
Như sự đón nhận thờ ơ của công chúng với New Coke đã chứng tỏ, những
người uống Coca-Cola không hề muốn thươnghiệu mà họ yêu mến thay đổi
chút nào.
Những bí quyết thành công
Quảng cáo. Ngay từ đầu, Coca-Cola đã dành một số tiền tương đương chi
phí sản xuất để đánh bóng tên thươnghiệu (Chắc chắn rằng đây là một trong
những công ty đầu tiên có chi phí marketing vượt quá chi phí cho sản xuất).
Sự tự tin. Nếu có một thươnghiệu nào đó được xem là tự tin thì đó phải là
Coca-Cola và sự tự tin này được thể hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu quảng
cáo của họ. Những câu chủ đề như “Thức uống không cồn tuyệt vời của
quốc gia” (1906), “Sáu triệu một ngày” (1925), “Thứ thật” (1942), “Cái bạn
muốn là một chai Coke” (1952), “Coke là thế” (1982) và “Luôn luôn là
Coca-Cola” (1993) đều chứng tỏ tham vọng và sự tự tin của thươnghiệu
này.
Tính xác thực. Kể từ thế chiến thứ hai, Coca-Cola đã tự gán cho mình là
“Thứ thật”. Mặc cho sự có mặt của những loại thức uống hương vị cola
trước đó, ví như rượu Vin Mariani, và cho dù Pepsi-Cola có khởi đầu sau đó
một thập niên so với đối thủ của mình ở Atlanta (năm 1894), Coca-Cola vẫn
luôn được xem là loại thức uống cola đích thực nhất trên thị trường.
Tính bền vững. Khác hẳn với sự xuất hiện ngắn ngủi vào thập niên 1980 của
sản phẩm yểu mệnh “New Coke”, Coca-Cola vẫn luôn duy trì được tính
cách nhất quán của mình. Tính cách này được xác lập trong thời kỳ trị vì lâu
dài của Robert Woodruff, Tổng giám đốc của công ty từ năm 1923 cho đến
khi Roberto Goizeta tiếp nhận cương vị này vào năm 1981. Thật ra thì công
ty này chỉ mới chứng kiến 10 triều đại giám đốc điều hành trong suốt lịch sử
lâu dài của mình.
Sức hấp dẫn trẻ trung. Ngay từ lúc ban sơ, Coca-Cola đã nhắm vào giới trẻ,
thậm chí họ còn đặt cả những mẫu quảng cáo trên những bản tin học đường
ở Atlanta trong các thập niên 1880, 1890. Sau đó vào năm 1931, thươnghiệu
này đã phối hợp với hình ảnh Ông già Noel vừa uống xong một chai Coca-
Cola để trở thành một trong những chứng nhận sản phẩm nổi bật nhất mọi
thời.
Tính cách Mỹ. Suốt thế kỷ 20, hình ảnh của Coca-Cola luôn là tiêu biểu cho
tính cách Mỹ, từ những áp phích quảng cáo ban đầu có hình huyền thoại Ty
Cobb cho đến biểu ngữ to lớn có tên thươnghiệu để chào đón sự trở về của
phi hành gia Phil Armstrong sau chuyến du hành đến mặt trăng. Và trong
suốt Thế chiến thứ hai, công ty này thậm chí còn hỗ trợ tiếp tế quân nhu cho
quân đội Mỹ ở nước ngoài theo yêu cầu của Tổng thống Eisenhower.
Tính thẩm mỹ. Coca-Cola thấu hiểu sức mạnh của tính thẩm mỹ hơn bất cứ
một thươnghiệu tiêu dùng nào khác. Năm 1915, họ đã tổ chức một cuộc thi
thiết kế mẫu chai Coca-Cola. Kết quả là chai Coca-Cola. Mẫu đoạt giải
chính là kiểu chai thuỷ tinh Coca-Cola tròn trịa mà chúng ta vẫn nhìn thấy
cho đến ngày nay, được đánh giá là một thiết kế thương mại tốt nhất của mọi
thời. Chính kiểu chai mới này đã giúp Coca-Cola tái xuất hiện và chiếm lại
vị thế hàng đầu của mình trên khắp thị trường thế giới. Hai màu biểu tượng
thương hiệu đơn giản trắng và đỏ được sử dụng từ năm 1955 là một minh
chứng khác nữa cho sự tập trung vào chất lượng thẩm mỹ của thươnghiệu
này.
. “Coca – Cola” thương hiệu tối thượng Coca-Cola là một câu chuyện thành công thương hiệu điển hình nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu. Hiện nay, Coca-Cola có. công thương hiệu điển hình nhất trong lịch sử xây dựng thương hiệu. Hiện nay, Coca- Cola có mặt trên 196 quốc gia và luôn được đánh giá là thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với trị giá thương. quốc gia và luôn được đánh giá là thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với trị giá thương hiệu đạt mức 50 tỷ đô la. Công ty này cũng tạo nên những thương hiệu thành công khác nữa, như Fanta