Ai ToHơn-Nhàvăn
Băng Sơn
Cơ quan dù to hay nhỏ, phải có người thường trực, còn gọi là
người bảo vệ, người bảo vệ ngồi ngay ngoài cửa cơ quan là
đương nhiên.
Nhiệm vụ của người này là giữ gìn trật tự an ninh, quan trọng
hơn nữa là người đầu tiên thay mặt cơ quan, tiếp xúc với
khách giao dịch, từ một cô gái xin việc, một ông giám đốc cơ
quan bạn đến làm việc, một nhà báo đến lấy tin, một người
nhà đến tìm có việc cần v.v… Người thường trực nên thế
nào, đến nay vẫn còn nhiều cảnh đáng nói.
Người thường trực là người đầu tiên thay mặt cơ quan, hướng
dẫn cho khách tìm đúng người cần gặp, giải quyết tốt công
việc cần làm hay là người ngăn cấm khách. Tất cả đều một
câu: Ông giám đốc đi vắng, là xong, là đỡ lôi thôi, để có thể
ngồi chơi tá lả, đánh cờ, uống trà một cách nhàn nhã?
Lại nữa, khách đi ôtô thì cửa barie mở ngay. Khách đi xe
máy thì ân cần niềm nở ngay. Còn khách đi bộ hay đi xe đạp
thì ông thường trực thường không thèm nhìn khách hỏi trống
không: Gặp ai, có việc gì…?
Nhiều cơ quan còn bắt khách gửi xe, phải trả tiền, dù đến để
làm việc chứ không phải để xin xỏ, để tán gẫu. Có nơi có sân
rộng, nhưng khách đi xe đạp thồ rộng phải để xe ngoài cổng,
mưa nắng cũng mặc, dù đó là ông già, tuy xuềnh xoàng
nhưng thực chất là thầy của ông giám đốc, được ông giám
đốc trân trọng mời đến xin ý kiến. Ông thường trực chỉ nhìn
cái xe đạp mà đánh giá người, mà dùng uy quyền gác cổng để
ngăn cấm, để bắt bí, để ra oai…
Có nên làm như một vài nơi, người thường trực kiêm trông
giữ xe, không lấy tiền, niềm nở ngay từ đầu dù đó là ông cà
vạt giày Tây hay ông xe đạp không phanh? Bởi người thường
trực đã được giao nhiệm vụ hướng dẫn khách chứ không phải
ngăn cấm khách, không làm cái hàng rào để “quan liêu hóa,
cách biệt hóa” với ông giám đốc.
Đã có khối cơ quan xí nghiệp mất bạn hàng, mất khách chỉ vì
ông thường trực hách dịch, uy quyền hơn thủ trưởng, mà khi
biết ra, ông thủ trưởng phải lặn lội đi xin lỗi thì cũng đã quá
muộn.
Nên học cách tiếp khách của ông từ giữ đền, bà vợ chủ nhà
tiếp khách của chồng, tiếp đón chân tình và niềm nở ngay từ
đầu mà không nề hà khách là ai, sang hay nghèo. Trách
nhiệm này có lẽ phải do chính ông thủ trưởng cơ quan ấy chỉ
dẫn, dặn dò cho người thường trực của mình.
. Ai To Hơn - Nhà văn Băng Sơn Cơ quan dù to hay nhỏ, phải có người thường trực, còn gọi là người bảo vệ, người bảo. trọng hơn nữa là người đầu tiên thay mặt cơ quan, tiếp xúc với khách giao dịch, từ một cô gái xin việc, một ông giám đốc cơ quan bạn đến làm việc, một nhà báo đến lấy tin, một người nhà đến. hách dịch, uy quyền hơn thủ trưởng, mà khi biết ra, ông thủ trưởng phải lặn lội đi xin lỗi thì cũng đã quá muộn. Nên học cách tiếp khách của ông từ giữ đền, bà vợ chủ nhà tiếp khách của