Sang Campuchiangóchợ
đêm SiemReap
Khoảng nửa năm đổ lại đây khu chợđêm tại SiemReap mới
hình thành và mở cửa thường xuyên. Đây là khu chợ đặc
trưng của người Campuchia, chỉ bán đồ Campuchia
IMAGE
NOT FOUND!
Một góc chợđêmSiemReap
Không phải “Xua sơ đây” (xin chào tiếng Campuchia) mà là
“hello sir, hello madam” (xin chào tiếng Anh), không phải
“Okun” (cám ơn) mà là… “thank you very much” (cám ơn
rất nhiều)… ngôn ngữ giao tiếp tại chợđêmSiemReap chủ
yếu bằng tiếng Anh. Sau những buổi sáng quần mình trong
ánh nắng chói chang khi tham quan khu quần thể đền đài
Angkor Wat du khách ghé chợđêm để cảm nhận cái sự dễ
chịu của xứ người. Điều ngạc nhiên và khác lạ nhất tại chợ
đêm SiemReap ở chỗ, chợ là nơi ồn ã, sôi động náo nhiệt
nhưng chợđêm tại đây lại có không khí yên tĩnh, thư thái.
Không giống tại Việt Nam hay Lào, đến đầu năm 2007 ở
Campuchia vẫn chưa hình thành chợđêm đúng nghĩa. Trong
khoảng thời gian nửa năm trở lại đây, chính phủ mới triển
khai thí điểm và mở khu chợđêm tại Siem Reap. Chợđêm
Siem Reap khác hoàn toàn chợđêm tại Hà Nội.
Chợ không họp trên phố, người dân được chính phủ quy
hoạch cho một khuôn viên rộng và các gian hàng được họp
tại đây. Mang nghĩa “chợ đêm” nhưng các gian hàng mở cửa
rất sớm, từ 16h và đóng cửa vào lúc 24 giờ đêm. Khu chợ
đêm SiemReap là tổ hợp của những gian hàng kề sát nhau,
mỗi gian hàng chung một mẫu thiết kế với chất liệu gỗ, tre và
rơm phủ mái.
“tính tổng các gian tại khu chợ là 118. Các chủ cửa hàng thuê
và bán tại đây đều là người bản địa, vì vậy chợ mới mang ý
nghĩa là chợ đặc trưng của người Campuchia”, tiết lộ từ một
chủ cửa hàng bán lụa trong khu chợ. Chính do chợ mang tính
chất đặc trưng của người Cam nên đồ bán tại chợđêm chỉ
xoay quanh ba mặt hàng chính: vải, khăn quấn do người
Campuchia dệt; đồ bạc trang sức; và những đồ lưu niệm các
biểu vật đặc trưng của Campuchia như tượng phật, tượng
thần Bayon, tượng vũ nữa apsara bằng đá hay những con rối
bóng được làm từ chất liệu da bò…
IMAGE
NOT FOUND!
Tượng đá vũ nữ apsara, tượng phật được bày bán nhiều tại
chợ đêm.
IMAGE
NOT FOUND!
Lụa, vải quấn được bầy bán tại chợ đêm. Giá một miếng vải
quấn từ 4 USD-10 USD.
Giá cả tại chợđêmSiemReap không cố định. Cùng là những
mặt hàng bán giống nhau nhưng giữa các gian hàng từ đầu
chợ tới cuối chợ cũng có sự chênh lệch. Khách du lịch mừng
ra mặt sau khi mặc cả mua được bức tượng tạc thần Bayon 4
mặt bằng đá với giá 10 USD ngay tại gian hàng đầu tiên ghé
chân. Nhưng khi lượn vài gian hàng khác sẽ buồn thấy rõ vì
biết mình đã… trả hớ. Cùng kiểu bức tượng, cùng kích thước
tại gian hàng cuối chợ giá chỉ là… 6USD.
Mặt hàng bán chạy, bán được giá nhất tại khu chợđêmSiem
Reap là lụa, khăn và vải quấn Campuchia. Đặc trưng của
Campuchia là khăn rằn ô sọc đỏ quấn cổ. Khăn ô sọc đỏ là
hàng được khách nước ngoài ưa thích nhất. Tuy nhiên, trong
chợ đêm chủ yếu là khăn chất liệu pha nilon. Khách Việt hay
Trung quốc rất tinh ý họ thường hỏi người bản địa hoặc
hướng dẫn du lịch để tìm đến trực tiếp nơi sản xuất khăn
bằng chất cotton, mềm, quấn không nóng, giá cũng “mềm”,
khoảng 3 USD.
Những chủ hàng người Campuchia bán trong chợđêm đều là
những người hiền lành, dễ chịu, chiều khách nhưng họ rất
“tinh tường”. Chủ hàng chào giá. Lụa, vải quấn hay tượng
phật… luôn ở mức rất cao không tưởng mỗi khi khách hỏi
nhưng không để khách kịp lắc đầu bỏ đi họ nhanh chóng kèm
câu tiếng Anh lưu loát thuần thục, “I will discount for you,
what price can you pay…” (với ý ông/bà cứ trả giá, tôi sẽ hạ
giá bán cho). Trình độ ngoại ngữ, nói tiếng Anh, của dân
Campuchia làm “giật mình” khách du lịch. Khách ghé chân
118 gian hàng, cả 118 người bán hàng đều có thể giao tiếp tốt
với họ bằng tiếng Anh.
IMAGE
NOT FOUND!
Khách nước ngoài có thể mua bán hàng với người bản địa
bằng tiếng Anh
“Ngoại ngữ chúng tôi chủ yếu học qua truyền khẩu. Nhưng
tiếng Anh “bồi” này là công cụ vô cùng quý giá giúp tôi giao
tiếp, trao đổi và hiểu ý khách hàng” Kham Say, một chủ cửa
hàng bán đồ lưu niệm, cho biết. Chính sự “giật mình” như
vậy hầu hết khách ngoại quốc đều hài lòng khi tới khu chợ
bởi lẽ họ thoải mái khi được giao tiếp và người bán hàng hiểu
mình nên ai nấy ra về đều có những món đồ trên tay.
Tuy vậy, dù là chợ đặc trưng của người Campuchia, mang
không khí rất nhẹ nhàng thoải mái nhưng chợđêmSiem
Reap không đông. Bởi lẽ, mặt hàng tại bầy bán tại đây đây
đơn điệu. Trong 118 gian hàng, đồ bán vẫn chỉ quanh là vải,
khăn quấn, đồ bạc trang sức, đồ lưu niệm. Không có sự đa
dạng mặt hàng bầy bán thế nên khách đến một lần đã biết rõ
mặt hàng tại chợ và thật ít người muốn ghé lại chợ nhiều lần.
Mùa thăm Angkor Wat bắt đầu nở rộ từ tháng 4, tới tháng 12
cũng là lúc khách du lịch thưa dần. Nó cũng như chính giờ
chợ đêmSiemReap đóng cửa. Chuyện mặc cả, đắt, rẻ là một
phần vốn có tại những khu chợđêm và dù vẫn chỉ bày bán
những mặt hàng đơn điệu nhưng đó lại là điểm khác biệt của
chợ đêm nơi đây. Chợ đặc trưng của người Campuchia, chỉ
bán đồ Campuchia!
. Sang Campuchia ngó chợ đêm Siem Reap Khoảng nửa năm đổ lại đây khu chợ đêm tại Siem Reap mới hình thành và mở cửa thường xuyên. Đây là khu chợ đặc trưng của người Campuchia, . chợ đêm đúng nghĩa. Trong khoảng thời gian nửa năm trở lại đây, chính phủ mới triển khai thí điểm và mở khu chợ đêm tại Siem Reap. Chợ đêm Siem Reap khác hoàn toàn chợ đêm tại Hà Nội. Chợ. nhất tại chợ đêm Siem Reap ở chỗ, chợ là nơi ồn ã, sôi động náo nhiệt nhưng chợ đêm tại đây lại có không khí yên tĩnh, thư thái. Không giống tại Việt Nam hay Lào, đến đầu năm 2007 ở Campuchia