1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Soạn bài hội thoại (ngắn nhất)

3 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội thoại (ngắn nhất)
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 246,83 KB

Nội dung

Export HTML To Doc Soạn bài Hội thoại (ngắn nhất) Mục lục nội dung  Soạn bài Hội thoại (ngắn nhất)  I VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI  II LUYỆN TẬP Soạn bài Hội thoại (ngắn nhất) I VAI XÃ HỘI TRONG HỘI[.]

Trang 1

Soạn bài: Hội thoại (ngắn nhất)

Mục lục nội dung

I VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI:

II LUYỆN TẬP:

Soạn bài: Hội thoại (ngắn nhất)

I VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI:

1 Quan hệ giữa các nhân vật tham gia trong đoạn hội thoại có quan hệ trên - dưới

- Người cô là bậc bề trên của Hồng

2 Cách xử sự của người cô đáng chê trách ở chỗ không cư xử với người cháu bằng thái độ đúng mực Trong hoàn cảnh này hai người có quan hệ ruột thịt với nhau nhưng người cô lại dùng cách nói chuyện xa cách, dùng thái độ không đúng của người lớn đối với trẻ nhỏ (người cô xưng "tao", gọi cháu là "mày" )

3 Những chi tiết cho thấy chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép:

+"tôi cúi đầu không đáp"

+"lại im lặng cúi đầu xuống đất cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng."

- Bởi Hồng là người bề dưới có bổn phận tôn trọng người trên nên bé Hồng phải làm như vậy

Trang 2

II LUYỆN TẬP:

1 Những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn:

- "Nay các ngươi nhìn chủ mà không biết lo đau xót biết chừng nào!"

- "Nếu các ngươi biết chuyên tập sách theo lời dạy của ta Ta viết bài hịch này là để các ngươi biết bụng ta."

2

a Xác định vai xã hội trong đoạn trích:

+ Ông giáo: là người có địa vị cao trong xã hội nhưng còn ít tuổi hơn lão Hạc

+ Lão Hạc: thuộc địa vị xã hội thấp nhưng lại có tuổi tác cao hơn ông giáo

b Những chi tiết trong lời thoại nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng,vừa thân tình của nhân vật ông Giáo đối với lão Hạc:

+ Trong miêu tả: Ông giáo thể hiện là người có tri thức, bình tĩnh, khuyên răn

+ Trong lời lẽ: dù địa vị xã hội của ông giáo cao hơn lão Hạc nhưng ông giáo vẫn kính trọng lễ phép,lịch sự gọi lão Hạc là "cụ" xưng hô gộp "ông-con mình",còn ông giáo xưng "tôi"

c Những chi tiết trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão đối với ông giáo:

+ "Ông giáo dạy phải!"

+ "Nói đùa thế,chứ ông giáo cho để khi khác."

+ Từ ngữ gần gũi, ttinfh cảm thân thuộc

- Những chi tiết thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc:

+ lão chỉ cười đưa đà,cười gượng

+ lão Hạc từ chối ăn khoai, không tiếp tục câu chuyện và đi về

3 Thuật lại một cuộc trò chuyện và phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại:

Trang 3

- Ví dụ: (trích đoạn trong Dế Mèn phưu lưu kí của tác giả Tô Hoài-sgk8, tập 2 trang 72.)

+ Vai xã hội: Dế Choắt và Dế Mèn cùng tuổi nhưng vì cơ thể nhỏ,yếu hơn nên Dế Choắt tự nhận mình là em,òn Dế Mèn là anh

+ Cách cư xử:Dế Choắt đối xử với Dế Mèn một cách khiêm nhường, còn Dế Mèn thì ngược lại luôn coi thường Dế Choắt, chê bai Dế Choắt

Ngày đăng: 08/03/2023, 22:14