Ngã babiêngiới
Một vùng đất hoang sơ với dòng sông cuồn cuộn chảy, và núi
rừng bao bọc những tộc người còn giữ nguyên nhiều tập tục
cổ xưa.
Khái niệm một tiếng gà gáy sáng ba nước cùng nghe ở đây
không tồn tại, đơn giản vì dòng sông Mê kông cuộn đỏ phù
sa là ranh giới quá rộng để một thanh âm lan tỏa tới cả ba
vùng đất, song bù lại, nơi đây lại quyến rũ du khách bởi danh
tiếng bí ẩn Tam Giác Vàng, thủ phủ của đế chế thuốc phiện
xa xưa.
Từ ChiangMai, du khách sẽ phải đi trên con đường núi quanh
co để sau nửa ngày tiếp cận ChiangRai và xa hơn nữa là Sob
Ruak, một thị trấn nhỏ kề sát dòng sông huyền thoại.
Khởi nguồn từ cao nguyên Tây Tạng quanh năm tuyết phủ,
dòng sông lớn nuôi dưỡng cả một vùng châu lục này đã băng
qua các quốc gia Nepal; Trung Quốc; Thái Lan; My-an-ma;
Cam-pu-chia và Việt Nam trước khi hòa vào đại dương.
Xưa kia, khi đế chế thuốc phiện còn tồn tại như một lãnh địa
bí hiểm thách thức nỗ lực của cả thế giới, phải chăng phù sa
Mê Kông cũng góp phần làm tươi thêm những cánh hoa anh
túc có sắc màu đẹp như thiên thần và nguy hiểm như địa
ngục này không.
Chỉ biết ngày nay, nơi đã từng diễn là thủ phủ của nha phiến,
nơi đã từng ngự trị đế chế không ngai của trùm nha phiến
Khun Sa, phong cảnh bình yên đã bao trùm, và thay vì tiếng
súng là tiếng hướng dẫn viên đang gắng sức mô tả cho khách
ngoại quốc hiểu rõ câu chuyện thời dĩ vãng.
Đó là câu chuyện về những chuyến vận chuyển thuốc phiện
bằng đoàn ngựa thồ của lãnh chúa nha phiến từ Tam Giác
Vàng xuyên qua vùng núi non, từ những cánh đồng anh túc
bạt ngàn để dòng nhựa đen chảy tới các địa danh xa xôi trên
thế giới.
IMAGE
NOT FOUND!
Kề sát nơi cột mốc ranh giới là tòa nhà trắng khổng lồ tọa lạc
trên sườn đồi, nơi xưa kia là dinh thự của Khun Sa và ngày
nay trở thành Bảo tang Nha phiến. Trong căn nhà này, chính
phủ Thái Lan cho trưng bày đủ mọi loại vật dụng, hình ảnh
của một thế giới vừa bí hiểm, vừa quái đản, ở đó dường như
cuộc sống con người đời đời kiếp kiếp đã phải gắn chặt vào
phận nô lệ cho dòng nhựa đen.
Không chỉ giới thiệu về Nha phiến, bảo tàng còn giới thiệu về
những điều kỳ thú về các tộc người sinh sống cách biệt với
thế giới bên ngoài, nơi tập tục xưa cũ còn tồn tại, và một
trong đó là tục đeo vòng cổ của phụ nữ Karen.
Chỉ một lần nhìn hình ảnh về chiếc cổ cao sáng loáng vòng
đồng, chắc chắn bất kỳ ai cũng háo hức được nhìn họ bắng
xương bằng thịt. Thật kỳ lạ về một tập quán cổ xưa, dù gây
cảm giác quã đỗi lạ lùng cho người ngoài nhưng đối với dân
bản địa là điều hiển nhiên không thể khác.
Làm duyên hay mang công dụng thực tiễn, khó ai định nghĩa
nổi vì sao cho tới nay người Karen vốn sinh sống nhiều ở
My-an-ma và một số ít định cư ở Thái Lan vẫn trung thành
cùng nhưng chiếc vòng đồng gắn trên cổ từ ngày còn là trẻ
nhỏ cho tới khi từ giã cõi đời.
Truyền thuyết xưa kể lại, thời xa xưa hổ hay tấn công con
người, do đó bộ tộc đã quyết định đeo vòng cho tất cả phụ nữ
nhằm tránh vết thương nơi cổ. Thời gian nối tiếp, những
chiếc vòng được tăng dần số lượng, cho tới khi người phụ nữ
tới tuổi lấy chồng cũng là lúc số lượng những chiếc vòng trên
cổ có thể đạt trọng lượng 10 hoặc 15kg.
Dưới tác động liên tục, cần cổ người phụ nữ dài ra, ngộ
nghĩnh như chú hươu cao cổ của Châu Phi và cũng mang sắc
thái đặc biệt vào bậc nhất trên thế giới. Sống giữa thế giới núi
rừng, người Karen đi rừng, làm nương, tắm suối…như mọi
sắc tộc khác, chỉ duy nhất những chiếc vòng cao cổ là chẳng
giống nơi nào.
Không chỉ đeo vòng vào cổ, người phụ nữ Karen còn đeo cả
vào bắp tay, bắp chân những chiếc vòng đồng vĩnh viễn
không bao giờ tháo.
Cũng kỳ lạ và huyền hoặc không kém là chính thiến nhiên
của vùng đất đang bình yên trở lại này. Trập trùng núi non và
bao la rừng thẳm, xung quanh Tam Giác Vàng hiện nay đang
quyến rũ du khách tìm về bởi vẻ hoang sơ.
IMAGE
NOT FOUND!
IMAGE
NOT FOUND!
Xuôi dòng nước ghềnh thác bằng mảng tre, vị khách nào
cũng trở thành trẻ nhỏ khi hò hét trên sông, giữa dòng nước
tung bọt trắng. Một kiểu làm du lịch rất Thái Lan, vì hiếm
nơi nào trên thế giới, cư dân bản địa lại đủ hài hước để kê
một quầy bar bập bềnh trên sông, chào bán Coca và bia lạnh
cho những vị khách đã ngồi mảng tre dưới nắng gần 1 tiếng
đồng hồ.
Dấu ấn của bản tính khéo léo Thái Lan còn bộc lộ ở những
chú voi đủng đỉnh trở khách đi trên sườn núi, quơ vòi đòi
khách mua nải chuối và biểu diễn còn biết cầm bút long
chấm mực vẽ tranh. Không thể tưởng tượng nổi những chú
vui kềnh càng lại có thể vẽ tranh màu nước đẹp như họa sĩ.
Những bức tranh hoa, phong cảnh, voi, người… được bán
ngay tại chỗ, chắc chắn sẽ còn mang lại sự trầm trồ ở nhiều
nơi khác, nhiều quốc gia khác khi được chủ nhân trân trọng
mang theo hành trình.
IMAGE
NOT FOUND!
Hai thái cực thật khác biệt của một câu chuyện. Hình như ở
vùng đất mang tên Tam Giác Vàng này luôn tồn tại những
thái cực đối lập như vây.
. Ngã ba biên giới Một vùng đất hoang sơ với dòng sông cuồn cuộn chảy, và núi rừng bao bọc những tộc người còn giữ nguyên nhiều tập tục cổ xưa. Khái niệm một tiếng gà gáy sáng ba nước. thế giới vừa bí hiểm, vừa quái đản, ở đó dường như cuộc sống con người đời đời kiếp kiếp đã phải gắn chặt vào phận nô lệ cho dòng nhựa đen. Không chỉ giới thiệu về Nha phiến, bảo tàng còn giới. túc bạt ngàn để dòng nhựa đen chảy tới các địa danh xa xôi trên thế giới. IMAGE NOT FOUND! Kề sát nơi cột mốc ranh giới là tòa nhà trắng khổng lồ tọa lạc trên sườn đồi, nơi xưa kia là