1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bài sơn theo phong thủy pdf

8 227 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 205,04 KB

Nội dung

Bài sơn theo phong thủy Đối với mỗi căn nhà, "bài sơn" tức là trang trí hòn giả sơn hay xây dụng non bộ theo Phong thủy sẽ mang lại sự hòa hợp âm dương, mang lại sự tương sinh thuận hòa trong cuộc sống gia đình. Mỗi một hành trong Phong thủy đều có tính chất và công dụng khác nhau. Trong một ngôi nhà, sự tương sinh Ngũ hành sẽ đem lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho chủ nhân của nó. Nếu Thủy tượng trưng cho tài lộc, là nơi quy nạp tiền tài danh vọng thì Sơn được coi như nơi gìn gìn giữ cái tài lộc, cái tinh anh ấy. Phong thủy có câu: "Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài". Tọa sơn, hướng thủy Phong thủy cổ truyền luôn khuyên người ta phải chọn nơi cư trú theo thế "tọa sơn hướng thủy" tức là nhìn sông, tựa núi, cho cảm giác được bao bọc, an toàn. Trong địa hình đồng bằng đô thị, những thế nhà "trước thấp sau cao" cảm giác như đang được dựa núi cũng được gọi là tọa sơn. Thế nhà này vừa có lợi cho sự đón nhận ánh sáng mặt trời và sự thông gió đồng thời khiến cho căn nhà được ôm ấp, bao bọc. Nếu nhà có bốn bề là núi theo thế "tả Thanh Long, hữu bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ" sẽ luôn được tàng phong tụ khí, rất tốt để an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, tọa sơn cũng cần chọn lọc. Không phải dựa vào núi nào cũng tốt. Phía sau nhà ở mà núi có hình thế cao vút, hiểm trở, đá núi lởm chởm, cây cối thưa thớt sẽ không thích hợp để ở. Phong thủy coi đây là những khu vực "bần sơn ác thủy" tượng trưng cho khí suy bại, khô cằn. Tương tự như thế, trong điều kiện đô thị, nếu phía sau nhà là một tòa cao ốc với hình thái suy tàn chẳng hạn như tường móng tróc lở hoặc nặng nề cục mịch sẽ chưa được coi là thế nhà thuận cho sự phát triển của con người. Sự hòa hợp của núi sông sẽ đem lại đại cát, hanh thông cho nơi tạo ra nó. Nhà Phong thủy cổ đại Quách Phác có câu: " nước lấy núi làm mặt, lấy chim thú, cây cối làm tinh thần, núi lấy nước làm huyết mạch ". Núi sông, cỏ cây hoa lá tạo nên một quần thể sum vầy chính là sự hưng tài, đắc lộc vậy. Những nguyên tắc trong việc "bài sơn" Việc bài sơn hay bố trí hòn non bộ đã rất phổ biến trong các công trình kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Chùa Trấn Quốc, đền Quan Thánh, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu đều có hòn non bộ ngoài sân. Thái Bình Lâu trong tử cấm thánh Huế nơi vua nhà Nguyễn nhà đọc sách cũng có hòn non bộ lớn. Hòn non bộ ở đây vừa tô điểm cho cảnh quan vừa như những tấm bình phong trước cửa tạo cảm giác thanh bình, thoát tục. Hiện nay, non bộ ngày càng được sử dụng nhiều như một vật trang trí trong nhà. Việc sử dụng non bộ làm cho ngôi nhà của chúng ta thêm sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, dù chỉ là một hòn non bộ nhưng vẫn mang khí chất của núi. Vì vậy, nó vẫn có tính chất trấn yểm. Non bộ nếu được sử dụng đúng cách, đúng chỗ, nó sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường Phong thủy cho mỗi ngôi nhà. Về hình thức, Phong thủy khuyên hòn non bộ không nên làm một hòn lẻ loi, không nên làm số lượng hòn chẵn như 2,4,6 Chỉ nên làm 3 hòn thành thế tam sơn như hình tượng chữ sơn của Hán tự, hoặc có thể làm 5 hòn tượng cho Ngũ phúc, 7 hòn với ý tưởng chủ về Thất hiền và tốt nhất là số lẻ. Ngoài ra nên nhớ không nên làm các hòn bằng nhau. Phải thiết kế có sự cao thấp, lớn nhỏ. Núi nhô cao trong Phong thủy được coi là mang năng lượng âm từ lòng đất. Bởi vậy để hài hòa âm dương theo quan niệm của Phong thủy, không nên dùng các loại núi màu đen hoặc xanh xám. Như vậy sẽ mang tính thuần âm, không tốt. Về vị trí, nguyên tắc chung là không nên đặt non bộ ở các tầng nhà trên. Nếu núi đặt ở các tầng trên thì các tầng dưới coi như bị núi đè và không thể phát triển được. Trong trường hợp nhà lớn, sân trước rộng, hòn non bộ loại nhỏ có thể đặt phía trước cửa nhà tạo thành tiền án hay còn gọi là Chu tước theo thuật Phong thủy. Hòn non bộ lớn có thể đặt phía sau nhà để tạo thành một thế nhà "tọa sơn" vững chắc, hay làm vững thêm Huyền vũ theo cách nói của thuật Phong thủy. Theo khoa Huyền Không Phong thủy, chỉ những nơi có "Sơn tinh - Núi" hay "Thủy tinh - nước" đang trong thời kỳ vượng khí thì mới nên dùng non bộ để trợ lực. Ngoài ra, trong các trường hợp cụ thể thì có thể chỉ dùng Sơn hoặc chỉ dùng Thủy. Trong điều kiện không thể sử dụng non bộ thì những bức tranh phong cảnh có hình tượng núi non là một sự thay thế hiệu quả, nếu sử dụng tranh khảm đá thì hiệu quả hơn nhiều. Tranh ảnh núi non vừa manh tính trang trí vừa biểu trưng cho sự vững chãi, ổn định và trường tồn rất thích hợp khi sử dụng cho văn phòng, công sở. Trong thế giới tự nhiên, nước như một vật phẩm trời ban- ứng với phần Thiên, núi trỗi lên từ lòng đất- ứng với phần Địa, con người ta lại là tinh hoa của vũ trụ- ứng với phần Nhân. Thiên Địa Nhân giao hòa thì mới có được sự trường tồn vĩnh cửu. Do vậy, việc bài sơn hay bố thủy trong nhà không chỉ là một thú chơi tao nhã của tiền nhân xưa mà còn tượng trưng cho nghệ thuật Phong thủy đem lại sự hòa hợp âm dương, sự tương sinh thuận hòa giữa trời, đất và con người. Việc bài sơn vì thế cũng không nên quá tùy tiện mà nên tuân theo những nguyên tắc nhất định có từ tinh hoa Phong thủy. . Bài sơn theo phong thủy Đối với mỗi căn nhà, " ;bài sơn& quot; tức là trang trí hòn giả sơn hay xây dụng non bộ theo Phong thủy sẽ mang lại sự hòa hợp. danh vọng thì Sơn được coi như nơi gìn gìn giữ cái tài lộc, cái tinh anh ấy. Phong thủy có câu: " ;Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài". Tọa sơn, hướng thủy Phong thủy cổ truyền. tước theo thuật Phong thủy. Hòn non bộ lớn có thể đặt phía sau nhà để tạo thành một thế nhà "tọa sơn& quot; vững chắc, hay làm vững thêm Huyền vũ theo cách nói của thuật Phong thủy. Theo

Ngày đăng: 02/04/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN