Những bàihọcvề TMĐT từLazada
Lazada.vn là website bán hàng trực tuyến theo mô hình Business to Consumer (B2C),
nói một cách thô bạo - thô thiển hơn là clone của Amazon.com.
Những bàihọctừLazada theo tui quan sát & học hỏi được từnhững ngày đầu em ý
xuất hiện và phát triển ở Việt Nam:
1. Giải quyết bài toán Con gà & Quả trứng như thế nào?
Ai cũng biết làm B2C hay bất cứ cái quái gì trên đời đều hay bị mắc kẹt giữa bài toán
con gà & quả trứng. Không có nhiều người mua hàng thì nhà cung cấp õng eo, ép giá,
ép chiết khấu, ép thời gian công nợ. Không có nhiều sản phẩm được bày bán thì
người mua hàng chẳng thèm vào xem để mua
Thay cho việc xây dựng một hệ thống vô cùng chuẩn mực, chuyên nghiệp đến từng
chi tiết để rồi một ngày nào đó nhận ra không phù hợp, đập ra làm lại mất thời gian,
bạn Lazada.vn chọn cách cứ ra mắt (launch) và vận hành (operation) trước. Cụ thể
là nếu ngày xưa bạn muốn mua thẻ cào ở Lazada.vn thì bạn ý sẽ cho người chạy
xuống bên dưới mua và giao cho bạn. Hàng hóa thì cứ bày bán đầy ra, có hợp tác
hay không hợp tác với nhà cung cấp thì không biết, làm cho người dùng cảm thấy ở
Lazada có nhiều mặt hàng để xem và chọn lựa. Có khi vào chỉ để xem chẳng mua gì.
Còn nếu mua? Quá tốt, Lazada có thể biết được mặt hàng nào bán chạy để làm
chương trình và mang qua nhà cung cấp để có cuộc nói chuyện giữa hai người lớn
(18+) với nhau.
Tại sao đẩy Zalora ra trước, Lazada lẽo đẽo theo sau? Đơn giản thôi, lợi nhuận hàng
hóa bán ra từ Zalora cao hơn, dùng chính sách tặng voucher hay coupon mua sắm
cũng không suy tính quá dữ dội so với Lazada. Thừa hưởng nền tảng người dùng từ
Zalora, Lazada phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn nhiều.
Chạy quảng cáo rợp trời nhưng vô cùng khôn ngoan là chọn kênh rất phù hợp:
Google Adnetwork. Thói quen người tiêu dùng thường có:
- Tìm kiếm thông tin món hàng mình yêu thích.
- Xem/tham khảo những món hàng mình đang có nhu cầu.
Với khả năng phủ rộng như Google hiện nay, kênh này quả là quá chuẩn nếu muốn
nhét vào đầu người ta ý định mua hàng nào đó. Ví dụ như tui từng xem vài cái điện
thoại trên Lazada, thế là tui bị các bạn ấy ám ảnh mải miết bởi các quảng cáo từ
Google Adnetwork.
Rốt cuộc cũng phải mua thôi. Mua là vì bỗng dưng nhận được thông tin khuyến mãi
của loại điện thoại mà tui hay để ý.
Đấy. Rõ ràng là con gà & quả trứng, phải chọn lấy một thứ làm trọng tâm. Ở đây có
vẻ như bạn Lazada chọn người mua hàng & tập trung giải quyết một phần trong bài
toán lòng vòng muôn đời này. Đừng tham lam phát triển cả hai cái để rồi ì à ì ạch.
Đánh đổi & chấp nhận. Cái giá phải trả xứng đáng thì phải nên như thế thôi!
2. Luôn luôn hoạt động. Luôn luôn hành động. Đứng yên là chết.
Okie, một bài toán tiếp theo nữa cũng khó nhằn chẳng thua gì bài toán con gà và
quả trứng: Hàng hóa cần phải được bán ra, càng nhiều càng tốt.
Lý do: Trữ nhiều hàng hóa trong kho sẽ phát sinh một mớ các chi phí như phí kho bãi,
quản lý, khấu hao thiết bị, lỗ theo thời giá,
Vì vậy, hàng hóa cần được luân chuyển liên tục để đảm bảo nguồn tiền thu về,
doanh số bán ra, đáp ứng nhu cầu xu hướng mua hàng của thị trường. Luôn luôn
hoạt động. Luôn luôn hành động. Đứng yên là chết.
Hiện nay các website B2C khác cũng có nhiều khuyến mãi, à không phải nhiều mà là
QUÁ NHIỀU. Nhưng hãy xem cách Lazada làm, rất thông minh, từng bước đều có
tính toán chứ không phải chỉ là một hành động giảm giá, tặng kèm quà đơn giản để
tăng doanh số.
Mới đây nhất, Lazada vừa cho ra chương trình giao hàng trong 24 tiếng. Vừa thấy vụ
này, Sâu tui vừa nhẩm tính tới bộ máy vận hành quá sức dữ dội của Lazada, xong rồi
lại cười khì khì, thằng này khôn thiệt.
Khôn ở đây có vài lý do:
Khách hàng mua hàng xong, chọn COD mà thời gian giao hàng từ 3 - 4 ngày thì khả
năng họ lần lựa, suy nghĩ và hủy kèo khá cao. Mua thôi mà, giờ nhân viên gọi lại xác
nhận, tui chán rồi tui hủy, làm gì tui?
1 ngày thấy ớn ăn trong khâu vận hành, nhưng nó được hợp tác với bên giao nhận
khác (FYI: hợp tác với Giaohangnhanh.vn) thì hoàn toàn có thể cùng làm được. Vậy
là Lazada thu tiền tươi mỗi ngày, đẩy hàng hóa đi càng sớm càng tốt, vô tình "ép"
người dùng khó thay đổi quyết định và làm người mua hàng hài lòng hơn. Tui mua
dầu gội đầu, sữa tắm, mà đợi 3 - 4 ngày thì thôi, tui ra siêu thị mua cho rồi.
Hãy đọc kỹ thể lệ chương trình Lazada Promise để hiểu thêm về cái sự khôn được đề
cập ở note này
3. KPI cao, môi trường áp lực, lương cao, tính đào thải cao
Không khó khăn mấy để vào Lazada nếu bạn có chút thực lực, chút kinh nghiệm
trong TMĐT, chút máu me và nhiều hơn một chút về tiếng Anh. Nhưng bám trụ lại là
một bài toán khác. Môi trường áp lực khắc nghiệt, tính đào thải cao, buồn buồn có
vài chú bị đuổi, lại khóc lóc với tui hoài chứ gì ) Nhưng đó lại là một điều đáng học
hỏi ở một startup.
Có lần nói chuyện với anh Quốc Anh - founder của Hula.vn, ảnh có nói về việc "dám
từ bỏ". Nhiều lúc tuyển người vào rồi, họ làm sai nhưng mình không dám sa thải, vì
sa thải rồi lấy ai thay thế vị trí đó? Tâm lý này là tâm lý rất chung, ngay cả với bản
thân tui đây. Để rồi nỗi đau cứ thêm dài, ngày một dài, kéo cả team xuống, làm trì
trệ nhiều kế hoạch.
Nếu tính toán mọi thứ sòng phẳng và công bằng, điều này thiệt đơn thiệt kép hơn rất
nhiều lần so với việc tuyển nhanh - cho thử tài - chấp nhận sai - sa thải nhanh. Chia
tay sớm, bớt đau khổ.
Kỉ luật thép - Biết mình đang đi đâu và muốn trở thành gì tại thị trường này giúp cho
Lazada ngày càng khẳng định vị thế ông lớn. Tiền không thiếu, nhiều không có
nhưng tiền được xài đúng chỗ, đúng thời điểm, đúng việc.
Nguồn: Gik.vn
. Những bài học về TMĐT từ Lazada Lazada. vn là website bán hàng trực tuyến theo mô hình Business to Consumer (B2C), nói một cách thô bạo - thô thiển hơn là clone của Amazon.com. Những. của Amazon.com. Những bài học từ Lazada theo tui quan sát & học hỏi được từ những ngày đầu em ý xuất hiện và phát triển ở Việt Nam: 1. Giải quyết bài toán Con gà & Quả trứng. ra trước, Lazada lẽo đẽo theo sau? Đơn giản thôi, lợi nhuận hàng hóa bán ra từ Zalora cao hơn, dùng chính sách tặng voucher hay coupon mua sắm cũng không suy tính quá dữ dội so với Lazada. Thừa