Phòngtrừ bệnh thốitrái ớt
Hỏi: Cho biết cách phòng bệnh thốitrái ớt. Một số nông dân vùng trồng ớt ở huyện Phong Điền,
Phú Vang ( Thừa Thiên Huế), huyện Tuy Phước, Phù Mỹ (Bình Định), huyện Củ Chi,Bình
Chánh ( Tp.Hồ Chí Minh).
Bệnh thốitráiớt hiện nay theo dự báo cho biết rất phổ biến gây hại nghiêm trọng đến năng suất
và chất lượng. Ở nước ta bệnh do 2 loài nấm Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici
( theo viện BVTV). Sự phân bố và mức độ gây hại của 2 loài này có sự khác nhau tuy nhiên cả 2
loài cùng phá hoại mạnh vào cuối giai đoạn sinh trưởng của ớt ở khắp các vùng trồng ớt như Hải
Hưng, Hà Bắc, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Bình Định.
Triệu chứng điển hình xuất hiện đầu tiên trên trái già dưới dạng những vết bệnh nhỏ, thấm ướt,
lõm xuống và lan rộng rất nhanh.Các vết bệnh phát triển tối đa sẽ lõm xuống và có màu từ đỏ
đậm đến nâu nhạt, có thể trông thấy được các mô sinh trưởng màu sậm của nấm bệnh với số
lượng thay đổi. Các khối bào tử có màu vàng da bò nhạt hoặc màu hồng xuất hiện rải rác hoặc
tập trung theo những vòng tròn đồng tâm trên các vết bệnh. Đôi khi các vết bệnh cũng phát triển
trên các trái non nhưng triệu chứng thường không biểu hiện cho tới khi tráiớt chín hoàn toàn và
chuyển đổi màu trái lần sau cùng. Mầm bệnh có thể nằm trong hạt, tồn lưu trong tàn dư thực vật
và có loạt ký chủ rộng.
Phòng trừbệnh này bằng các phương pháp sau:
• Không dùng hạt ở tráibệnh để làm giống.
• Xử lý hạt giống với thuốc Viben- C 50WP, Vithi M 70 WP với liều 200g/100kg hạt
giống. Cũng có thể xử lý hạt bằng nước nóng 52
o
C với thời gian 30 phút ( 2 sôi + 3 lạnh
ngâm trong bình thủy 30 phút)
• Bón phân chuồng đã hoai mục 20- 30 tấn/ ha tùy loại đất.
• Bón phân cân đối NPK: các thí nghiệm của Trường Đại Học NN2 Huế trên đất cát ven
biển miền Trung cho thấy tỉ lệ 1.1.1 hoặc 1.1.0,5 có hiệu quả kinh tế và làm bệnh nhẹ đi.
• Luân canh cây trồng khác
• Phun các loại thuốc sau khi bệnh chớm xuất hiện.Chú ý phun ướt đẫm cây khoảng 500 –
600 lít nước thuốc/ ha và phun cách nhau 7- 10 ngày. Phun từ 4-5 lần trong suốt một mùa
ớt.
o Vicarben 50HP pha 20 ml/bình 5 lít
o Vixazol 275SC pha 20-25 ml/ bình 8 lít
o Vitebu 250SC pha 15-20 ml/ bình 8 lít
. Phòng trừ bệnh thối trái ớt Hỏi: Cho biết cách phòng bệnh thối trái ớt. Một số nông dân vùng trồng ớt ở huyện Phong Điền, Phú Vang ( Thừa Thiên. các vết bệnh. Đôi khi các vết bệnh cũng phát triển trên các trái non nhưng triệu chứng thường không biểu hiện cho tới khi trái ớt chín hoàn toàn và chuyển đổi màu trái lần sau cùng. Mầm bệnh có. của ớt ở khắp các vùng trồng ớt như Hải Hưng, Hà Bắc, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Bình Định. Triệu chứng điển hình xuất hiện đầu tiên trên trái già dưới dạng những vết bệnh nhỏ, thấm ớt,