1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Bốn kỹ năng học tiếng Anh hiệu quả. doc

9 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 120,58 KB

Nội dung

Bốn kỹ năng học tiếng Anh hiệu quả Về tips học tiếng Anh, nếu chịu khó search mạng để kiếm thông tin, bạn sẽ được vẽ cho những công thức đa dạng như ma trận. Tuy nhiên, không phải công thức nào cũng giúp bạn lên “level” ngay được. Vì thế Cóc Đọc số này xin giới thiệu một vài kinh nghiệm đã được đúc rút từ chú Cóc có điểm tổng kết tiếng Anh cao nhất khóa 4. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ hữu ích cho những ai đang ngụp lặn trong “bể học” tiếng Anh. Luyện đọc Đọc đem lại khá nhiều lợi ích. Thứ nhất, nó mở rộng tầm hiểu biết của bạn, vì trong các kì thi tiếng Anh, yếu tố “general knowledge” (kiến thức phổ thông) đặc biệt quan trọng. Trong các kì thi sẽ có những câu hỏi như “Hợp tác quốc tế giúp ích gì cho quá trình bảo vệ môi trường” hoặc “Bạn nghĩ rằng gia đình hay bạn bè quan trọng hơn đối với sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ”. Để trả lời và phân tích các đề bài này, các bạn cần có những kiến thức nền tảng vững chắc từ việc đọc báo và nghe tin tức, và dĩ nhiên là cả những gì mà bạn đã trải qua và học được từ cuộc sống. Một trong những cách hiệu quả là theo dõi các tin tức hàng ngày và các chương trình phân tích sự kiện, chúng sẽ luyện cho bạn cách tư duy logic cũng như nắm các quy luật của cuộc sống. Lợi ích quan trọng thứ hai của việc đọc là cung cấp cho bạn một vốn từ chắc chắn. Đối với mục tiêu ngắn hạn là các bài kiểm tra, vốn từ quá ít ỏi có thể làm bạn mất rất nhiều điểm. Ví dụ như khi thi nghe, bạn nghe được phát âm của từ cần điền vào chỗ trống, nhưng không đánh vần được từ đó vì chưa từng gặp bao giờ. Với vốn từ không đủ sẽ dẫn tới việc không diễn đạt được chính xác quan điểm mà mình muốn đưa ra, đồng thời cũng dễ dàng làm cho mình hiểu sai hay không đầy đủ ý của người khác. Cuối cùng, việc đọc nhiều sẽ giúp các bạn tìm được cách hành văn khi viết. Trước đây, khi luyện thi viết cho TOEFL, mình thường đọc các bài reading khác, dù chủ đề của các bài reading này và bài writing hoàn toàn không liên quan, tuy nhiên qua đó mình học được cách mở bài và đi vào nội dung, cũng như cách để nối các ý lại với nhau. Nếu đọc nhiều các bài reading, bạn sẽ thấy được có những “kiểu câu”, “kiểu dùng từ” nhất định – và “bắt chước” được giọng văn như vậy sẽ đưa bạn tới mức “good writer”. Luyện nói Một trong những nguyên tắc học hiệu quả nhất mà các thầy cô thường đưa ra là “Speak more, speak more and speak more”. Khi luyện nói nhiều, các bạn không chỉ hoàn thiện được cách phát âm, ngữ điệu mà còn luyện được cách tổ chức ý và tạo được sự tự tin khi nói. Cách luyện nói tốt là take note những ý mà bạn nghĩ ra khi nhận được câu hỏi. Take note phát huy hiệu quả cao nhất trong các bài presentation – một phần bắt buộc của các khóa English tại FU. Tuy vậy, bạn chỉ nên ghi ra những ý căn bản ở dạng short form/outline, vì nếu bạn ghi dài quá, bạn sẽ đọc như vẹt thôi hoặc rối tung lên vì nhìn vào tờ note bạn sẽ phải skim, hoặc thậm chí là scan để tìm ra ý tiếp theo ở đâu trong tờ giấy. Khi chuẩn bị đầy đủ nội dung và một bản note chuẩn, bản note đó có thể giúp bạn hình thành ý tưởng về slide mà mình sẽ sử dụng, vì slide thường highlight những ý chính trong bài nói, những ý chính này hiển nhiên nằm trong tờ note. Khi nói, body-language cũng rất quan trọng, bạn nên luyện tập trước gương để tạo cho mình một cảm giác tự tin, tránh những cử chỉ như chống hai tay vào sườn hoặc đút tay vào túi quần. Một yếu tố quan trọng nữa là đôi mắt. Bạn nên tránh việc nhìn lên trần nhà và nói một lèo từ đầu tới cuối, vì làm như vậy chẳng khác gì tiết lộ cho người nghe là bạn đã học thuộc lòng bài nói của mình – điều này cũng sẽ gây ấn tượng không tốt. Khi trình bày, tốt nhất là nên nhìn vào mắt của người nghe, “mỗi người một chút” vì đối với người phương Tây, không nhìn vào mắt nhau khi nói có thể là dấu hiệu của một lời nói dối. Do đó, bạn nên nhìn thẳng vào mắt của người nghe để thể hiện sự tự tin. Đây là một kinh nghiệm rất quan trọng dành cho các buổi phỏng vấn xin học bổng của nước ngoài. Luyện nghe Trong kỹ năng listening, có hai điểm cơ bản. Thứ nhất là đọc thật kỹ đề bài để “nhập tâm” và có “phác thảo” về nội dung bài nghe. Thứ hai, nếu không chắc chắn về trí nhớ của mình, take note. Take note ở đây là tốc ký, bạn muốn viết thế nào cũng được. Bạn có thể viết chữ “nhân” khi nghe thấy human, viết address thành adr, miễn là bạn hiểu và sau đó từ tờ nháp trả lời được câu hỏi. Luyện viết Luyện viết có nhiều dạng đề bài. Điều đầu tiên mà bạn cần làm là chỉ ra rõ những gì bạn sẽ trình bày trong bài của mình. Ví dụ như nếu đề bài hỏi bạn về ưu điểm và nhược điểm của fast food, thì trong đoạn mở bài bắt buộc bạn phải nói về “pros and cons of fastfood”, và câu nói đó phải là câu chủ chốt của đoạn mở bài. Một điểm khác là nếu bạn có thể liệt kê qua những ý chính của phần thân bài thì bạn cũng sẽ “ăn” điểm. Ví dụ: “Tôi phản đối việc học tiếng Nhật vì độ phức tạp của nó. Hơn nữa, tôi thiếu thời gian và thị trường Nhật không phải là một thị trường tiềm năng”. Các bạn hãy lưu ý rằng trong việc trình bày quan điểm, không có việc bạn nói đúng hay nói sai, mà vấn đề là bạn giữ lập trường của mình như thế nào. Ví dụ như ở trên, bạn nói rằng thị trường Nhật không có tiềm năng, thì bạn cần phải đưa ra dẫn chứng về quan điểm của bạn. Mặt khác, sự thật là thị trường Nhật có rất nhiều tiềm năng cũng sẽ không làm bạn mất điểm vì đơn giản là bạn đang đi vào hướng “không có tiềm năng” và bạn có dẫn chứng để thuyết phục người đọc theo hướng đó. Tuy vậy, nếu bạn bóp méo sự thật như “dân số Nhật rất đông nên chính phủ sẽ không cho phép nhập khẩu lao động” thì bạn sẽ không có điểm nào cả. Một điểm quan trọng nữa là các ý trong một đoạn văn cần phải liên quan tới nhau và thống nhất với nhau. Một đoạn văn chỉ có một ý chính. Giữa các câu phải có sự thống nhất về thời của động từ, cách sử dụng đại từ… và quan trọng nhất là phải nối tiếp nhau một cách logic. Giữa các đoạn văn hoặc giữa các ý nhỏ trong cùng 1 đoạn văn, nên chuyển tiếp bằng những từ như: firstly, secondly, lastly… hoặc moreover, however… Để kết bài viết, bạn sử dụng cụm từ “In short” hoặc “To conclude”… Sau đó lại khẳng định lại ý chính một lần nữa và rút ra một nhận xét chung. Tuy vậy, bạn phải lưu ý, khi khẳng định ý chính ở mở bài và cuối bài, bạn không nên copy từ đề bài, mà nên thay đổi một chút. Ví dụ như: thay “pros and cons” bằng “advantages and disadvantages”, thay thế “teenagers” bằng “adolescences”… Luyện kỹ năng từ đâu? Đầu tiên, để học tiếng Anh một cách có hệ thống và bài bản, bạn nên tập trung đi theo một giáo trình. Trong quá trình học, bạn có thể tham khảo thêm các cuốn sách về từ vựng, phát âm, ngữ pháp, thành ngữ… Bộ “In Use” rất phổ biến ở Việt Nam, và chúng thực sự là những cuốn sách tham khảo rất có giá trị. Với đặc thù “làm nhiều khắc giỏi”, kỹ năng nghe và đọc thường không nhiều tài liệu hướng dẫn, chủ yếu người đọc sẽ được luyện tập các bài tập từ dễ tới khó. Để luyện nói, trước hết bạn nên tập phát âm chuẩn bằng “Ship or Sheep” và “Pronounciation in Use,” và ở những giai đoạn sau bạn cần có một người thầy/cô để “chuẩn hóa” cách nói của bạn. Mặc dù có rất nhiều cuốn sách dạy viết, nhưng mình đặc biệt recommend các cuốn “Writing Academic English,” “Writing to Communicate” và “College Writing” cho essays và “Visuals” cho viết mô tả biểu bảng. Tương tự với phần nói, bạn cần thầy cô chữa bài để hoàn thiện kỹ năng viết của mình. Để luyện tập, bạn có thể tìm những cuốn Practice exercises của Cambridge, Oxford hay Barron – có bán tại các nhà sách lớn ở Việt Nam. Từ điển Anh-Anh tốt nhất là của Oxford, và cuốn “Collocation” của họ cũng sẽ phục vụ rất tốt cho quá trình viết essays – nó cho biết bạn sẽ phải sử dụng từ nào đi kèm với từ nào, ví dụ như “heavy rains” và “strong winds” chứ không phải là “strong rains” và “heavy winds”. Tuy vậy, một cuốn sách sẽ không bao giờ dạy cho bạn cách nói tiếng lóng. Vì vậy, ngoài sách và các nguồn ebooks/wikis trên Internet, bạn nên trau dồi khả năng giao tiếp của mình bằng phim và TV. Khi xem phim bạn nên để phụ đề tiếng Anh, nó sẽ luyện cho bạn tai nghe cực kỳ tốt cùng với cách sử dụng ngôn ngữ thường ngày. Khi đã cảm thấy đủ tự tin rằng mình có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn nên chuyển qua nghe VTV News – chương trình tiếng Anh này là dễ hiểu nhất đối với người Việt Nam. Sau đó chuyển sang các đài của Mỹ, vì giọng Mỹ phổ biến hơn và cũng dễ nghe hơn giọng Anh. Bạn đừng vội nản chí khi gặp các bài nghe quá khó hiểu vì không phải tất cả mọi người khi nói tiếng Anh đều cố gắng làm cho bài nói của họ trở thành một bài listening chuẩn cho một cuốn sách giáo khoa. Âm nhạc và game cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt và không nhàm chán. Mỗi bài hát cũng là một “bài luyện nghe có giai điệu và nhạc đệm”. Còn trong game, chắc hẳn bạn sẽ không muốn bỏ qua phần cốt truyện – một trong những yếu tố chính làm nên thành công của các game hiện nay. Nếu cảm thấy hứng thú với một game, hãy đọc (Written) Review về nó rồi sau đó xem Video Review, bạn sẽ nghe và hiểu được nhiều phần trong các video này. Hãy kiên trì và phân bố thời gian đều đặn cho cả 4 kỹ năng này nhé, Cóc học tin chắc bạn sẽ thành công. . Bốn kỹ năng học tiếng Anh hiệu quả Về tips học tiếng Anh, nếu chịu khó search mạng để kiếm thông tin, bạn sẽ được vẽ cho. giới thiệu một vài kinh nghiệm đã được đúc rút từ chú Cóc có điểm tổng kết tiếng Anh cao nhất khóa 4. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ hữu ích cho những ai đang ngụp lặn trong “bể học tiếng Anh. . bằng “adolescences”… Luyện kỹ năng từ đâu? Đầu tiên, để học tiếng Anh một cách có hệ thống và bài bản, bạn nên tập trung đi theo một giáo trình. Trong quá trình học, bạn có thể tham khảo thêm

Ngày đăng: 02/04/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w