1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Luận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học

69 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học
Tác giả Đỗ Minh Cường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Cường
Trường học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 546,39 KB

Nội dung

Luận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh họcLuận văn thạc sĩ: Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

…… o0o…

ĐỖ MINH CƯƠNG

ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC VÀ CÁC LOÀI CÂY CÓ ĐỘC CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VÙNG NÚI TAM ĐẢO VÀ TÌM KIẾM CÁC LOÀI CÓ HOẠT

TÍNH SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

…… o0o…

ĐỖ MINH CƯƠNG

ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC VÀ CÁC LOÀI CÂY CÓ ĐỘC CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC THIỂU

SỐ TẠI VÙNG NÚI TAM ĐẢO VÀ TÌM KIẾM CÁC LOÀI

CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 842 01 11

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THẾ CƯỜNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tôi đã nhận được sự giảng dạy ủng hộ và giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp Nhân dịp này tôi xin được cảm ơn TS Nguyễn Thế Cường đã hướng dẫn khoa học của luận văn giúp tôi hoàn thiện luận văn này

Xin cảm ơn Đề tài cấp Viện Hàn lâm KHCNVN: “Điều tra, đánh giá

các loài cây thuốc và cây có độc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững”; Mã số: VAST04.07/18-19 đã hỗ trợ

kinh phí thực hiện luận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới hội đồng giáo dục, các đồng nghiệp tại trường THPT Marie Curie Hải Phòng nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện

về thời gian và nhân lực giúp tôi hoàn thành mọi công việc được giao Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè là hậu phương vững chắc, là động lực giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt luận văn của mình

Cuối cùng, trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, nhân lực và tài chính nên chắc chắn bản luận văn còn nhiều thiếu sót Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2018

Tác giả

Đỗ Minh Cương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu khác

Tác giả

Đỗ Minh Cương

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 4

1.1.1 Sơ lược về đa dạng cây thuốc và cây có độc trên thế giới và trong khu vực 4

1.1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu đa dạng cây thuốc và cây có độc ở trong nước 8

1.1.2.1 Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây dược liệu ở Việt Nam 8

1.1.2.2 Những nghiên cứu, đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc 11

1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc Việt Nam 12

1.2 Điều kiện tự nhiên VQG Tam Đảo 14

1.2.1 Địa hình, địa chất thổ nhưỡng 14

1.2.2 Khí hậu thuỷ văn 15

1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên 16

1.2.4 Điều kiện kinh tế xã hội 17

1.3 Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc và cây có độc tại vùng núi Tam Đảo 18

1.4 Sơ lược về nghiên cứu hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và chống ôxi hóa trên hệ 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) 20

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Nội dung nghiên cứu 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

Trang 6

3.1 Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài cây thuốc của đồng bào dân tộc

tại vùng núi Tam Đảo 27

3.1.1 Tính đa dạng các bậc taxon 27

3.1.2 Đánh giá đa dạng về nhóm bệnh 33

3.1.3 Đánh giá về bộ phận sử dụng và cách sử dụng 36

3.1.4 Đánh giá về khả năng chữa bệnh khác nhau của các loài 41

3.1.5 Đánh giá về cây có độc và cách sử dụng 42

3.1.6 Đa dạng trong phương thức sử dụng của từng dân tộc 44

3.1.6.1 Đa dạng trong phương thức sử dụng của dân tộc Sán Dìu 44

3.1.6.2 Đa dạng trong phương thức sử dụng giữa dân tộc Dao và dân tộc Sán Dìu 46

3.1.7 Các loài thực vật quý hiếm 50

3.2 Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết 51

3.2.1 Mẫu dịch chiết 51

3.2.2 Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa 51

3.2.3 Kết quả đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

DMSO Dimethyl sulfoxid

NĐ 32/2006 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý

thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

PRA Participatori Rural Appraisal - Phương phương pháp đánh

giá có sự tham gia của người dân

RRA Rapid Rural Appraisal - Phương pháp đánh giá nhanh nông

thôn

SĐVN Sách đỏ Việt Nam

TCN Trước công nguyên

USD United States dollar

VSVKĐ Vi sinh vật kiểm định

VU Vulnerable – Sẽ nguy cấp

WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Khí hậu vùng Tam Đảo 15

Bảng 3.1 Số lượng cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc ở Tam Đảo 27

Bảng 3.2 So sánh hệ cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc ở vùng núi Tam Đảo với đa dạng thực vật ở Tam Đảo 28

Bảng 3.3 Các họ có nhiều loài cây thuốc của đồng bào dân tộc Tam Đảo 30

Bảng 3.4 Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất của đồng bào dân tộc Tam Đảo 31

Bảng 3.5 Đa dạng các nhóm bệnh chữa trị bệnh của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo 33

Bảng 3.6 Đa dạng trong các bộ phận sử dụng làm thuốc của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo 37

Bảng 3.7 Đa dạng trong cách thức sử dụng các loài cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo 39

Bảng 3.8 Số cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc chữa các nhóm bệnh khác nhau 41

Bảng 3.9 Danh sách cây có độc của đồng bào dân tộc tại vùng núi Tam Đảo 42

Bảng 3.10 Đa dạng trong phương thức sử dụng của dân tộc Sán Dìu ở vùng núi Tam Đảo 45

Bảng 3.11 Số cây thuốc cùng chữa 1 loại bệnh của dân tộc Dao và Sán Dìu ở vùng núi Tam Đảo 46

Bảng 3.12 Các loài thực vật quý hiếm trong danh lục cây thuốc của đồng bào dân tộc ở vùng núi Tam Đảo 50

Bảng 3.13 Danh sách 03 mẫu dịch chiết tổng 51

Bảng 3.14 Kết quả đánh giá hoạt tính chống oxi hóa 51

Bảng 3.15 Kết quả đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định 52

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc ở Tam Đảo 28 Hình 3.2 Biểu đồ so sánh hệ cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc ở vùng núi Tam Đảo với đa dạng thực vật ở Tam Đảo 29 Hình 3.3 Biểu đồ các họ có nhiều loài cây thuốc của đồng bào dân tộc Tam Đảo……… 30 Hình 3.4 Biểu đồ các chi có nhiều loài cây thuốc của đồng bào dân tộc Tam Đảo 32 Hình 3.5 Biểu đồ đa dạng các nhóm bệnh của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo 35 Hình 3.6 Biểu đồ đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo 37 Hình 3.7 Biểu đồ đa dạng trong cách thức sử dụng các loài cây thuốc và cây

có độc của đồng bào dân tộc vùng núi Tam Đảo 40 Hình 3.8 Biểu đồ cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc chữa các nhóm bệnh khác nhau 41 Hình 3.9 Biểu đồ đa dạng trong phương thức sử dụng của dân tộc Sán Dìu ở vùng núi Tam Đảo 46

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Châu Á đã có trên 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước Trong nền văn minh Văn Lang và văn minh Đại Việt, những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của lý luận y học Phương Đông kết hợp với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu phong phú và của cộng đồng 54 dân tộc Trải qua hàng thế kỷ, với sự phát triển mạnh mẽ của y học Phương Tây nhưng cộng đồng các dân tộc Việt Nam vẫn biết cách

sử dụng và phát triển các phương thuốc cổ truyền của họ, làm cho các loài cây thuốc và công dụng của chúng ngày càng có ý nghĩa hơn

Tam Đảo không chỉ được biết đến với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn lưu giữ nguồn tài nguyên động, thực vật quý giá Các cộng động dân tộc tại đây vẫn lưu truyền các bài thuốc dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác và một số bài thuốc cũng như phương pháp chữa bệnh còn mang nhiều bản sắc riêng Các bài thuốc là sự kết hợp giữa những cây dược liệu được khai thác trong tự nhiên với kinh nghiệm cha ông truyền lại Ngoài các phương thuốc và cách chữa bệnh theo quan niệm của y học truyền thống, cộng đồng các dân tộc nơi đây còn tìm tòi các cây dược liệu mới để tạo ra các phương thuốc mới

Để phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh, người dân nơi đây thường xuyên thu hái một số lượng lớn các loài cây thuốc từ tự nhiên Do đó, một số loài cây thuốc bị khai thác với khối lượng lớn dẫn đến trữ lượng nguồn tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng Tam Đảo đã bị giảm sút nghiêm trọng Nếu không có các chương trình, kế hoạch và phương thức bảo vệ, một

số cây thuốc sẽ bị tuyệt diệt, một số bài thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc cũng sẽ bị thất truyền Xuất phát từ thực trạng đó chúng tôi tiến hành đề tài

“Đa dạng các loài cây thuốc và các loài cây có độc của cộng đồng các dân

Trang 11

tộc thiểu số tại vùng núi Tam Đảo và tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học”

2 Mục tiêu

- Tìm hiểu sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và cây có độc của đồng bào dân tộc tại vùng núi Tam Đảo

- Tìm kiếm các loài có hoạt tính sinh học tại vùng núi Tam Đảo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Các loài thực vật bậc cao dùng làm thuốc và cây có độc tại vùng núi Tam Đảo

- Phạm vi nghiên cứu: vùng núi Tam Đảo gồm: Ngọc Thanh - Mê Linh - Vĩnh Phúc, Đại Đình - Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Quân Chu - Đại Từ - Thái Nguyên

Tiến hành phỏng vấn, điều tra các thầy lang thuộc dân tộc Dao và Sán Dìu sống tại vùng núi Tam Đảo gồm:

 Trần Ánh Sáng (dân tộc Sán Dìu): Đại Đình – Tam Đảo – Vĩnh Phúc

 Hồ Văn Hai (dân tộc Sán Dìu): Đại Đình – Tam Đảo – Vĩnh Phúc

 Trịnh Văn Sáu (dân tộc Sán Dìu): Ngọc Thanh – Mê Linh – Vĩnh Phúc

 Đặng Đức Mùi (dân tộc Dao): Quân Chu – Đại Từ – Thái Nguyên

 Dương Trung Quý (dân tộc Dao): Quân Chu – Đại Từ – Thái Nguyên

Trang 12

4 Ý nghĩa phương pháp luận

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1.1 Sơ lược về đa dạng cây thuốc và cây có độc trên thế giới và trong khu vực

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 1985 trên thế giới đã có khoảng 20.000 loài thực vật được sử dụng trực tiếp làm thuốc chữa bệnh, hoặc được sử dụng làm nguyên liệu để cung cấp các hoạt chất tự nhiên dùng làm thuốc Cho đến nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới chưa có con số cụ thể, số lượng các loài cây thuốc và cây có độc ước tính

từ 30.000 đến 70.000 loài [7] Nguồn tài nguyên cây thuốc và cây có độc trên thế giới tập trung chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu Mỹ, khu vực Đông Nam Á, khu vực Ấn Độ - Malaysia, khu vực Tây Phi

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời nhất trong nền dược học châu Á Khoảng 5000 năm về trước (2.737 TCN - 2.697 TCN), dược thảo ở Trung Quốc đã mô tả về giá trị và đặc điểm của hơn

70 loại thảo mộc [50] Trong cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc " xuất bản

năm 1985 đã liệt kê một loạt các loại cây cỏ như Rễ gấc (Momordica

cochinchinensis (Lour.) Spreng.) chữa nhọt độc, viêm tuyến hạch, sưng tấy

đau khớp, sốt rét; Cải soong ( Nasturtium officinale R.Br.) giải nhiệt, chữa lở

mồm, chảy máu chân răng, bướu cổ

Theo “Thần nông bản thảo”, người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng 365

vị thuốc và cây thuốc để phòng và chữa bệnh Chính cuốn sách này đã tạo nền tảng cho sự phát triển của nền y học cổ truyền Trung Quốc cho đến ngày nay

Đến thời nhà Hán (năm 168 TCN) trong cuốn sách “Thủ Hậu cấp phương” đã

thống kê 52 đơn thuốc trị bệnh từ các loài cây cỏ [31],[10]

Trang 14

Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đã thống kê 1.200 vị thuốc trong có

nguồn gốc từ thực vật và động vật trong tập“Bản thảo cương mục” Đến nay,

kinh nghiệm sử dụng các loài cây thuốc của người Trung Quốc được đánh giá

là hàng đầu thế giới Hiện nay, tại Trung Quốc đã thống kê được khoảng trên 8.000 loài cây đã được ghi nhận sử dụng làm thuốc và có độc tính [29]

Ấn Độ cũng là quốc gia ở châu Á có nguồn tài nguyên cây thuốc cũng

như kinh nghiệm sử dụng rất đa dạng Vào khoảng 4500 - 1600 TCN trong sách Rig - Veda đã có những ghi chép sớm nhất về sử dụng cây thuốc Cho

đến nay, Ấn Độ đã nghiên cứu và sử dụng khoảng 7.500 loài cây thuốc trong điều trị bệnh trực tiếp hoặc cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc Nền y học

cổ truyền Ấn Độ được gọi là Ayurveda có nguồn gốc từ thời cổ xưa

Cách đây 6.000 năm tại Ấn Độ, y học Ayurveda đã sử dụng bột nghệ làm thuốc chữa bệnh [44],[50] Cho đến nay, tại Himalaya có 1.748 loài được

sử dụng như là cây thuốc Hiện nay, lĩnh vực dược liệu ở Ấn Độ sử dụng khoảng 280 loài cây thuốc, trong đó có 175 loài được tìm thấy ở Himalaya [39]

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia

có khoảng 2000 loài [7] Trong đó, các quốc gia có số lượng lớn các loài cây thuốc được sử dụng phải kể đến là Malaysia, Indonesia, Việt Nam

Ở Đông Nam Á, người Philippin dùng vỏ cây Bồ cu vẽ (Breynia

fruticosa (L) Hook.f.) sắc làm thuốc cầm máu, hoặc tán bột rắc lên mụn nhọt,

vết lở loét làm chúng chóng khỏi [7]

Người Cămpuchia, Malaysia, dùng cây Hương nhu tía (Ocimun

sanctum L.) trị đau bụng, sốt rét, nước lá tươi trị long đờm hoặc giã nát đắp trị

bệnh ngoài da, khớp [17]

Trang 15

Hàn Quốc đã phát hiện 200 loài thuộc 168 chi, 87 họ được người dân

sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: rối loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ hô hấp, bệnh gan và các vết thương [48]

Không chỉ ở châu Á mà việc sử dụng cây cỏ làm thuốc cũng xuất hiện ở châu Âu từ lâu đời Năm 384 - 322 (TCN), Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste với tác phẩm "Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng [8]

Nghiên cứu về cây thuốc ở Serra de São Mamede, Bồ Đào Nha đã cung cấp thông tin của 165 loài thực vật làm thuốc [39] Đã có trên 518 loài thực vật thuộc 335 chi và 80 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau ở khu vực Alps Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia [45]

Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình "Les phantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Viet nam" gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [46]

Ở Châu Phi, việc sử dụng các cây thuốc trong việc điều trị bệnh cũng có từ rất sớm Khoảng 1500 năm TCN, dân tộc Ebers đã ghi lại hơn

870 toa thuốc, 700 loại thảo dược và các chứng bệnh [3] Đến năm 800 TCN, trong thiên sử thi Iliad và Odyssey của Homer có 63 loài thực vật từ Minoan, Mycenae và Assyrian ở Ai Cập đã được giới thiệu [43] Hiện nay, cộng đồng dân tộc Mt Nyiru, Nam Turkana, Kenya đã ghi nhận 448 loài cây thuốc được người dân sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh [40] Kết quả điều tra cây thuốc ở Babungo, phía Bắc Cameroon đã ghi nhận 107 loài thực vật thuộc 98 chi và 54 họ được người dân địa phương sử dụng [25]

Theo một hướng khác, nghiên cứu cây thuốc trên thế giới được tập trung theo các mục đích ứng dụng cụ thể Nhiều công trình theo hướng này đã

Trang 16

được công bố trong những năm gần đây: các loài cây thuốc chữa bệnh ung thư, các loài cây thuốc chữa bệnh tiểu đường, v.v Tài nguyên thực vật là đối tượng quan trọng để sàng lọc tìm ra các thuốc mới Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã sàng lọc đến trên 35.000 trong số trên 250.000 loài thực vật đã biết trên khắp thế giới để tìm và đã phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh có nguồn gốc từ thực vật [31], [32]

Theo Fujiki (Nhật Bản) cùng các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Hoàng

gia Anh thì Chè xanh (Thea sinensis L.) còn ngăn chặn sự phát triển các loại

ung thư gan, dạ dày nhờ chất Gallat epigallocatechine

Theo Anon (1982) trong vòng gần 200 năm trở lại đây đã có ít nhất

121 hợp chất hóa học tự nhiên đã nắm được cấu trúc, thành phần hóa học được chiết từ các cây cỏ với mục đích làm thuốc từ đó tổng hợp nên các loại

thuốc chữa bệnh rất hiệu quả Như từ cây Lô hội (Aloe vera L.) theo Gotthall

(1950) đã phân lập được chất Glycosid barbaloin có tác dụng với vi khuẩn lao

và tác dụng với vi khuẩn Baccillus subtilis

Người ta cũng đã chiết xuất được Berberin từ cây Hoàng Liên (Coptis

chinensis Franch.) Theo Gilliver (1946) thì Berberin có tác dụng kiềm chế

một số giống vi khuẩn làm hại cây cối Theo Schlederre (1962) thì nó có thể chữa khỏi bệnh Bouton d’orient Lebedev thì nhận thấy Berberin có tác dụng đối với tụ cầu, liên cầu, thương hàn, trực khuẩn lao, trực khuẩn ho gà [20]

Tokin, Klein, Penneys đã chứng minh rằng hầu hết cây cỏ đều có tính kháng sinh, đó là một trong các yếu tố miễn dịch tự nhiên Tác dụng kháng khuẩn đó là do các hợp chất tự nhiên như: Phenolic, antoxyan, các dẫn chất quinon, alkaloid, heterosid, flavonoid, saponin [20]

Trang 17

1.1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu đa dạng cây thuốc và cây có độc ở trong nước

1.1.2.1 Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây dược liệu ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có địa hình và thổ nhưỡng rất đa dạng, có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới Theo các tài liệu đã công bố gần đây, Việt Nam có khoảng trên 15.000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có khoảng gần 2200 loài, ngành Rêu khoảng 480 loài, ngành Khuyết lá thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ khoảng gần 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín khoảng trên 12.000 loài Trong đó, có rất nhiều loài đã và đang có triển vọng được sử dụng làm thuốc

Thời Hùng Vương (2900 năm TCN), tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ để làm gia vị, kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm miệng, uống nước chè xanh cho mát,

nụ vối cho dễ tiêu Theo Long Úy chép lại, vào đầu thế kỷ thứ II có hàng

trăm vị thuốc từ đất Giao Chỉ như: Ý dĩ (Coix lachrymal-jobi L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin Benth.) [11]

Đời nhà Lý (1010 – 1224) nhà sư Nguyễn Minh Không tức Nguyễn Chí Thành đã dùng nhiều loại cây cỏ chữa bệnh nên được phong tấn “Quốc sư” triều Lý Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc [10]

Đời nhà Trần (1225- 1399) Việt Nam đã có nhiều danh y nghiên cứu, thống kê về các loài cây thuốc Đáng chú ý nhất là Tuệ Tĩnh, tên thực là

Nguyễn Bá Tĩnh (vào thế kỷ XIV) đã biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu”

gồm 11 quyển với 499 vị thuốc nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc

Trang 18

thực vật [10] Ông đã để lại cho đời sau nhiều bộ sách y thư quý giá như:

“Tuệ Tĩnh y thư”, “ Hồng Nghĩa Giác Tư Y” với 2 bài Hán - Nôm, trong đó

tóm tắt của 130 loài cây thuốc cùng cách trị 37 chứng sốt khác nhau (Thương

hàn tam thấp trùng pháp) [9]

Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập "Lĩnh Nam bản thảo", nội dung gồm 499 vị thuốc Nam của "Nam dược thần hiệu" và phát hiện thêm hơn

300 vị nữa Tư liệu vĩ đại nhất của ông là bộ sách: "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển viết về lý luận cơ bản, phương pháp chẩn đoán, trị bệnh Ông được mệnh danh là người sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam [9]

Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập "Nam dược" với 620 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền [10]

Năm 1858, Trần Nguyên Phương với “Nam bang thảo mộc” đã kể tên và

mô tả công dụng của trên 100 loài cây thuốc [11]

Nhưng các nghiên cứu về các loài cây thuốc ở Việt Nam thực sự có nhiều ghi nhận từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp Trong số các công trình

đã được công bố đáng chú ý là bộ sách “Dược liệu học và các vị thuốc Việt

Nam”, gồm 3 tập do Đỗ Tất Lợi biên soạn năm 1957, năm 1961 tái bản in

thành 2 tập Trong đó tác giả mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc

Nam Từ 1962 - 1965 Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị

thuốc Việt Nam” gồm 6 tập Lần tái bản thứ 7 (1995) số loài cây thuốc được

nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản thứ 13, năm 2005 [18]

Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây

thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện trong“Sổ tay cây thuốc Việt

Nam”, [2]

Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong số

Trang 19

các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [19]

Võ Văn Chi (1996) với bộ sách "Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã giới thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam Tác giả đã mô tả khá chi tiết từng loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công dụng của chúng Ngoài ra, sách còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận lợi cho việc tra cứu [6]

Năm 2006, trong cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” Phạm Hoàng Hộ

đã thống kê được 2.000 loài có giá trị làm thuốc, ở đây tác giả chỉ mô tả sơ lược đặc điểm nhận dạng và giá trị sử dụng của chúng [12] Năm 2007 trong

công trình “Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam” Nguyễn Tập

đã giới thiệu 144 loài cây thuốc nguy cấp ở Việt Nam [23]

Tác giả Tào Duy Cần, Trần Sĩ Viên đưa ra “Cây thuốc vị thuốc và bài

thuốc Việt Nam” (2007) gồm trên 500 vị thuốc Nam – thuốc Bắc thường dùng

(vốn là những thảo mộc dễ kiếm, sống ở nước ta) được mô tả, xác định vùng

phân bố, bộ phận dùng và tác dụng của thuốc ngoài ra còn kèm theo các phương thuốc trị bệnh theo y học cổ truyền [4]

Cuối năm 2016, Viện Dược liệu đã xuất bản cuốn “Danh lục cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 5.117 loài có công dụng làm thuốc ở nước ta Trong cuốn sách cũng chỉ ra rằng, nguồn cây thuốc mọc tự nhiên không chỉ đa dạng

về số lượng loài mà còn phong phú cả về khả năng khai thác, phân bố địa lý cũng như giá trị khai thác [35]

Từ năm 2000 đến nay, các nhà nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã thu thập, nghiên cứu và công bố một số tài liệu liên quan tới cây thuốc Đáng chú ý tập sách “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” của tác giả Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001; 2002), các tác giả đã đề cập

Trang 20

đến giá trị sử dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật có tinh dầu ở Việt Nam [21]

Bên cạnh đó, nhiều đề tài nghiên cứu được Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện điều tra về cây thuốc như: Nguyễn Văn Dư (2015)

đã ghi nhận ở khu vực Tây Nguyên có 1.633 loài cây được dùng làm thuốc và

363 bài thuốc [36]; Lê Thanh Hương (2015) đã ghi nhận 745 loài cây làm thuốc tại tỉnh Thái Nguyên [13]

1.1.2.2 Những nghiên cứu, đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc

Việt Nam là ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc, trong đó người Kinh (Việt) có tỷ lệ dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở các vùng châu thổ Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, sinh sống dọc ven biển miền Trung và Tây Nguyên Mỗi dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức

và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc khác nhau Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt Nam [15]

Số liệu thống kê của ngành Y tế (giai đoạn trước 2010), mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30.000 - 50.000 tấn các loại dược liệu khác nhau Trên 2/3 khối lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước Riêng từ nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm Tuy vậy, khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ

200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay Bên cạnh đó, còn nhiều loài cây thuốc khác vẫn được thu hái sử dụng tại chỗ trong cộng đồng, hiện chưa có con số thống kê cụ thể, v.v

Mặt khác, nghiên cứu về giá trị kinh tế của cây thuốc ở Việt Nam (trước 2010), cho thấy dược liệu để xuất khẩu mỗi năm từ 5.000 đến gần 10.000 tấn, với giá trị khoảng 15 triệu USD, v.v Việt Nam còn xuất khẩu một số bán thành phẩm thuốc dưới dạng hoạt chất như: Berberin, palmatin, rotundin,

Trang 21

rutin,… Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu được thuốc hoạt chất như: Artemisinin, Artesunat,… và nhiều dạng thuốc Đông dược khác Nhu cầu dược liệu cho khối công nghiệp dược khoảng 20.000 tấn/năm và cho xuất khẩu khoảng 10.000 tấn/năm Theo số liệu năm 1998, Tổng Công ty Dược Việt Nam đã xuất khẩu được 13 triệu USD, trong đó dược liệu, tinh dầu và các hoạt chất từ cây thuốc chiếm 74% Tiềm năng xuất khẩu dược liệu có thể đạt 40 - 50 triệu USD

1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc Việt Nam

Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình mới nghiên cứu về cây thuốc và được đúc rút thành những cuốn sách có giá trị Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn ít đề cập đến

Năm 1994, Lê Nguyên Khanh và Trần Thiện Quyền đã xuất bản cuốn

"Những bài thuốc kinh nghiệm bí truyền của các ông lang bà mế miền núi" [14]

Dự án Bảo tồn cây thuốc cổ truyền hoạt động từ năm 1997 đã tiến hành điều tra, khảo sát thu thập các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng đồng dân tộc ở nhiều vùng trên cả nước Người Dao ở VQG Ba Vì với 579 loài và 125 bài thuốc; người Mường ở xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa với 136 loài và 102 bài thuốc…[34]

Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự trong công trình “Thực vật

học dân tộc - Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An” đã thống kê

được 551 loài, 364 chi, 120 họ thực vật có giá trị làm thuốc, đặc biệt là trong

nghiên cứu này nhóm tác giả đã đưa ra công dụng cụ thể của từng loài theo cách sử dụng của người dân địa phương [26]

Trang 22

Đặng Quang Châu (2001) đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ khác nhau [5]

Gần đây, năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án Tiến sĩ dược học

"Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì", tác giả

đã điều tra được 503 loài cây thuốc được người Dao sử dụng thuộc 321 chi, 118 họ của 5 ngành thực vật [22]

Nguyễn Thị Thuỷ, Lưu Đàm Cư, Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh (2005), khi nghiên cứu việc thu hái và sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày khu vực Việt Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã cho biết: Có hơn 400 loài cây thuốc thường xuyên bị thu hái thuộc 104 họ thực vật [28]

Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn Thính (2005),

đã điều tra các nhóm cây có ích trong cộng đồng dân tộc Mường và Dao tại xã Chiềng Yên (Mộc Châu, Sơn La), cho biết: Người Mường đã khai thác và sử dụng thường xuyên 12 nhóm cây tài nguyên, trong đó nhóm cây thuốc gồm

198 loài… Người Dao thường xuyên khai thác và sử dụng 165 loài cây thuốc, bao gồm 22 loài cây rau ăn, 10 loài cây ăn quả, 9 loài cây lấy gỗ, 5 loài cây độc…[25]

Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc trên khắp cả nước đã góp phần làm phong phú kho tàng tri thức y học dân tộc Kết quả điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào Dao tại vùng đệm VQG Ba Vì đã xác định được 503 loài Tiến hành điều tra về tri thức sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều tại vùng đệm VQG Bạch

Mã, các nhà khoa học đã chỉ ra người Cơ Tu sử dụng 249 loài cây thuốc thuộc 82 họ; người Vân Kiều sử dụng 27 loài thuộc 21 họ thực vật [1]

Trang 23

Khi tìm hiểu về tri thức bản địa trong việc sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình đã chỉ ra được 342 loài thuộc 104 họ thực vật được biết đến để chữa các loại bệnh khác nhau [16]

1.2 Điều kiện tự nhiên VQG Tam Đảo

1.2.1 Địa hình, địa chất thổ nhưỡng

a Địa hình

Địa hình Tam Đảo có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính Phía Đông Bắc các suối chính đều chảy về sông Công tạo nên vùng bồn địa Đại Từ Phía Tây Nam, các lưu vực suối đều đổ về sông Phó Đáy,

Dãy núi Tam Đảo có trên 20 đỉnh núi được nối với nhau bằng đường dông sắc, nhọn tạo nên một bức bình phong chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng đồng bằng Các đỉnh có độ cao trên dưới 1.000 m Đỉnh cao nhất là Tam Đảo Bắc (Tam Đảo North - ranh giới giữa 3 tỉnh) cao 1.592m Ba đỉnh núi nổi tiếng của Tam Đảo là Thiên Thị (1.375m), Thạch Bàn (1.388 m), và Phù Nghĩa (1.300 m) Chiều ngang của khối núi rộng 10 - 15 km, sườn rất dốc và chia cắt mạnh Độ dốc bình quân từ 16 - 350, nhiều nơi độ dốc trên 350 Độ cao của núi giảm nhanh về phía Đông Bắc xuống lòng chảo Đại Từ tạo nên những mái dông đứng Hướng Đông Nam có xu hướng giảm dần đến giáp địa phận Hà Nội,

b Địa chất và thổ nhưỡng

Có 4 loại đất chính ở Tam Đảo đã được phát hiện là :

+ Đất Feralit mùn vàng nhạt phân bố ở độ cao trên 700 m

+ Đất Feralit mùn, vàng đỏ phân bố xung quanh sườn núi Tam Đảo ở

độ cao từ 400 - 700 m

Trang 24

+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau như đá Shale, Mica, Phillite và đá Cát Phân bố trên các đồi cao từ 100 - 400 m

+ Đất phù sa và dốc tụ phân bố ven chân núi và thung lũng hẹp giữa núi

và ven sông suối lớn Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng

dày, độ ẩm cao, màu mỡ đã được khai phá trồng lúa và hoa màu

1.2.2 Khí hậu thuỷ văn

a Khí hậu

Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa vùng núi Điều kiện khí tượng thuỷ văn ở mỗi vùng khác nhau Có thể coi trạm khí tượng Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc trưng cho khí hậu sườn phía Tây Trạm Đại Từ đặc trưng cho khí hậu sườn phía Đông Trạm thị trấn Tam Đảo ở độ cao 900 m đặc trưng cho khí hậu vùng cao và khu nghỉ mát

Bảng 1.1 Khí hậu vùng Tam Đảo

Yếu tố

Trạm Tuyên Quang

Trạm Đại Từ

Trạm Vĩnh Yên

Trạm Tam Đảo Nhiệt độ bình quân năm (0c) 22,9 22,9 23,7 18,0 Nhiệt độ tối cao tương đối 41,4 41,3 41,5 33,1

Lượng mưa bình quân năm (mm) 1641,4 1906,2 1603,5 2630,3

Trang 25

b Thuỷ văn

Trong khu vực có hai hệ thống sông chính là sông Phó Đáy ở phía Tây

và sông Công ở phía Đông Đường phân thuỷ của hai hệ thống sông trên chính là dông núi Tam Đảo chạy từ Đèo Khế (Sơn Dương) đến Mỹ Khê (Bình Xuyên)

Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống 2 sông chính như chân rết khá dày và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu lượng nước lớn Khi xuống tới các chân núi, suối thường chảy dọc theo các chân thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng

Sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thuỷ, chỉ có khả năng làm thuỷ điện nhỏ Việc đắp đập tạo hồ có thể thực hiện được ở nhiều

nơi quanh chân núi để tích nước phục vụ sản xuất

1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên

a Hệ thực vật rừng Tam Đảo

Nhìn chung hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú, được phân bố trên nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau Đến nay, thống kê sơ bộ hệ thực vật rừng Tam Đảo (chỉ tính thực vật bậc cao có mạch) có 1.297 loài thuộc 478 chi của 213

họ, trong đó có 375 loài cây thuốc Trong số này, nhiều loài cây thuốc mang nguồn gen quí hiếm và nguy cấp được sách đỏ Việt Nam ghi nhận, cần ưu tiên trong bảo tồn,

b Hệ động vật rừng Tam Đảo

Trong khu vực Tam Đảo đến nay đã phát hiện được 840 loài động vật bao gồm 64 loài thú, 240 loài chim, 75 loài bò sát, 28 loài ếch nhái và 434 loài côn trùng Trong đó có 39 loài và phân loài đặc hữu,

Trang 26

1.2.4 Điều kiện kinh tế xã hội

Tam Đảo có diện tích tự nhiên là 23.475.95 ha, dân số trên 78.000 người, trong đó 44.5% là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Sán Dìu), Mán, Nùng, Dao Dân số trong độ tuổi lao động là 37.754 người Tỷ lệ lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề tăng từ dưới 30% (năm 2010), lên 48% (năm 2015) Tổng số lao động làm việc trong các cơ sở du lịch đến nay

là 7.173 người Hiện nay, trên địa bàn huyện có 136 doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động Trong đó 15 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh du lịch, dịch vụ

Tam Đảo có hệ thống di sản văn hóa vật thể; hệ thống di tích thờ Thần, thờ Phật phong phú và đa dạng, phân bổ ở hầu khắp các địa phương Một số

di tích nổi tiếng như: Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, Đền Chân Suối, Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đại Bảo tháp Tây Thiên tạo nên quần thể kién trúc tôn giáo và tâm linh huyền ảo trong dãy núi Tam Đảo hùng vĩ

Những năm qua du lịch của Tam Đảo có bước phát triển khá, hạ tầng

du lịch được đầu tư đồng bộ tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện tăng trưởng ổn định và đạt nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực Công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng được quan tâm Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được cải thiện, các hoạt động văn hóa xã hội đạt được kết quả tốt Toàn huyện

có 104 khách sạn, nhà nghỉ và 01 khu Resort với 1800 phòng, hàng năm đón 1.700.000 lượt khách Kết quả quý I/2017, đã đón trên 1.310.000 lượt du khách đến thăm quan, hành hương vãn cảnh, bằng 103% so với cùng kỳ, trong đó thị trấn Tam Đảo đón khoảng 60.000 lượt khách tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016 Khu danh thắng Tây Thiên số lượng khách đón trên

1.250.000 lượt

Trang 27

1.3 Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc và cây có độc tại vùng núi Tam Đảo

Mặc dù, vùng núi Tam Đảo được đánh giá là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm Tuy nhiên, đến nay các công trình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc ở khu vực này còn hạn chế, chỉ mới tập trung chủ yếu trong phạm vi VQG Tam Đảo

Năm 1993, trong Luận chứng kinh tế - kỹ thuật VQG Tam Đảo, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã tiến hành điều tra về điều kiện tự nhiên, thảm thực vật, hệ động - thực vật tại khu vực quy hoạch VQG, trong đó có nêu tên

và công dụng của 118 loài cây thuốc

Năm 2000, Trần Công Khánh và cộng sự, đã điều tra về tài nguyên cây

có ích ở 4 xã: Đại Đình, Minh Quang, thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo) và Quân Chu (huyện Đại Từ) Kết quả đã ghi nhận 613 loài thực vật trong đó đã định được tên 469 loài, thuộc 308 chi, trong 121 họ Trong đó có ghi nhận

361 loài dùng làm thuốc

Năm 2000, Nguyễn Tập và cộng sự đã nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc của VQG Tam Đảo, ghi nhận có 375 loài thực vật có giá trị làm thuốc, 289 chi, 116 họ

Năm 2004, Trần Huy Thái và cộng sự trong Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn quốc "Bước đầu nghiên cứu về hoạt tính sinh học của một số loài thực vật tại Trạm ĐDSH Mê Linh" đã cho thấy, trong số 74 loài thực vật được thử

có 46 loài kháng vi sinh vật Bao gồm 30 loài có hoạt tính kháng vi khuẩn Gr(-); gồm 37 loài có hoạt tính kháng vi khuẩn Gr(+); 11 loài có hoạt tính kháng nấm mốc; 13 loài có hoạt tính kháng nấm men [24]

Trong báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp viện

khoa học và công nghệ Việt nam, đề tài “ Nghiên cứu phục hồi, bảo tồn và

Trang 28

phát triển Đa dạng thực vật (nguyên vị và chuyển vị) tại Trạm Đa dạng sinh học Mê linh – Vĩnh Phúc” giai đoạn 2001 - 2009 do GS TSKH Nguyễn Tiến

Bân chủ nhiệm đề tài và các cộng sự đã tiến hành bảo tồn 75 loài cây (trong

đó có nhiều loài cây làm thuốc) có nguồn gốc tại khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và vùng phụ cận được trồng tại vườn cây thuốc và 80 loài cây được sưu tầm từ những vùng sinh thái khác đưa vào trồng tại vườn cây thuốc của Trạm Đa dạng Sinh học có tính thích nghi cao với điều kiện sống ở đây, cây đạt tỷ lệ sống khá cao, sinh trưởng và phát triển bình thường [37]

Đề tài cũng đã thống kê được 635 loài được sử dụng làm thuốc, 174 loài thuộc dạng cây gỗ, 73 loài làm rau ăn, 70 loài cho quả hạt ăn được, 62 loài làm cảnh, 30 loài cho tinh dầu, một số loài cho đan lát, Đã đưa vào trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh 45 loài, trong đó gần 30 loài là những cây bản địa trước đây đã có trong khu vực nay đã bị mất hoặc trở thành khan hiếm

Kết thúc đề tài đã tiến hành điều tra hiện trạng hệ thực vật Trạm đa dạng sinh học Mê Linh kết quả thu được là 171 họ, 651 chi, với 1165 loài, nếu tính

cả số loài được đưa vào trồng thì số loài hiện có trong khu vực trạm là 1226 loài Thống kê được 766 loài có giá trị sử dụng Trong đó có 618 loài làm thuốc; 162 loài cho gỗ; 71 loài làm rau ăn; 66 loài cho quả và hạt ăn được; 52 loài được dùng làm cảnh; 28 loài cho dầu và tinh dầu; 14 loài dùng đan lát …

Đã đưa vào trồng tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh 88 loài thuộc 65 chi, 31

họ thực vật Trong số 88 loài có 27 loài trước đây vốn có ở Mê Linh, nay đã mất hay rất hiếm, 61 loài di nhập chuyển vị từ các vùng khác đến nhằm bổ sung và tăng cường tính đa dạng thực vật cho trạm [37]

Năm 2012, Đỗ Văn Tuân đã xác định được nguồn tài nguyên cây thuốc của VQG Tam Đảo (bao gồm vùng lõi và vùng đệm), có 895 loài cây thuốc thuộc 612 chi của 177 họ, trong 5 ngành thực vật [30]

Trang 29

1.4 Sơ lược về nghiên cứu hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và chống ôxi hóa trên hệ 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)

Việc nghiên cứu khả năng kháng các chủng vi sinh vật kiểm định sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu tạo các thuốc kháng sinh thế hệ mới Đặc biệt với một số chủng vi sinh vật có phổ gây bệnh rộng mà lại

có khả năng kháng cao các loại kháng sinh hiện đang sử dụng Trực khuẩn mủ

xanh (Pseudomonas aeruginosa) thuộc dạng vi khuẩn Gram (-), hiếu khí, có

thể gây bệnh cơ hội cho người, đặc biệt là những người có vấn đề về hệ thống

miễn dịch Đây là loài điển hình nhất của chi Pseudomonas và cũng là loài vi

khuẩn được xác định là nguyên nhân chủ yếu (khoảng 10%) gây lên các ca bệnh nhiễm trùng được ghi nhận trong các bệnh viện (hầu hết các ca nhiễm trùng khi bị bỏng là do vi khuẩn này) Chúng nhiễm vào những người bị suy giảm miễn dịch hay bị bỏng, bị thương và những người phải sử dụng ống

thông hay máy hô hấp nhân tạo Nhiễm khuẩn Pseudomonas có thể dẫn tới

nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm họng và

nhiều bệnh khác Tụ cầu khuẩn - Staphylococcus aureus có tỉ lệ gây bệnh rất

cao, có khả năng gây nhiều bệnh nặng cũng như kháng kháng sinh rất mạnh [42] Trên phương diện gây bệnh, tụ cầu khuẩn được chia thành hai nhóm

chính: tụ cầu có men coagulase (gồm S aureus và S intermedius) và tụ cầu

không có men coagulase Tụ cầu có men coagulase gây nên nhiều bệnh lý khác nhau như các bệnh nhiễm trùng khu trú tại da và niêm mạc, nhiễm trùng các cơ quan sâu, viêm da bọng nước, hội chứng sốc nhiễm độc, hội chứng Thukydides, ngộ độc thực phẩm

Khoảng vài thập niên trở lại đây, các thành tựu khoa học đã chứng tỏ rằng ôxi vào cơ thể tham gia nhiều quá trình sinh hóa học Trong các quá trình đó, ôxi tạo ra những tiểu phần trung gian gọi là gốc tự do Tên chung các gốc là các dạng ôxi hoạt động Trong cơ thể luôn tồn tại sự cân bằng giữa các dạng ôxi hoạt động và các dạng chống ôxi hóa Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác

Trang 30

động từ bên ngoài hay bên trong cơ thể, làm cho cân bằng này di chuyển theo hướng gia tăng các dạng ôxi hoạt động Trạng thái sinh lý này được gọi là stress ôxi hóa Stress ôxi hoá là nguyên nhân khởi điểm phát sinh ra nhiều bệnh như: ung thư, đục thuỷ tinh thể, teo cơ, gia tăng lão hoá…Do đó, việc tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có khả năng thu dọn các gốc tự do có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu các dược liệu có tác dụng ngăn ngừa và điều trị stress ôxi hóa và các bệnh lý liên quan [44]

Trang 31

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, xác định thành phần loài cây thuốc và cây

có độc của cộng đồng các dân tộc tại vùng núi Tam Đảo

a Tổng hợp các tài liệu, dữ liệu liên quan đến đa dạng cây thuốc và cây

có độc của cộng đồng các dân tộc tại vùng núi Tam Đảo

b Điều tra, khảo sát thực địa thu mẫu vật Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm

c Xác định tên khoa học của các mẫu thu được Tìm hiểu thông tin thực vật và giá trị làm thuốc của các loài

d Đánh giá đa dạng cây thuốc và cây có độc của cộng đồng các dân tộc tại vùng núi Tam Đảo

Nội dung 2: Thử hoạt tính sinh học (kháng VSVKĐ, chống oxy hóa ) cho một số loài thực vật có tiềm năng và đặc trưng

a Điều tra, thu mẫu cho việc thử hoạt tính sinh học

b Xử lý mẫu, thử hoạt tích sinh học của dịch chiết và các chất sạch từ các mẫu nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp kế thừa:

 Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nội dung thực hiện

của đề tài

Phương pháp điều tra thực vật học dân tộc theo Gary J Martin, 2002, Thực

vật học dân tộc, NXB Nông nghiệp ( Bản dịch của Trần Văn Ơn và cộng sự)

Trang 32

Điều tra thành phần các loài cây thuốc và cây có độc

 Thực hiện phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn được lựa chọn để thực hiện điều tra thành phần loài cũng như trạng thái các kiểu thảm thực vật nơi có các loài cây thuốc sinh sống Các tuyến điều tra được thực hiện, vị trí cũng như kích thước tuyến phụ thuộc vào địa điểm và địa hình Tuyến đảm bảo đi qua nhiều kiểu địa hình và kiểu thảm thực vật khác nhau (các cơ sở trồng và chế biến dược liệu, quanh làng bản, ven suối, trảng cỏ, rừng trồng, rừng tái sinh, rừng ẩm thường xanh, rừng ẩm thường xanh, rừng á nhiệt đới rừng tre nứa ) Các ô tiêu chuẩn có kích thước phụ thuộc vào kiểu địa hình cũng như đặc điểm phân bố của và đặc trưng của thảm thực vật (20x20 m2, 50x50 m2, 100x100 m2 )

 Phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA) Đây là phương pháp phổ biến và truyền thống trong nghiên cứu, điều tra tri thức bản địa

Phương pháp này chủ yếu dựa trên kỹ thuật phỏng vấn, gồm:

Phỏng vấn: gồm các kỹ thuật cụ thể, được sử dụng tùy theo mục tiêu và

Tên, tuổi, địa chỉ, dân tộc, giới tính của người cung cấp thông tin

Tên đối tượng nghiên cứu (cây/con): tên phổ thông, tên latin, tên dân tộc (phiên âm)

Mục đích và bộ phận sử dụng, dùng đơn lẻ hay phối hợp với loài khác Chế biến và cách sử dụng: phương pháp chế biến và sử dụng

Trang 33

Mục đích thu hái và chế biến: để dùng cá nhân và gia đình, để bán, Nơi thu hái và tình trạng nguyên liệu trong tự nhiên

Ý kiến của người cung cấp thông tin về khai thác thông tin (đồng ý hay không cho công bố, phổ biến, ứng dụng )

Ngày tháng và họ tên chữ ký của người thu thập, cung cấp thông tin

 Phỏng vấn bán cấu trúc: phỏng vấn thực hiện trên phiếu chỉ có khung câu hỏi chính, cán bộ phỏng vấn có thể đặt thêm câu hỏi tùy theo tình hình thực tế

 Phỏng vấn mở: Người chủ trì chương trình chỉ đặt mục tiêu của các phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn có thể tùy ý đặt câu hỏi để đạt được mục tiêu

 Phỏng vấn chéo: cùng một câu hỏi được phỏng vấn nhiều người

ở các thời gian và địa điểm khác nhau (dùng để kiểm tra độ chính xác của thông tin)

 Phỏng vấn chuyên sâu: phỏng vấn về một nội dung và các câu hỏi dùng để hiểu biết mọi chi tiết và nguồn gốc vấn đề Phỏng vấn chuyên sâu

chỉ dùng với các chuyên gia có kinh nghiệm

Trao đổi nhóm: Vì là điều tra cây thuốc và cây độc, không nên có 2

người địa phương có mặt trong quá trình phỏng vấn

Phiếu điều tra áp dụng theo Qui trình điều tra dược liệu (Bộ Y tế, 1973), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược (Viện Dược liệu, 2006)

 Các nhóm bệnh được phân chia theo Danh mục bệnh y học cổ truyền (Ban hành kèm theo Quyết định số 1122/QĐ-BYT ngày 31/3/2016 của Bộ Y tế)

Trang 34

 Các mẫu thực vật được thu thập, xử lý và bảo quản theo phương pháp của Mary Susan Taylor (1990), The Herb Society of America (2005) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)

 Các loài được định loại theo phương pháp hình thái so sánh Danh pháp

và sắp xếp các taxon được xử lý theo www.theplantlist.org và www.tropicos.org Danh lục các loài sắp xếp theo Danh lục thực vật Việt Nam

Hiện trạng của các loài đánh giá theo tiêu chí của Sách đỏ Việt Nam (2007), The criteria for Critically Endangered, Endangered and Vulnerable (IUCN); Nghị định số 32/2006-CP của Chính phủ về Quản lý Thực vật rừng,

Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT: Thông tư Ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)

Thử hoạt tính sinh học

 Hoạt tính kháng vi sinh vật của các mẫu chiết được tiến hành trên các phiến vi lượng 96 giếng (96-well microtiter plate) theo phương pháp pha loãng liên tục của Vanden Bergher và Vlietlinck Các chủng vi sinh vật kiểm định dự kiến sử dụng nghiên cứu bao gồm:

+ Vi khuẩn Gr (): Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa

+ Vi khuẩn Gr (+): Bacillus subtillis, Staphylococcus aureus

+ Nấm sợi: Aspergillus niger, Fusarium oxysporum

+ Nấm men: Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae

 Hoạt tính chống oxy hoá được đánh giá thông qua khả năng quét gốc tự

do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) Theo đó, 10 µl mẫu pha trong DMSO (dimethyl sulfoxid) được cho vào các giếng của phiến 96 giếng chứa

Ngày đăng: 03/03/2023, 18:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w