Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
270,32 KB
Nội dung
QUANGDŨNGVÀBÀITHƠ“TÂYTIẾN”
I- HOÀN CẢNH RA ĐỜI – CHỦ ĐỀ - BỐ CỤC CỦA TÁC
PHẨM
Tây Tiến là một bàithơ của nhà thơQuang Dũng, được in trong tập Mây đầu ô.
Bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
Nguyên nhân ra đời
Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối
hợp với quân độiLào chống quân đội của thực dân Pháp. Chiến sĩ trong đoàn quân này
phần đông là thanh niênHà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như nhà thơ
Quang Dũng). Chiến đấu khắp các địa bàn thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình,
miền tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào), trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng
thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng “họ sống rất lạc quan và chiến đấu
dũng cảm”
[1]
. Cuối năm 1948, QuangDũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa binh
đoàn Tây Tiến chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông, nay
thuộc Hà Nội), ông viết bàithơ Nhớ Tây Tiến, mà sau này ông cho đổi tên là Tây Tiến.
Chủ đề & bố cục
Sông Mã, đoạn chảy qua thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Bài thơ nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ
hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hy
sinh vì Tổ quốc.
Tác giả đã chia bàithơ làm 4 đoạn tương ứng với những hình ảnh và ý tưởng
chính:
1.Bức tranh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mỹ lệ (tương ứng với đoạn 1
và 2, tức từ câu 1 cho đến câu 22).
2. Hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và đi sâu vào những kỉ
niệm của tình quân dân thắm thiết (tương ứng với đoạn 3 tức từ câu 23 cho đến câu
30).
3. Nhắc lại và nhấn mạnh nỗi nhớ (4 câu cuối).
II- Nhận xét
Trích một số nhận xét, của:
Sách Ngữ văn 12 (căn bản):
Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, QuangDũng đã khắc họa thành công hình
tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ
dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi
tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.
Sách Những bài văn hay:
Cảm xúc bao trùm toàn bộ bàithơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi
vơi Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên
như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian
khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi
bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng)
[2]
.
GS Hà Minh Đức:
Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bàithơ được viết
ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm
trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng
mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến
là bàithơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ
mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với
những kỉ niệm xa nên thơvà gợi cảm. Nhà thơ Xuân Diệu có lần đã cho rằng đọc bài
thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng.
[3]
.
Sách Tuyển chọn và giới thiệu môn Ngữ văn
[4]
:
Có vài câu thơ trước đây như: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh
màu lá và đặc biệt nhất ở câu: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm, thường bị phê phán
là miêu tả người lính với những nét không bình thường, xa lạ (lãng mạn tiểu tư
sản) thực ra, QuangDũng muốn nói lên nỗi gian khổ (nhưng vẫn dữ oai hùm), bộc lộ
rõ bản chất của những thanh niên Hà Nội với phong cách tài hoa lãng mạn và những
điều ấy, không hề làm hạn chế hoặc giảm đi nhiệt tình của tuổi trẻ khi đi vào cuộc
sống chiến đấu lắm gian lao
Hay ở câu Rải rác biên cương mồ viễn xứ, QuangDũng cũng không ngần ngại
nói đến cái chết ở nơi chiến trường, nhưng ngay sau đó là câu: "Chiến trường đi chẳng
tiếc ngày xanh", đã khẳng định một phương châm sống, một triết lý sống của tuổi trẻ.
Nói khác hơn, nhà thơ nói đến cái “dãi dầu”, cái bệnh, cái chết nhưng không
hề gây cảm giác bi lụy, tang thương
Về mặt nghệ thuật, nhà thơ Văn Giá, đã nêu mấy ý, đại để như sau:
Bàithơ được làm theo thể thất ngôn trường thiên vốn có gốc gác từ thơ
Đường. Thể thơ này ở dạng phổ biến nhất là giữ nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 đi suốt toàn bài.
Nhà thơQuangDũng không có cải cách gì đáng kể ở cấu trúc nhịp điệu, nhưng về mặt
phối âm thanh, ông có những sáng tạo khá thành công. Điều này thể hiện rõ nhất ở các
câu thơ hoặc toàn thanh bằng, hoặc thanh bằng chủ đạo: Mường Lát hoa về trong đêm
hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, Nhạc về Viên
Chăn xây hồn thơ, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Ở một khổ thơ có những tính từ có tính tạo hình như khúc khuỷu, thăm
thẳm, heo hút, nghĩa là khổ thơ đang vẽ ra cái thế hiểm trở của đèo dốc, của đường
rừng, bỗng đột ngột chuyển sang cảm giác nhẹ nhõm, đưa người đọc vào một hình
dung đẹp: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Những câu thơ tài hoa trong bài, mà câu
thơ trên chỉ là một ví dụ, không phải là kết quả do gọt đẽo mà là sản phẩm hoàn toàn
tự nhiên của cảm xúc, của nỗi nhớ mãnh liệt
Trong Tây Tiến có một chữ “về” rất đáng chú ý: hoa về, nhạc về, về
đất, và đặc biệt ở câu thơ cuối: Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Chữ "về" này dẫu là
phụ từ hay động từ, cũng đều gợi lên hướng đến một nơi có khả năng kết nạp, bao
dung, lưu giữ; tức là những nơi mà nhà thơ suốt đời mắc nợ, suốt đời để nhớ Bởi thế,
ban đầu bàithơ có cái tên khá rõ ràng là Nhớ Tây Tiến, hẳn nhà thơ viết ra cốt mong
sao cho vợi, cho hả “cái nhớ” ấy. Chẳng biết có đỡ chút nào không, chỉ biết nhờ nỗi
nhớ khôn cùng kia, thi sĩ đã để lại một bàithơ xuất sắc.
[5]
.
III- PHÂN TÍCH BÀITHƠ“TÂYTIẾN”
Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Pháp như Nguyễn Đình Thi , Hoàng Trung Thông , Trần Hữu Thung , Hồng
Nguyên , Trần Mai Ninh , Chính Hữu …Quang Dũng nổi tiếng với hai bàithơ : “Tây
Tiến “và“ Đôi mắt người Sơn Tây“ . Bàithơ “Tây Tiến “ được sáng tác vào năm
1948 khi ông rời đơn vị Tây Tiến và nhớ về kỉ niệm gắn bó một thời với Tây Tiến .
Đoàn quân Tây Tiến bao gồm hầu hết những thanh niên Hà Nội hoạt động ở một địa
bàn rộng lớn ở vùng núi biên giới Việt – Lào . Hào hoa mà anh dũng .
Đoạn đầu của bàithơ hồi tưởng lại những kỉ niệm của một thời chinh chiến ,
những cuộc hành quân gian khổ với thiên nhiên vừa khắc nghiệt lại vừa hùng vĩ , thơ
mộng :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Quang Dũng chịu ảnh hưởng sâu đậm nhạc điệu của thơ cổ điển . Có thể nói
nhà thơQuangDũng , hiện thực là hiện thực kháng chiến ( chống Pháp ) được phô
diễn bằng một tâm hồn lãng mạn và âm điệu cổ điển . Qua hai câu thơ mở đầu của bài
“ Tây Tiến “ ta nắm bắt được hồn thơQuangDũng :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Âm điệu của câu thơ thất ngôn bát cú như từ thời Lí Bạch . Tình cảm thì dào
dạt như các nhà thơ lãng mạn thời Thơ mới . Có điều là trong dòng thơ hoài niệm ấy
đã xuất hiện một cái tên lịch sử . Tây Tiến ! Mà đã nói đến Tây Tiến là phải nói đến
sông Mã , con sông hùng vĩ đã chứng kiến những vui buồn của cuộc đời người chiến
binh , là phải nói đến rừng núi với những chặng đường hành quân cheo leo bên núi
cao , bên vực thẳm , đi trong sương mù , trong hương hoa . Nỗi nhớ dâng trào như nỗi
nhớ của các nhà thơ lãng mạn. Đây là câu thơ của Xuân Diệu :
“Tương tư nâng lòng lên chơi vơi “
Còn đây là câu thơ của QuangDũng :
“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi “
Có điều là một đằng thì nhớ người yêu , một đằng thì nhớ những kỉ niệm kháng
chiến .
Những kỉ niệm về Tây Tiến , về kháng chiến cứ đậm dần lên trong sự hài hoà
giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực của thơQuangDũng . Những địa danh miền sơn
cước như Sài Khao , Mường Lát gợi bao cảm xúc mới lạ. Những “ sương “ , “ hoa “
từng hiện diện với thi nhân , với tình yêu thì nay hiện diện với đoàn quân , gian khổ
mệt mỏi đấy nhưng không thiếu những giây phút lãng mạn . Thủ pháp đối lập được
Quang Dũng triệt để sử dụng . “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi “ gian khổ biết
bao! “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi “ thi vị biết bao ! Tưởng chừng như thiên
nhiên ban thưởng cho người lính một chút hương hoa để có sức mạnh mà vượt qua
đèo dốc .
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Những thanh trắc ( dốc , khúc , khuỷu , thẳm ) tức ngược miêu tả được thế núi
hiểm trở . Và hay nhất là miêu tả chiều sâu thăm thẳm để tả chiều cao của “ dốc lên
khúc khuỷu “ .Cao đến nỗi người lính có cảm giác mình ngự trên mây “ heo hút cồn
mây “và“ súng ngửi trời “ . Cách nhân hoá thú vị cũng là để nói cách đo chiều cao
riêng của những người lính .
Ta lại thấy một ông Lí Bạch trong thơQuangDũng . Cảm hứng lãng mạn tô
đậm cái phi thường . Câu thơ“ Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống “ có khác gì
câu thơ của Lí Bạch “ Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước “ trong bàithơ“ Xa
ngắm thác núi Lư “ . Ta cũng lại nghe âm điệu của Tản Đà trong giai điệu buông thả
mê li của QuangDũng :
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
với “Giang hồ mê chơi trên quê hương” của Tản Đà
Mơ mộng đó mà gian khổ cũng đó . Qua những chặng đường hành quân, vượt
qua đèo cao lũng sâu , người lính sao tránh khỏi những giây phút mệt mỏi . Quang
Dũng không tránh né thực tế khắc nghiệt của người lính trong những năm đầu kháng
chiến chống Pháp :
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
Thật là bi tráng ! Hình ảnh người lính “ Gục lên súng mũ bỏ quên đời “ cho ta
thấm thía thêm những nỗi gian lao , vất vả , hi sinh của người lính Tây Tiến . Hình
ảnh núi rừng hoang vu , huyền bí tăng thêm chất bi tráng . Thiên nhiên đổi thay theo
sắc màu của thời gian . Những nét lạ , những chi tiết rùng rợn càng tăng sức hấp dẫn
của bút pháp lãng mạn . Âm thanh dữ dội của tiếng thác buổi chiều hoà điệu với âm
thanh rùng rợn của tiếng “ cọp trêu người “ đêm đêm thành một bản hoà tấu vang
động cả núi rừng . Rồi tất cả lại trở về dịu êm với những kỉ niệm của con người và bản
làng thân thương :
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Sợi khói ấm áp giữa núi rừng hoang vu , đó là chất thơ của đời sống chiến sĩ
làm sao mà không nhớ ? Kỉ niệm cứ như trôi trong mộng : “ Mai Châu mùa em thơm
nếp xôi “ . Chữ của thơ thật lạ , có những chữ đã cũ mèm mà được đặt vào đúng văn
cảnh thì lại dậy lên ý lạ . Chữ “ em “ thì có gì là mới , vậy mà thay vào đó bất cứ chữ
nào khác thì câu thơ cũng mất hết linh hồn . Nói kiểu Pautôpxki là QuangDũng đã trả
lại cho chữ “ em “ cái trinh bạch ban đầu . Hương nếp hay là hương em đã làm bâng
khuâng cả núi rừng , bâng khuâng cả lòng người ?
Nhà thơ nhớ lại một đêm liên hoan lạ lùng giữa rừng biên cương :
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ“
Bút pháp lãng mạn của QuangDũng lại được dịp miêu tả những nét lạ : y phục
lạ ( xiêm áo ) , nhạc cụ lạ ( khèn ) , âm điệu lạ ( man điệu ) , dáng vẻ lạ ( nàng e ấp ) .
Tình quân dân nơi rừng núi xa xôi càng thêm sức mạnh cho người lính Tây Tiến .
Cùng với dòng hồi tưởng đó , tác giả nhớ lại hình ảnh người lính Tây Tiến ,
những hình ảnh độc đáo không thể nào phai nhoà :
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm “
“ Đoàn binh không mọc tóc “ quả là kì dị ! Thời đó , đoàn quân Tây Tiến hoạt
động trong rừng núi phía Tây , bệnh sốt rét hoành hành . Tóc rụng đến nỗi không mọc
lên được . Da xanh bủng như màu lá rừng . Tác giả miêu tả bằng cách đối lập giữa cái
bên ngoài và cái bên trong . Bên ngoài người lính thì da xanh bủng ốm yếu , nhưng
tinh thần thì vững vàng . Khí phách của người lính Tây Tiến chẳng những lấn át cả
bệnh tật ốm yếu mà còn “ dữ oai hùm “ làm khiếp sợ kẻ thù . Tinh thần của người lính
Tây Tiến thật là mãnh liệt . Mãnh liệt cả trong “ mộng “ , mãnh liệt cả trong “ mơ “ .
[...]... cái rất riêng và đẹp Mang chất lính nên QuangDũng mới có thể viết nên những vần thơ hay như thế TâyTiến” là 1 bàithơ hay được viết nên bởi tâm hồn , tài hoa, lãng mạn cuả người lính trí thức tiểu tư sản QuangDũngBàithơ như 1 bức tượng đài bất tử đã tạc vào nền văn học Việt Nam hình ảnh những người lính trí thức yêu nước vô danh Bàithơ xứng đáng được xem là kiệt tác cuả QuangDũng khi viết về... rừng đầy lãng mạn 8 câu thơ đầu cuả bài thơTây Tiến là nhỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc, về đồng đội Tây Tiến nhưng qua những chi tiết đặc tả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, nó đã trở thành 1 kí ức xa xôi trong tâm trí nhà thơ Đó là 1 nỗi nhớ mãnh liệt cuả người lính Tây Tiến nói riêng và cuả những người lính nói chung Bài thơTây Tiến” dưới ngòi bút cuả lãng mạn, trữ tình cuả QuangDũng đã trở thành 1... đạo xuyên suốt bàithơ đó là cảm hứng về nỗi nhớ QuangDũng đã miêu tả nỗi nhớ đó bằng ngòi bút tài tình giàu chất nhạc, chất hoạ và đậm chất thơBàithơ là 1 khúc nhạc cuả tâm hồn, cuả cuộc sống Bởi thế, Xuân Diện thật chính xác khi cho rằng đọc bàithơTâyTiến” như đang ngậm âm nhạc trong miệng Bàithơ hay bởi lẽ nó được viết nên từ ngòi bút hào hoa, lãng mạn và cuả 1 người lính Tây Tiến nên nó... trở lại - Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính VàQuang Dũng, qua bài thơTây Tiến nổi tiếng của mình, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình Cảm hứng chủ đạo trong bài thơTây Tiến cuả QuangDũng là cảm hứng về nỗi nhớ Hãy phân tích 8 câu đầu để làm rõ nhận định trên? GỢI Ý LÀM BÀIQuangDũng là... Bằng hội hoạ và âm nhạc , tượng đài của lòng dũng cảm đã được dựng lên trong thơ“Tây Tiến “ – vĩnh hằng IV- Phân tích vẻ đẹp của người lính trong bài thơTây Tiến của QuangDũng YÊU CẦU Nội dung : Nêu được cách nhìn và cách miêu tả độc đáo của nhà thơ về vẻ đẹp của người lính cách mạng những năm đầu kháng chiến gian khổ Khi làm bài, cần lưu ý các đối tượng phân tích là người lính trong bàithơ dưới cái... hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện ra đi cho mùa xuân đất nước : Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” Gợi ý làm bài I Đặt vấn đề : - Tây Tiến là bàithơ hay nhất, tiêu biểu nhất của QuangDũngBàithơ được QuangDũng viết vào năm 1948... hiệp sĩ “ đó Có lẽ gọi những chàng trai “ chẳng tiếc đời xanh “ này là “ hiệp sĩ “ cách mạng , như những người lính trong “ Đồng chí “ của Chính Hữu , trong “ Nhớ “ của Hồng Nguyên Sự hi sinh của họ thật là cảm động : “ o bào thay chiếu anh về đất “ Người lính Tây Tiến thời đó hết sức thiếu thốn Theo Trần Lê Văn thì đồng bào thấy các chiến sĩ Tây Tiến rét đã cho chiếc áo khoác thay cho “ áo bào “ Khi... giới Việt Lào QuangDũng từng là đại đội trưởng cuả binh đoàn Tây Tiến nhưng đến đầu năm 1948 vì yêu cầu nhiệm vụ ông chuyển sang đơn vị khác Bàithơ đượ sáng tác cuối năm 1948 khi nhà thơ đóng quân ở Phù Lưu Chanh_ 1 làng ven bờ sông Đáy, nhớ về đơn vị cũ ông đã viết nên bàithơ Lúc đầu, ông đặt bàithơ là Nhớ Tây Tiến nhưng về sau đổi lại thành Tây Tiến vì nhà thơ cho rằng chỉ với 2 từ Tây Tiến cũng... riêng của QuangDũng Kiểu bài : Đây là kiểu bài phân tích một khía cạnh của một bàithơ hoàn chỉnh Bài làm đòi hỏi học sinh phải biết chọn lựa từ bàithơ những chi tiết cần phân tích để phục vụ cho chủ đề của bài làm GỢI Ý Nên tập trung vào mấy ý chính sau đây: - Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi Tây Tiến... đã từng có rất nhiều bàithơ viết về sự hy sinh dũng cảm của người chiến sĩ trên chiến trường như : Núi Đôi của Vũ Cao , Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu nhưng Tây Tiến vẫn có một vị trí đặc biệt và mang màu sắc riêng khó có bàithơ nào về sau này sánh nổi khi miêu tả sự hy sinh của người chiến sĩ Có thể nói Tây Tiến -đó chính là tượng đài bằng thơ bất tử mà nhà thơQuangDũng với cả tấm chân . Ninh , Chính Hữu Quang Dũng nổi tiếng với hai bài thơ : “ Tây Tiến “ và “ Đôi mắt người Sơn Tây “ . Bài thơ Tây Tiến “ được sáng tác vào năm 1948 khi ông rời đơn vị Tây Tiến và nhớ về kỉ niệm. QUANG DŨNG VÀ BÀI THƠ “ TÂY TIẾN” I- HOÀN CẢNH RA ĐỜI – CHỦ ĐỀ - BỐ CỤC CỦA TÁC PHẨM Tây Tiến là một bài thơ của nhà thơ Quang Dũng, được in trong tập Mây đầu ô. Bài thơ này. Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” Gợi ý làm bài I. Đặt vấn đề : - Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm